K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 8 2018

từ loài vượn

chúc bn hok tốt ~

Từ khi Charles Darwin xuất bản quyển sách về thuyết tiến hóa dựa trên nền tảng thuyết chọn lọc tự nhiên vào năm 1859, những bí ẩn và những lý giải sai lầm đã nhiều khi phá hỏng ý tưởng của ông. Ví dụ như, nhiều người vẫn cho rằng tiến hóa không phải là một học thuyết khoa học đúng đắn bởi nó không thể được đem ra thử nghiệm. Điều này dĩ nhiên là không chính xác. Các nhà khoa học đã thành công trong rất nhiều các thử nghiệm ủng hộ cho học thuyết này, cùng với đó là rất nhiều bằng chứng hóa thạch đã trả lời cho nhiều câu hỏi quan trọng về chọn lọc tự nhiên và việc sinh vật biến đổi theo thời gian như thế nào.

Tuy nhiên, thuyết tiến hóa dường như vẫn là một chủ đề thường bị bóp méo. Định luật thứ 2 trong nhiệt động học cho rằng, một hệ ổn định sẽ luôn trở nên bất ổn, từ đó suy ra, tiến hóa là một điều không tưởng. Nhận định này cho thấy một cách suy nghĩ sai lầm về entropy, một thuật ngữ hay được các nhà vật lý học sử dụng để mô tả sự ngẫu nhiên hay bất ổn. Định luật này khẳng định rằng, tổng lượng entropy của một hệ kín không thể giảm xuống, nhưng nó cho phép một phần của hệ trở nên trật tự hơn, với điều kiện là các phần khác đi theo chiều ngược lại. Nói cách khác, thuyết tiến hóa và định luật thứ 2 của nhiệt động học hoàn toàn có thể chung sống trong hòa bình.

Một hiểu lầm thường thấy khác lại có liên quan đến mối quan hệ giữa con người tới loài vượn, bao gồm một nhóm các loài linh trưởng như gorilla, đười ươi, tinh tinh. Họ cho rằng, “nếu thuyết tiến hóa là đúng, con người phải là hậu duệ trực tiếp của loài vượn. Vượn phải thay đổi, từng bước một, trở thành người.” Tiếp theo đó, họ sẽ cho rằng, nếu vượn “biến thành” người, vượn sẽ chẳng còn tồn tại nữa. Dù có rất nhiều kẽ hở trong suy luận này, nhưng điều cơ bản vẫn là việc loài người không hề tiến hóa từ vượn. Điều này không đồng nghĩa với việc người và vượn không có liên quan, nhưng quá trình tiến hóa không phải là một đường thẳng dọc từ trên xuống, loài này biến thành loài khác. Tiến hóa phải quay ngược về từ 2 loài khác nhau, cho đến khi nguồn gốc của chúng hợp lại làm một.

Giao điểm của 2 loài cho thấy một thứ rất đặc biệt, được các nhà sinh vật học đề cập đến với khái niệm “Tổ tiên chung”. Tổ tiên của loài vượn, sinh sống vào khoảng 5 đến 11 triệu năm trước tại châu Phi, đã cho ra 2 nhánh tiến hóa, một nhánh là tổ tiên của loài người, và một nhánh là tổ tiên của loài vượn ngày nay. Hoặc trên sơ đồ cành cây, tổ tiên của chúng ta nằm trên một thân cây chia làm 2 nhánh. Họ người phát triển dọc theo một nhánh,trong khi loài vượn phát triển dọc theo một nhánh khác.

Vậy loài tổ tiên chung này sẽ có hình thù ra sao? Mặc dù các dữ liệu khảo cổ học chưa đưa ra được câu trả lời, nhưng theo logic, có lẽ loài này sẽ sở hữu các đặc tính của cả người và vượn. Năm 2007, các nhà khoa học Nhật Bản tin rằng họ đã tìm thấy xương hàm và răng của loài này. Bằng việc nghiên cứu kích thước và hình dạng của bộ răng, họ cho rằng loài vượn này có kích cỡ ngang với gorilla và chúng thường ăn hạt và quả cứng. Họ đặt tên cho loài này là Nakalipithecus nakayâmi và tính toán sơ bộ được tuổi của chúng là vào khoảng 10 triệu tuổi. Khám phá này đã đặt loài vượn vào đúng chỗ của nó trên sơ đồ tiến hóa. Quan trọng hơn, các nhà khoa học cũng đã tìm ra những mảnh xương cổ đại của loài này tại núi Samburu phía bắc Kenya. Điều này hoàn toàn phù hợp với quá trình tiến hóa của loài người, khởi thủy tại Tây Phi, cụ thể hơn, tại vùng trung Awash của Ethiopia nằm ở phía Bắc, nơi châu Phi tiếp giáp với biển Đỏ.

