K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 10 2018

Từ xưa tới nay, nền hòa bình luôn là vấn đề thiết yếu ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tôi đã từng nghe câu chuyện về một cô bé thơ ngây, yêu chuộng hòa bình. Câu chuyện mang tên “Những con sếu bằng giấy”.

Ngày 16-7-1945, nước Mỹ chế tạo thành công bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mỹ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống đất nước mặt trời mọc - Nhật Bản.

Hai quả bom ném xuống các thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki. Chúng đã cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần 100000 người ở Hi-rô-si-ma bị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử. Hậu quả do bom nguyên tử gây ra quả thực rất nặng nề và đau thương.

Khi thành phố Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-cô Xa-xa-ki mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Nhưng nào ngờ cơ thể em đã bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau đó, em lâm bệnh nặng. Gương mặt nhỏ nhắn ngày càng hốc hác đi. Khi nằm trong bệnh viện nhẩm đếm từng ngày còn lại của cuộc đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em liền lặng lẽ gấp sếu. Ngày qua ngày, em vẫn miệt mài gấp từng chú sếu nhỏ. Một chú sếu hoàn thành là em lại nở nụ cười bởi niềm tin tăng lên. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa-xa-cô. Nhưng Xa-xa-cô mới gấp được 644 con thì em đã mãi mãi lìa xa cõi đời này.

Xúc động trước cái chết của em, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây dựng một tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đài cao chín mét là hình một em gái giơ cao hai tay lên trời để nâng một con sếu. Dưới tượng đài khắc dòng chữ: "Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình".

Khi nghe câu chuyện về cô bé Xa-xa-cô, hẳn ai ai cũng xúc động trước lòng yêu chuộng hòa bình của em. Sẽ chẳng có phép màu nào gìn giữ được cuộc sống hòa bình mà mỗi con người, mỗi quốc gia cần phải nỗ lực chung tay để gìn bảo vệ nền hòa bình vốn có và đẩy lùi chiến tranh phi nghĩa.

15 tháng 10 2018

Năm 1958, Bác đi thăm Ấn Độ, Người rời Thủ đô Niu Đêli bằng xe lửa đặc biệt để thăm thành phố Bombay. Đông đảo đại diện ngoại giao các n­ước và quần chúng Thủ đô Niu Đêli ra tiễn Bác. Các thành viên của đoàn ta lên các toa tr­ước để khi Bác đến là tàu có thể chuyển bánh được ngay.

Bác đến, rồi đi chào các đại diện ngoại giao đang xếp hàng ngang trong phòng khách của nhà ga. Khi ra sân ga chỉ có Bác, Thủ t­ướng Ấn Độ Nêru và ông Vụ tr­ưởng Vụ lễ tân của Ấn Độ. B­ước đến toa dành riêng cho Bác, Bác không vào ghế ngồi ngay mà đứng lại ở cửa, nói một vài câu chuyện với Thủ t­ướng Nêru. Khi còi tàu nổi lên báo hiệu tàu sắp chuyển bánh, Thủ t­ướng Nêru thân mật và ân cần nói với Bác:

– Chủ tịch hãy cẩn thận, tàu sắp chuyển bánh đó.

Tư­ơi cười và rất hiền hoà, Bác Hồ nói với Thủ t­ướng Nêru:

– Ông bạn thân mến cứ yên tâm, đây là cửa của hoà bình.

Nghe Bác nói, Thủ t­ướng Nêru cười vui vẻ, cảm kích và trả lời Bác:

  Ghi lại tên các sự vật được so sánh với nhau trong các câu sau ?

– Thư­a Chủ tịch, cửa hoà bình luôn luôn rộng mở.

Câu chuyện rất thân mật này diễn ra giữa hai người đứng đầu hai quốc gia, đồng thời cũng là hai người bạn yêu chuộng hoà bình, luôn luôn đấu tranh cho hoà bình, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc đã làm cho các nhà báo Ấn Độ và nước ngoài có mặt hôm ấy rất chú ý.

Sáng hôm sau các báo lớn của Ấn Độ đăng lại cuộc đối thoại lý thú này và đã tạo dư­ luận rất tốt trong quần chúng. Nhiều báo nhắc lại câu nói của Bác: Đây là cánh cửa hoà bình.

