K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2020

  Thế kỷ 21 được xem là thế kỷ của biển và đại dương. Hầu hết các quốc gia có có biển (trong đó có Việt Nam) đều rất coi trọng phát triển kinh tế biển; đẩy mạnh khai thác không gian, mặt biển, tài nguyên, tiềm năng, lợi thế của biển để phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và đặc quyền kinh tế biển.

Việt Nam nằm bên bờ Biển Đông, có đường bờ biển dài trên 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền. Bình quân khoảng 1 km2 đất liền có xấp xỉ 4 km2 vùng lãnh hải; cứ 100 km2 đất liền có 1 km chiều dài bờ biển. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển có diện tích 208.560 km2, chiếm 51% tổng diện tích cả nước với dân số hơn 40 triệu người, chiếm gần 50% dân số cả nước.


Biển Việt Nam có trên 3.000 hòn đảo, phân bố tập trung ở ven bờ Tây Bắc Vịnh Bắc Bộ. Một số đảo ven bờ miền Trung và Tây Nam Bộ và 2 quần đảo ngoài khơi là quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Theo kết quả điều tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Diện tích đất dải ven biển chỉ tính các huyện tiếp giáp với biển có gần 6 triệu ha, trong đó đất nông nghiệp hơn 2 triệu ha, đất lâm nghiệp khoảng 1,8 triệu ha. Ở khu vực ven biển, rừng ngập mặn còn khoảng 250.000 ha phân bố ở vùng ven biển phía Nam và phía Bắc, riêng miền Trung rừng ngập mặn còn lại rất ít. Diện tích đầm phá phấn bố tập trung ở ven biển miền Trung từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Thuận, chiếm gần 40.000 ha. Đây là các thủy vực nông có bản chất môi trường nước lợ, mặn và là môi trường phát triển thủy sản rất tốt. Ngoài ra còn có khoảng 290.000 ha bãi triều và hàng vạn ha vùng cát phân bố dọc ven biển miền Trung.

Tài nguyên nước mặt ven biển Việt Nam phân bố trên phạm vi rộng dọc theo bờ biển từ Móng Cái đến Hà Tiên, với nhiều loại hình đa dạng phụ thuộc vào địa hình, địa mạo. Đặc điểm này đặt ra nhiều thách thức đối với công tác quản lý tài nguyên nước. Trữ lượng khai thác nước dưới đất vùng ven biển và trên các đảo lên đến hơn 14 triệu m3/ngày, thuộc diện tương đối dồi dào. Tuy vậy, do phân bố xen kẽ các phần diện tích nước mặn nên khó khai thác, song chất lượng nước ngầm ven biển đều đạt tiêu chuẩn cho phép.

Đặc biệt, các bể dầu khí ở thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được đánh giá là có triển vọng khai thác, với trữ lượng phát hiện khoảng 4 tỷ m3 dầu quy đổi (tính đến hết năm 2010). Khoáng sản ven bờ biển, trên các đảo cũng được đánh giá có triển vọng tốt, đã ghi nhận trên 300 mỏ và điểm quặng, điểm khoáng có hóa sắt; xác định trên 59 mỏ, điểm quặng titan.

Theo kết quả điều tra, đánh giá mới nhất: Ven biển Việt Nam có tổng trữ lượng hơn 600 triệu tấn quặng titan-ilmenit (bao gồm cả zircon, monazite…). Trữ lượng cát thủy tinh của 13 mỏ đã được thăm dò và đánh giá lên đến hơn 144 triệu m3. Vùng ven biển cũng là nơi tập trung nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng như đá vôi, xi măng, sét, đá ốp lát… Biểu hiện kết hạch sắt-magan, sa khoáng silmenit-zicon-monazite có casiterit và vàng đi kèm, phi kim loại, khí hydrate dưới đáy biển, vùng biển sâu cũng có tiềm năng lớn và khả năng khai thác.