Ngày nay, vùng Trung Awash chỉ là một hoang mạc khô cằn và nóng bức, nhưng 10 triệu năm trước, theo các nhà địa chất học và cổ sinh vật học, nơi đây đã từng có những cánh rừng già mát mẻ và ẩm ướt chứa đầy sự sống. Liệu có thể, những sinh vật giống vượn như N. Nakayamai đã từng sống ở đó, giữa những cánh rừng nguyên thủy Bắc Phi? Và xa hơn nữa, liệu đó có phải là nơi loài vượn này thay đổi tập quán sinh sống, trong đó quan trọng nhất là việc chúng từ bỏ cuộc sống trên cây để xuống mặt đất? Nhiều nhà khoa học nghĩ vậy, và họ đã nghiên cứu từ khu vực này trở xuống phía Nam để tìm câu trả lời cho việc con người tiến hóa từ khi nào và như thế nào.

Một trong những khám phá quan trọng nhất tại vùng Trung Awash ra đời vào năm 1994, khi một nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi Tim White thuộc đại học California, Berkeley tìm ra bộ xương còn lại hộp sọ, khung chậu, xương tay và xương chân. Khi nhóm nghiên cứu khôi phục lại hình dạng của bộ xương này từ những phần đã tìm được, họ đã thấy một con người nguyên thủy có khả năng đi lại được, tuy ngón cái vẫn còn khả năng đối chiếu – một đặc tính thường thấy ở giống linh trưởng còn thói quen leo trèo. Họ đặt tên cho loài này là Ardipithecus ramidus, hoặc gọn lại là Ardi, và xác định rằng chúng sống vào khoảng 4.4 triệu năm về trước. Trong cộng đồng nhân chủng học, Ardi nổi tiếng không kém gì Lucy (Australopithecus afarensis), họ người được phát hiện vào năm 1974 bởi Donald Johanson tại Hadar, Ethiopia.

Lucy là tổ tiên sớm nhất được biết đến của loài người, và đã từng có thời gian các nhà khoa học tưởng như không thể đào sâu thêm được một phân nào nữa về quá khứ của chính con người. Và rồi Ardi xuất hiện, rồi gần đây hơn, nhiều khám phá quan trọng tiếp tục ra đời. Năm 1997, các nhà khoa học tìm thấy xương của một loài mới, Ardipithecus kadabba, sống ở vùng trung Awash vào khoảng 5 đến 6 triệu năm trước. Năm 2000, Martin Pickford và Brigitte Senut và một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ cộng đồng Bảo tàng Kenya đã tìm ra một trong những họ người cổ xưa nhất. Tên chính thức của nó là Orrogin tugenensis, nhưng các nhà khoa học thường gọi nó là Millenium Man. Loài này có kích cỡ khoảng bằng tinh tinh, sống vào khoảng 6 triệu năm trước tại Núi Tugen thuộc Kenya, nơi chúng thường sinh sống cả ở trên cây và dưới đất. Khi ở dưới mặt đất, chúng thường đi thẳng bằng 2 chi sau.

Giờ đây, các nhà khoa học vẫn đang làm việc rất nỗ lực để lấp đầy khoảng trống giữa Millenium Man và đường liên kết đã mất với tổ tiên của con người cũng như loài vượn hiện nay. Liệu N. nakayamai có phải là thủy tổ của hơn 7 tỷ con người ngày nay, hay nó cũng chỉ là một dạng tiến hóa trung gian? Câu trả lời dường như vẫn nằm sâu dưới lớp cát khô tại những sa mạc hoang vu ở châu Phi.

27 tháng 8 2018

Ực viết nhầm rooiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

27 tháng 8 2018

Mỗi lần nghe lời bài hát em chỉ muốn chạy thật nhanh đến bên mẹ ôm chầm lấy mẹ, thơm lên má lên trán mẹ, cảm ơn mẹ đã sinh ra và yêu thương em.

