K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 1 2019

Nhân vật Kiều Phương trong truyện ngắn " Bức Tranh Của Em Gái Tôi " là 1 cô bé vô tư , hồn nhiên và rất say mê hội họa .Cô bé cũng rất hiếu động , thường xuyên hay mày mò pha màu, vẽ tranh và làm bẩn của chính mình trong khi vẽ , vì thế được người anh trai đặt cho biệt danh là "Mèo " . Tài năng hội hoạ của Kiều Phương nhanh chóng được phát hiện , nó làm người anh trai không khỏi ghen tỵ nhưng ngược lại , tình cảm của cô bé dành cho anh mình khong hề thay đổi . 
Và điều ấy được chứng minh khi Kiều Phương quyết định quan sát tỉ mỉ người anh trai và vẽ lại chân dung anh của mình .Khi bức tranh được đoạt giải ,cô bé rất vui mừng , ôm choàng lấy cổ người anh trai .Còn người anh xấu hổ khi nhận ra điều ấy , song, nó cũng làm người anh nhận ra rằng ,em gái mình- Kiều Phương là 1 cô bé nhân hậu ,trong sáng , luôn yêu thương và tin tưởng vào phẩm chất tốt đẹp của anh trai mình .

23 tháng 1 2019

Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên, hiếu động, thích tìm tòi, khám phá. Đôi mắt to, trón và long lanh như hai hòn bi ve toát lên vẻ thông minh, tinh nghịch của tuổi thơ. Mái tóc dài, óng ả được Phương thắt hai bím trông rất dể thương và dịu dàng. Phương rất thích cười, mỗi khi cười dôi môi chúm chím, đỏ như anh đào để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp. Làn da trắng hồng càng làm cho gương mắt trái xoan thêm phần xinh đẹp.

Tâm trạng  của người  anh khi thấy em gái thích vẽ                                                              Tâm trạng của người anh khi thấy tài năng của en gái được phát hiện và khẳng định                                                                     

  Thở dài , trầm lặng , ko nói gì

=> Điều này cho thấy người anh

nghĩ mình ko có tài năng gì hết nên từ đó tự ti                                                                                                                                   

cảm giác của người anh chuyển từ ngỡ ngàng sang hãnh diện, sau đó là xấu hổ và nhận ra tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu của cô em gái mình.
22 tháng 1 2019

a) Tâm trạng của người anh trước khi phát hiện ra tài năng của em gái

- Gọi em là Mèo

- Thấy em pha chế màu vẽ : - tò mò ngạc nhiên

                                         - theo dõi em

=>Hai anh em rất yêu thương nhau

b) Tâm trạng của người anh khi phát hiện ra tài năng của em gái

- Bé Mèo có tài năng vẽ -> bố mẹ vui mừng, quan tâm và đầu tư cho em

- Anh: luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài

          gục xuống bàn khóc

         không thể thân với em như trước, hễ em làm việc gì sai là gắt um lên

        xem trộm tranh của em rồi thở dài

-> Anh cách xa em, không còn thương em và bao dung với em nhu trước nữa. Anh cảm thấy buồn, tủi thân, bất tài.

c) Tâm trạng của người anh khi em gái đoạt giải.

- Đẩy em ra

- Đứng trước bức tranh : giật sững người, bám chặt tay mẹ

- Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ

-> Miêu tả diễn biến, tâm lý nhân vật rất tinh tế

=> Người anh nhận ra sai lầm của mình và đồng thời thấy được tâm hồn trong sáng và sự nhân hậu của người em.

Cái này là cô mik dạy rồi đấy, bạn xem thử coi lấy đc ý gì ko nhé

Ai thấy đúng nhớ kick

Bài làm

Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp để lại và bay thẳng về trời: người anh hùng không ở lại vì không cần nhân dân trả ơn, vì không cần danh vị ở đời.
Thánh Gióng đó là người trời sau xuống để cứu dân nay phải trở lại Trời, tác giả muốn nêu cao một gương mặt anh hùng vô tư, còn muốn qua chi tiết đó, để cai tính bất tử của nhân vật.