Hiện trong vùng biển của nước ta cũng đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 hệ sinh thái điển hình, thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Trong tổng số các loài được phát hiện, có khoảng 6.000 loài động vật đáy, hơn 2.000 loài cá, 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 94 loài thực vật ngập mặn, 225 loài tôm biển, 14 loài cỏ biển, 15 loài rắn biển, 12 loài thú biển, 5 loài rùa biển và 43 loài chim nước.

Các rạn san hô, thảm cỏ biển, rong biển, rừng ngập mặn, thực vật phù du, động vật phù du, sinh vật đáy, cá biển, chim biển, thú biển và bò sát với nhiều loài có giá trị kinh tế cao, đã và đang được khai thác, phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển và trên các đảo. Đó là chưa kể đến tài nguyên vị thế của cảng biển, du lịch, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều… cũng đã được phát hiện, khai thác, sử dụng phục vụ phát triển kinh tế biển và quốc kế, dân sinh.

Riêng chất lượng nước ven biển, vùng cửa sông, ngoài khơi của Việt Nam nhìn chung còn tốt, đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ven biển. Các hệ sinh thái đặc thù như hệ sinh thái đảo, cồn cát, đất ngập nước, cửa sông, đầm nuôi thủy sản, rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn, đầm phá, vũng - vịnh, vùng triều… tạo nên sự đa dạng, phong phú của biển Việt Nam. Đây là những hệ sinh thái có giá trị kinh tế, giá trị bảo tồn được ghi nhận, góp phần đưa nước ta trở thành một trong những trung tâm đa dạng sinh học của thế giới.

1 tháng 5 2020

Biển Việt Nam còn có tiềm năng băng cháy-loại hình tài nguyên mới của thế giới; vùng ven biển còn chứa đựng tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như titan, zircon, thiếc, vàng, sắt, mangan, thạch cao, đất hiếm… ... Việt Nam cũng là 1 trong 12 quốc gia có các vịnh đẹp nhất thế giới là Vịnh Hạ Long, Vịnh Nha Trang.

26 tháng 4 2020

Đã bao giờ bạn ngồi đọc sách về lịch sử Việt Nam chưa? Đã bao giờ bạn nghĩ về các vị vua thời xưa chưa? Từ xưa đến nay, trải qua bao nhiêu năm lịch sử, trải qua bao đời vua chúa có anh minh, có tàn bạo, ta không thể không nhắc tới hai nhà quân sự tài ba, người lãnh đạo anh minh: vua Lí Thái Tổ (Lý Công Uẩn) và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

Tại sao họ lại được lưu truyền như vậy? Phải chăng vì họ là những người xuất chúng, tài ba lỗi lạc hay vì một lí do nào khác? Nhân dân ngàn đời lưu truyền tên tuổi của họ, hẳn họ phải có một cái gì đó mạnh, xuất thần nên mới thu phục lòng dân như vậy. Lý Công uẩn được nhân dân ta biết đến qua Chiêu dời đô và Trần Quốc Tuấn được biết đến qua Hịch tướng sĩ. Hai tác phẩm một chiếu, một hịch, phải chăng có sức mạnh gì ghê gớm đến như vậy?
 