15 tháng 10 2018

a, Buổi sớmngược hướng chúng bay đi tìm ăn và buổi chiều theo hướng chúng bay về ổcon thuyền sẽ tới được bờ.

        TN                                                TN                                                                         CN              VN

b, Sống trên cái đất mà ngày xưadưới sông cá sấu cản trước mũi thuyềntrên cạn hổ rình xem hát nàycon người 

                      TN                                              TN                                                TN                               CN

phải thông minh và giàu nghị lực. 

                      VN

15 tháng 10 2018

Trong câu có 3 từ láy : thăm thẳm , lấp lánh , long lanh 

15 tháng 10 2018

có 3 từ 

Câu : "Trời thu xanh thăm thẳm, nắng cuối thu lấp lánh, long lanh như dát vàng trên những chiếc lá." 

láy âm 

15 tháng 10 2018

môn sinh,đồng môn,...

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
15 tháng 10 2018

đồng môn

15 tháng 10 2018

đáp án :

tác giả bài Thơ " Cao Bằng " là : nhà thơ Trúc thông

nói thêm :

Nhà thơ Trúc Thông tên thật là Đào Mạnh Thông, sinh năm 1940. Quê quán Hà Nam. Sau khi tốt nghiệp Khoa Văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, ông về công tác tại Ban Văn nghệ, Đài tiếng nói Việt Nam cho đến lúc nghỉ hưu. Sau đó ông tham gia Ban biên tập Tạp chí Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam. 

Tác phẩm: Chầm chậm tới mình (thơ, 1985), Ma ra tông (thơ. 1993), Một ngọn đèn xanh (thơ, 2000), Văn chương ngẫu luận (lý luận phê bình, 2003), Vừa đi vừa ở (thơ, 2005), Mẹ và em (bình thơ, 2006). 

Giải thưởng văn học: Giải thưởng Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội 1990 – 1995, Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội năm 2000, Giải B Hội Nhà văn Việt Nam năm 2000.

15 tháng 10 2018

bài thơ "Cao Bằng" của tác giả Trúc Thông

15 tháng 10 2018

A buổi sớm , ngược hướng chúng/ bay đi tìm ăn và buổi chiều theo hướng chúng/ bay về ổ , con thuyền /sẽ tới được bờ . 

         TNgữ                                   CN1           VN1             TNgữ                        CN2       VN2             CN3             VN3 

B sống trên cái đất mà ngày xưa , dưới sông cá sấu cản trước mũi thuyền , trên cạn hổ rình xem hát này  , con người/  phải thông minh và giàu nghị lực 

                                 trang ngữ                                                                                                                             CN                     VN 

..... P/s 

a,CN:con thuyền 

  VN:sẽ tới được bờ

b,CN:con người

   VN:phải thông minh và giàu nghị lực

XONG RÙI ĐÓ MAN!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

14 tháng 10 2018

a/ muốn đạt kết quả tốt trong học tập ,/ các em / phải cố gắng hơn nữa . 

                    TN                                          CN              VN

b/ khi gặp nguy hiểm , bằng đôi cánh dang rộng  ,/ gà mẹ / có thể che chở cho hơn mười chú gà con

                                        TN                                      CN                  VN

c/ trong đêm tối mịt mùng , trên dòng sông mênh mông ,/ chiếc xuồng của má Bảy / chở thương binh lặng lẽ trôi 

                                       TN                                                              CN                               VN

d/ ngoài đường ,/ tiếng mưa rơi / lộp độp tiếng chân người chạy lép nhép .

           TN                      CN                                      VN

e/ trưa ,/ nước biển / xanh lơ và khi chiều tà , biển đổi sang màu xanh lục

    TN             CN                        VN

g/ rồi lặng lẽ , từ từ khó nhọc mà thanh thản , hệt như mảnh trăng nhỏ xanh non mọc trong đêm ,/ cái đầu chú ve /ló ra , chui khỏi

                                                                                  TN                                                                           CN                        VN

xác bọ ve

14 tháng 10 2018

thank you bạn Uyên Trần nha

14 tháng 10 2018

Nội dung bài :

Cảm nhận được vẻ đẹp kì diệu của rừng; tình cảm yêu mến và sự ngưỡng mộ của tác giả đối trước vẻ đẹp của rừng.

trả lời câu hỏi  :

1. Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì? Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật hiện lên như thế nào?