# Chúc bạn học tốt #

21 tháng 1 2019

Sau khi đánh tan giặc quân giặc, đất nước được yên bình, Gióng đã hoàn thành xong sứ mệnh của mình, chàng trai đã không ở lại để hưởng vinh hoa phú quý mà cùng ngựa sắt bay về trời. Để tưởng nhớ công lao của Gióng, Vua đã ra lệnh lập đền thờ, truy phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Gióng được nhân dân gọi với cái tên Thánh Gióng đã trở thành một người anh hùng bất tử, được nhân dân ta đời đời ngưỡng mộ và biết ơn .

hok tốt

Bài làm

Truyện cổ dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và luôn mang trong mình một vẻ đẹp của tinh thần nhân văn cao quý. Câu chuyện, cảnh vật, con người... được nói đến trong truyện cổ dân gian rất gần gũi, thân thiết với cuộc sống vật chất và tâm hồn của mỗi con người Việt Nam chúng ta. Từ truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích cho đến truyện cười, truyện ngụ ngôn,... mỗi truyện đều có một sắc thái riêng, ý vị riêng và thật đáng yêu, đáng nhớ.
Thánh Gióng là một trong những truyện cổ phản ánh sức mạnh Việt Nam từ thuở bình minh của dân tộc vào thời đại vua Hùng Vương thứ 6. Hơn thế nữa, Thánh Gióng còn là một truyện cổ tràn đầy tinh thần yêu nước với hình tượng nghệ thuật đẹp, được xây dựng bằng một tầm vóc cao cả, kì vĩ
Trước hết, truyện Thánh Gióng tràn đầy tình yêu nước - đất nước Văn Lang thân yêu bị giặc Ân xâm lăng. Thế giặc như sóng dữ tràn tới. Làng xóm ta bị giặc đốt phá, nhân dân ta bị giặc tàn sát dã man. Nhà vua kêu gọi bậc hiền tài ra đánh giặc cứu nước. Mới lên ba tuổi, Gióng đã đứng lên ứng nghĩa, đáp lại lời kêu gọi của non sông. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói yêu nước, nêu cao khí phách anh hùng, quyết tâm đánh giặc, đền ơn vua, trả nợ nước. Một tiếng nói vang dội núi sông đến muôn đời:
- Nhà ngươi hãy về tâu với Đức vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt, một áo giáp sắt, ta sẽ đánh tan lũ giặc này!
Sau khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không no, áo mới may mặc đã chật. Nhà mẹ Gióng lại rất nghèo. Cả làng thương Gióng, bà con đem cơm gạo, lụa vải đến để nuôi Gióng. Tình tiết ấy nói lên rằng, khi Tổ quốc lâm nguy, nhân dân ta đã biết đoàn kết một lòng, đem nhân tài, vật lực ra đánh giặc cứu nước.
Trên chiến trường, Gióng thúc ngựa sắt xông vào lũ giặc. Ngựa sắt phun lửa. Gióng vung roi sắt đánh cho giặc Ân tơi bời, kinh hồn bạt vía.
Roi sắt gãy khi trận đánh đang diễn ra ác liệt. Gióng mưu trí nhố tre làm vũ khí quật vào quân cường bạo. Giặc chết như ngả rạ. Gióng đã biến cái gộc tre bình dị thành vũ khí vô cùng lợi hại để tiêu diệt kẻ thù.
Hình ảnh người con trai làng Gióng xông pha giữa rừng tên mũi giáo của giặc Ân, lúc thì vung roi sắt đánh giặc, lúc thì nhổ tre quật giặc đã thể hiện tinh thần chiến đấu quả cảm, mưu trí vô song và sức mạnh vô địch của người anh hùng dân tộc trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.
Đánh tan giặc, Gióng cùng ngựa sắt bay về trời. Vua sai lập đền thờ, truy phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Thánh Gióng đã trở thành một người anh hùng bất tử, được nhân dân ta đời đời ngưỡng mộ và biết ơn.
Có thể nói, chàng trai làng Gióng là một anh hùng thần thoại, cuộc đời lấp lánh chiến công. Truyện Thánh Gióng mãi mãi là bài ca yêu nước, thể hiện sức mạnh quật khởi của dân tộc ta.
Thánh Gióng còn là một truyện cổ thần kì có hình tượng nghệ thuật tuyệt đẹp. Từ dấu chân người khổng lồ trên ruộng cà, đến cái vươn vai của chú bé làng Gióng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt đã thể hiện một cách hào hùng bước đi lên của lịch sử dân tộc và sức mạnh vươn mình của đất nước ta trước họa xâm lăng. Ngựa sắt phun lửa, hí vang trời. Gióng vung roi sắt đánh giặc, nhổ tre quật vào đầu giặc tơi bời, truy kích đến chân núi Sóc Sơn thì giặc tan. Gióng cởi áo giáp sắt mắc lên cành cây, Gióng cùng ngựa sắt bay lên trời. Những hình tượng tuyệt đẹp ấy nói lên trí tưởng tượng kì diệu, ca ngợi tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nhân dân ta.
Truyện Thánh Gióng vừa có hình tượng tuyệt đẹp, vừa tràn đầy tinh thần yêu nước, căm thù giặc. Hình tượng Thánh Gióng đánh giặc và thắng giặc tượng trưng cho lòng yêu nước mãnh liệt và sức mạnh anh hùng quật khởi của đất nước và con người Việt Nam.
Truyện Thánh Gióng bồi đắp tâm hồn tuổi thơ niềm tự hào dân tộc. Thánh Gióng đã đem đến cho ta giấc mơ đẹp:
"Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng

Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân

Cưỡi llưng ngựa sắt bay phun lửa

Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân!"



# Chúc bạn hpọc tốt #

21 tháng 1 2019

Một trong những truyền thuyết thu hút nhất đối với em là truyện Thánh Gióng. Em rất ấn tượng với những chi tiết nói về việc Thánh Gióng ra trận diệt giặc.

Thật tuyệt vời khi một cậu bé không biết đi, chẳng biết nói, biết cười lại trở thành một tráng sĩ khổng lồ, có thể giáng xuống bọn giặc những đòn như sấm sét. Óc tưởng tượng của dân gian kì diệu thật: cứ hắt hơi một lần lại vươn vai một cái, mỗi cái vươn vai lại cao thêm hàng thước. Trước nguy cơ nước mất nhà tan, dân tộc ta đã cùng nhau góp sức và trưởng thành mau chóng như thế để đánh giặc giữ nước.

Hình tượng ngựa sắt phun lửa cũng vậy. Ngọn lửa căm thù tội ác quân giặc của nhân dân đã nung nấu và đến khi bộc phát ra, sẽ mạnh mẽ, dữ dội vô cùng, đủ sức thiêu đốt bọn xâm lược ra tro. Chi tiết nhổ tre quật giặc cũng rất thú vị. Rõ ràng đây là vũ khí lâu đời của dân ta. Chi tiết này em thấy rất thực. Thời kì đầu đánh Pháp, “gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù” (Thép Mới).

Thật tự hào biết bao cho dân tộc, khi những em nhỏ lên ba cũng gồng mình lên cứu nước, khi cây tre thô sơ khắp làng mạc bản mường cũng góp phần diệt thù. Thật kì là trí tưởng tượng của dân gian đã sáng tạo được những hình tượng hoành tráng đến như vậy.

Ý nghĩa đặc biệt sâu sắc của hình tượng ấy là ở chỗ nó rất thực, nó kết tinh được truyền thống đánh giặc từ thuở bình minh dựng nước của dân tộc ta. Một dân tộc mà từ thuở xa xưa đã có những trang anh hùng cứu nước lên ba như Thánh Gióng, ngày nay vẫn dào dạt mạch nguồn yêu nước từ tuổi nhỏ thể hiện ở những Kim Đồng, Lê Văn Tám. "

Đất nước ngày nay sạch bóng quân thù. Em nghĩ đến cái vươn vai của dân tộc ta sẽ có được trong những năm tới, đưa dân tộc đến ấm no, sung