Mẹ em năm nay đã ba mươi tuổi nhưng ai cũng nói trông mẹ trẻ như ngoài hai mươi. Dáng người mẹ dong dỏng cao, làn da mẹ trắng nõn như da em bé. Mẹ có khuôn mặt trái xoan, nhỏ nhắn. Nổi bật trên khuôn mặt ấy là đôi mắt như biết nói, đen láy, mỗi khi mẹ cười đôi mắt ấy lại lấp lánh lạ thường. Ai cũng bảo em có đôi mắt rất giống mẹ khiến em rất tự hào. Mũi mẹ cao, thẳng, là mũi dọc dừa. Đôi môi mẹ không dùng son bao giờ nhưng luôn có màu hồng tự nhiên rất tươi.

Mỗi khi mẹ cười, hàm răng trắng muốt lộ ra trông rất đẹp. Mẹ thích để tóc ngắn ngang vai nhuộm màu hạt dẻ, trông rất trẻ trung. Thường thì mẹ nội trợ ở nhà, mẹ mặc một bộ đồ ở nhà rất đơn giản, đến khi đi tiệc mẹ hay thích mặc những chiếc váy liền có màu trắng hoặc xanh. Mẹ bảo mẹ rất thích hai màu này nên quần áo của mẹ đa phần đều là màu như vậy. Mẹ em nấu ăn rất ngon, bố luôn nói là bố thích về nhà ăn hơn là ăn với khách ở bên ngoài vì đồ mà mẹ nấu còn ngon hơn ở nhà hàng.

Bữa sáng mẹ cũng dậy sớm để chuẩn bị cho cả nhà để cả nhà có một bữa dinh dưỡng nạp năng lượng cho ngày mới. Thỉnh thoảng, khi rảnh rỗi, mẹ còn dạy em biết cách nấu ăn nhưng có lẽ còn phải học nhiều em mới nấu được ngon như mẹ. Ở lớp em có cô giáo dạy bảo học hành, ở nhà, ẹm chính là cô giáo của em. Mẹ có một giọng nói dịu dàng truyền cảm, mỗi khi mẹ dạy em đọc bài em đều cảm thấy rất thích thú vì mỗi bài đọc qua giọng đọc của mẹ đều trở nên hay về dễ hiểu lạ thường làm cho em bị cuốn vào bài giảng ngay lập tức.

Đôi tay mẹ mũm mĩm, trắng ngần với những ngón tay búp măng. Đôi bàn tay ấy đã ân cần chải tóc cho em mỗi ngày, cầm tay em dạy em tập viết, đôi bàn tay chăm em ốm, nấu cơm cho em ăn,…Em yêu lắm đôi bàn tay mẹ. Mẹ vì em đã hi sinh rất nhiều, thanh xuân của mẹ đã dồn hết cho em, tình yêu mẹ đã đặt hết lên em, biết điều đó, em biết rằng mình không thể làm mẹ thất vọng.

Em rất yêu mẹ, trong trái tim em mẹ là tất cả, không ai có thể thay thế. Em tự hứa với lòng phải học thật giỏi, thật chăm ngoan để mẹ vui lòng.

27 tháng 8 2018

tui vẫn còn on nè

kb nha

27 tháng 8 2018

Câu hỏi ko cần thiết. Đề nghị lần sau bạn ko đăng bài như vậy.

30 tháng 8 2018

Cảm nghĩ của em về hai câu thơ trên là

Tiếng suối chảy róc rách được ví như tiếng hát, Bác viết giàu giá trị tạo hình, như một bức tranh đẹp vào ban đêm.

Hoa chứ không phải qua nha.

27 tháng 8 2018

“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”


Vâng, quê hương chính là nơi ta đã cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, nơi ửng hông gò má ta, nơi cho ta những tấm lòng che chở. Phải chăng vì thế quê hương giống như người mẹ hiền nuôi dưỡng ta bằng dòng sữa ngọt lành, thanh khiết. Yêu quê hương, là yêu cảnh đẹp quê hương xinh xắn nên thơ. Và có lẽ, đẹp nhất trong trái tim tôi là cánh đồng lúa quê hương.
Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng “quê hương”. Còn gì riêng cho dáng quê, cảnh quê và tình quê hơn là cánh đồng lúa bát ngát xanh, êm đềm rủ bóng xuống biết bao trang văn, trang thơ của thi nhân muôn thuở:
 