Chiếu dời dô là một bài chiếu do Lý Công Uẩn biên soạn để thể hiện một tư tưởng muốn dời kinh đô. Tại sao ông phải đưa ra nhiều lập luận, lí lẽ như vậy? Sau những lập luận, lí lẽ ấy, ẩn sau cái dáng vẻ nghiêm nghị ấy, là một tấm lòng luôn luôn quan tâm đến việc chăm lo hạnh phúc lâu bền của muôn dân. Một ông vua tốt như vậy được nhân dân ca tụng quả không sai. Bình thường, việc gì nhà vua phải lo đến việc dời đô? Nếu như suy nghĩ của một số ông vua khác thì cho rằng dời đô là một việc tốn kém, rắc rối. Họ cho rằng sống đâu cũng vậy, miễn là trị dân tốt. Đúng, có thể là như thế. Nhưng nếu đặt kinh đố ở một nơi trung tâm trời đất, há chẳng phải mỗi khi các nước ngoài dòm ngó, khi nhìn thấy kinh đô vững chãi, binh lực sẵn sàng thì sẽ thấy sợ hãi mà không dám xâm lược sao? Việc dời đô quả là khó khăn nhưng để đem lại lợi ích cho dân muôn đời, Lý Công Uẩn đã không quản ngại và ông đã soạn ra Chiếu dời dô. Nhưng đâu phải nhà vua ra chiếu là bắt người dân phải dời đô theo ý chỉ. Ông còn hỏi han, nghe ngóng tình hình của các quan trong triều. Làm những việc này, trong thâm tâm Lý Công uẩn chỉ có một ý nghĩ là làm sao để lại cuộc sống no đủ cho nhân dân. Tại sao Lý Công Uẩn không ra chiếu rồi bắt người dân phải dời đô? Vì ông muốn những dự định ông đưa ra sẽ được nhân dân ủng hộ. Chỉ có như vậy thì việc cai quản dân mới gặp nhiều thuận lợi. Để dời đô, không phải là do bột phát tự tìm ra, tự nghĩ ra một nơi, mà do thăm dò, quan sát, suy nghĩ, Lý Công uẩn mới đưa ra được một quyết định đúng đắn. Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ vì nói đúng được ý nguyện của nhân dân, có sự kết hợp hài hoà giữa lí và tình. Không những là một ông vua anh minh, hết lòng quan tâm đến dân, Lý Công Uẩn còn là người thấu tình đạt lí, yêu dân như con, không tự ra quyết định sai lầm mà còn hỏi han ý kiến của quan, dân.
 
Nếu cho rằng Chiếu dời đô là một bài nghị luận có sức thuyết phục mạnh mẽ thì Hịch tướng sĩ cũng là một văn bản có lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn giàu cảm xúc, có sức thuyết phục cao. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một nhà quân sự tài ba, một vị anh hùng lỗi lạc. Ông viết bài hịch này dựa vào lời của cuốn Binh thư yếu lược, để thể hiện lòng căm thù giặc đến tột cùng, khơi dậy trong nhân dân ta sự đồng lòng, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc đến giọt máu cuối cùng. Trần Quốc Tuấn viết ra bài hịch, khơi dậy tinh thần yêu nước để nhân dân đứng dậy đấu tranh há chẳng phải là vì dân sao? Vì muốn đất nước được độc lập, nhân dân được no ấm sao? Một tướng lĩnh của nước Đại Việt không thể là một kẻ vì lợi ích riêng mà đẩy nhân dân tới chỗ chết. Trần Quốc Tuấn yêu dân, thương dân nên phải kiên quyết, mạnh mẽ, không chịu lùi bước. Dẫn chứng mà Trần Quốc Tuấn đưa ra trong bài hịch rất phong phú và được sắp xếp theo trình tự thời gian, rất thuyết phục, lí lẽ đưa ra sắc bén, sâu sắc. Quan tâm, lo cho dân không phải đơn giản chỉ là khuyên nhủ nhẹ nhàng mà là kiên quyết khích lệ lòng căm thù bằng việc kể ra tội của giặc, chúng đã sỉ nhục nước ta về tinh thần, vơ vét vật chất của nhân dân ta. Nếu cứ để cho bọn giặc dê chó đó đi nghênh ngang, uốn lưỡi cú diều sỉ nhục triều đình và sau đó chiếm đoạt đất nước thì chẳng phải nhân dân ta cam chịu làm nô lệ, kiếp trâu ngựa cho bọn chúng sao? Không chỉ có thế, Trần Quốc Tuấn ngoài phê phán còn không quên động viên binh sĩ tập luyện đánh giặc. Tác hại gì sẽ xảy ra khi nhân dân ta với thái độ nhìn chủ nhục mà không lo, thấy nước nhục mà không thẹn, đem nhạc thái thường đãi ngụy sứ mà không biết căm, hay vui thú vườn ruộng, hay quyến luyến vợ con, lo làm giàu, ham săn bắn,... Nếu chỉ vì yêu thương dân mà nhu nhược, để cho những sự việc trên cứ tiếp tục xảy ra thì đất nước rồi sẽ đi về đâu? Không, sống chết cũng phải chiến đấu, không thể để một lũ giặc đè đầu cưỡi cổ được. Trần Quốc Tuấn từ khuyên bảo, đã nêu ra những kỉ cương nghiêm khắc. Ông nêu ra dẫn chứng cực kì thuyết phục làm người nghe, người đọc thấu hiểu được tấm lòng. Ông làm những điều này không vi ai khác, đó là vì nhân dân. Ông cũng luôn luôn quan tâm đến việc chăm lo hạnh phúc lâu bền của nhân dân.
 
