K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 9 2021

TL:

Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng:

Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thía bấy nhiêu. Chắc ai cũng sẽ nghĩ rằng nếu được sống trong vòng tay của bố mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bố mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời” và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt và rộng lớn, bao la của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hoà làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được, đếm được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng trở nên sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng hiện rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thía một bài học lớn.

~HT~

27 tháng 9 2021

Biết ơn cha mẹ, tự hào về đất nước VN hơn
-tt-

27 tháng 9 2021

ghi ra đầy đủ giùm tớ nhé

27 tháng 9 2021

cố gắng trả lời giùm tớ, tớ cần gấp

Bài 1. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: '” Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là  không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con nhẹ nhàng  như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát  của em tựa nghiêng trên gối mềm. Đôi môi hé mở thỉnh  thoảng chúm lại như đang mút kẹo". Câu...
Đọc tiếp

Bài 1. 

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi: 

'” Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là  không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con nhẹ nhàng  như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát  của em tựa nghiêng trên gối mềm. Đôi môi hé mở thỉnh  thoảng chúm lại như đang mút kẹo". 

Câu 1: Đoạn trích trên trich trong văn bản nào? Của tác giả nào? 

Câu 2: Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích trên 

Câu 3: Xác định trạng ngữ có trong đoạn văn trên. Các trạng  ngữ vừa tìm bổ sung cho nòng cốt câu về ý nghĩa gì? 

Câu 4:Tìm từ láy, từ ghép có trong đoạn văn trên? 

Câu 5: Trong đoạn văn tâm trạng của người mẹ và người con  có gì khác nhau ? 

 
2
26 tháng 9 2021

Câu 1:Đoạn trích trên trong văn bản"Cổng trường mở ra"của Tác giả Lý Lan!

Câu 2:+Hình thức tự bộc bạch như nhật kí của mẹ nói với người con!

           +Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm!

Câu 3:Trạng ngữ là"Vào đêm trước ngày khai trường của con"!!.Nhằm ám chỉ một ngày rất quan trọng với con mình!

Câu 4:Từ láy:Thanh thoát,nhẹ nhàng,thỉnh thoảng,đôi môi!

           Từ ghép:Khai trường.....

Câu 5:Người con:

          +Mẹ chỉ dỗ một lát là ngủ!!

         Người mẹ:Trằn trọc ko ngủ được!

văn bản cổng trường mở ra- Lý Lan 

26 tháng 9 2021

Chín chữ cù lao gồm:

1. Sinh: Cha mẹ đẻ ra.

2. Cúc: Nâng đỡ con.

3. Phủ: Vỗ về vuốt ve.

4. Súc: Cho ăn bú mớm.

5. Trưởng: Nuôi dưỡng thể xác cho con.

6. Dục: Giáo dưỡng con về tinh thần.

7. Cố: Trông (xem, nhìn, ngắm).

8. Phục: Quấn quýt, săn sóc không rời tay.

9. Phúc: Ẵm bồng, gìn giữ, lo cho con đầy đủ, sợ con bị người khác ăn hiếp.

có trong sgk

26 tháng 9 2021

Chín chữ cù lao gồm:

1. Sinh: Cha mẹ đẻ ra.

2. Cúc: Nâng đỡ con.

3. Phủ: Vỗ về vuốt ve.

4. Súc: Cho ăn bú mớm.

5. Trưởng: Nuôi dưỡng thể xác cho con.

6. Dục: Giáo dưỡng con về tinh thần.

7. Cố: Trông (xem, nhìn, ngắm).

8. Phục: Quấn quýt, săn sóc không rời tay.

9. Phúc: Ẵm bồng, gìn giữ, lo cho con đầy đủ, sợ con bị người khác ăn hiếp.

nói về chín công lao

Từ khi về nhà ngoại theo mẹ, Thuỷ sống đầy đủ không phải lo điều gì cả nhưng lúc nào trên khuôn mặt nhỏ nhắn xinh xinh ấy cũng hiện lên một nỗi buồn sâu thăm thẳm bên trong. Mẹ Thuỷ thấy con mình như vậy cũng có phần nào buồn bã và hối hận về việc ly hôn của mình mà ảnh hưởng đến cuộc sống của con cái. Còn về phần Thành thì tâm trạng cũng không khác gì Thuỷ. Khi rảnh rỗi Thành cũng ngồi xuống gốc cây sau vườn và buồn bã, nghĩ về em gái và người mẹ thân yêu, nỗi đau ấy như có gì đang chắn ngang cuộc sống vốn yên bình vui vẻ của Thành vậy. Được một tuần sau cái ngày thảm hoạ ấy thì Thành được ba dẫn về Long An chơi để khuây khoả tinh thần, gần với nhà ngoại của hai mẹ con Thuỷ đang ở. Vẫn như thường lệ, cứ mỗi buổi sáng Thuỷ lại đem thúng hoa quả ra ngoài chợ ngồi bán, còn Thành thì đước ba cho một ít tiền để vào chợ mua đồ. Thật tình cờ, hai anh em đã gặp nhau, cả hai đều rất đỗi vui mừng, cười tít cả mắt và la lên sung sướng. Cả hai đã tìm một chỗ để ngồi nói chuyện lúc trước nhưng cứ nói hay nghĩ về sự việc ba mẹ chia tay thì ai cũng xót xa, đau buồn. Chợt một ý tưởng loé lên trong đầu và lên kế hoạch để giúp ba mẹ có thể trở lại với nhau...

︵✰ŦO꙰rᎬv̤̈єŕ๑A͙ʟ0ɲéȸ

Forever Alone

xem lại nội quy nha bạn

27 tháng 9 2021

“ Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

biện pháp so sánh 

Tác dụng:

+ so  sánh những cái trừu tượng vói những cái cụ thể nhằm làm rõ sự to lớn công lao  của cha mẹ

26 tháng 9 2021

Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài là một tác phẩm hay và đầy ý nghĩa. Nó khiến cho em xúc động không chỉ bởi vì tình cảm hồn nhiên và dễ thương của hai anh em Thành và Thủy mà còn bởi vì cuộc chia ly đột ngột giữa hai anh em, hai tâm hồn nhạy cảm và trong sáng. 

Người ta thường nói búp bê thì không biết khóc bao giờ. Búp bê chỉ là một đồ vật vô tri vô giác mà thôi. Nhưng con người bằng xương bằng thịt thì khác. Họ có thể vui, buồn, giận dỗi và khóc khi mình gặp phải những biến cố hay mất mát nào đó trong đời, cũng có thể khóc khi vui sướng. Thành và Thủy cũng chính là những con người như vậy. Hai anh em không chỉ rất yêu thương nhau mà còn muốn ba mẹ hai em không chia tay để trong hai trái tim bé nhỏ ấy không biết bao lần thổn thức. Thành là một người anh trai yêu thương em gái hết mực, dù cho đồ chơi của chúng chẳng có gì nhiều nhưng anh vẫn dành hết đồ chơi cho đứa em gái ngây thơ của mình. Thủy tuy còn nhỏ và khá trẻ con, nhưng hành động “võ trang cho con Vệ Sĩ”, đem đặt đầu giường để gác đêm cho anh để anh không chiêm bao thấy ma nữa xuất phát từ tình anh em. Thủy không thể chịu đựng nổi khi thấy Thành đem chia hai con búp bê, con Vệ Sĩ và con Em nhỏ ra, em càng không thể cầm lòng khi em biết chỉ trong một thời gian ngắn ngủi thôi, em phải xa người anh trai mà em hết lòng tôn sùng và yêu mến. Hai anh em cũng chỉ là hai con búp bê có cảm xúc phải chia tay nhau khi còn quá nhỏ để luyến lưu một góc trời ký ức đầy dư âm và kỷ niệm. Hai em không phải là người quyết định cuộc chia tay ấy mà chính quyết định ly hôn của ba mẹ hai em đã khiến cho hai em phải xa nhau, xa những tháng ngày hạnh phúc và đầy những ký ức đẹp như cổ tích. Khi biết chuyện, cô và các bạn của Thủy đã rất đau lòng, càng đau lòng hơn khi phải đối mặt với một sự thật phũ phàng rằng từ nay Thủy sẽ không còn được đi học nữa. Sự thật vẫn là sự thật. Em chỉ ước một điều là cái tổ ấm nhỏ bé ấy sẽ không bị tan vỡ và nụ cười lại nở trên mối hai anh em tội nghiệp. Người lớn thì có bao giờ hiểu được con trẻ nghĩ gì khi tuy còn nhỏ mà chúng phải chứng kiến cảnh ba mẹ bỏ nhau và phải nói lời chia xa với những người mà mình yêu thương nhất. Hai con búp bê cũng phải chúng kiến cảnh tượng đau lòng đó. Em không biết là chúng có khóc không nếu chúng phải chia tay nhau sau một thời gian dài bên nhau, chơi đùa cùng hai con người đáng yêu và dễ thương như hai thiên thần. Có thể chúng sẽ không khóc đâu vì búp bê làm gì có nước mắt. Nhưng cuộc chia tay đã làm nhói đau Thành và Thủy, để lại trong tim hai em một vết thương rất lớn không gì hàn gắn nổi. Dù vậy thì cuộc sống vẫn tiếp tục trôi, “mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng um trùm lên cảnh vật”. Hai em có thể xa rời nhau, nhưng tôi tin chắc một điều là chúng vẫn luôn nhớ về nhau, nhớ khung trời tuổi thơ với những cảnh vật quen thuộc, mãi mãi không quên. Em thấy lòng mình đau đớn khi trong phút giây nói lời tạm biệt, Thủy bắt thành phải hứa là sẽ không bao giờ để hai con búp bê ngồi xa nhau, cũng giống như hai sinh linh ấy sẽ mãi dõi theo nhau trên mọi nẻo đường đời.

Câu chuyện là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó có thể phai mờ. Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay? Búp bê vẫn muốn mình được hạnh phúc trong vòng tay đùm bọc, chở che của ba mẹ. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được.
 Đây cậu ơi

Các câu hỏi liên quan