“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”



Đó là trong trang văn, quê hương đẹp dịu dàng mà đằm thắm cùng cánh cò trắng hiền hòa. Nhưng kì thực, ngoài kia, trên thực tế vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê hương còn quyến rũ hơn. Cánh đông lúa bát ngát như biển rộng rinh không bờ bến, mỗi đợt lúa gối đầu nhau, tạo nên những đợt sóng lúa nhấp nhô, nhịp nhàng, yên ả. Những bông lúa như những nàng thiếu nữ xuân sắc, xuân thì, mang một sức sống tươi trẻ, dòng dòng nhựa sống. Đặc biệt khi còn ở thì con gái, những bông lúa xanh rì, tấp nập như đoàn đoàn lớp lớp các thiếu nữ thanh tân trẻ trung trong tà áo dài truyền thống. Đó cũng là khi, cánh đồng lúa quê hương tỏa ra một mùi hương thơm của lúa đòng đòng, một thứ vị rất thanh khiết, tươi mới, nông nhẹ mà lan thấm hồn người. Tưởng như mùi hương ấy là mùi của đất quê, hồn quê, tình quê đã hun đúc từ bao đời nay mà ấp ủ trong từng hạt gạo tròn trịa trắng ngần như tấm lòng thảo thơm, mộc mạc của người dân Việt Nam. Đến khi lúa chín, sắc xanh mơn mởn, biếc rờn ấy khoác lên mình bằng tấm áo vàng óng, rực rỡ nặng trĩu trong đó là tinh chất trời ban quyện hòa cùng tấm lòng cần lao, công sức, mồ hôi nước mắt của các bác nông dân. Vậy là, mỗi mùa, mỗi cảnh, cánh đồng lúa quê hương đều mang những vẻ đẹp rất thơ, rất hồn, rất mộc mạc mà xoa xuyến hồn người.

Nhưng có lẽ, hoạt động sống của người dân quê mới thật sự nhộn nhịp, tươi vui khi cánh đồng lúa bước vào thời kì thu hoạch. Trên đồng lúa, nhấp nhô nón trắng của các bà, các mẹ, các chị đang lom khom gặt lúa. Tiếng cười nói rôm rả, huyên náo khắp không gian, đánh thức vẻ im lìm, bình lặng của cánh đông mỗi khi. Tiếng cắt lúa, tiếng máy phụt, tiếng chuyển thóc lên xe hòa vào làm nên một âm thanh của sự sống rộn ràng, náo nức đang tràn ngập nơi nơi. Xa xa là những đứa trẻ tinh nghịch đang mót lúa, bắt châu chấu, cào cào về cho chim non. Trông các cậu mới trong sáng, hồn nhiên biết mấy.

Cánh đồng lúa quê hương cũng gắn liền với tuổi thơ ngọt ngào, hồn nhiên của tôi khi còn ở bên bà. Chiều chiều mát, tôi hay ra bờ cỏ triền đê gần ruộng lúa nhà mình. Thỉnh thoảng cất lên những câu hát vu vơ, hồn nhiên của tuổi học trò. Nghe đâu đây tiếng lúa thì thầm như đang nói chuyện cùng mình, cảm giác như những người bạn thật tuyệt.

Quê hương trong tâm trí tôi luôn đẹp, một nét đẹp gợi hồn, một vẻ đẹp thấm trong từng ánh mắt, tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ. Và nhất là hình ảnh cánh đồng đã trở thành một mảnh hông tôi thời ấu thơ, là cảnh đẹp quê hương tôi luôn âu yếm nhớ về.

27 tháng 8 2018

ô ô ánh sáng thiên nhiên huy hoàng mặt trời chiếu sáng à những cánh đồng xanh tươi

quê hương mk đó 

k mk nhé

 k nha

Mẹ em thường tự mình cắt may quần áo cho cả nhà. Đầu năm học, mẹ may cho em chiếc áo sơ mi mới. Hôm mẹ may áo cho em, em quấn quýt bên mẹ xem mẹ ráp áo.

Mẹ em còn trẻ, năm nay chỉ mới ba mươi lăm tuổi. Mẹ có làn da trắng mịn, mắt to, sống mũi thẳng. Dáng mẹ ngồi ở bàn máy may rất chuyên nghiệp vì tuy không phải là thợ may nhưng mẹ em may đồ rất đẹp. Làm việc ở nhà nên mẹ em hay mặc đồ ngắn, áo sát nách và tóc vấn cao cho mát.

