K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2022

Từ nhiều nghĩa và từ đồng âm có gì giống và khác nhau?

- Từ đồng âm là hiện tượng chuyển nghĩa của từ làm cho các nghĩa của từ hoàn toàn khác nhau.

- Từ nhiều nghĩa là từ chuyển nghĩa của từ loại giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

- Từ nhiều nghĩa trong nghĩa chuyển có thể thay thế bằng từ khác.

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm những khác hẳn nhau về nghĩa.

Từ đa nghĩa là từ mang nghĩa gốc hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ đa nghĩa luôn có mỗi liên hệ với nhau.

13 tháng 3 2022

1, Các nghĩa hoàn toàn khác nhau.
...
Khái niệm.

Từ đồng âmTừ đồng nghĩa
Có sự giống nhau về từ ngữ, cách đọc nhưng khác nhau về ý nghĩa.Từ hoặc cách đọc có thể là khác nhau, tuy nhiên cùng mang một ý nghĩa hoặc có sự liên quan mật thiết về nghĩa với nhau.
13 tháng 3 2022

bn ko nên đăng những câu trl linh tinh trên diễn đàn nhé

12 tháng 3 2022

bn tham khảo ạ :

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa"

Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Hiềnn- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.

Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. "Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!" Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.

13 tháng 3 2022

Tác dụng:

- Tăng sức gợi hình, gợi cảm

- Giúp câu văn thêm sinh động, cuốn hút

- Sự vật "Quê hương" được khắc hoạ rõ nét, chi tiết hơn

- Bộc lộ tài quan sát, trí tưởng tượng phong phú và tình yêu quê hương của tác giả   của pạn nìa:)

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (5 điểm) Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi:“….Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ, Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau...
Đọc tiếp

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (5 điểm)

 Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi:

“….Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ, Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc. Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.”

 (Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam - Nguyễn Đổng Chi)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào của văn học dân gian? Nêu hiểu biết của em về thể loại văn học dân gian đó?

Câu 2: Nội dung chính trong đoạn văn trên là gì?

Câu 3: Giải nghĩa từ “tráng sĩ”?

Câu 4: Tìm những chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong đoạn văn? Ý nghĩa của những chi tiết đó?

Câu 5: “Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.”

        Em có thích cách kết thúc này của tác phẩm không? Vì sao?

PHẦN II. PHẦN VIẾT (5 điểm)

Đóng vai nhân vật người em kể lại truyện cổ tích “Cây khế”.

 

2
12 tháng 3 2022

giúp mk với , biết câu nào thì các bạn cứ làm . 

12 tháng 3 2022

1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản Thánh Gióng thuộc thể loại truyện truyền thuyết. Những hiểu biết về thể loại truyện truyền thuyết: thể loại truyện dân gian, có các yếu tố hư cấu kì ảo kể về những nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử; truyện kể về những người anh hùng lập nên những công lao to lớn hoặc lí giải nguồn gốc của một phong tục tập quán; truyện kể theo mạch tuyến tính; lời kể cô đọng, mang sắc thái trang trọng...

2. ND chính: Chiến công to lớn và sự hóa thân của Thánh Gióng.

3. Tráng sĩ nghĩa là người đàn ông có sức khỏe, cường tráng.

4. Chi  tiết tưởng tượng, kì ảo trong đoạn văn là ngựa phun lửa, một mình Gióng đánh đuổi hết quân thù, Gióng  cưỡi ngựa bay lên trời.

=> Ý nghĩa của những chi tiết kì ảo đó: làm cho câu chuyện hấp dẫn, thú vị; tô đậm tài năng, công lao, sức mạnh của Thánh Gióng, làm bất tử hóa người anh hùng.

5. HS đưa ra quan điểm cá nhân và giải thích thuyết phục.

Gợi ý: em thích cách kết thúc như vậy vì cách kết thúc này làm bất tử hóa anh hùng, người anh hùng vô tư, không màng danh lời/ Em không thích vì Thánh Gióng có công lao to lớn, nên được mọi người tán tụng, nên ở lại đất nước để bảo vệ đất nước.

12 tháng 3 2022

Chỉ cần làm mỗi phần 1 thôi cũng được.

Mọi người làm nhanh giúp tôi nhé ! Nếu đúng tôi sẽ tick.

 

 

 

12 tháng 3 2022

xin lỗi cj e chưa học lớp 6

12 tháng 3 2022

Thể hiện Gióng là người con của Trời.Gióng có sức khỏe dồi dào.Gióng muốn giúp dân làng và đất nước có một cuộc sống ấm no và hạnh phúc.Chủ đề đánh giặc cứu nước, giành thắng lợi là chủ đề lớn, xuyên suốt trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Trong đó, truyền thuyết Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện chủ đề này thật tiêu biểu và độc đáo. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta. Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đạt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.
Chú bé Gióng đã có mặt kịp thời khi đất nước lâm nguy đã dẹp tan quân giặc. Ngựa phun ra lửa, roi sắt thần kì quật tan quân thù. Khi roi gãy thì nhổ tre đánh giặc. Thật sung sướng và tự hào biết bao khi Tổ Quốc ta có được một vị anh hùng như Thánh Gióng. Ta càng tự hào hơn khi Thánh Gióng đánh giặc xong không hề đợi vua ban thưởng mà một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Đây là một chi tiết hoang đường, kì ảo nhưng lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Sự ra đi kì lạ của Thánh Gióng rất phù hợp với ý nguyện nhân dân, nên nó có một sức sống trường tồn trong lòng nhân dân như một nét đẹp rực rỡ, trong sáng nhất của người anh hùng chống giặc. “Cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” - thật là kì ảo, nhưng thật nhẹ nhàng, ung dung. Người con yêu nước ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của mình, và đã ra đi một cách vô tư, thanh thản, không hề màng tới công danh địa vị cho riêng mình. Áo giáp sắt nhân dân làm cho để đánh giặc, khi đánh tan giặc rồi, trả lại cho dân để bay về trời. Điều đó cho em thấy ở hình tượng Thánh Gióng- trong con người của chàng chỉ có yêu nước và cứu nước - tất cả đều cao đẹp, trong sáng như gương, không một chút gợn nào. Phải chăng đó cũng chính là gương mặt của nhân dân ta được kết tinh trong người Thánh Gióng, ý chí phục vụ thật là vô tư , lớn lao và gương mẫu. Công lao to lớn ấy đã được nhà vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân muôn đời ghi nhớ. Thánh Gióng đánh giặc đâu phải là đơn phương độc mã. Thử hỏi rằng nếu không có cơm gạo... của dân làng, của nhà vua thì Thánh Gióng làm được những gì? Công lao của Thánh Gióng cũng có một phần của nhân dân lao động góp sức tạo lên. Thánh Gióng chính là sự tượng trưng cho sự lớn mạnh của đất nước ta, dân tộc ta.
Khép trang sách lại mà hình tượng Thánh Gióng vẫn đọng mãi trong tâm trí em - một hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, tràn đầy tư tưởng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết thắng. Quả là không có hình tượng nào sánh kịp.