Trả lời:

Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có liên tưởng khá thú vị. Ông thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì, bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.

Những liên tưởng thú vị vừa nói đã làm cho cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.

2. Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào? Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?

Trả lời:

Những muông thú trong rừng được tả rất sinh động. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như chớp. Những con chồn, sóc với túm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Những con mang vàng đang ăn cỏ non, những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng.

Sự xuất hiện thoắt ẩn, thoắt hiện của những muông thú ấy làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ lí thú.

3. Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rọi”?

Trả lời:

Rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi” vì có sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng ngời sáng, rực rỡ trong một không gian rộng lớn: lá vàng như cảnh mùa thu ở trên cây và trải thành thảm ở dưới gốc, những con mang có màu lông vàng, nắng cũng rực vàng...

4. Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên?

Trả lời:

Đoạn văn khiến em yêu mến hơn những cánh rừng và mong muốn mọi người cùng chung sức bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên kì diệu của rừng.

14 tháng 10 2018

Đã có ai là chưa từng dự một ngày tết Trung Thu? Được bố mẹ cho đi chơi, ăn bánh dẻo,bánh nướng, rước đèn phá cỗ rồi cả hát hò, nhảy múa,...? Bao chuyện hay như vậy nhưng tôi chả nhớ, chỉ nhớ mỗi một kỷ niệm Trung Thu mà tôi nhớ nhất cách đây ba năm. Giờ thỉnh thoảng ngồi nhớ lại, tôi vẫn hay ngồi cười một mình.

Trung Thu năm đó, tôi về quê để chơi Trung Thu. Nhưng chả hiểu sao, hôm ấy lại có chuyện khiến cả xóm nhớ mãi. Tối hôm đó, khi chỗ nào cũng thấy trẻ con thì tôi bỗng nghe thấy tiếng một vài đứa trẻ đầu làng cãi nhau. Chả hiểu chuyện gì mà đứa nào cũng nói nặng lời với nhau. 

- Hình như tụi nó đang cãi nhau đứa nào ném bóng bay nước lên nhà bác trưởng xóm đấy!

Cái Nguyên - con nhà bác Hoa lên tiếng. Tôi cũng nghĩ là bác trưởng xóm sẽ không cho qua chuyện này đâu vì năm nào bác cũng nhắc rồi mà! 

- Mày là đứa ném, tao đâu có làm!

Cái thằng Bảo- lớn nhất hội hét lên. Nó năm nay 9 tuổi nhưng đầu gấu thì không ai bằng. Cái dáng nó to béo, mập mạp, đúng cái tuổi ăn tuôỉ lớn. Nhưng mấy thằng khác đâu có chịu thua,thằng nào cũng gân cổ lên cãi y như mấy chú gà chồng vươn cái cổ ra mà gáy. Thằng nào cũng hặm họe nhau, còn đang định đánh nhau thì bác trưởng xóm lên tiếng:

- Anh nào gây ra thì tự giác nhận, không tôi cho vào trại giáo dưỡng bây giờ, sao mà nghịch dại thế. Vừa tốn nước,lại còn nguy hiểm. Vào nhà thì không sao, chẳng may ném trúng vào ông cụ, bà cụ hay đứa nhỏ nào thì sao? Anh nào làm thì nhận đi?

Vậy mà thằng nào thằng này không chịu nhân.thằng này xô thằng kia. Người lớn thì đứng chép miệng, trẻ con thì bàn tán xôn xao, những tiếng cười khúc khích phát ra từ những kẽ tay,... Bỗng, trong đám đong, một thằng bé trạc tuổi thàng Bảo đi ra, đứng trước mặt bác tổ trưởng. Trông nó lo lắng quá, ánh mắt nó đậu hết xuống đất, không dám nhìn thẳng. Tay, chân thì cứ nắm vào nhau, trông đến khổ. Giọng nó cất lên, nghe run run:

- Con xin lỗi bác ạ, con chỉ cầm quả bóng nước chơi, không may quá đà ném thẳng vào nhà bác. Con xin lỗi ạ!