20 tháng 1 2019

Những câu chuyện có thật ở quê Bình Dương
Mình sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Bình Dương, mà trước kia còn nằm chung với Bình Phước có tên là Sông Bé. Nơi mình sống củng không xa trung tâm Bình Dương cho lắm, nơi này bây giờ đã được công nghiệp hóa nhiều nhưng vẩn còn những rừng cao su bạc ngàn.
Và những câu chuyện mình sắp kể sau đây được người những người thân của mình kể lại, xung quanh mãnh đất quê hương này.
Mình được nghe thế nào thì kể lại như thế thôi, củng không giỏi viết văn, nên có những chi tiết không thể miêu tả hay được. Các bạn thong cảm.
Phần 1: Vườn Cám
Vào cuối những năm 80 đầu những năm 90 thời đó nhà ai có ti vi là một gia tài lớn, mặc dù chỉ là tivi trắng đen thôi. Lúc ấy nhà bà Bảy ở xóm trên mua được cái tivi trắng đen và đêm đêm mọi người trong xóm lại kéo nhau qua nhà bà Bảy để được xem những bộ phim kiếm hiêp Kim Dung. Nhà ngoại mình thì củng không ngoại lệ, tối đến là cả nhà cùng với mấy người hàng xóm kéo nhau đi lên nhà bà Bảy coi phim. Lúc ấy mình tả là cái xóm nghe nó củng nhộp nhịp nhưng thật ra chẳng được chục cái nóc nhà. Mà nhà này cách rất xa nhà kia bằng những hàng cây, những bụi tre rậm rạp. Và cái ngày định mệnh củng đến, hôm đó bà ngoại mình bận việc gì đó không đi xem truyền hình như mọi khi, chỉ có mẹ mình (lúc này bà chỉ khoảng đôi mươi), cậu Năm (em của mẹ mình) và cô Lịch củng bằng tuổi mẹ mình và một vài người trong xóm nữa đi lên nhà bà Bảy. Sau khi xem hết phim lúc đó củng hơn 10h mọi người kéo nhau ra về.
Từ nhà bà Bảy về nhà ngoại thì khoảng 2km, phải đi ngang qua một đoạn đường vắn tanh và ở đây người ta gọi là Vườn Cám lúc trước lính chết trận ở đây rất nhiều, không ai dám khai thác hay xây nhà ở đây cả, từ nhà bà Bảy ra đoạn đường này khoảng 500m thì mấy người đi chung nhà ai nấy về hết rồi vì nhà người ta củng gần nhà bà Bảy, lúc này chỉ còn mẹ mình, cậu Năm và cô Lịch cứ bước đi lặng lẽ vào khúc đường ấy. Con đường quen thuộc nhưng mà sao hôm nay đáng sợ như thế, dưới ánh trăng mờ mờ những hàng cây ven đường như là những con quái vật khổng lồ đang vồ bắt con mồi đi ngang qua nó. Cậu Năm mình đi trước tự dưng dừng lại rồi nói – Có cái gì tròn tròn lăn qua lăn lại đằng trước kìa. Mẹ mình và cô Lịch mới nhìn lên, dưới ánh trăng mờ ảo cả ba người như đứng hình, dưới mặt đường là một cái đầu người tóc ngắn chắc là đầu của đàn ông không nhìn rõ mặt vì lúc đó tối và ai mà dám nhìn kĩ vào cái thứ quái dị đó, nó không có thân, không có tay chân gì cả, đang lăn từ bên đây đường qua bên kia đường. Lúc ấy không chạy qua được vì cái vật thể kì dị ấy đã chắn ngang đường. Mà quay lại củng không được vì đi gần hết khu vực này rồi, bây giờ mà vô trong đó lại thì ai biết còn gặp cái gì khủng khiếp hơn nữa. Ba người chỉ biết đứng im nín thở ko ai dám thốt ra câu nào. Cái đầu ấy nó lăn dưới đất rồi nó bay từ từ lên, nó càng bay lên cao nó càng to ra. Cho tới khi nó bay cao qua khỏi đầu người thì cậu Năm mình nói bây giờ đếm 1 2 3 nắm tay nhau lại và chạy. Rồi cứ thế ba người chạy nhanh qua cái đầu kì dị ấy. Cũng chẳng biết là nó có đuổi theo không, cứ thế mà chạy một mạch về tới nhà. Và từ hôm đó ba người không dám đi qua con đường đó vào buổi tối nữa.