Hai triều đại, hai con người, hai trái tim lúc nào cũng hướng về một tương lai tươi sáng, tốt đẹp của nhân dân. Trong thâm tâm họ lúc nào cũng có một suy nghĩ: làm thế nào để dân giàu, nước mạnh, nhân dân đỡ đói khổ. Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn tuy không cùng sống trong một triều đại, cách làm cho dân giàu, nước mạnh của họ cũng khác nhau, nhưng trái tim luôn luôn rực sáng. Một người là lãnh đạo anh minh, một người là nhà quân sự tài ba, việc chăm lo hạnh phúc lâu bền cho muôn dân được họ đặt lên hàng đầu.
 
Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ đã trở thành những bản anh hùng ca muôn thuở về lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam, thể hiện chân dung thời đại, đồng thời cũng là hình ảnh của dân tộc Việt Nam trong những ngày đầu xây dựng đất nước. Nhưng trên hết, hai tác phẩm đó đã thể hiện được tấm lòng cao cả, thương dân như con của những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn - họ luôn quan tâm đến hạnh phức lâu bền của muôn dân.
 
Bằng sự kết hợp hài hoà giữa lí và tình, Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn đã có sức thuyết phục mạnh mẽ qua những dẫn chứng cụ thể được đưa ra (nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô) nhằm khẳng định đã có nhiều cuộc dời đô trong lịch sử. Theo ông, sự chuyển dời đó là điều rất nên làm vì nó sẽ là động lực mạnh mẽ giúp đất nước ngày một phồn vinh, nhân dân yên ấm. Vậy mà, hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ nhà Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, vận số ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Lo lắng cho cuộc sống của nhân dân, Lý Công Uẩn đưa ra một giải pháp thuyết phục, nên làm: đó là “dời đô”. Bằng nhãn quan của một vị vua có tầm vóc vĩ đại, lớn lao, Lý Công Uẩn đã quyết định chọn Đại La làm kinh đô. Đại La là vùng đất có đủ những nhân tố thiết yếu để trở thành “kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”, “ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, đất cao mà thoáng, dân cư không phải chịu cảnh ngập lụt”,... Có thương dân, lo cho dân thì Lý Công Uẩn mới phải ngày đêm “lao tâm khổ tứ”, suy nghĩ tìm ra vừng đất thay thê cho kinh đô Hoa Lư không còn thích hợp. Hoa Lư đă không còn thích hợp cho việc mưu toan nghiệp lớn, chăm lo cho cuộc sống yên ổn, lâu bền của nhân dân. Chiếu dời dô đã không đơn thuần chỉ là lời tuyên bố của một vị vua về vấn đề trọng đại của một dân tộc mà đã trở thành bài ca thể hiện lòng yêu dân của một vị vua anh minh. Những yếu tố mà Lý Công Uẩn đưa ra để quyết định việc chọn Đại La làm kinh đô đã thê hiện tầm nhìn xa trông rộng. Đại La có hướng “nhìn sông dựa núi”. Một vùng đất mà ở nơi đó, chính trị, quốc phòng, đều sẽ được bảo đảm. Và tất nhiên, dân cư sẽ có thể thuận lợi làm ăn, buôn bán, an cư lạc nghiệp ở vùng “đất cao mà thoáng, thế rồng cưộn hổ ngồi”. Lý Công Uẩn lo cho dân cả về đời sống vật chất và tinh thần, chăm lo cho hạnh phúc vững bền của muôn dân trăm họ. Ông lo cho dân vẫn phải chịu cảnh ngập lụt nếu kinh đô vẫn tiếp tục ở Hoa Lư. Có thương dân như con, luôn tận tụy vì cuộc sống của dân thì Lý Công Uẩn mới lo cho dân như vậy. Tóm lại, bằng Chiếu dời đô Lý Công Uẩn đã thể hiện một lòng thương yêu dân sâu sắc. Và việc dời đô lớn lao ấy đã trở thành một trong những công việc đầu tiên đặt nền móng cho sự nghiệp dựng nước, giữ nước, mở ra một trang sử mới của dân tộc.
 
