K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 12 2017

Chào các bạn,

Mỗi khi ta làm một điều gì, như là cho người hành khất một ít tiền, dạy không công cho một nhóm trẻ em đường phố, điều ta làm có ý nghĩa gì? Trong bài này chúng ta sẽ nhìn ý nghĩa của các hành động của chúng ta từ góc cạnh của chính ta.

Kinh Pháp Cú mở đầu: “Tâm làm chủ, tâm tạo.” Nghĩa là tâm ta làm chủ mọi hành động của ta, tạo ra mọi tư duy và hành động của ta.

Vậy đối với chính ta, người làm ra hành động, chỉ ta là thực sự hiểu tâm ta, cho nên chỉ ta hiểu được hành động đó có ý nghĩa gì. Và vì mức độ tĩnh lặng (cũng như trí tuệ tâm linh) của chúng ta khác nhau, nên ý nghĩa của cùng một hành động xem là như nhau lại có thể rất khác nhau, tùy theo ai làm hành động đó.

— Nếu bạn cho người hành khất 20 ngàn đồng, để muốn giật le với cô bạn gái đang đi bên bạn, thì có lẽ bạn sẽ đồng ý là việc bố thí đó chẳng ích lợi gì cho đời sống tâm linh của bạn cả. Hơn nữa, nó có nghĩa là “nói dối” – cố tình “nói” với cô bạn gái là bạn yêu người nghèo khổ, trong khi bạn chỉ đang nói dối (bằng hành động) để mua cảm tình của cô ấy.

— Nếu bạn cho người hành khất 20 ngàn đồng vì bạn thực sự muốn giúp người ấy có thêm được 20 ngàn đồng để sinh sống, thì đó là một hành động tốt. Nhưng đây là cái bẫy lớn nhất cho đời sống tâm linh của chúng ta.

Giúp người là một hành động tốt trên phương diện xã hội. Nhưng rất nhiều người lệ thuộc vào việc làm bên ngoài – bố thí, từ thiện, giúp xây chùa, xây nhà thờ, in kinh sách – để mong rằng những việc này giúp mình được công đức, được đầu thai nơi tốt sau khi chết, được lên Thiên đàng…

Các bạn, giúp người để mong mình được lợi như thế, rất có thể có lý trong nền kinh tế thị trường – tôi trả tiền và tôi lấy công – nhưng lâu đài tâm linh không phải là chợ búa mà tính mua bán, đổi chác, hơn thua, lời lãi.

Chúa Giêsu nói: “Khi bạn bố thí cho người thiếu thốn, đừng để tay trái của bạn biết tay phải đang làm gì, để việc bố thí của bạn có thể bí mật.” (Matthew 6:3).

Bố thí mà thích thiên hạ đều biết – như thói quen của chúng ta thích lên báo ngày nay – thì chẳng được công đức gì, mà còn làm cho cái tôi của bạn thêm trương phình. (Nhưng nếu bạn cần quảng cáo việc mình làm để kêu gọi mọi người giúp thêm tiền thì lại là chuyện khác phải không?)

— Hơn nữa, làm việc thiện để mong mình được giác ngộ, thì không thể giác ngộ được. Vì giác ngộ là tâm thanh tịnh, tâm tĩnh lặng. Tức là tâm chẳng muốn gì cả, kể cả muốn giác ngộ. Còn “muốn” là còn “tham”, còn “chấp”.

Kình Kim Cang (Đoạn 10) nói: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” – Không trụ vào nơi nào, thì sinh tâm [Bồ đề ] đó. Nếu còn bám vào từ thiện, bố thí, in kinh sách, xây chùa, giúp người, để mong giác ngộ, thì chẳng thể giác ngộ.

“Nếu Bồ tát trụ nơi pháp [tức là, nơi bất kì điều gì, kể cả Phật pháp] mà làm việc bố thí thì như người vào trong tối ắt không thể thấy. Nếu Bồ tát tâm không trụ pháp mà hành bố thí thì như người có mắt lại thêm ánh sáng mặt trời chiếu soi.” (KKC, Đoạn 14).

