K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 12 2018

Đất lành chim đậu : Đất là nơi ở , tổ ấm trú ngụ . Chim là loài di trú , nó chỉ thích những nơi mà nơi đó có sự yên bình, không có ác độc thì nó đậu và ở. 
Ý nghĩa hơn : Con người mà sống tại đất đó . Mà có những loài chim bay đến ở . Tức là người đó là con người tốt và không độc ác

Học tốt

24 tháng 12 2018

Đất tốt , đất đẹp có nhiều cây cối , hoa quả thì nhiều đàn chim sẽ về để tụ hội . 

Hk tốt 

Ko chắc 

. Noel vui vẻ 

>.<

24 tháng 12 2018

Em lớn lên trong những câu chuyện cổ tích của bà, những câu chuyện đã cùng em lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn và cũng chứa đựng biêt bao tình cảm thương yêu của bà dành cho em. Bà ngoại chính là người em vô cùng yêu mến và kính trọng, ở bà luôn có một tình cảm ấm áp, khiến cho em vui vẻ, hạnh phúc mỗi khi ở bên bà.

Bà ngoại của em năm nay bảy mươi sáu tuổi, mái tóc của bà đã chấm bạc, đôi mắt của bà đã có những nếp nhăn của tuổi già, càng làm cho sự hiền hậu, nhân từ trong đôi mắt bà thêm ấm áp, chan chứa yêu thương. Em rất yêu đôi mắt của bà, bởi lúc nào bà cũng nhìn em bằng ánh mắt nhân hậu, yêu thương nhất, mang lại cho em cảm giác yên bình, chở che như khi còn nhỏ vậy. Bà ngoại em tuy đã lớn tuổi nhưng bà vẫn rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh, những công việc nhà bà vẫn làm rất thành thạo và khéo léo, mỗi lần về thăm bà thì bà ngoại lại làm cho em những món ăn thật ngon như: thịt kho tàu hay sườn xào chua ngọt…, không những vậy, bà còn dạy em làm những món ăn đơn giản nên mỗi lần được về thăm bà thì em đều cảm thấy rất vui vẻ.

Khi còn nhỏ, vì bố mẹ em bận công tác nên mẹ em đã gửi em cho bà ngoại chăm sóc, bà đã chăm sóc cho em vô cùng chu đáo, yêu thương quan tâm em từ những thứ nhỏ nhặt nhất, dạy em những điều hay lẽ phải và kể cho em thật nhiều câu chuyện cổ tích thú vị. Bà hay kể cho em về câu chuyện chàng Thạch Sanh dũng cảm giết đại bàng cứu công chúa Quỳnh Nga, hay cô Tấm dịu hiền bước ra từ quả thị, nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn… Những câu chuyện của bà gắn liền với những kí ức tuổi thơ của em.

Bà ngoại là một người vô cùng đảm đang, tháo vát. Khi còn trẻ bà đã vừa lo việc đồng áng, vừa chăm sóc cho năm người con thơ dại, tuổi ăn tuổi lớn, bà em có thể làm được rất nhiều thứ, như bện chổi, đan rổ, làm quạt nan…Bà em rất khéo tay nên những vật dụng mà bà làm ra đều vô cùng đẹp mắt và xinh xắn. Và hiện nay, tuy bà đã lớn tuổi nhưng bà vẫn làm những công việc chăm sóc vườn tược, trồng rau, trồng quả…Bà luôn nói với chúng em nếu không làm gì mà chỉ ngồi một chỗ thì bà rất buồn tay, buồn chân, vì vậy mà bà trồng trọt, chăn nuôi như một thú vui của cuộc sống.

Tuy em không thể thường xuyên về thăm bà ngoại nhưng tình cảm yêu mến của em dành cho bà thì không bao giờ phai nhạt, những kí ức bên bà luôn sống động trong tâm hồn, gợi nhắc về tấm lòng nhân hậu, yêu thương của bà dành cho em. Em mong bà sống thật lâu cùng với chúng em để chúng em có thể yêu thương, phụng dưỡng bà, báo đáp phần nào công ơn dưỡng dục của bà dành cho chúng em.