Từ những hôm trước, mẹ đã cắt áo rồi đem đi vắt xổ. Những mảnh vải của thân áo được vuốt phẳng, em chờ đợi mẹ ráp thành áo. Mẹ đeo kính vào rồi mở thùng máy may, mẹ xỏ chỉ vào kim, lắp chỉ ổ thuyền xong mẹ may thử một đường trên mảnh vải vụn. Xong đâu đấy mẹ lấy thân áo ra, giữ thẳng, xem kĩ mặt trái, mặt phải của vải rồi xếp hai thân áo chồng khít lên nhau. Đưa mảnh vải vào chân vịt máy may, mẹ điều chỉnh cần lại mối rồi đạp nhè nhẹ bàn đạp, tay giữ mảnh vải, mắt mẹ theo dõi thân áo đang chạy qua chạy lại dưới chấn vịt máy may. Một tay mẹ giữ mảnh vải, một tay mẹ giữ cần lại mối chỉ của máy may. Cặp kính mẹ đeo trễ xuống sống mũi. Mẹ may ba mảnh của thân áo lại ở chỗ đường ráp vai áo. Cúi nhìn đường chỉ thẳng tắpđều đều, mẹ gật gù: “Cái máy may này may đường chỉ sắc sảo, đẹp thật đó con.” Tiếp theo, mẹ ráp hai tay áo vào thân áo. Lộn chiếc áo ra mặtphải, mẹ cho máy chạy chỉ chần tay áo và sườn áo. Mẹ đo độ rộng của áo rồi cắt lá cổ. Mẹ ủi cổ áo dính vào keo lót rồi ráp cố áo. Mẹ khéo léo nốì ráp cổ áo, lộn phải một cách thành thạo rồi là phẳng cổ áo một lần nữa. Bàn tay thon dài của mẹ vuốt sát mép vải, mắt mẹ nheo nheo sau làn kính trắng. Mẹ cười thích thú, gò má mẹ hồng lên, mắt mẹ sáng long lanh: “Ngày mốt là con mặc áo mới thôi vì mẹ còn đơm khuy và giặt sạch áo.” Nói đoạn, mẹ đưa áo vào chân vịt, may túi áo, lai áo. Thế là chiếc áo đã hoàn tất.

Dù thời gian eo hẹp, mẹ vẫn thu xếp để may áo cho em. Nhìn mẹ vui sướng khi ráp xong áo, mẹ đẹp lên vì nét rạng rỡ làm sáng bừng khuôn mặt, em thấy thật vui. Em ngắm nhìn chiếc áo, lòng đầy tự hào vì mẹ em rất giỏi, làm gì cũng đẹp và gọn gàng.

Em rất thích xem mẹ làm việc. Không chỉ thích xem mẹ may áo, em còn thích giúp mẹ làm những việc vặt trong nhà. Niềm vui của mẹ khi may áo cho em lắng đọng trong tim em tình yêu dạt dào của mẹ. Đó là máu thịt nuôi em khôn lớn, là hành trang cho em bước vào đời một cách vững chắc, tự tin.

~Hok tốt~

Chị em chỉ thích xem BTS hết

Em về lại ngôi trường xưa sau bao nhiêu năm xa cách .................................

Ổi , ngôi trường mới thay đổi nhiều thứ quá vậy ! Từ xa nhìn lại , nó như một người khổng lồ ẩn núp sau một rậm cây ...........................

Nó được khoác lên mk một chiếc áo màu vàng tươi như được Thần Mặt Trời bạn tặng chiếc áo diệu kì đó .......................................Những ngày hè về , nó lại thiu thiu buồn vì nhớ những tiếng cười vang rộn của chúng em .................................................................................

 Sao mà cái cảm giác này mới đỗi thân thương biết bao . Ngôi trường - một người bạn tri kỉ của mỗi lứa tuổi học trò.

Thời gian thấm thoát thoi đưa thật nhanh. Thế là năm năm học đã dần trôi qua. Tôi lại sắp phải xa mái trường. Càng đến những buổi học cuối, tôi lại càng thấy yêu ngôi trường này hơn vì mỗi góc sân, mỗi hàng cây đã gắn với tôi bao nhiêu kỉ niệm. Sáng nay, tôi đến trường sớm hơn mọi ngày để được ngắm cảnh trường được nhiều hơn.