Vô trụ (vô chấp) rốt ráo có nghĩa là Bồ tát “không chấp ngã, không chấp nhân, không chấp chúng sinh, không chấp thọ giả”. Tức là, Bồ tát không bám vào tôi, không bám vào người, không bám vào chúng sinh, không bám vào đời sống. Có nghĩa là, Bồ tát không thấy tôi, không thấy người. Bồ tát thấy tất cả là một. Bố thí mà không thấy mình bố thí, như là lấy đồ trong túi trái của mình, bỏ sang túi phải của mình, không nghĩ gì cả.

Bồ tát bố thí mà không thấy mình bố thí, không thấy người nhận bố thí, không thấy hành động bố thí, chỉ như là mình uống nước khi khát mà chẳng phải suy nghĩ gì về uống nước. Như là phản xạ tự nhiên, thấy ai cần thứ mình có thì mình đưa cho họ dùng. Chỉ giản dị thế. Bồ tát không mong cầu gì, không mong được phước gì, không thấy công đức gì, chỉ thuần túy làm việc “bố thí” vì có người cần gì đó mà mình có. Đó là tâm thanh tịnh. Tâm Bồ tát. Tâm giác ngộ.

Chúng ta có khuynh hướng làm việc từ thiện để ta thấy ta “tốt”, để ta thấy ta “làm từ thiện”, để ta thấy ta “biết yêu người”, để ta thấy ta “có lòng yêu người”… Các bạn, có lẽ những tư duy này chẳng có gì sai cả, và vẫn tốt một phần nào đó cho xã hội của phàm phu. Chỉ là, đó không phải là tư duy giác ngộ, và ta chẳng bao giờ giác ngộ được nếu ta có tư duy như thế.

Đức Phật nói: Ta thấy “Niết Bàn là ác mộng giữa ban ngày”. Niết bàn còn phải được xả bỏ, huống chi là các việc từ thiện, việc nhà chùa, nhà thờ.

Đương nhiên, vô chấp (vô trụ) là việc của tư duy, không phải là điều gì bên ngoài. Bạn vẫn làm đủ mọi thứ – từ thiện, bố thí, xây chùa, xây nhà thờ, in kinh sách. Chỉ là đừng nghĩ rằng những thứ này giúp bạn giác ngộ. Không bám vào chúng, không bám vào bất kì điều gì, kể cả mọi việc thiện, kể cả giáo pháp, kể cả Niết Bàn, thì chúng ta mới là Người tỉnh thức, Bồ tát.

Vấn đề của phàm phu là người ta không hiểu tâm thanh tịnh (tâm tĩnh lặng, tâm giác ngộ) là gì, và tưởng rằng chỉ cần làm “việc thiện” là đủ cho mình đạt. Điều này hoàn toàn sai, chính vì vậy mà đây là cái bẫy tâm linh cực lớn hằng tỉ tỉ người qua bao niên đại đã rơi vào mà không ra được.

— Tư duy này cũng là tư duy với Chúa Giêsu. Đừng làm việc gì chỉ để đổi chác hay mua lòng Chúa. Chúng ta là con của Thượng đế, chúng ta cần biết suy nghĩ như Cha của mình. Thượng đế yêu chúng ta và cho chúng ta đủ thứ chẳng để mua điều gì từ ta cả, kể cả mua tình yêu của ta. Thượng đế chỉ làm vì ta là con Thượng đế.

Mọi người đều là anh chị em của ta. Làm gì cho họ thì cũng như ta làm cho cánh tay của mình. Đừng nghĩ đến công cán gì khi mình xoa dầu nóng bóp cánh tay của mình.

Và đừng nghĩ làm từ thiện để được lên Thiên đàng cùng Chúa. Bạn đã có Thiên đàng rồi, chẳng cần phải đợi, nếu bạn đã biết nắm tay Chúa mà sống từng giây trong đời. Nếu bạn không biết nắm tay Chúa mà sống, thì bạn chẳng thể có Thiên đàng, vì bạn không thể dùng tiền bạc hay công đức gì của bạn đủ để có thể mua đất ở Thiên đàng. (Xem John 1:13).

Làm từ thiện, giúp người, bố thí thì hãy làm với tư duy của Chúa như thế. Không nghĩ gì về mình cả, quên mất cái tôi hoàn toàn, chỉ làm việc giúp người vì người là anh chị em trong nhà mình, và vì Cha của mình giúp mình chỉ vì tình yêu tự nhiên, chẳng vì gì khác.