Đến Hịch tướng sĩ, lòng thương dân đã trở thành lòng yêu thương binh sĩ. Hịch tướng sĩ không chỉ là một tác phẩm thể hiện “hào khí Đông A”, mà còn tiêu biểu như một minh chứng của thời gian về tấm lòng của một vị chủ tướng. Thấy giặc Mông - Nguyên tràn sang lăm le cướp nước, lo cho dân, Trần Quốc Tuấn đã “tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Hịch tướng sĩ không chỉ đơn thuần khích lệ binh sĩ đánh giặc, mà còn thể hiện lòng thương yêu dân sâu sắc, sự chăm lo cho cuộc sống hạnh phúc vững bền của muôn dân. Vì chăm lo cho cuộc sống vật chất, cuộc sống tinh thần của anh em binh sĩ, ông đã vẽ ra hai viễn cảnh: một là sự khổ trăm bề khi nước mất nhà tan, hai là khúc khải hoàn chiến thắng với cuộc sông đầy đủ, vui vẻ, ấm no. Đất nước mà mất thì bổng lộc chẳng còn, vợ con khốn khổ, phần mộ cha mẹ bị quật lên, gia thanh phải mang tiếng bại trận. Trần Quốc Tuấn đâu chỉ lo về đời sống vật chất, tinh thần mà ông còn lo cho cả danh dự của anh em binh sĩ. Phải yêu thương, chăm lo cho binh sĩ thì Trần Quốc Tuấn mới có cái nhìn sâu sắc đến thế. Trần Quốc Tuấn đã vạch rõ cho binh sĩ thấy về: nhục và vinh, thắng và bại, mất và còn, sống và chết, ông không chỉ lo cho anh em binh sĩ mà ông còn lo cho gia đình, tổ tiên, vợ con họ. Chừng đó thôi, cũng đủ để thấy tấm lòng của vị chủ tướng rồi. Ông còn vẽ ra một viễn cảnh huy hoàng của ngày chiến thắng với “bổng lộc đời đời hưởng thụ, vợ con được bách niên giai lão, tổ tông được thờ cúng quanh năm, trăm năm sau tiếng vẫn lưu truyền, tên họ cùng sử sách lưu thơm”. Tấm lòng của vị chủ tướng được thể hiện ở ngay trong cuộc sống hằng ngày: không có mặc thì cho áo, không có ăn thì cho cơm; quan nhỏ thăng chức, lương ít cấp bổng; đi thuỷ cho thuyền, đi bộ cho ngựa cho đến lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết; lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. Những hành động tưởng chừng như rất nhỏ nhặt, nhưng chính là những bằng chứng rõ ràng nhất về tấm lòng của vị chủ tướng với binh sĩ. Hịch tướng sĩ là một tác phẩm tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước cao đẹp nhất của thời đại chống Mông - Nguyên, đồng thời cũng là minh chứng cho lòng yêu thương binh sĩ của vị Tiết chế tài ba.
 
Tuy Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ được viết bởi hai trường hợp khác nhau, từ hai thời đại khác nhau nhưng đều có điểm tương đồng: đó chính là sự quan tâm đến hạnh phúc của muôn dân và đó cũng chính là nhân tố quan trọng nhất để hai tác phẩm dó sống mãi cùng thời gian. Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ là một kho báu quý giá, chân thực nhất về tấm lòng cao cả, lớn lao của những nhà lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn với dân, với nước.