Ôi chao, cảnh trường lúc này mới tuyệt làm sao! Dù cho lúc này còn khá sớm. Bác mặt trời vừa tỉnh giấc, mật đỏ như quả cầu lửa bẽn lẽn nấp sau lũy tre làng. Một dải sương mờ còn phảng phất trong vòm cây. Ấy thế mà bác cổng trưởng đã dậy từ lúc nào, dang tay đón chúng tôi vào lớp. Tôi lững thững một bước vào sân trường, trong lòng chào dâng một cảm xúc khó tả. Bất giác một làn gió thoảng qua, mang theo hương thơm của bồn hoa chúng như mời gọi tôi nói lời tạm biệt. Tôi bước lại gần nhìn những bông hoa hồn nhiên trước gió mà mà muốn mình cũng được như những bông hoa đó. Tôi ngồi xuống gốc bàng ngước nhìn bầu trời xanh mướt, trong đầu lại hiện về bao kỉ niệm. Cũng dưới gốc bàng này chúng tôi có bao nhiêu trò chơi lí thú.

Lúc này, bác mặt trời vẫn tươi cười, ban phát những tia nắng vàng tươi làm cho màn sương mỏng tanh vội vã chốn biệt chỉ để lại những hạt sương long lanh còn đọng trên lá cây, ngọn cỏ. Cảnh trường lúc này hiện ra rõ mồn một, rực rỡ sắc mầu. Bác phượng già như trở lại tuổi đôi mươi rực rỡ trong tấm áo đỏ rực cả một góc trời. Chỉ cần một làn gió nhẹ thoảng qua thì những cánh hoa dung dinh như muôn ngàn con bướm thắm vỗ cánh bay lên. Bên kia, bác bàng trông thật cườm tráng với tấm áo mầu xanh mượt. Những ánh nắng xuyên qua kẽ lá thật tinh nghịch như đang chơi trò chốn tìm. Tất cả như không hề biết tôi đang sắp phải xa ngôi trường này. Tôi bước về đứng trước cửa lớp của mình, ôi sao mà thân thương quá! Trước mắt tôi như hiện ra hai mươi tám gương mặt trìu mến thân thương của các bạn đang nói cười, đang say sưa học bài. Tôi như thấy giọng nói thân thương, ấm áp của cô. Tất cả như đang bên cạnh tôi. Lòng tôi sao xuyến, bâng khuâng quá. Tôi chỉ muốn tổ ấm 5B cùng người mẹ hiền yêu dấu này mãi mãi không dời xa. Ôi quang cảnh trường lúc đó thật tươi đẹp nhưng sao lòng tôi bỗng thấy chống trải. Tôi biết dù không muốn nhưng cũng chỉ mai đây thôi, tôi phải xa tất cả những gì tôi đã gắn bó năm năm qua. Ước gì thời gian quay trở lại để tôi mãi là cô bé bỡ ngỡ ngày nào.

Đã từ lâu, mái trường đã trở thành ngôi nhà thứ hai của tôi. Ở đó có thầy cô hiền như mẹ, bạn bè thân thiết như anh em. Dù biết rằng tôi phải chia tay nó song có lẽ hình ảnh ngôi trường tiểu học thân thương cùng thầy cô với bạn bè sẽ mãi mãi in đâm trong tâm trí tôi.

~Hok tốt~

27 tháng 8 2018

8 chân

27 tháng 8 2018

8 chân nhoa !!!!

tk mk <3

LoVe YoU !!!

....MÈO con....

hế_nhô =^.^=

Vũ trụ bao gồm mọi thành phần của nó cũng như không gian và thời gian.[8][9][10][11] Vũ trụ bao gồm các hành tinh, sao, thiên hà, các thành phần của không gian liên sao, những hạt hạ nguyên tử nhỏ nhất, và mọi vật chất và năng lượng. Vũ trụ quan sát được có đường kính vào khoảng 28 tỷ parsec (91 tỷ năm ánh sáng) trong thời điểm hiện tại.[2] Các nhà thiên văn chưa biết được kích thước toàn thể của Vũ trụ là bao nhiêu và có thể là vô hạn.[12] Những quan sát và phát triển của vật lý lý thuyết đã giúp suy luận ra thành phần và sự tiến triển của Vũ trụ.