Đó là trái tim của Chúa trong ta.

Chúc các Bồ tát, và con Chúa, tâm thanh tịnh.

10 tháng 12 2017

\(x = {-b \pm \sqrt{b^2-4ac} \over 2a}\)

10 tháng 12 2017

1/- Phần mở bài

Vào đời Hùng Vương thứ sáu, Ngọc Hoàng muốn đưa tôi xuống trần gian đế làm việc tốt cho dân.

Ngọc Hoàng cho tôi đầu thai bằng cách đặt một dâu chân thật to ngoài dồng. Nêu người phụ nữ nào ướm chân vào dâu bàn chân to dó vồ sẽ thụ thai.

Đúng lúc dấu chân in xong thì có một bà lão ra đồng. Thấy vết chân lạ, bà liền đặt chân mình lên ướm thử.

Về nhà ít lâu, bà có thai và sau mười hai tháng bà lão sinh ra tôi. Rất mừng vì tôi dược sinh ra trong một gia đình ông bà lão có tiêng là phúc đức.

2/- Phần thân bài

 a). Khi mới chào đời

- Khi tôi sinh ra, ai cũng khen mặt mũi tôi khôi ngô. Từ khi sinh cho đến khi tôi được 3 tuổi, tôi không biết nói biết cười, chẳng biết đi. Cứ đặt đâu là tôi nằm đấy.

- Thấy tôi như vậy, bố mẹ tôi buồn lắm.

b). Khi giặc Ân đến xâm lược

Lúc bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ sai sứ giả đi khắp nơi tìm người cứu nước.

Nghe tiếng sứ giả rao, tôi mừng lắm vì đây chính là lúc tôi làm việc tốt giúp dân, giúp nước.

Tôi liền nói với mẹ: “Mẹ ra mời sứ giá vào đây cho con thưa chuyện”. Bố mẹ tôi vô cùng ngạc nhiên và ra mời sứ giả vào nhà.

Khi sứ giả vào, tôi nói với sứ giả: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Tôi thấy sứ giả vừa kinh ngạc vừa mừng rỡ.

 Từ khi gặp sứ giả, tôi lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no. Áo vừa may xong đã chật.

Bố mẹ tôi không đủ gạo cho tôi ăn. Bà con lối xóm vui lòng giúp đỡ vì ai cũng mong tôi giết giặc cứu nước.

Giặc đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt.

Vừa lúc đó, sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến.

Tôi vươn vai biến thành một tráng sĩ cao lớn, oai phong lẫm liệt.

- Tôi mặc bộ giáp sắt vào rồi nhảy lên mình ngựa. Ngựa hí vang dội.

Tôi phi ngựa đến nơi có giặc. Tôi dùng roi sắt quật vào đầu giặc.

Giặc chết như ngả rạ.

Roi sắt gẫy, tôi nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí đánh giặc.

Giặc tan vở, đám tàn quân giẫm dạp lên nhau chạy trốn.

c). Sau khi đánh tan giặc Ân

- Tôi đuổi giặc đến tận chân núi Sóc Sơn.

- Dứng trên đỉnh núi, tôi cởi bỏ giáp sắt.

Tôi ngắm nhìn lại cảnh vật nơi đây rồi cưỡi ngựa bay thẳng về trời.

3/- Phần kết bài

Về trời được một thời gian thì tôi mới biết Ngọc Hoàng cho quân lính xuống trần gian để xem giặc tan, dân lành sông ra sao. Nhờ vậy, tôi mới biết được nhà vua và nhân dân đã phong cho tôi là Phù Đổng Thiên Vương.

Những dấu chân ngựa sắt nay đã trơ thành những ao hồ trên mặt đất.

Những bụi tre bị ngựa phun lửa thiêu cháy nên mới ngả màu vàng. Tôi rất cảm động khi biết dân chúng xây đền thờ tôi ở làng Phù Đổng (còn gọi là làng Gióng). Vào tháng tư hằng năm, dân làng đã mở hội để tưởng nhớ đến công ơn của tôi. Mọi người gọi là Hội Gióng.

 
10 tháng 12 2017

Ta là Thánh Gióng, con thứ hai của Ngọc Hoàng thượng đế, hôm nay ta sẽ kể cho các cháu nghe câu chuyện ngày xưa ta đã đánh đuổi giặc Ân như thế nào.