20 tháng 1 2019

Những câu chuyện có thật ở quê Bình Dương
Mình sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Bình Dương, mà trước kia còn nằm chung với Bình Phước có tên là Sông Bé. Nơi mình sống củng không xa trung tâm Bình Dương cho lắm, nơi này bây giờ đã được công nghiệp hóa nhiều nhưng vẩn còn những rừng cao su bạc ngàn.
Và những câu chuyện mình sắp kể sau đây được người những người thân của mình kể lại, xung quanh mãnh đất quê hương này.
Mình được nghe thế nào thì kể lại như thế thôi, củng không giỏi viết văn, nên có những chi tiết không thể miêu tả hay được. Các bạn thong cảm.
Phần 1: Vườn Cám
Vào cuối những năm 80 đầu những năm 90 thời đó nhà ai có ti vi là một gia tài lớn, mặc dù chỉ là tivi trắng đen thôi. Lúc ấy nhà bà Bảy ở xóm trên mua được cái tivi trắng đen và đêm đêm mọi người trong xóm lại kéo nhau qua nhà bà Bảy để được xem những bộ phim kiếm hiêp Kim Dung. Nhà ngoại mình thì củng không ngoại lệ, tối đến là cả nhà cùng với mấy người hàng xóm kéo nhau đi lên nhà bà Bảy coi phim. Lúc ấy mình tả là cái xóm nghe nó củng nhộp nhịp nhưng thật ra chẳng được chục cái nóc nhà. Mà nhà này cách rất xa nhà kia bằng những hàng cây, những bụi tre rậm rạp. Và cái ngày định mệnh củng đến, hôm đó bà ngoại mình bận việc gì đó không đi xem truyền hình như mọi khi, chỉ có mẹ mình (lúc này bà chỉ khoảng đôi mươi), cậu Năm (em của mẹ mình) và cô Lịch củng bằng tuổi mẹ mình và một vài người trong xóm nữa đi lên nhà bà Bảy. Sau khi xem hết phim lúc đó củng hơn 10h mọi người kéo nhau ra về.
Từ nhà bà Bảy về nhà ngoại thì khoảng 2km, phải đi ngang qua một đoạn đường vắn tanh và ở đây người ta gọi là Vườn Cám lúc trước lính chết trận ở đây rất nhiều, không ai dám khai thác hay xây nhà ở đây cả, từ nhà bà Bảy ra đoạn đường này khoảng 500m thì mấy người đi chung nhà ai nấy về hết rồi vì nhà người ta củng gần nhà bà Bảy, lúc này chỉ còn mẹ mình, cậu Năm và cô Lịch cứ bước đi lặng lẽ vào khúc đường ấy. Con đường quen thuộc nhưng mà sao hôm nay đáng sợ như thế, dưới ánh trăng mờ mờ những hàng cây ven đường như là những con quái vật khổng lồ đang vồ bắt con mồi đi ngang qua nó. Cậu Năm mình đi trước tự dưng dừng lại rồi nói – Có cái gì tròn tròn lăn qua lăn lại đằng trước kìa. Mẹ mình và cô Lịch mới nhìn lên, dưới ánh trăng mờ ảo cả ba người như đứng hình, dưới mặt đường là một cái đầu người tóc ngắn chắc là đầu của đàn ông không nhìn rõ mặt vì lúc đó tối và ai mà dám nhìn kĩ vào cái thứ quái dị đó, nó không có thân, không có tay chân gì cả, đang lăn từ bên đây đường qua bên kia đường. Lúc ấy không chạy qua được vì cái vật thể kì dị ấy đã chắn ngang đường. Mà quay lại củng không được vì đi gần hết khu vực này rồi, bây giờ mà vô trong đó lại thì ai biết còn gặp cái gì khủng khiếp hơn nữa. Ba người chỉ biết đứng im nín thở ko ai dám thốt ra câu nào. Cái đầu ấy nó lăn dưới đất rồi nó bay từ từ lên, nó càng bay lên cao nó càng to ra. Cho tới khi nó bay cao qua khỏi đầu người thì cậu Năm mình nói bây giờ đếm 1 2 3 nắm tay nhau lại và chạy. Rồi cứ thế ba người chạy nhanh qua cái đầu kì dị ấy. Cũng chẳng biết là nó có đuổi theo không, cứ thế mà chạy một mạch về tới nhà. Và từ hôm đó ba người không dám đi qua con đường đó vào buổi tối nữa.

20 tháng 1 2019

Dường như hòa cùng sự mải miết học tập trong suốt năm của chúng em, hàng phượng vĩ cũng cần mẫn vươn rộng những cánh tay che mát cho con đường dẫn vào trường. Đến kì nghỉ hè, những nàng phượng vĩ mới dịp phô này vẻ đẹp của mình với những nghệ sĩ ve sầu trong dàn hợp xướng mùa hạ.