Giọng nó cứ thế yếu dần,nó còn nói điều gì nữa nhưng tôi chả nghe thấy gì, chỉ biết gương mặt bác tổ trưởng dãn ra, đôi lông mày chả còn cau có, gương mặt chẳng còn nét giận dỗi nào, chỉ còn lại một nụ cười tươi trên khuô mặt bác. Bác hiền từ bảo nó:

- Lần sau con phải nói ra sớm, không bác lại đổ oan cho bác khác. Con biết nhận lỗi vậy là ngoan, bác không truy cứu nữa.

Bác nói tiếp:

- Lần này, bác sẽ không truy cứu nữa, nhưng lần sau sẽ truy cho tơí cùng.

Cả bọn trẻ ôm bụng cười. Vậy là đêm Trung Thu vẫn  được tiếp tục. Chúng tôi ăn uống linh đình, nói chuyện rôm rả. Ông Trăng hôm ấy cũng thật hiền, tròn vành vạnh như cái đĩa và ông vẫn đang làm nhiệm vụ của mình, soi sáng tâm hồn chúng tôi trong đêm Trung Thu...

Hok tốt

14 tháng 10 2018

   

Những đêm trăng sáng đối với chúng em rất quý. Nhưng vui nhất, đẹp nhất là đêm trăng rằm Trung thu, ngày hội của tuổi thơ chúng em.

Chao ôi! Chưa đến tối mà ở đâu cũng rộn lên tiếng trẻ em cười nói, gọi nhau í ới cùng với tiếng múa lân dồn dập. Không biết các phố khác ra sao, chứ phố em trông như một ngày hội lớn. Ngay giừa sân, một đám thiếu nhi quây quần thành một vòng tròn rộng. Các em hát múa, vỗ tay trông vui nhộn làm sao! Một đứa bé giơ tay lên trời vẫy vẫy như muốn ôm mặt tràng vào lòng. Nhảy múa xong, bọn trẻ tản đi một lúc rồi quay trở lại với nhiều chiếc lồng đèn sặc sỡ trên tay. Chúng xếp thành hàng một rồi bước đi, miệng hát vang: “Tình bằng có cái trống cơm…”

Những chiếc lồng đèn nhảy nhót trong đêm như muốn bứt ra khỏi tay cầm để bay lên trời cùng trăng. Thành phố tràn ngập trong ánh bạc lung linh cùng với tiếng trẻ thơ reo hòa vang dội. Rước đèn xong, chúng em tổ chức liên hoan. Mọi người bày cỗ rồi thắp đèn sáng trưng nhìn nhau cười vui vẻ. Những chiếc kẹo như nhảy múa trong mâm, chắc chúng cũng muôn chơi Trung thu lắm! Mọi người ngồi vào bàn, lòng phấn khởi hân hoan. Chưa bao giờ vui như đêm nay. Mọi người đang chuyện trò rôm rả thì bỗng đâu tiếng trống dồn dập: “Tùng! Tùng! Cắc! Cắc! Tùng! Tùng!”.

Cứ thế, tiếng trống vang lên gióng giả từ nhà này sang nhà khác, đánh thức những đứa trẻ đạng bị kẹo “cám dỗ” chạy ra. Một lát sau mọi người đã nối thành một cái đuôi dài, náo nhiệt. Ngay giữa sân đội múa lân đang biểu diễn. Cái đầu “sư tử” lắc qua lắc lại theo nhip trống. Đôi chân nhanh nhẹn nhảy múa một cách tài tình. Cả thân mình con “sư tử” uốn lượn vô cùng khéo léo. Khéo đến nỗi không ai ngờ rằng, dưới cái thân hình “oai hùng” kia là một đứa trẻ nhỏ bé. Nhưng nhân vật khiến mọi người thích thú nhất là ông Địa. Tấm thân phục phịch cử động một cách khó nhọc trong chiếc áo dài thùng thình với cái bụng to kềnh. Tay ông luôn quạt quạt vào đám người xung quanh. Ông chạy lăng xăng khắp sân, thỉnh thoảng lại lăn đùng ra, làm mọi người cười rũ rượi. Chao ôi vui quá!

Nhìn cảnh thiếu nhi múa hát dưới ánh trăng rằm, em lại nhớ đến công lao Bác Hồ, nhớ đến tình cảm của Người dành cho chúng em:

Trung thu trăng sáng như gương

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng

13 tháng 10 2018

Con cá mè, và cái mè trên mái nhà (rui mè)