Nghe tin giặc Ân sắp sang xâm lược, vua cha cử ta xuống giúp dân đánh đuổi. Muốn biết dân chúng dưới trần đánh giặc ra sao, người khuyên ta nên đầu thai xuống trước vài năm. Ta nghe lời, bèn chọn một gia đình nghèo khó, lại hiếm muộn đường con cái, đó là một lão nông nghèo khó ở làng Phù Đổng. Hai vợ chồng giả cả mà lại không có con cái làm vui, biết hôm ấy bà già ra thăm đồng, ta bèn hóa phép làm một vết chân kỳ dị. Quả nhiên bà lão thấy lạ bèn ướm thử chân vào, thế là ta nhân đó hóa luôn thành bào thai trong bụng bà cụ.

 

Hai ông bà mừng lắm, đủ ngày đủ tháng thì ta ra đời. Để nghe ngóng lòng người, ta quyết không nói không rằng suốt ba năm, mặc cho bố mẹ tha hồ dỗ dành. Nước mắt bà cụ chảy tràn như suối, ta biết bà buồn lắm nhưng đã định từ trước như vậy nên suốt ngày nằm im, quay mặt vào vách.

Giặc kéo đến, chúng đi hàng đàn hàng lũ, thế rất mạnh, quan quân triều đình đánh không nổi. Khắp nơi náo loạn, vua bèn cho sứ giả đi khắp nơi tìm người hiền tài để giúp nước. Tiếng xứ giả vang khắp nơi, thời khắc quyết định đã đến. Ta vươn vai đứng dậy rồi nói với mẹ.

Mẹ ra bảo sứ giả vào đây cho con nói chuyện.

Mẹ ta lúc đang chuẩn bị quang gánh thep dân làng đi chạy giặc, nghe ta nói thế thì vô cùng sửng sốt và mừng rỡ, vội ra gọi sứ giả vào.

 

Sứ giả vào, thấy ta chỉ là một cậu bé con, có ý coi thường và thất vọng.

Thằng bé này thì đánh sao nổi giặc ?

Thấy ông ta nói vậy, ta quyết định dọa ông ta để chơi. Với một tay lấy chiếc cối đá, ta chỉ hất khẽ một cái « huỵch », chiếc cối đã rơi sát bên chân ông ta. Sứ giả biết ta không phải là người thường, vội quỳ xuống nói.

Xin thần tiên thứ tội. Người cần binh khí gì và thêm bao nhiêu quân đánh giặc ạ ?

Ta cho sứ giả đứng dậy rồi bảo.

Ngươi về bẩm với nhà vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một chiếc nón bằng sắt, hẹn ngày mai phải xong.

Sứ giả vội lĩnh ý ra về. Ta quay sang nói với mẹ.

Mẹ chuẩn bị thật nhiều cơm cho con ăn, để con còn lấy sức đi đánh giặc.

Mẹ ta nấu một nồi cơm đầy, ta chỉ ăn đánh vèo một cái đã hết mà vẫn chưa thấp tháp gì. Mẹ bối rối vì trong nhà hết sạch gạo, may sao bà con hàng xóm biết chuyện, các nhà đều về nấu cơm mang sang. Bảy nong cơm, ba nong cà, ta cũng chỉ ăn loáng cái đã hết. Ăn xong, ta vươn mình đứng dậy, bước ra sân thì người đã quá mái nhà. Mọi người ai lấy làm mừng rỡ, vội về chuẩn bị dao, gậy để đi đánh giặc.

Hôm sau sứ giả mang đến một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một chiếc roi sắt nhỏ. Nón thì ta đội không vừa, roi sắt thì vừa đập xuống đã gãy, ngựa sắt tung bờm hí vang nhưng với ta lúc này, trông nó không khác một con mèo nhỏ. Ta bảo sứ giả.

Ngươi về rèn ngay một con ngựa to gấp mười lần con này, một chiếc nón thật to và một chiếc roi thật lớn.

Sứ giả vâng lệnh, nhà vua biết tin bèn tập hợp tất cả sắt thép mọi nơi, tất cả thợ giỏi đều được vời về cung để kịp rèn cho ta một con ngựa sắt to đúng bằng một con voi, một chiếc nón to đúng bằng một tán cây đa và một cây gậy to đúng bằng cột đình.