Từ xa trông lại, hàng phượng vĩ như đôi môi đỏ tươi của bầu trời. Những thân hình cao lớn, xếp hàng thẳng tắp nhưng khi chúng em xếp hàng vào lớp. Người mẹ thiên nhiên đã đã khoác cho chúng những chiếc áo giáp cứng cáp khiến mỗi thân cây như một chàng hiệp sĩ, luôn bảo vệ cho nàng công chúa hoa phượng đang khoe sắc. Những chiếc lá cũng tươi hơn, xanh hơn, nâng đỡ những chùm hoa. Những tia nắng mùa hè rọi ánh vàng rực rỡ khiến sắc đỏ của hoa phượng thêm sáng, thêm tươi. Hàng phượng vĩ như một nhóm nhạc thỉnh thoảng lại cất cao giọng hát. Một âm thành du dương, khi trầm khi bổng nhưng rất đều. Có một tiết mục trình diễn làm vui tai học trò chúng em là nhờ những chú ve. Hàng trăm chú ve nhỏ náu mình trong những cành cây phượng và mải miết hòa tấu cho dàn đồng ca. Mặt đường như ngập tràn tiếng nhạc ve ngân. Tiếng ve gọi những nụ hoa phượng còn e thẹn náu mình trong chiếc vỏ non xanh thức dậy, thưởng thức tiếng nhạc và khoe sắc. Hàng phượng vĩ và những chú ve như đôi bạn thân thiết mỗi dịp hè về. Tình bạn này thật đáng yêu biết mấy.

Tiếng ve .. ve … ve… âm thành gọi mùa hè. Hoa phượng vĩ khoe sắc cũng báo hè sang. Mùa hè cũng vì vậy mà rực rỡ sắc màu hơn, tươi thắm hơn. Hoa phượng cùng tiếng ve luôn gắn bó với tuổi học trò chúng em.

Tớ tả lẫn luôn 2 bài đấy ! ( ve và hàng vĩ )

tk nhá !

20 tháng 1 2019

Mùa hè, thứ đẹp nhất là những cây phượng vĩ và tiếng ve. Suốt năm học, hàng phượng vĩ đứng trầm ngâm, dang rộng vòng tay che mát con đường đi vào trường. Và đến mùa hè, những cây phượng vĩ khoe vẽ đẹp rực rỡ của mình với những chú ve đang hòa mình vào một dàn đồng ca mùa hạ.

Từ xa nhìn lại, hàng phượng vĩ như dải lụa đỏ thắm đang uốn lượn giữa bầu trời. Lại gần mới thấy các cây phượng vĩ thật cao lớn, chúng xếp thành từng hàng đều tăm tắp như khi chúng em xếp hàng chào cờ. Thân hình nó vạm vỡ, to lớn đến nổi vòng tay của hai bạn học sinh mới ôm được. Ở ngoài nó mặc một lớp áo giáp dày như một chàng hiệp sĩ đang che chắn những nàng công chúa hoa phượng khoe sắc thắm với những cậu lá non xanh tươi. Lúc này, những tia nắng rực rỡ của mùa hè chiếu vào khiến hoa phượng càng thêm sáng tươi. Trên những cành phượng, những nghệ sĩ ve đang hòa tấu thành một dàn đồng ca mùa hạ. Trên cao, những cây phượng thỉnh thoảng lại tạo thành một khúc nhạc hay nhờ gió. Hai thứ âm thanh đó hòa lại với nhau, tạo thành một âm thanh du dương, khi trầm khi bỗng rất êm tai. Dưới tán lá xanh tươi, những chú ve giấu mình và đang mải miết trình diễn các tiết mục của mình cho mùa hè yên tĩnh trở nên rực rỡ sắc màu. Cả sân trường như ngập tràn tiếng ve ngân. Những nhạc sĩ ve dùng các bản nhạc của mình để đánh thức những nụ hoa phượng còn e thẹn giấu mình dưới tán lá xanh non cùng khoe sắc và hòa vào không khí rộn ràng trên hàng hoa phượng vĩ. Hàng phượng vĩ và tiếng ve như những người bạn thân của màu hè, chúng cùng làm nỗi bật vẽ đẹp của nhau.

Tiếng ve kêu: "Ve...Ve...Ve...", âm thanh báo hiệu mùa hè đã đến. Hoa phượng vĩ khoe sắc cho chúng em biết rằng sắp được nghĩ hè. Mùa hè nhờ có hoa phượng và tiếng ve nên thật rộn ràng, rực rỡ tươi thắm. Hoa phượng và tiếng ve là những người bạn thân thiết với tuổi học trò chúng em.

