K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 4 2018

Là một nhà văn, nhà báo lỗi lạc của nhân dân Xô Viết, I-li-a Ê-ren-bua (1891-1962) là tác giả của rất nhiều bài phóng sự, kí sự, chính luận mang tính chiến đấu cao. Những bài báo của ông nổi tiếng vì luôn sôi nổi tinh thần yêu nước, thổi bùng lên ngọn lửa quyết chiến quyết thắng bọn phát xít hung tàn. Bài báo “Thử lửa” ra đời tháng 6 -1942, thời kì ác liệt nhất của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức (1941 - 1945), đã truyền đi câu nói nổi tiếng: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von- ga, con sông Von-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.

 
Tinh thần yêu nước là một khái niệm rất trừu tượng được nhà văn thể hiện bằng những hình ảnh hết sức cụ thể, đầy sức hấp dẫn: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von-ga, con sông Von-ga đi ra biển”. Hình ảnh đơn giản như một quy luật tất yếu của tự nhiên. Còn con sông Von-ga thì không đơn giản chỉ là của tự nhiên, đối với người Nga nó là linh hồn vĩ đại của Tổ quốc.
 
Và khi nhà văn so sánh hình ảnh ấy với “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc” thì ta bỗng thấy quan niệm về lòng yêu nước của nhà văn chính xác và cụ thể biết bao! Bởi vì biển cả bao la đến đâu, con sông dài rộng như thế nào cũng đều bắt nguồn từ dòng nước nhỏ trên đỉnh núi cao. Lòng yêu nước cũng vậy: Tình yêu nước vĩ đại bao nhiêu cũng đều được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị nhất: lòng yêu nhà. Vậy thì ai mà chẳng có trong mình cái cội nguồn yêu nước đó, bởi vì ai mà chẳng có gia đình, có người ruột thịt để yêu thương và tình yêu thương đó nảy nở từ thuở lọt lòng, rồi nó lớn lên và bất diệt trong mỗi con người cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Gia đình lại không thể tách rời làng xóm, quê hương. Nói đến làng xóm quê hương là nói đến biết bao hình ảnh thân thuộc gắn bó với ta suốt cuộc đời. Người nông thôn thì yêu đồng ruộng, con trâu, cây đa, bến nước, yêu “chùm khế ngọt”, “con diều biếc”.... Người thành phố thì yêu tiếng tàu điện leng keng, tiếng rao hàng, tiếng xe cộ, yêu mùi thơm từ những cây hoa ven rừng, ánh sáng dìu dịu của ngọn đèn soi đường ca đêm,... Từ những tình cảm nhớ thương những hình ảnh bình dị ấy lòng yêu Tổ quốc nảy nở, phát triển trong lòng ta như dây leo bám rễ vào đất mà ra lá, trổ hoa.
 
Cám ơn nhà văn đã cho ta nhận ra cái cội nguồn giản dị mà sâu thăm của lòng yêu mrớc. Gia đình, làng xóm, miền quê là cái nôi ấu thơ của mỗi con người, nơi đây có những con người, cảnh vật gắn bó như máu thịt trong ta. Nếu không da diết nhớ thương “canh rau muống”, “cà dầm tương”, không nhớ cảnh “tát nước đầu đình” thì sao tình yêu mênh mông đất nước lại đau đáu trong tim. Nếu không yêu gia đình, bè bạn thì sao có được tình yêu với “trăm nơi”?
 
Ta mới thấm thìa làm sao khi hình ảnh “bến nước, gốc đa” “căn nhà không... gió lung lay”, “tiếng gà trưa” và hình ảnh “tay bà khum soi trứng”.... lại làm nên sức mạnh cho những người chiến sĩ ngoài mật trận. Khi Tổ quốc bị xâm lăng, lũ giặc tàn phá những gì ta hằng yêu thương, ta càng thấy sức mạnh của lòng yêu nước tiềm ẩn trong mỗi con người! Ta chiến đấu để bảo vệ gia đình, quê hương, bảo vệ Tổ quốc. Biết bao người đã hi sinh cuộc đời minh cho đất nước mãi mãi yên bình. Để có được đất nước Việt Nam thoát đói nghèo, vươn lên cùng thế giới đã có bao người hao tốn công sức, trí tuệ, mồ hôi. nước mắt và có khi cả tính mạng nữa.
 
Cũng là những công dân, công dân tương lai của đất nước, chúng em thề hiện lòng yêu nước bằng những tình cảm và hành động thiết thực. Chúng em yêu thương, kính trọng vâng lời ông bà, cha mẹ; yêu mến, kính trọng thầy cô, thương bạn bè, yêu mái trường. Để trở thành những công dân yêu nước, chúng em còn cần cố gắng chăm học, chăm làm, rèn luyện đạo đức, sức khoẻ và tích cực tham gia các hoạt động xã hội như giữ sạch đường phố, thăm hỏi, chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ,... Như vậy là em đã vun đắp cho lòng yêu nước phát triển và ngày càng vững mạnh, mai sau trở thành những công dân có đức có tài đề đem lòng yêu nước thực hành vào công cuộc xây dựng và bảo vệ “Non nước nghìn thu”.
 
Trên bất cứ xứ sở nào, lòng yêu nước cũng là một tình cảm thiêng liêng, cao quý và dân tộc nào cũng có lòng yêu nước nồng nàn, nhất là những dân tộc đã trải qua những cuộc “Thử lửa” như các dân tộc của nước Liên Xô vĩ đại và dân tộc Việt Nam nhỏ bé mà anh hùng! Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua đã cho chúng ta một cảm nhận thực chất như một sự khám phá ý nghĩa đích thực của lòng yêu nước. Lòng yêu nước lớn lao đó lại có sự bắt đầu từ những tình cảm dung dị, nhỏ bé; hệt như trường giang, biển cả lại bắt nguồn từ những giọt nước của một con sông lặng lẽ luồn rừng, gom nước đi ra. Hiểu sâu sắc câu nói nổi tiếng của ông, chúng em càng yêu hơn gia đình, làng xóm, và hiểu được ta phải xây dựng, rèn luyện lòng yêu nước từ đâu và những gì để chuẩn bị hành trang tiến vào tương lai.

20 tháng 4 2018

Bài 1:

Đồ Sơn – địa danh đó đã trở nên quen thuộc với người dân đất cảng. Đó là nơi em sinh ra và lớn lên, nuôi dưỡng em trong vòng tay nhân ái bao la. Mỗi mùa hè, du khách mọi phương lại về đây nghỉ ngơi sau những giây phút nóng nực và căng thẳng nơi thành phố ồn ào và náo nhiệt.

Mùa hè đến, Đồ Sơn như vui hơn, đông hơn và sôi động hơn. Biển lại chuyển mình, hò reo trên những lớp sóng trắng xoá. Biển Đồ Sơn vào lúc nào cũng đẹp. Bình minh, mặt trời lấp ló xa xa xoã tóc lấp lánh bốn bề. Mặt biển như dát bạc lung linh, trải ra mênh mông. Gió biển nhẹ tung, những rặng dừa rì rào, tàu dừa đu đưa xào xạc như đón chào những đoàn thuyền đánh cá thảnh thơi cập bến. Những bác chài, da sạm màu nắng gió, tiếng nói sang sảng đang hồ hởi xuống thuyền. Đây cũng là lúc làng chài náo nhiệt và sôi động nhất. Nắng đã sổ lồng, đùa nghịch trên vòm cây, nhảy nhót trong kẽ lá và những bãi biển bắt đầu đông người. Sóng biển không còn lăn tăn mà gầm lên cuồng nhiệt. Sóng ở xa như kẻ cô đơn, lặng lẽ nhưng càng gần bờ, càng gần người, nó lại chồm lên tung bọt trắng xoá. Từng lớp sóng như những đoàn kị mã nối tiếp nhau tiến vào bờ. Bãi cát rực lên trong ánh nắng hè chói chang và những màu sắc sặc sỡ của quần áo. Tiếng em nhỏ tắm biển giòn tan hoà vào tiếng biển rì rào. Được ngập chìm trong làn nước mát lạnh, đùa giỡn với những con sóng tinh nghịch chốc chốc lại chồm qua mặt, thật thích. Nhưng em thích nhất là cùng bạn bè đuổi theo những con còng bé xíu liến láu biến xuống lỗ cát trên bãi biển hay tìm kiếm những con ốc biển thật đẹp đẽ làm kỉ niệm.

Hoàng hôn xuống! Mẹ mặt trời vội vã gọi đàn con nắng trở về. Mặt biển lại hiền hoà và lặng lẽ, lóng lánh những giọt ánh sáng còn sót lại. Mặt trời đỏ lựng xuống biển tìm chốn ngủ. Trăng lên tự lúc nào. Ánh sáng dát vàng trên mặt biển. Em cùng bạn đi dạo trên bãi biển, lắng nghe tiếng sóng biển rì rào, tiếng trở mình thở dài của biển cả khoan khoái trong làn gió mát lạnh đưa hơi thở mặn mòi của biển vào đất liền. Những du khách phương xa, ai cũng thích dạo chơi trên bãi biển về đêm để tận hưởng những giây phút tĩnh lặng và dịu dàng như vậy.

Có lẽ sau này, lớn lên em sẽ đi nhiều nơi có cảnh đẹp nổi tiếng hơn Đồ Sơn quê em nhưng em vẫn gắn bó với biển quê em, yêu biển hơn và tự hào về biển hơn. Em ước ao không bao giờ mình phải sống xa biển quê hương thân yêu của mình.

Bài 2:

Trên chiều dài đất nước Việt Nam, mỗi thành phố đều có một khu vực trung tâm được coi là linh hồn của mảnh đất đó. Nếu như Hà Nội lấy trung tâm là trục đường Tràng Tiền-Hàng Khay-Nhà hát lớn, Thành phố Hồ Chí Minh là trục đường Nguyễn Huệ-Lê Lợi thì trung tâm của thành phố Hải Phòng chính là khu vực từ đập Tam Kỳ đến cổng cảng Hải Phòng, nằm giữa hai trục đường Quang Trung - Trần Hưng Đạo và Nguyễn Đức Cảnh - Trần Phú thuộc quận Hồng Bàng. Vừa được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ đầu năm 2013, dải trung tâm thành phố Hải Phòng được các chuyên gia quy hoạch đánh giá là dải trung tâm đẹp nhất cả nước.

Với diện tích gần 21ha, kéo dài 2,7km từ tây sang đông, dải trung tâm thành phố Hải Phòng bao gồm các công trình chính là: hồ Tam Bạc, Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật thành phố, tượng đài Nữ tướng Lê Chân, Quán hoa, Nhà hát thành phố, Nhà Kèn và khu vực vườn hoa. Đây là trục không gian đẹp và cũng là không gian cây xanh quan trọng nhất của thành phố, đóng vai trò là “lá phổi xanh” điều hòa khí hậu của thành phố, có giá trị về lịch sử, văn hóa và môi trường.


Hồ Tam Bạc  - điểm nhấn của dải trung tâm thành phố

Điểm nhấn của dải trung tâm thành phố chính là hồ Tam Bạc. Hồ này xưa kia là lạch Liêm Khê thuộc địa phận làng An Biên cũ, (nay là thành phố Hải Phòng), nhánh nối sông Tam Bạc với sông Cấm (cổng chính cảng Hải Phòng). Năm 1885, người Pháp mở rộng, nắn thẳng lạch Liêm Khê thành một con kênh ngăn khu vực người Tây và người Việt dài 2.800m, rộng 74m, sâu 7m, khối lượng đào đắp tới 1.760.000m3. Năm 1925, người Pháp lại lấp đi một phần sông từ cảng Hải Phòng đến Nhà triển lãm ngày nay; đoạn còn lại nhân dân gọi nôm na là sông Lấp. Năm 1985, nhân kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng Hải Phòng, sông Lấp cũng tròn 100 tuổi (1885-1985), thành phố làm mới hồ này bằng cách đắp đập Tam Kỳ, ngăn sông Tam Bạc nối đường Trần Nguyên Hãn với đường Quang Trung và đặt tên là hồ Tam Bạc.


Hai bên hồ rợp bóng mát bởi những hàng cây

Hồ Tam Bạc có độ sâu 3m, diện tích mặt hồ khoảng 4,82ha. Toàn bộ hành lang vỉa hè được lát đá granit phối màu sinh động, tạo hình khối đẹp với hệ thống ghế đá được bố trí hợp lý với những hàng cây rợp bóng mát, là nơi để người dân và du khách dừng chân nghỉ ngơi, thư giãn, ngắm cảnh hồ. Khi màn đêm buông xuống, hồ Tam Bạc trở nên lung linh, huyền ảo bởi hệ thống điện chiếu sáng được bài trí đối xứng trên hè đường dọc hai bên hồ.

Đi hết hồ Tam Bạc, du khách sẽ tới Trung tâm Triển lãm và Mỹ thuật thành phố. Trước kia, khu vực nhà triển lãm là một phần của vườn hoa Dibutti cũ (nhân dân quen gọi là vườn hoa Đưa Người). Ngày nay, đây là nơi diễn ra các hoạt động văn hoá và trưng bày các tác phẩm nghệ thuật.


Tượng đài nữ tướng Lê Chân - một trong những biểu tượng của thành phố Hải Phòng

Ngay cạnh Trung tâm Mỹ thuật và Triển lãm thành phố là vườn hoa Lê Chân, nơi đặt tượng đài nữ tướng Lê Chân– vị tướng tài ba trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thế kỷ 1 (40 - 43) – người đã đến vùng đất ngã ba sông Tam Bạc – sông Cấm lập ấp Vẻn, sau đổi là An Biên Trang, tiền thân của Tp. Hải Phòng ngày nay. Công trình này là một trong những biểu tượng của thành phố Hải Phòng, được khởi công xây dựng vào ngày 30/11/1999 và khánh thành ngày 31/12/2000. Tượng được đúc bằng đồng, cao 7,5m, nặng 19 tấn, sơn màu đen, đặt trên bệ đá granit phù hợp với kiến trúc cảnh quan. Trong khuôn viên vườn hoa còn có đài phun nước màu nghệ thuật được thành phố xây dựng và khánh thành vào ngày 13/5/2005 cùng với 2 đài phun nước tại khu vực quảng trường Nhà hát thành phố và vườn hoa Nguyễn Văn Trỗi.


Quán hoa - nơi bày bán rất nhiều loài hoa với sắc màu rực rỡ

Tiếp tục rảo bước trên dải trung tâm thành phố, du khách sẽ gặp một công trình kiến trúc mà nhìn từ xa như những “Thủy Đình”, “Quán thơ” hay “Lầu vọng nguyệt”… của kiến trúc cổ truyền với rất nhiều loài hoa màu sắc rực rỡ được bày bán. Đó chính là Quán hoa. Công trình này được người Pháp xây dựng vào năm 1944, bao gồm 5 quán hoa nằm trên một trục thẳng với diện tích 300m²; mỗi quán cách nhau 6m, có diện tích rộng khoảng 20m², cao gần 4m. Quán được thiết kế bởi 4 cột gỗ lim tạo nên thế cân đối; hệ thống kèo là sự đơn giản của lối “chồng rường”; 4 mái lợp ngói vẩy rồng với bờ nóc có hình hoa chanh 4 cánh toả ra 4 phía; bờ dải chạy từ nóc xuống tạo thành một góc nhọn vươn lên cao, cong vút. Đây là điểm đến hấp dẫn đối với những ai yêu hoa và muốn thưởng lãm cái đẹp.


Quảng trường Nhà hát thành phố là nơi tổ chức nhiều sự kiện quan trọng

Nằm trên phố Hoàng Văn Thụ, ngay cạnh Quán hoa là Nhà hát thành phố. Đây được coi là khu vực trung tâm, nơi tổ chức các sự kiện quan trọng và cũng là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa nghệ thuật của thành phố. Nhà hát được người Pháp xây dựng vào năm 1904 trên nền một khu chợ cũ của làng cổ An Biên và được hoàn thành vào năm 1912, theo nguyên mẫu nhà hát Paris và được mô phỏng theo kiến trúc các nhà hát của Pháp thời trung cổ với phong cách Baroque. Nhà hát cao 2 tầng, có 100 cửa ra vào và cửa sổ, có hành lang, tiền sảnh, phòng gương, phòng gửi đồ, căng tin và một sân khấu chính với khán trường 400 ghế ngồi. Trần khán trường hình vòm, có trang trí lẵng hoa và ghi tên các văn nghệ sĩ nổi tiếng châu Âu như: Mozard, Betthoven, Moliere... Phía trên sân khấu có đặt tượng hình thần âm nhạc - vị thần bảo hộ cho các nghệ sĩ. Tầng 2 của nhà hát có các cửa hình mái vòm theo phong cách Gothic. Bên ngoài nhà hát có quảng trường rộng, trước mặt là vườn hoa, đài phun nước nghệ thuật.


Nhà Kèn (nguồn ảnh: haiphong.gov.vn)

Một trong những công trình kiến trúc làm nên bản sắc riêng độc đáo của dải trung tâm thành phố chính là Nhà Kèn do người Pháp xây dựng vào đầu thế kỷ 20. Nhà có 8 mái, lợp tôn dày và có vườn hoa nhỏ bao quanh tạo ra khuôn viên thoáng đãng, thanh bình. Ban đầu, người Pháp sử dụng Nhà Kèn làm nơi cho quân lính tập chơi kèn. Sau này, thành phố Hải Phòng đã tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, âm nhạc tại đây, thu hút đông đảo người dân thành phố nói chung và giới âm nhạc nói riêng. Nhiều nhạc sĩ tên tuổi của nền tân nhạc Việt Nam xem Nhà Kèn là nơi sinh hoạt văn hóa và giao lưu âm nhạc.


Đài phun nước trong vườn hoa Nguyễn Văn Trỗi

Đặc biệt, nằm xen kẽ giữa các công trình kiến trúc nghệ thuật trên dải trung tâm thành phố là hệ thống các vườn hoa được đầu tư khá đồng bộ và trang trí đẹp mắt như vườn hoa Lê Chân, An Biên, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du và Kim Đồng. Tại đây, hàng trăm cây phượng vĩ được trồng bổ sung làm nổi bật hình ảnh hoa phượng – biểu tượng của thành phố Hải Phòng. Bên cạnh đó, hệ thống đèn chiếu sáng được lắp đặt và bố trí hài hòa cũng làm tăng tính thẩm mỹ của cây xanh, thảm cỏ khi đêm xuống. Trong khuôn viên một số vườn hoa còn có đài phun nước màu nghệ thuật và khu trò chơi dành cho thiếu nhi. Đây chính là nơi vui chơi giải trí, rèn luyện sức khỏe được người dân thành phố rất ưa thích.

Dải trung tâm thành phố luôn là niềm tự hào của người dân thành phố Cảng và là điểm tham quan hấp dẫn không thể bỏ qua của du khách khi đến với Hải Phòng.

30 tháng 4 2018

Cảm ơn bạn . Nhưng mình thi xong rồi . 

19 tháng 4 2018

đây là môn  công nghệ chứ đâu phải là môn văn

19 tháng 4 2018

Thu nhập của công nhân viên chức:

- Thu nhập của người đang làm việc ở cơ quan , xí nghiệp : Tiền lương , tiền thưởng 
- Thu nhập của nguời đã nghỉ hưu : tiền lương hưu , tiền lãi tiết kiệm 
- Thu nhập của sinh viên đang đi học : Tiền học bổng 
- Thu nhập của thương binh và gia đình liệt sĩ : Tiền trợ cấp xã hội 

19 tháng 4 2018

câu kể

19 tháng 4 2018

Câu trần thuật đơn có từ "là"

20 tháng 4 2018

Cái đêm không ngủ được miêu tả trong bài thơ là 1 trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác.

Việc Bác không ngủ vì lo việc nước, thương bộ đội, dân công đã la 1 lẽ thường tình trong cuộc đời Bác vì Bác là chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ của dân tộc, người cha thân yêu của quân đội ta, cuộc đời người dành trọn vẹn cho nhân dân, cho Tổ Quốc.

19 tháng 4 2018

Trả lời: + Giống nhau: 

- Đều đã hình thành các cơ thể đa bào, các tế bào cấu tạo tảo và nấm đều đã có nhân hoàn chỉnh.

- Đều có thể có cấu tạo dạng sợi như tảo xoắn, nấm mốc trắng, nấm rơm.

- Đều có thể sinh sản vô tính bằng bào tử như: tảo tiểu cầu, nấm mốc trắng, nấm rơm.

+ Khác nhau: Khác nhau giữa nấm và tảo

Nấm

Tảo

- Sông ở môi trường đất, bám trên cơ thể động vật, thực vật hoặc sống trên các nguồn chất hữu cơ khác.

- Sống trong môi trường nước.

- Trong tế bào không chứa chất diệp lục nên không tự chế tạo được chất hữu cơ.

-Tế bào chứa chất diệp lục nên tự chế tạo được chất hữu cơ.

- Sống dị dưỡng : hoại sinh hay kí sinh.

- Sống tự dưỡng

19 tháng 4 2018

?????????

20 tháng 4 2018

Hai câu đầu:câu trên sử dụng biện pháp hoán dụ qua từ "mồ hôi" ý chỉ công sức người sự vất vả của người dân thúc khuya dậy sớm cày sâu cuốc bẫm với hy vọng về 1 mùa bội thu.

20 tháng 4 2018

Cây tre Việt Nam được Thép Mới viết để làm lời thuyết minh cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre, bộ phim đã thể hiện đất nước và con người Việt Nam, ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta. Lời thuyết minh đã góp phần làm lên giá trị của bộ phim, nó được coi như là một bài tuỳ bút đặc sắc, một bài thơ - văn xuôi đẹp của nhà báo, nhà văn Thép Mới.

Câu mở đầu Thép Mới viết: Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam. Phải chăng tác giả đã xác lập mối quan hệ gắn bó lâu đời, đặc biệt giữa tre với người Việt Nam - nông dân Việt Nam. Chính vì thế mà tre có mặt khắp nơi trên đất nước: Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi... đâu đâu cũng có tre nứa làm bạn. Chỉ có một câu văn thôi mà đã gợi lên được tre ở mọi miền Tổ quốc. Hình ảnh đối xứng nhịp nhàng, câu văn có nhạc tính, đọc lên nghe rất thích thú. Tiếp ngay sau đó, nhà văn ca ngợi những đức tính đáng quí của tre: Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre củng xanh tươi. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Sức sống bền vững, dẻo dai; dáng vẻ thanh cao, giản dị của tre một lần nữa được nói lên trong những câu văn giàu nhạc tính, cân xứng nhịp nhàng. Đọc đến câu Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người thì ta bỗng hiểu ra cái ý vị sâu sắc: cây tre chính là con người Việt Nam,- là tượng trưng cho dân tộc Việt Nam và những phẩm chất cao quí của tre cũng là những đức tính đẹp đẽ của con người.

Nhận định tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam là tư tưởng xuyên suốt bài văn. Để chứng minh cho nhận định này, tác giả đã đưa ra một hệ thống luận điểm với nhiều dẫn chứng. Luận điểm thứ nhất như đã nói ở phần mở đầu, sự gắn bó của cây tre với con người Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước. Hơn thế nữa, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp. Đã từ lâu đời, dưới bóng tre xanh con người Việt Nam đã làm ăn sinh sống và gìn giữ một nét văn hoá cổ truyền. Tre còn giúp người trăm nghìn công việc khác nhau như là cánh tay của người nông dân:

Cánh đồng ta năm đôi ba vụ

 Tre với người vất vả quanh năm.

Trong cuộc sống đời thường, tre gắn bó với con người thuộc mọi lứa tuổi: với tuổi thơ, tre là nguồn vui - các bạn nhỏ chơi chuyền đánh chắt bằng tre; với lứa đôi nam nữ thì dưới bóng tre là nơi hò hẹn tâm tình; với tuổi già hút thuốc làm vui thì có chiếc điếu cày... Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nấm trên giường tre, tre với mình sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ.

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước, tre cũng gắn bó cùng dân tộc. Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta... Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù... Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Chính trong hoàn cảnh chiến đấu, tre bộc lộ nhiều phẩm chất cao quí khác: thẳng thắn, bất khuất Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng. Tre lại vì ta mà cùng ta đánh giặc. Trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, cây tre càng gắn bó khăng khít, chặt chẽ hơn với con người Việt Nam. Từ truyền thuyết cây tre đằng ngà cùng anh hùng làng Gióng đánh tan giặc Ân, đến câu ca dao:

Trồng tre nên gậy, gặp đâu đánh què!

Cho tới cuộc kháng chiến chống Pháp... cây tre rất xứng danh anh hùng bất khuất, như dân tộc Việt Nam bất khuất anh hùng.

Đế tổng kết vai trò lớn lao của cây tre đối với đời sống con người và dân tộc Việt Nam, tác giả đã khái quát: Tre, anh hùng lao động! Tre , anh hùng chiến đấu.

Cây tre tiếp tục gắn bó thân thiết với dân tộc Việt Nam trong hiện tại và mãi mãi sau này. Phần kết của bài kí, tác giả đặt ra một vấn đề có ý nghĩa: vai trò của cây tre khi đất nước bước vào thời kì mới (Công nghiệp hoá - hiện đại hoá) trong giai đoạn hiện tại và tương lai, khẳng định tre mãi mãi là người bạn chia bùi, sẻ ngọt với con người. Để đưa người đọc đến vấn đề này, tác giả bắt đầu từ hình ảnh nhạc của trúc, của tre, hình ảnh sáo tre, sáo trúc biểu lộ tâm tình của con người Việt Nam. Những câu văn viết về nhạc của trúc, của tre thiết tha bay bổng như một đoạn thơ - văn xuôi giàu nhạc tính. Sau đó, tác giả lấy câu tục ngữ tre già măng mọc và hình ảnh măng non trên phù hiệu đội viên thiếu nhi làm phương tiện chuyển ý rất tự nhiên để khẳng định vị trí của cây tre trong tương lai của đất nước: Nứa tre... còn mãi với dân tộc Việt Nam, chia ngọt sẻ bùi của những ngày mai tươi hát... Ngày mai, trển đất nước này, sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa. Nhưng trên đường đời ta dấn bước, tre xanh mãi là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình... Nghĩa là cây tre với những phẩm chất quí báu của nó lưu giữ biết bao giá trị lịch sử, giá trị vàn hoá, tượng trưng cao quí của dân tộc Việt Nam vẫn còn mãi với các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau, với bao niềm tự hào và kiêu hãnh:

Mai sau

Mai sau

Mai sau...

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh...

(Nguyễn Duy, Tre Việt Nam)

Bài Cây tre Việt Nam với nhiều chi tiết, hình ảnh chộn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, phép nhân hoá sử dụng thành công, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu, Thép Mới đã đem đến cho người đọc vẻ đẹp bình dị và những phẩm chất cao quí của cây tre. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam .

k nha^-^ AHIHIhok tốt ~
19 tháng 4 2018

Vừa đọc xong tập truyện cổ tích, em ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Trong mơ, em thấy mình bồng bềnh rồi lạc vào một xứ sở lạ kì.

Ồ, đẹp chưa kì! Trước mắt em là cảnh vật chưa từng thấy bao giờ. Mây trắng như tuyết sà thấp xuống la đà bên những phiến đá. Cạnh đó là vườn hoa đủ sắc màu rực rỡ. Hương thơm theo gió tỏa lan. Không có nắng những ánh sáng phát ra phiến đá tròn vẫn rực hồng cả khoảng không. Em đi vài bước nữa, một rừng hoa hiện lên cho em một cảm giác thật bất ngờ. Cơn gió thổi nhè nhẹ mang theo hương hoa, cỏ lạ. Chị Hồng, chị Huệ thật xinh xắn đang say sưa ngắm mình trong bầu trong khí yên tĩnh. Một tiếng nổ nhỏ làm em giật mình. Một đám mây nhỏ đang từ từ bay về phía em. Một ông lão phương phi hiện ra. Em chưa kịp cúi chào thì ông đã lên tiếng: "Chú bé đừng sợ! Ta là Bụt đây mà!" Thì ra, đây là vị tiên đã giúp anh Khoai có cây tre trăm đốt.

Trông Bụt thật hiền từ. Dáng ông nhẹ nhàng, thanh thoát. Ông khoác lên mình chiếc áo choàng trắng với những đường viền vàng óng. Tay ông cầm chiếc gậy trúc. Mỗi bước ông đi là mỗi cụm mây nhỏ vươn theo gót chân. Mái tóc ông bạc trắng. Chòm râu dài mềm mại. Em thích được nhìn vào mắt ông. Đôi mắt hiền từ mà sáng như sao. Ông đến sát bên em. Cả người ông toát lên một mùi thơm dịu nhẹ. Ông khẽ nói: "Cháu bé ngoan lắm, làm được nhiều việc tốt ta thưởng cho đóa hoa này!" Ông đưa tay vẫy nhẹ. Lạ thật! Đóa hoa từ từ bay đến bên em. Đóa hoa rực rỡ đủ màu. Ông dặn em cất kỹ đóa hoa này. Mỗi lần em làm được việc tốt hoa sẽ tỏa hương và mọi điều ước của em sẽ thành sự thật. Ông đưa tay vuốt nhẹ lên tóc em rồi theo làn mây biến mất.

Có tiếng gọi mẹ. Em tỉnh dậy. Thì ra, đó chỉ là giấc mơ. Nhưng em cứ nghĩ mãi về đóa hoa của ông Bụt. Làm nhiều việc tốt thì hoa sẽ tỏa hương và mọi điều ước sẽ thành. Em sẽ nghe theo lời Bụt.

19 tháng 4 2018

Đề nghị mọi người để lại nguồn sau khi làm bài ( tự nghĩ thì thôi )

19 tháng 4 2018

thầy Ha-men trong chuyện Buổi học cuối cùng là một ng thầy yêu nước thiết tha, yêu tiếng nói mẹ đẻ và yêu nghề dạy học. Trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng thầy đã nói lên một chân lí. Cũng chính từ câu nói đó đã khẳng định đc sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc: tâm niệm thiết tha của ng thầy nói vs HS và mọi ng dan ở vùng An-dát. Và cũng ns lên rằng ta phải biết yêu quý , giữ gìn và học tập tiếng ns , ngôn nhữ của dân tộc vì nó thể hiện đc tình yêu nước. Tiếng ns ko chỉ là tài sản tinh thần quý báu mà còn là chìa khoá để mở cửa ngục tù khi dân tộc ấy rơi vào vòng nô lệ, là phương tiện quan trọng để đấu tranh dành lại độc lập tự do. Đây là một chân lí đúng với mọi dân tộc , mọi thời đại. Đất nước ta đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh vs kẻ thù nhưng tiếng ns ta vẫn giữ vững. Tiếng ns ấy đã góp phần làm cho đất nc ta thêm giàu mạnh, van minh hơn.Qua đó ta phải biết tôn trọng, gìn giữ tiếng ns của mk đồng thời cũng thể hiện đc lòng yêu đất nc bao la .