K MK NHA

26 tháng 4 2020

K CHO MK IK

26 tháng 4 2020

a. Câu cầu khiến 

b. Câu trần thuật

c. Câu nghi vấn 

d. Câu cảm thán

A, CÂU CẦU KHIẾN 

B, CÂU TRẦN THUẬT 

C, CÂU NGHI VẤN 

D, CÂU CẢM THÁN

27 tháng 4 2020

Khi bước chân vào lớp một, chúng ta thường chỉ có suy nghĩ đơn giản: Học để được điểm chín, điểm mười, để về nhà được bố mẹ khen thưởng. Nhưng khi lớn dần, học cao lên, khó đi, mỗi chúng ta dù có ý thức hay vô thức, đều tự xác định cho mình mục đích của việc học, để từ đó có cơ sở phấn đấu vươn lên. Vậy, mục đích học tập như thế nào là đúng? Trước nhất, học là để hiểu biết, để có tri thức. Một đứa trẻ, từ chưa biết gì đến trường học đc học chữ, biết đc vì sao trái đất quay quanh mặt trời, hiểu đc lịch sử phát triển ''ngàn năm văn hiến'' của đất nước. Đứa trẻ ấy sẽ biết đc rằng, bể tri thức của con người thật bao la, rộng lớn biết bao, sẽ càng hăng say học tập,tìm hiểu để trở thành người có ích. Mục đích trước mắt, thực tế nhất là học để sau này ra ngoài xã hội có thể kiếm đc việc làm tốt, có thể tự lập, tự nuôi sống bản mình mà ko phải dựa vào người khác. Chúng ta bằng chính công sức, chính tri thức mà mình học đc từ trong nhà trường và trong cuộc sống, làm giàu cho chính mình và cx làm giàu cho xã hội. Có tri thức, chúng ta có thể tự khẳng định mình. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm về những gì mình đã làm, đó là điều ai cx mong muốn. Nhưng để làm được điều ấy ko phải dễ dàng. Đó là cả một quá trình rèn luyện, ko chỉ về trí tuệ mà còn cả về nhân cách.

~Chúc học tốt~

12 tháng 5 2020

Ôi! Học tập là gì? Đó là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Lớn lên đến trường phải học đọc, học viết, học những kiến thức tự nhiên và xã hội để trang bị cho mình những trí thức cần thiết trong cuộc sống nhằm giúp mình sau này có thể làm việc tốt bởi trẻ mà không học thì sẽ rất khó để chúng ta có thể vào đời một cách vững vàng. Khi trưởng thành lại cần phải học. Những kiến thức ta được học trong trường không chỉ là nền tảng cơ bản trong cuộc sống, khi bắt tay vào công việc thường nảy sinh ra nhiều vấn đề. Để giải quyết được ta phải tự học, tự nâng cao kiến thức. Hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật, văn hoá tri thức ngày càng phát triển, càng có nhu cầu đòi hỏi cao đối với con người. Nếu chúng ta ngừng học tập thì sẽ bị lạc hậu, tụt lùi, không đảm đương được các công việc được giao, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Không ngừng học tập thì mới trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội. Ngày nay, mỗi con người đều có cách học riêng của mình. Nhiều bạn rất chăm chỉ, cần cù và giành được những thành công lớn. Đã có biết bao những bạn học sinh đạt thành tích cao trong học tập. Họ luôn lấy gương các vị danh nhân, các bậc cha anh đi trước để noi gương theo. Như Lênin với câu nói "Học, học nữa, học mãi" hay nhà bác học Đácuyn lừng danh cũng nói rằng: "Bác học không có nghĩa là ngừng học". Học tập là một yếu tố quan trọng, không những giúp cho chính bản thân mỗi học sinh chúng ta có một tương lai tốt đẹp mà còn giúp cho đất nước ngày một giàu mạnh. Vì thế học sẽ không bao giờ là đủ và học tập là một việc vô cùng cần thiết đối với cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay.