20 tháng 1 2019

k cho mình nha

20 tháng 1 2019

Phân tích và nêu cảm nghĩ về truyền thuyết Thánh Gióng

Truyện cổ dân gian Việt Nam vô cùng phong phú, mang vẻ đẹp nhân văn tuyệt vời, Câu chuyện, cảnh vật, con người… được nói đến trong truyện cổ dân gian rất gần gũi, thân thiết với cuộc sống vật chất và đời sống tâm hồn của mỗi con người Việt Nam chúng ta. Truyện thần thoại, truyền thuyết, truyện cười, truyện ngụ ngôn,… mỗi truyện có một sắc thái riêng, ý vị riêng, thật đáng yêu và đáng nhớ.

"Thánh Gióng" là một trong những truyện cổ phản ánh sức mạnh Việt Nam từ thuở bình minh dân tộc vào đời Hùng Vương thứ 6. Đúng như có ý kiến đã cho rằng:

"Thánh Gióng là một truyện cổ tràn đầy tinh thần yêu nước và hình tượng nghệ thuật tuyệt đẹp".

1. Truyện "Thánh Gióng" tràn đầy tinh thần yêu nước – Đất nước Văn Lang thân yêu bị giặc Ân xâm lăng. Thế giặc như sóng dữ tràn tới. Làng xóm ta bị giặc đốt phá. Nhân dân ta bị giặc tàn sát dã man. Nhà vua kêu gọi các bậc hiền tài ra đánh giặc cứu nước. Mới lên 3 tuổi, Gióng đã ngồi dậy ứng nghĩa,đáp lời kêu gọi của non sông. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói yêu nước, nêu cao khí phách anh hùng, quyết tâm đánh giặc, đền ơn vua trả nợ nước. Một tiếng nói vang dội núi sông đến muôn đời:

"Nhà ngươi hãy về tâu với Đức rua đúc cho ta một con ngựa săt, một chiếc roi sắt, một áo giáp sắt, ta sẽ đánh tan lũ giặc này!".

Sau khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không no, áo mới may mặc vào đã chật. Nhà mẹ Gióng rất nghèo. Cả làng thương Gióng, bà con đem cơm gạo, lụa vải đến để nuôi Gióng. Tình tiết ấy nói lên Tổ quốc lâm nguy, nhân dân ta đoàn kết một lòng, đem nhân tài, vật lực ra đánh giặc cứu nước.

Trên chiến trường, Gióng thúc ngựa sắt xông vào 10 giặc. Ngựa sắt phun lửa. Gióng vung roi sắt đánh cho giặc Ân tơi bời, kinh hồn bạt vía! Như câu ca còn lưu truyền:

"Đứa thì sứt mũi, sứt tai,

Đứa thì chết nhóc bởi gai tre ngà".

Roi sắt gãy khi trận đánh đang diễn ra ác liệt. Gióng mưu trí nhổ tre làm vũ khí quật vào quân cường bạo. Giặc chết như ngả rạ. Gióng đã biến cái gốc tre bình dị thành vũ khí vô cùng lợi hại để tiêu diệt quân xâm lược.

Hình ảnh người con trai làng Gióng xông pha giữa rừng tên mũi giáo của giặc Ân, lúc thì vung roi sắt đánh giặc, lúc thì nhổ tre quật giặc đã thể hiện tinh thần chiến đấu quả cảm, mưu trí vô song và sức mạnh vô địch của người anh hùng dân tộc trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.

Đánh tan giặc, Gióng cùng ngựa sắt bay về trời. Vua sai lập đền thờ, truy phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Sự việc ấy nói lên Thánh Gióng là một anh hùng bất tử được nhân dân ta đời đời ngưỡng mộ và biết ơn.

Có thể nói, chàng trai làng Gióng là mội anh hùng thần thoại, cuộc đời lấp lánh chiến công. Truyện "Thánh Gióng" mãi mãi là bài ca yêu nước thể hiện sức mạnh quật khởi của dân tộc ta.