Xuyên suốt các thư tịch lịch sử, các thuyết vũ trụ học và tinh nguyên học, bao gồm các mô hình khoa học, đã từng được đề xuất để giải thích những hiện tượng quan sát của Vũ trụ. Các thuyết địa tâm định lượng đầu tiên đã được phát triển bởi các nhà triết học Hy Lạp cổ đại và triết học Ấn Độ.[13][14] Trải qua nhiều thế kỷ, các quan sát thiên văn ngày càng chính xác hơn đã đưa tới thuyết nhật tâm của Nicolaus Copernicus và, dựa trên kết quả thu được từ Tycho Brahe, cải tiến cho thuyết đó về quỹ đạo elip của hành tinh bởi Johannes Kepler, mà cuối cùng được Isaac Newton giải thích bằng lý thuyết hấp dẫn của ông. Những cải tiến quan sát được xa hơn trong Vũ trụ dẫn tới con người nhận ra rằng Hệ Mặt Trời nằm trong một thiên hà chứa hàng tỷ ngôi sao, gọi là Ngân Hà. Sau đó các nhà thiên văn phát hiện ra rằng thiên hà của chúng ta chỉ là một trong số hàng trăm tỷ thiên hà khác. Ở trên những quy mô lớn nhất, sự phân bố các thiên hà được giả định là đồng nhất và như nhau trong mọi hướng, có nghĩa là Vũ trụ không có biên hay một tâm đặc biệt nào đó. Quan sát về sự phân bố và vạch phổ của các thiên hà đưa đến nhiều lý thuyết vật lý vũ trụ học hiện đại. Khám phá trong đầu thế kỷ XX về sự dịch chuyển đỏ trong quang phổ của các thiên hà gợi ý rằng Vũ trụ đang giãn nở, và khám phá ra bức xạ nền vi sóng vũ trụ cho thấy Vũ trụ phải có thời điểm khởi đầu.[15] Gần đây, các quan sát vào cuối thập niên 1990 chỉ ra sự giãn nở của Vũ trụ đang gia tốc[16] cho thấy thành phần năng lượng chủ yếu trong Vũ trụ thuộc về một dạng chưa biết tới gọi là năng lượng tối. Đa phần khối lượng trong Vũ trụ cũng tồn tại dưới một dạng chưa từng biết đến hay là vật chất tối.

Lý thuyết Vụ Nổ Lớn là mô hình vũ trụ học được chấp thuận rộng rãi, nó miêu tả về sự hình thành và tiến hóa của Vũ trụ. Không gian và thời gian được tạo ra trong Vụ Nổ Lớn, và một lượng cố định năng lượng và vật chất choán đầy trong nó; khi không gian giãn nở, mật độ của vật chất và năng lượng giảm. Sau sự giãn nở ban đầu, nhiệt độ Vũ trụ giảm xuống đủ lạnh cho phép hình thành lên những hạt hạ nguyên tử đầu tiên và tiếp sau là những nguyên tử đơn giản. Các đám mây khổng lồ chứa những nguyên tố nguyên thủy này theo thời gian dưới ảnh hưởng của lực hấp dẫn kết tụ lại thành các ngôi sao. Nếu giả sử mô hình phổ biến hiện nay là đúng, thì tuổi của Vũ trụ có giá trị tính được từ những dữ liệu quan sát là 13,799 ± 0,021 tỷ năm.[1].

Có nhiều giả thiết đối nghịch nhau về Số phận sau cùng của Vũ trụ. Các nhà vật lý và triết học vẫn không biết chắc về những gì, nếu bất cứ điều gì, có trước Vụ Nổ Lớn. Nhiều người phản bác những ước đoán, nghi ngờ bất kỳ thông tin nào từ trạng thái trước này có thể thu thập được. Có nhiều giả thuyết về đa vũ trụ, trong đó một vài nhà vũ trụ học đề xuất rằng Vũ trụ có thể là một trong nhiều vũ trụ cùng tồn tại song song với nhau [17][18].

27 tháng 8 2018

Vũ trụ bao gồm mọi thành phần của nó cũng như không gian và thời gian.Vũ trụ bao gồm các hành tinh, sao, thiên hà, các thành phần của không gian liên sao, những hạt hạ nguyên tử nhỏ nhất, và mọi vật chất và năng lượng. 

k hộ mk nha .

27 tháng 8 2018

mik cũng đang bực bội chuyện đó