Nguồn : Văn mẫu lớp 5: Tả người bà yêu quý của em - Những bài văn mẫu hay lớp 5 - VnDoc.com

24 tháng 12 2018

Em lớn lên trong lời ru ngọt ngào của mẹ, em lớn lên trong sư dạy bảo nghiêm khắc của cha và em cũng lớn lên trong cả những câu chuyện cổ tích của bà nữa. Và trong tất cả những người thân trong gia đình, bà chính là người mà em vô cùng yêu quý và cũng hết mực kính trọng – người đã mở cánh cửa thần tiên đưa em vào thế giới cổ tích xinh đẹp.

Bà em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, cái tuổi của một vầng trăng xế chiều. Bà có nước da hồng hào cùng khuôn mặt hiền từ, phúc hậu. Bà có mái tóc ngắn rất mỏng, thuần một màu cước trắng. Ông em nói ngày còn trẻ, tóc bà dày và dài lắm, giống như một thác nước vậy. Trông bà hiền hậu như một bà tiên bước ra từ trong những trang truyện cổ tích. Trên khuôn mặt phúc hậu có những chấm đồi mồi be bé, bà bảo ai có những chấm ấy trên mặt thì sẽ sống được rất lâu.

Đôi mắt của bà đã sớm phủ một lớp sương mờ của thời gian nhưng chỉ cần đeo kính lên là bà nhìn rõ lắm. Trong đôi mắt ấy là cả một khoảng trời yêu thương bà dành cho con cháu, nó như biết nói biết cười, biết an ủi, biết sẻ chia mỗi khi chúng em buồn và biết cổ vũ mỗi khi chúng em vui. Bà em có giọng nói dịu dàng và hiền hòa. Mỗi lần bà hát ru cho em nghe hay kể chuyện cổ tích, em lại như được bước vào trong thế giới huyền diệu bởi giọng nói của bà.

Từ ngày còn bé cho đến tận bây giờ, em chưa thấy bà nổi nóng mắng ai hay cãi nhau với ai cả. Bà em hiền nhưng cũng rất nghiêm khắc, mỗi khi em mắc lỗi bà thường nhẹ nhàng chỉ ra lỗi lầm để em sửa sai chứ không đánh mắng em. Gọn gàng và sạch sẽ là một trong những đức tính tính tốt đẹp của bà, bà lúc nào cũng luôn miệng nhắc nhở em phải giữ cho phòng ốc gọn gàng, sạch sẽ thì khi bị mất thứ gì đó việc tìm lại sẽ không mất nhiều thời gian và công sức.

Bà em có sở thích trồng hoa và lên chùa tụng kinh niệm phật. Bà bảo Đức Phật luôn dạy người ta phải biết tích đức, hướng thiện tránh làm điều xấu xa, vậy nên chiều nào bà cũng cùng các già làng tay đeo tràng hạt, mặc áo dài nâu vào chùa. Ngôi nhà nhỏ nhắn của gia đình em cũng nhờ bàn tay khéo léo của bà mà luôn tràn ngập hương thơm cùng ánh sáng mặt trời, những bông hoa với đủ màu sắc khác nhau tô điểm: hoa nhài màu trắng tinh khôi như những bông tuyết khi mùa đông tràn về, những nàng hoa hồng nhung kiều diễm tự hào khoe bộ váy rực rỡ của mình dưới ánh nắng mặt trời…

Bà em còn có sở thích đan khăn cùng mũ len cho mỗi người thân trong gia đình khi đông đến, mùa đông lạnh thật lạnh mà được quàng trên cổ chiếc khăn len bà đan thì ấm áp biết bao, giống như vòng tay của bà đang âu yếm ôm lấy mình vậy. