K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2018

BẠN THAM KHẢO NHA

Câu 1: Trong những nhóm cây sau đây, những nhóm cây nào gồm toàn cây có rễ cọc:

A. Cây táo, cây mít, cây su hào, cây ổi.

B. Cây xoài, cây ớt, cây đậu tương, cây hoa hồng, cây dừa.

C. Cây dừa, cây hành, cây lúa, cây xoan.

D. Cây bưởi, cây cà chua, cây cau, cây cải.

Câu 2: Thân cây to ra do đâu?

A. Sự phân chia tế bào ở tầng sinh vỏ.

B. Sự phân chia tế bào ở tầng sinh trụ.

C. Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.

D. Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh: tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ.

Câu 3: Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa thực vật với các sinh vật khác.

A. Thực vật sống ở khắp nơi trên trái đất.

B. Thực vật có khả năng vận động, lớn lên, sinh sản.

C. Thực vật rất đa dạng, phong phú.

D. Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ, phần lớn không có khả năng di chuyển, phản ứng chậm trước các kích thích của môi trường.

Câu 4: Mạch rây và mạch gỗ ở cây có chức năng:

A. Mạch gỗ vận chuyển chất hữu cơ, mạch rây vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan.

B. Vận chuyển chất hữu cơ

C. Mạch rây vận chuyển chất hữu cơ, mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan.

D. Vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan.

Câu 5: Trong những nhóm cây sau đây nhóm nào gồm toàn cây có thân rễ:

A. Cây dong ta, cây giềng, cây gừng, cây cải       .

B. Cây khoai tây, cây cà chua, cây cải củ.

C. Cây gừng, cây nghệ, cây dong ta, cây cỏ tranh.       

D. Cây su hào, cây tỏi, cây cà rốt, cây cà chua.

Câu 6: Đặc điểm của rễ móc là

A. rễ phình to.

B. rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám.

C. rễ cây mọc ngược lên trên mặt đất do cây sống trong điều kiện thiếu không khí.

D. rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác.

II. Phần tự luận (7 điểm).

Câu 7 (2 điểm).

          Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết thế nào là thực vật có hoa và thực vật không có hoa? Thế nào là cây một năm và thế nào là cây lâu năm? Cho ví dụ?

Câu 8 (2 điểm).

a. Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào?

b.  Kể tên những bộ phận chính của thân cây mà chúng ta đã học.

Câu 9 (3 điểm): Cho đoạn văn dưới đây:

          Dác và ròng.

          Cưa ngang một thân cây gỗ già, thấy rõ hai miền gỗ khác nhau:

Dác là lớp gỗ màu sáng ở phía ngoài, gồm những tế bào mạch gỗ sống, có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng.

Ròng là lớp gỗ màu thẫm, rắn chắc hơn dác, nằm phía trong, gồm những tế bào chết, vách dày có chức năng nâng đỡ cây.

          Quan đoạn văn trên và kiến thức hiểu biết bản thân trả lời các câu hỏi sau:

a. Trong thực tiễn người ta chọn phần dác hay phần ròng để đóng đồ như: Bàn, ghế, làm nhà, làm cửa....? Tại sao?

b. Những cây gỗ lâu năm bị rỗng ruột có sống được không? Tại sao?



TÍCH TỚ NHA

26 tháng 10 2018

BẠN THAM KHẢO NHA

Câu 1. Đơn vị cấu tạo của cơ thể thực vật là gì?

A. Bào quan                             B. Tế bào                  C. Mô                              D. Các cơ quan

Câu 2. Loại tế bào nào trong cơ thể thực vật có khả năng phân chia?

A. Mô mềm                              B. Mô cứng               C. Mô phân sinh               D. Bào quan

Câu 3. Rễ cọc gồm:

A. Rễ cái và các rễ con

B. Rễ con mọc ra từ gốc thân.

C. Các rễ từ cành đâm xuống đất

D. Rễ chồi lên mặt đất.

Câu 4. Rễ gồm mấy miền:

A.1                                         B.2                             C.3                                     D.4

Câu 5. Tại sao ở một số lá, mặt trên của lá có mầu sẫm hơn mặt dưới:

A. Mặt trên ít lỗ khí hơn

B. Mặt trên có nhiều lỗ khí hơn.

C. Tế bào thịt lá mặt trên chứa nhiều diệp lục hơn

D. Tế bào thịt lá mặt dưới chứa nhiều diệp lục hơn

Câu 6. Thân dài ra do đâu?

A. Do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.

B. Do sự phân chia tế bào ở mô mềm.

C. Do sự phân chia tế bào ở mô cứng.

D. Do sự phân chia tế bào ở chồi ngọn.

Câu 7. Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây nào toàn cây mọng nước.

A. Cây xương rồng, cây cành giao, cây thuốc bỏng.

B. Cây xoài, cây cóc, cây xương rồng.

C. Cây mít, cây nhãn, cây ổi.

D. Cây cành giao, cây cóc, cây hành.

Câu 8. Cấu tạo trong của phiến lá gồm:

A.Thịt lá, ruột, vỏ

B. Bó mạch, gân chính, gân phụ

C. Biểu bì, thịt lá, lỗ khí.

D. Biểu bì, gân lá, thịt lá.

Câu 9. Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể lại phải thả thêm các loại rong?

A. Vì làm thức ăn cho các.

B. Vì làm bể cá đẹp.

C. Vì rong sẽ lấy nước và tạo khí cacbônic

D. Vì rong tạo ra khí ôxi cung cấp cho cá hô hấp.

Câu 10. Cây nào sâu đây là cây lá đơn:

A. Cây mồng tơi          B. Cây me              C. Cây phượng                      D. Cây hoa hồng

Câu 11. Phương pháp nhân giống cây trồng nhanh và tiết kiệm nhất là:

A. Chiết cành.

B. Ghép cành

C. Giâm cành.

D. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm

Câu 12. Một số hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp là:

A. Sinh sản bằng thân bò, thân rễ, lá.

B. Sinh sản bằng rễ củ, lá.

C. Sinh sản bằng thân bò, rễ củ, lá.

D. Sinh sản bằng thân bò, thân rễ, rễ củ, lá.

B/ TỰ LUẬN:

Câu 1. Thế nào là quá trình quang hợp? Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp? (2đ)

Câu 2. Có những loại biến dạng nào của lá? Chức năng của mỗi loại biến dạng là gì? (2đ)

Câu 3. Tại sao phải thu hoạch cây có rễ củ trước khi cây ra hoa kết quả? (1,5đ)

Câu 4. Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa? (1,5đ)



TÍCH TỚ NHA

Thời học sinh đáng nhớ nhất có lẽ là những trò chơi đầy tinh nghịch. Những giây phút ra chơi sau giờ học đầy căng thẳng là liều thuốc bổ cho tinh thần giúp học sinh chúng em cảm thấy thoải mái và phấn chấn hơn. Cứ mỗi khi bác trống vang lên những tiếng kêu giòn giã, chúng em lại háo hức chạy thật nhanh ra sân trường để hòa mình vào những trò chơi thật thú vị. Khung cảnh sân trường giờ ra chơi lúc nào cũng để lại trong tâm trí em những ấn tượng thật đặc biệt. 

Từ các cánh cửa, học sinh ùa ra sân trường như những chú chim non, sân trường bỗng chốc ngập tràn tiếng nói cười và rực rỡ màu sắc bởi màu áo của các bạn. Ông mặt trời trên cao có lẽ cũng bị giật mình bởi tiếng nô đùa, vén màn mây nhìn xuống nhân gian. Cả sân trường nhuộm trong cái nắng vàng rực rỡ. Trên cao, lá quốc kì đang tung bay đầy kiêu hãnh trong gió. Bác phượng già vẫn đứng lặng lẽ ở sân trường, tỏa bóng râm mát để cho chúng em chơi đùa. Sân trường chả mấy chốc đã tràn ngập những trò chơi bổ ích. Đi đến đâu, ta cũng bắt gặp những nhóm học sinh đang tụm năm tụm bảy, chuẩn bị bắt đầu một trò chơi nào đó.

Ở giữa sân trường, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Sợi dây thừng được bện hết sức chắc chắn, hai bên là hai bạn đang cầm hai đầu sợi dây, quăng lên quăng xuống hết sức nhịp nhàng. Còn hai bạn nhảy chính thì đôi chân nhanh thoăn thoắt. Mặt các bạn hớn hở, lưng áo đã ướt đẫm mồ hôi nhưng xem ra chẳng có vẻ gì là mệt. Thỉnh thoảng vài cơn gió mát thổi qua lau khô những giọt mồ hôi trên lưng áo. Những người đứng xem xung quanh đã rất nóng lòng, chuẩn bị sẵn sàng để cùng vào nhảy, đôi mắt dõi theo sợi dây một cách chăm chú. 

Ở một góc khác, các bạn nam đang quan tâm đến trò kéo co. Mỗi đội gồm có 5 người, ai cũng cố gắng kéo thật mạnh, thật khỏe để chiếc khăn quàng đỏ ở giữa nghiêng về phía đội mình. Trận đấu diễn ra hết sức căng thẳng, không đội nào chịu nhường đội nào, các cổ động viên xung quanh hò hét ầm ĩ: “Cố lên! Cố lên”. Được cổ vũ nhiệt tình, những người tham gia như được tiếp thêm sức mạnh, đồng tâm, đồng lòng dốc sức để đem chiến về cho đội mình. Các bạn khác thì đang nắm tay thành vòng tròn để chơi trò mèo đuổi chuột. Người chơi cùng nhau hát bài hát quen thuộc, chú mèo và chú chuột vờn đuổi nhau thật hấp dẫn, chuột chạy trước thì mèo đã ở ngay sau.

Một số bạn thì chọn cho mình một góc yên tĩnh ngồi nói chuyện, đọc sách hay thảo luận sôi nổi về một bài toán khó dưới gốc cây phượng già với những chùm hoa rực rỡ như ánh nắng mùa hạ ấm áp. Mặt các bạn lúc thì đăm chiêu, lúc lại giãn ra và nở nụ cười thật tươi khi khám phá được điều gì thú vị. Vài bạn khác đi với nhau theo từng nhóm, thong thả tản bộ trong khuôn viên trường, ngắm nhìn những đóa hoa đang thi nhau khoe sắc, lắng nghe tiếng hót líu lo của những chú chim đang chuyền cành trên cao. Ba tiếng trống lại vang lên, học sinh lần lượt vào lớp để chuẩn bị cho những tiết học tiếp theo dù vẫn còn lưu luyến. Sân trường một lần nữa lại chìm trong cái vẻ yên ắng, có lẽ cũng nhớ lắm tiếng cười giòn giã của đám học sinh tinh nghịch.

Quang cảnh sân trường giờ ra chơi thật đông vui và nhộn nhịp. Khung cảnh ấy cùng những trò chơi lí thú đã trở thành một kỉ niệm đẹp khó phai trong thời học sinh của em.

25 tháng 10 2018

BẠN THAM KHẢO

Thời học sinh đáng nhớ nhất có lẽ là những trò chơi đầy tinh nghịch. Những giây phút ra chơi sau giờ học đầy căng thẳng là liều thuốc bổ cho tinh thần giúp học sinh chúng em cảm thấy thoải mái và phấn chấn hơn. Cứ mỗi khi bác trống vang lên những tiếng kêu giòn giã, chúng em lại háo hức chạy thật nhanh ra sân trường để hòa mình vào những trò chơi thật thú vị. Khung cảnh sân trường giờ ra chơi lúc nào cũng để lại trong tâm trí em những ấn tượng thật đặc biệt. 

Từ các cánh cửa, học sinh ùa ra sân trường như những chú chim non, sân trường bỗng chốc ngập tràn tiếng nói cười và rực rỡ màu sắc bởi màu áo của các bạn. Ông mặt trời trên cao có lẽ cũng bị giật mình bởi tiếng nô đùa, vén màn mây nhìn xuống nhân gian. Cả sân trường nhuộm trong cái nắng vàng rực rỡ. Trên cao, lá quốc kì đang tung bay đầy kiêu hãnh trong gió. Bác phượng già vẫn đứng lặng lẽ ở sân trường, tỏa bóng râm mát để cho chúng em chơi đùa. Sân trường chả mấy chốc đã tràn ngập những trò chơi bổ ích. Đi đến đâu, ta cũng bắt gặp những nhóm học sinh đang tụm năm tụm bảy, chuẩn bị bắt đầu một trò chơi nào đó.

Ở giữa sân trường, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Sợi dây thừng được bện hết sức chắc chắn, hai bên là hai bạn đang cầm hai đầu sợi dây, quăng lên quăng xuống hết sức nhịp nhàng. Còn hai bạn nhảy chính thì đôi chân nhanh thoăn thoắt. Mặt các bạn hớn hở, lưng áo đã ướt đẫm mồ hôi nhưng xem ra chẳng có vẻ gì là mệt. Thỉnh thoảng vài cơn gió mát thổi qua lau khô những giọt mồ hôi trên lưng áo. Những người đứng xem xung quanh đã rất nóng lòng, chuẩn bị sẵn sàng để cùng vào nhảy, đôi mắt dõi theo sợi dây một cách chăm chú. 

Ở một góc khác, các bạn nam đang quan tâm đến trò kéo co. Mỗi đội gồm có 5 người, ai cũng cố gắng kéo thật mạnh, thật khỏe để chiếc khăn quàng đỏ ở giữa nghiêng về phía đội mình. Trận đấu diễn ra hết sức căng thẳng, không đội nào chịu nhường đội nào, các cổ động viên xung quanh hò hét ầm ĩ: “Cố lên! Cố lên”. Được cổ vũ nhiệt tình, những người tham gia như được tiếp thêm sức mạnh, đồng tâm, đồng lòng dốc sức để đem chiến về cho đội mình. Các bạn khác thì đang nắm tay thành vòng tròn để chơi trò mèo đuổi chuột. Người chơi cùng nhau hát bài hát quen thuộc, chú mèo và chú chuột vờn đuổi nhau thật hấp dẫn, chuột chạy trước thì mèo đã ở ngay sau.

Một số bạn thì chọn cho mình một góc yên tĩnh ngồi nói chuyện, đọc sách hay thảo luận sôi nổi về một bài toán khó dưới gốc cây phượng già với những chùm hoa rực rỡ như ánh nắng mùa hạ ấm áp. Mặt các bạn lúc thì đăm chiêu, lúc lại giãn ra và nở nụ cười thật tươi khi khám phá được điều gì thú vị. Vài bạn khác đi với nhau theo từng nhóm, thong thả tản bộ trong khuôn viên trường, ngắm nhìn những đóa hoa đang thi nhau khoe sắc, lắng nghe tiếng hót líu lo của những chú chim đang chuyền cành trên cao. Ba tiếng trống lại vang lên, học sinh lần lượt vào lớp để chuẩn bị cho những tiết học tiếp theo dù vẫn còn lưu luyến. Sân trường một lần nữa lại chìm trong cái vẻ yên ắng, có lẽ cũng nhớ lắm tiếng cười giòn giã của đám học sinh tinh nghịch.

Quang cảnh sân trường giờ ra chơi thật đông vui và nhộn nhịp. Khung cảnh ấy cùng những trò chơi lí thú đã trở thành một kỉ niệm đẹp khó phai trong thời học sinh của em

TÍCH TỚ NHA

25 tháng 10 2018

BÀI LÀM KỂ TRUYỆN THÁNH GIÓNG BẰNG LỜI CỦA EM

Vào thời Hùng Vương có một đôi vợ chồng tuy đã già nhưng mãi chưa có con. Vào một buổi sáng sớm khi lên nương làm rẫy, chợt thấy một dấu chân rất to in trên mặt đất, bà sửng sốt kêu lên:
- Ôi! Dấu chân của ai mà to thế này!

Thấy kì lạ, bà đưa chân mình vào ướm thử, về nhà bà liền có thai. Chẳng giống như bình thường, bà mang thai 12 tháng mới sinh ra một bé trai và đặt tên là Gióng. Gióng lên ba tuổi mà chẳng biết nói biêt cười. Hàng xóm láng giềng xung quang bắt đầu dị nghị, lời ra tiếng vào, bàn tán về đứa trẻ kì lạ. Họ cho rằng bà thụ thai kì lạ nên đứa trẻ sinh ra cũng không được bình thường. Vào năm ấy, giặc n xâm lược nước ta. Quân giặc rất đông và hung hãn, đi đến đâu, chúng cướp bóc, tàn phá đến đấy. Quân của vua Hùng nhiều lần xuất trận nhưng không thể đánh thắng số lượng áp đảo của quân địch. Trước tình hình ấy, vua Hùng rất lo lắng, cử sứ thần đi khắp các vùng miền tìm người tài. Đến làng Phù Đổng, với lòng căm thù quân giặc sục sôi, ý chí bảo vệ đất nước mãnh liệt, người dân cả làng xin vua cho được đi đánh giặc. Không khí đánh giặc cứu nước lan tỏa khắp nơi nơi, mẹ Gióng vô cùng buồn rầu ao ước rằng giá như Gióng cũng bình thường như những người khác thì đã có thể xung quân đánh giặc. Lời ru của mẹ cất lên đầy tha thiết nhưng cũng đầy giục giã: “Làm trai đứng ở trên đời/ Sao cho xứng đáng giống nòi rồng tiên”. Những đứa trẻ khác thấy Gióng vẫn ngủ thì nói: “Gióng ơi dậy đi thôi! Cả làng Phù Đổng ta xin vua cho đi đánh giặc rồi đấy!”. Những lời nói ấy như có sức mạnh làm thức tỉnh con người ngủ quên trong Gióng, Gióng bỗng cất tiếng gọi mẹ xin cho đi đánh giặc: “ Mẹ ơi! Xin mẹ cho gọi sứ giả vào đây”. Mẹ Gióng vô cùng bất ngờ, chuyện quốc gia đại sự đâu phải trò đùa của trẻ con, nhưng Gióng vẫn cương quyết: “Xin mẹ hãy tin con, con có thể ra trận đánh giặc”. Mẹ Gióng đến gặp trưởng làng và mời sứ thần đến gặp Gióng. Gióng nói với sứ giá bằng giọng rõ ràng, dứt khoát: “Xin hãy nói với nhà vua làm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một cái áo giáp sắt”. Sứ giả ban đầu cũng hoài nghi, dù sao Gióng cũng chỉ là một đứa trẻ. Nhưng lúc ấy, có một con rồng không biết từ đâu bay đến rồi vút cao lên trời xanh, biết là điểm báo của trời, vội vàng về tâu lại với nhà vua. Từ hôm ấy, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không đủ, vươn vai trở thành một chàng trai khỏe mạnh, khôi ngô, tuấn tú. Những vật dụng cần thiết được mang đến, Gióng cùng trai tráng làng Phù Đổng ra trận đánh giặc. Đánh đến đâu, quân giặc khiếp sợ bỏ chạy đến đấy. Khí thế đang mạnh mẽ thì ngờ đâu kiếm gãy, Gióng nhanh trí nhổ một bụi tre bên đường, quật vào quân giặc tới tấp. Tướng giặc cùng đường phải giơ tay xin hàng, chiến thắng thuộc về nhân dân của nước Văn Lang. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Gióng bèn cởi toàn bộ giáp rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.

Để tưởng nhớ công ơn của Gióng, vua Hùng cho lập đền thờ ở quê nhà và phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Hàng năm, nhân dân vẫn tổ chức lễ hội để du khách thập phương tìm về bái lễ.

25 tháng 10 2018

là nhắm mắt lại rổi mở mắt ra thì 6 tiếng trôi qua.

25 tháng 10 2018

cứu người khỏi đám cháy

25 tháng 10 2018

cái đó thì bạn hỏi admin đi

chứ mình k biết

Học tốt

nha

Tích tớ nnha

25 tháng 10 2018

THông báo với bạn. Hiện nay  Admin đang Fix Và Update lại cho trang. Vì thế vẫn còn một số lỗi chưa được hoàn thiện. Mong bạn thông cảm ! Chúng mình hứa sẽ Update nhanh nhất có thể !

- Chúc bạn học tốt -

Ý nghĩa: Gậy sắt là vũ khí của những anh hùng nhưng khi cần thì cả cây cỏ cũng có thể thành vũ khí

25 tháng 10 2018

có hai trường hợp

1 nếu quần áo của em đã cũ thì như thế là tiết kiệm khong đúng

2 nếu em dã co quần ao đẹp thì như vậy là sai

25 tháng 10 2018

là tiết kiệm

25 tháng 10 2018

Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.

Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: Ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắn về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về đến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:

– Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi. – Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít.

Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em. Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.

25 tháng 10 2018
mình nghĩ hai đề cuối
25 tháng 10 2018

1. Bản đồ là hình thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay cả Trái Đất.

2.Tỉ lệ của một bản đồ địa lý là tỉ số giữa một khoảng cách đo trên bản đồ và khoảng cách ngoài thực địa.

3.Có 2 dạng tỉ lệ bản đồ đó là dạng tỉ lệ số và dạng tỉ lệ thước.

4.Có 3 loại loại kí hiệu bản đồ đó là kí hiệu điểm, kí hiệu đg, kí hiệu diện tích.

5.Vì bảng chú giải giúp chúng ta hiểu được nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu trên bản đồ.

Nhớ tck nha!Bạn nào thấy đúng nhé! học tốt