27 tháng 4 2020

1

câu a là câu cầu khiến - hành động nói là yêu cầu đề nghị

câu b là câu phủ định-hành động nói là phủ định bác bỏ ý kiến

câu c là câu nghi vấn-hành động nói là hỏi

câu d là câu nghi vấn -hành động nói là hỏi

27 tháng 4 2020

2

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

 Câu nghi vấn có tác dụng thể hiện dòng hoài niệm và sự luyến tiếc của con hổ khi nhớ lại quá khứ huy hoàng của mình. Hổ tự hỏi chính mình thời quá khứ vàng son ấy nay còn đâu. Càng tự hỏi mình thì nó càng luyến tiếc quá khứ và cảm thấy hụt hẫng, buồn chán ở thực tại.

26 tháng 4 2020

Trong đoạn kết của Hịch tướng sỹ, Trần Quốc Tuấn đã viết "Nếu các người biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bộ sách này, trái với lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù". Theo em, thái độ của Trần Quốc Tuấn ở đây chính là thái độ dạy bảo kiên quyết của mình đối với các binh sĩ. Ông đưa ra 2 lựa chọn cho các binh sỹ rất rõ ràng, một là chuyên tâm đọc sách thì tức làm đang làm đúng theo đạo vua-tôi, còn nếu mà không đọc sách tức là kẻ nghịch thù, trái lời dạy bảo của Trần Quốc Tuấn. Sau những phân tích ở trên, lời kết này giống như một lời dạy bảo có tính cương quyết và đanh thép của vị chủ tướng tài ba, buộc các binh sĩ hiểu tâm tư của ông và từ đó, chuyên tâm rèn luyện binh đao, sẵn sàng sức mạnh tổng lực cho cuộc kháng chiến phía trước.  Đây chính là quan điểm vô cùng rành mạch và cương quyết của vị chủ tướng tài ba và nghiêm khắc này. Tóm lại, câu nói trên thể hiện được thái độ quả quyết và mong muốn binh sĩ rèn luyện sức mạnh trước cuộc kháng chiến.

26 tháng 4 2020

Ôi chao ! Mùa xuân đến rồi (câu cảm thán ) . Mùa xuân là mùa của muôn hoa nở rộ , chúng ta đã thêm được một tuổi xuân (câu trần thuật ). Trong mỗ chúng ta ai cũng thích mùa xuân có phải không ?(câu nghi vấn ) Mùa xuân , một năm mới đã đến chúng ta hãy quên đi những thứ không tốt đẹp của năm trước và chuẩn bị chào đón những thứ mới mẻ cho năm mới , ai cũng chúc nhau những lời hay ý đẹp không ai lại làm những điều không tốt vào những dịp này  ( câu phủ định ) .Vậy nên  chúng ta  hãy cùng nhau   chào đón một mùa  xuân  ấm áp nhé(câu cầu khiến )

26 tháng 4 2020

Vào giờ ra chơi, cô giáo đang chấm bài, Lan bước đến bên cô và nói:(1)
- Thưa cô, em có chuyện này muốn hỏi cô ạ. (2)
Cô ngoảnh lại, mỉm cười:(3)
- Em có gì muốn hỏi cô sao?(4)
Lan túng đáp:(5)
- Dạ thưa cô, bài toán này khó quá! (6)Cô có thể hướng dẫn cách làm cho em được không ạ? (7)
- Được rồi, chút nữa cô sẽ hướng dẫn em.(8)
Lan reo lên:(9)
- Ôi, Hay quá! (10). Em cảm ơn cô. (11)
- Bây giờ em về chỗ ngồi đi.(12)
Lan hớn hở trả lời: (13)
- Vâng ạ.(14)
* Xác định:
+ Câu cầu khiến: 12
+ Câu cảm thán: 6, 10
+ Câu nghi vấn: 4, 7
+ Câu trần thuật: 1, 2, 3, 5, 8, 9, 11, 13, 14 
Nguồn:Thieenn Dii

27 tháng 4 2020

có cái đầu buồi