K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 11 2023

Bài thơ là tình cảm của đứa con dành cho người mẹ cả một đời vất vả hi sinh. Hình ảnh gắn với người mẹ của mình mà tác giả giới thiệu chính là "áo nâu". Khi nhắc đến áo nâu ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn hằng ngày phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Vậy mà người mẹ ấy có bao nhiêu tấm áo cũng chỉ có "một màu đất đai". Điều ấy cho thấy cả cuộc đời người mẹ này gắn với những cánh đồng lúa lao động vất vả. Nhưng cũng chính "màu đất đai" ấy đã làm nổi bật vẻ đẹp giản dị, mộc mạc và giàu đức hi sinh. Những chiếc áo ấy theo thời gian cứ rách dần nhưng lại được mẹ chắp vá lại thành lành. Những điều đó không khỏi khiến nhà thơ Nguyễn Văn Song chua xót mà tự vấn lòng mình "Áo hay đời mẹ sờn phai mỗi ngày?". Câu hỏi tu từ ấy như xoáy sâu vào lòng nhà thơ cũng như lòng người đọc. Người mẹ vất vả bên chúng ta đang ngày một già đi như tấm áo sờn phai theo tháng năm, liệu chúng ta có nhận ra điều đó? Bao tình cảm dành cho mẹ của tác đều kết đọng lại trong câu thơ cuối. Tác giả vừa thương mẹ vừa xót xa trước hiện thực thời gian đang dần lấy đi tuổi xuân của mẹ. Qua đó ta cũng được tri nhận bức thông điệp quý giá của tác giả qua đoạn thơ trên: hãy trân trọng người mẹ của mình khi còn có thể. Tốc độ thành công nhất định phải vượt qua tốc độ già đi của cha mẹ để phụng dưỡng họ lúc về già. Cả cuộc đời mẹ vất vả vì chúng ta, hãy dành tặng cho mẹ những niềm vui chứ đừng mang thêm đau khổ làm mẹ phiền lòng. 

9 tháng 11 2023

Một đời áo nâu của Nguyễn Văn Song là một bài thơ xúc động, ý nghĩa về sự hy sinh của mẹ. Người mẹ trong bài thơ vừa có nét chung, rất giống với bao bà mẹ Việt Nam khác, lại có nét riêng, đặc trưng chỉ có trong thơ và cảm nhận của Nguyễn Văn Song.

Người mẹ trong bài thơ này gắn liền với hình ảnh mộc mạc, giản dị, suốt một đời với chiếc áo nâu sòng cũ bạc, nhuốm mùi mồ hôi và mùi sương gió của cuộc đời. Chiếc áo nâu là một hình ảnh rất đỗi quen thuộc trong đời sống của người Việt và nó cũng là biểu tượng của những người nông dân. Trên trang thơ của Nguyễn Văn Song hình ảnh người mẹ hiện lên qua chi tiết: “một đời mẹ mặc áo nâu” thật thân quen và gần gũi. Chiếc áo ấy giống với màu của đất và của sương gió cuộc đời. Áo nâu chẳng những bạc phai mà còn sờn rách, điều đó đã phản ánh một cuộc đời vất vả, lam lũ, đói nghèo của mẹ. Trong những dòng thơ là sự chua xót, đau đớn vô cùng của đứa con thương mẹ. Chiếc áo nâu ấy trở đi trở lại là biểu tượng của mẹ khi thì áo nâu bạc, khi thì áo nâu gầy. Thấp thoáng thấy chiếc áo ở đâu là thấy mẹ ở đó.

Phép so sánh được sử dụng thật đắt trong hình ảnh: “Mẹ như sông phía quê nhà/ Dốc lòng đôi vạt phù sa lặng thầm”. Gợi ra sự hy sinh cao cả của tình mẹ, lặng thầm, bền bỉ giống như dòng sông bồi đắp phù sa cho đất mẹ, cho cây trái. Khổ thơ cuối khép lại bài thơ là tiếng thở dài chua xót của con khi mẹ đã đi về với trăm năm, chiếc áo nâu giờ đây cất gọn gàng để theo mẹ về cõi phật.

Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh của một người mẹ lam lũ, vất vả cả một đời. Đằng sau đó thấp thoáng là đứa con với sự xót xa, thương cảm khi hoài niệm về cuộc đời của mẹ. Đó còn là sự biết ơn, trân trọng, là sự xúc động đến nghẹn ngào, sự mất mát đến đau thương khi không còn mẹ trên cõi đời: “Thôi đành nhờ cả khói sương/ áo nâu ơi, hãy theo đường mẹ đi”.

“Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc”, qua bài thơ mỗi chúng ta đều biết ơn, trân quý sự hy sinh cao cả của mẹ. Cố gắng giữ trọn đạo hiếu để báo đáp tình mẹ. Hạnh phúc biết bao nhiêu khi chúng ta vẫn còn có mẹ trên cuộc đời này. Vì thế hãy luôn yêu thương, biết ơn mẹ, hãy làm tất cả những gì có thể để làm mẹ vui lòng. 

9 tháng 11 2023

Hai Bà Trưng được biết đến là những vị nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Vào đầu thế kỉ I, nước ta bị nhà Hán đô hộ. Thái thú quận Giao Chỉ là Tô Định nổi tiếng tham lam, tàn bạo. Hai chị em là Trưng Trắc, Trưng Nhị sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, nên sớm có lòng căm thù giặc. Bấy giờ, Trưng Trắc cùng chồng của mình là Thi Sách đã liên kết với các thủ lĩnh khác để chuẩn bị cho cùng nổi dậy. Ngay lúc này, Thi Sách lại bị Tô Định bắt và giết hại. Hai Bà Trưng quyết tâm khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà.

Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng gồm có hai giai đoạn. Lần một vào năm 40, cuộc khởi nghĩa thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu. Quan thái thú Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải (Quảng Đông, Trung Quốc). Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn.

Đến năm 42, nhà Hán tiếp tục trở lại xâm lược, cử Mã Viện chỉ đạo cánh quân xâm lược này gồm có hai vạn quân tinh nhuệ, hai nghìn xe thuyền và nhiều dân phu. Chúng tấn công quân ta ở Hợp Phố, nhân dân ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả nhưng vẫn gặp thất bại. Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân thành hai đạo thủy bộ tiến Lục Đầu và gặp nhau tại Lẵng Bạc. Sau khi nhận được tin tức, Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về nghênh chiến với địch tại Lãng Bạc. Quân ta giữ vững được Cổ Loa và Mê Linh nhưng Mã Viện tiếp tục đuổi theo buộc quân ta phải lùi về Cẩm Khê. Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh ở Cẩm Khê. Cuộc kháng chiến vẫn kéo dài đến tháng 11 năm 43 sau đó mới bị dập tắt. Dù thất bại, nhưng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vẫn có ý nghĩa to lớn.

Có thể khẳng định rằng, Hai Bà Trưng chính là tấm gương về sự dũng cảm, tấm lòng yêu nước để thế hệ sau noi theo.

 
10 tháng 11 2023

trải nghiệm lạ zậy

 

9 tháng 11 2023

    Em và Ngọc là đôi bạn thân. Chúng em cùng gần nhà nhau và cùng học chung một lớp năm. Thế nhưng chỉ vì một sự hiểu lầm mà suýt mất đi tình bạn ấy.

    Tối hôm ấy, cuộc sinh nhật của bạn diễn ra rất vui. Lúc em ngẩn đầu lên thì đêm đã về khuya. Đôi mắt em díp lại thì cho nhận ra ngày mai ngày mai có tiết kiểm tra mà em chưa kịp ôn. Em nghĩ mai ôn cũng được rồi đánh một giấc ngon lành.

    Sáng hôm sau, em thức dậy muộn, cuống cuồng tới lớp. Trong lòng em thấy lo lắng vô cùng. Vừa tới nơi, tiếng trống trường vang lên, em vội vã bước vào lớp, trong lòng không yên. Thế rồi giờ kiểm tra cũng đã đến, cô giáo ghi đề bài lên bảng. Nhìn câu hỏi, mắt em hoa lên , trống ngực đập thình thịch vì em chưa kịp ôn. Nhưng em đã có cách. Em lấy một mảnh giấy, viết lên dòng chữ: “ Giúp mình bài này với . “, Rồi đẩy nhẹ tờ giấy sang phía Ngọc trong sự mong chờ. Ít phút sau, Ngọc đấy nhẹ tờ giấy sang em. Em vui vẻ đó lấy tờ giấy, nhưng bên trong chỉ vẻn vẹn bốn chữ : “ Bạn tự làm đi. “ Mắt em hoa lên. Em liếc mắt sang Ngọc với sự giận dữ. Em thầm nghĩ bạn thật ích kỷ và mình không chơi với bạn nữa.

   Sáng hôm sau, em thức dậy muộn, cuống cuồng tới lớp. Trong lòng em thấy lo lắng vô cùng. Vừa tới nơi, tiếng trống trường vang lên, em vội vã bước vào lớp, trong lòng không yên. Thế rồi giờ kiểm tra cũng đã đến, cô giáo ghi đề bài lên bảng. Nhìn câu hỏi, mắt em hoa lên , trống ngực đập thình thịch vì em chưa kịp ôn. Nhưng em đã có cách. Em lấy một mảnh giấy, viết lên dòng chữ: “ Giúp mình bài này với . “, Rồi đẩy nhẹ tờ giấy sang phía Ngọc trong sự mong chờ. Ít phút sau, Ngọc đấy nhẹ tờ giấy sang em. Em vui vẻ đó lấy tờ giấy, nhưng bên trong chỉ vẻn vẹn bốn chữ : “ Bạn tự làm đi. “ Mắt em hoa lên. Em liếc mắt sang Ngọc với sự giận dữ. Em thầm nghĩ bạn thật ích kỷ và mình không chơi với bạn nữa.

    Đi bên Ngọc , nghĩ lại câu chuyện xảy ra, em thấy mình thật đáng trách. Từ đấy chúng em hiểu và gắn bó với nhau hơn . Đó là một kỷ niệm đáng nhớ với em và Ngọc. Giờ đây, tuy mỗi đứa một lớp nhưng chúng em vẫn mãi là bạn tốt của nhau.

Từ "cờ" trong hai câu sau thuộc trường hợp từ đồng âm.

+ "Cờ" trong câu thứ nhất là chỉ một mảnh vải với thiết kế đặc biệt và được sử dụng như một nghi trượng, thiết bị truyền tín hiệu hoặc để trang trí. 

+ "Cờ" trong câu thứ hai chỉ số lần chơi một loại cờ của hai người.

9 tháng 11 2023

câu 1 là LÁ CỜ THUỘC TRƯỜNG HỢP LÀ NIỀM VINH DANH CUẢ TỔ QUỐC ,TƯỢNG TRƯNG CHO GÌ ĐÓ 

câu 2 VÁN CỜ LÀ CÁC LOẠI CỜ NHƯ  cờ vua , cờ cá ngựa ... .CÒN ĐƯỢC XEM NHƯ LÀ MÓN ĐỒ CHƠI VỚI TIỀN , HOẶC LÀ CHƠI cho vui

nhớ kết bạn nha