2.  ''Thánh Gióng" là một truyện cổ thần kì có hình tượng nghệ thuật tuyệt đẹp. Từ cái dấu chân người khổng lổ trên ruộng cà đến cái vươn vai của chú bé làng Gióng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt đã thể hiện hào hùng bước đi lên của lịch sử dân lộc và sức mạnh vươn mình của đất nước ta trước họa xâm lăng. Ngựa sắt phun lửa, hí vang trời. Gióng vung roi sắt đánh giặc, nhổ tre quật vào đầu giặc tơi bời, truy kích đến chân núi Sóc Sơn thì giặc tan. Gióng cởi áo giáp sắt mắc lên cành cây. Gióng cùng ngựa sắt bay lên trời. Những hình tượng ấy rất thần kì, tuyệt đẹp nói lên trí tưởng tượng kì diệu ca ngợi tinh thần quyết chiến quyết thắng của nhân dân ta.

Truyện "Thánh Gióng" không chỉ có hình tượng tuyệt đẹp, mà còn tràn đầy tinh thần yêu nước. Hình tượng Thánh Gióng đánh giặc và thắng giặc tượng trưng cho lòng yêu nước mãnh liệt và sực mạnh anh hùng quật khởi của đất nước và con người Việt Nam.

Truyện "Thánh Gióng" bồi đắp tâm hồn tuổi thơ niềm tự hào dân tộc. Thánh Gióng đã đem đến cho ta giấc mơ đẹp, như Tố Hữu đã viết:

"Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng.

Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân

Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa

Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân”.

20 tháng 1 2019

Phân tích và nêu cảm nghĩ về truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh

Cả hai đều rất tài giỏi khiến cho vua Hùng rất khó chọn, chỉ còn cách bắt hai chàng sắm lễ vật quý hiếm đê kén rê va nói “Hễ đến ngày mai, thần nào mang sính lễ của lạ vật quý đến trước thì sẽ được làm lễ chạm mặt, ta khắc gả cho”. Cả Sơn Tinh và Thủy Tinh đều có thê tìm kiếm những sính lễ của lạ vật quý đó nhưng vì Sơn Tinh mang đến trước nên đã có được Mị Nương. Thủy tinh vì đến chậm mà mất người đẹp nên vô cùng tức giận, quyết đánh Sơn Tinh đê giành lại Mị Nương, Thủy Tinh hành xử như một kẻ thất phu cường bạo nơi trần gian.

Ngay sau đó là cuộc giao đấu của hai chàng trai, Thủy Tinh làm mưa to gió lớn, sấm sét ầm ầm, dâng nước đánh Sơn Tinh, hàng vạn các loài thủy quái thuồng luồng, cá sấu, rắn rết xông lên, mây đen bao phủ đất trời, ai nấy đều rùng mình kinh hãi. Về phía Sơn Tinh, cùng với quân sĩ của mình đóng cọc chắn sóng, ném đá san đất xuống sông, Thủy Tinh dâng nước cao lên bao nhiêu thì Sơn Tinh lại nâng núi cao lên bấy nhiêu. Chi tiết này đã thể hiện được sức mạnh vô địch của Sơn Tinh và sự thất bại thảm hại của Thủy Tinh.

Thủy tinh thua cuộc nhưng vì oán nặng thù sâu không quên được mà hàng năm lại kéo quân đến đánh Sơn Tinh hòng đòi lại người đẹp. Chính vì vậy mà theo quy luật hàng năm các trận thủ quái ở miền bắc nước ta đã gây ra mưa lớn, lũ lụt tàn phá nặng nề. Hình ảnh những ngọn núi cứ lên cao cao mãi của Sơn Tinh là điều kì diệu, thể hiện ước mơ của người Việt xưa muốn có sức mạnh thần kì để chiến thắng được thiên tai. Cách giải thích về hiện tượng mưa bão lũ lụt trên miền đất Văn Lang ấy thật hồn nhiên nhưng vẫn không mất đi tính hiện thực bay bổng. Mặc dù Thủy Tinh vẫn hàng năm đánh Sơn Tinh, bão lũ cứ theo quy luật mà xảy ra nhưng song song với nó là công cuộc đắp đê xây thành lũy phòng chống bão lũ của nhân dân ta luôn được tiến hành. Đó là ý chí quật cường, không chịu khuất phục trước khó khăn của nhân dân ta.

Qua “Truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh”, chúng ta cần có niềm tin vững chắc vào sức mạnh thần kì, đó chính là sức mạnh của ý chí kiên cường, của tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Bằng sức mạnh đó, sẽ không có khó khăn nào làm trở ngại chúng ta, không có thiên tai nào hủy hoại được cuộc sống của chúng ta.