Mọi thứ đã có đủ. Ta đội nón sắt, cầm gậy sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt vươn cổ hí lên một tiếng, lửa phun rừng rực đốt cháy trụi cả một đám tre đầu ngõ.

Lạy mẹ con đi !

Ta nói rồi ra roi, lên ngựa. Ngựa tung bờm phi nước kiệu đưa ta thẳng đến chỗ quân giặc, khắp nơi nhân dân nô nức cầm dao, gậy theo sau. Ngựa phi đến đâu, tre hai bên đường vàng sém đến đấy ( sau này được gọi là tre đằng ngà). Vết chân ngựa in xuống đất thành một dãy ao hồ ( bây giờ vẫn còn ở làng Phù Đổng).

Trông thấy ta từ xa, quân giặc vội quay đầu, vứt giáo tháo chạy. Nhưng chúng chạy đâu cho thoát ? Ngựa ta phun lửa đốt chúng cháy trụi từng mảng roi sắt ta vung ra một lần thì có cả chục thằng bị hất tung lên trời. Những thằng sống sót đều bị dân chúng đi theo tiêu diệt cả.

Bỗng « rắc » một cái, chiếc roi sắt gẫy làm đôi. Quân giặc thấy thế mừng rỡ định hè nhau xông lại. Sẵn các bụi tre bên đường, ta vươn mình nhổ bật lên quật túi bụi xuống đầu giặc. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tan tác không còn một mống.

Giặc tan, vua cho sứ giả ra tận nơi, phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương, mời về kinh thành để ban thưởng. Nhưng từ trên mây cao Ngọc Hoàng đã cất tiếng gọi ta rồi.

Gửi dân lời chào bố mẹ, ta một mình một ngựa lên núi. Lên đến đỉnh, ta cởi áo giáp vắt trên ngọn cây cao, ngựa sắt cất cánh từ từ bay vào không gian.

Thế đấy các cháu ạ. Nhiều người hỏi ta sao không ở lại mà lãnh thưởng, ta đã bảo họ rằng : ta tuy có tiêu diệt được nhiều quân giặc thật, nhưng chiến công này trước hết thuộc về cha mẹ nuôi ta, về dân làng Phù Đổng đã góp gạo, góp cà nuôi ta không lớn, về nhân dân khắp nơi đã không quản hiểm nguy, theo ta đi đánh đuổi quân thù.

chúc bạn học tốt

12 tháng 12 2017

dah từ là từ chỉ nhwungx từ như : tôi , chị , em , mẹ , ...... còn cụm danh từ là chỉ những danh từ ghép lại với nhau

4 tháng 1 2018

cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ và cấu tạo phức tạp hơn danh từ

10 tháng 12 2017

1. CÓ ÍT CÂY =. KO CÓ LƯƠNG THỰC 

2. NƯỚC BỊ Ô NHIỄM = KO CÓ NƯỚC2 CUNG CẤP SỨC CHO CƠ THỂ 

3. LŨ LỤT = VOI BỊ CUỐN THEO = CHẾT 

4. VOI VÀ CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT KHÁC BỊ ĐEM RA THÍ NGIỆM HAY CHO VÔ SỞ THÚ =  BỌN NÓ ỨC CHẾ, THÙ CON NGƯỜI 

5. KHÔNG KHÍ Ô NHIỄM = KO CÓ Ô XI TRONG LÀNH = TẮC THỞ 

KÉO XUỐNG ĐI BN

HAIZZZ CUỐI CÙNG KẾT LUẬN LÀ SỚM MUỘN GÌ LOÀI VẬT CX TUYỆT CHỦNG, HIC , ........

10 tháng 12 2017
viết văn ấy
10 tháng 12 2017

ok bạn chờ mình tí

10 tháng 12 2017

À NIK CHÍNH CỦA MIK LÀ LYLI , AI COMMEMT NHỚ KB VS LYLI NHA , THANKS

10 tháng 12 2017

con dơi

10 tháng 12 2017

no ko phai con doi no ko bay bang canh vi no ko co canh

10 tháng 12 2017

Thu nhập: tiền lương hằng tháng, tiền làm thêm. tiền bán rau, bán gà, ..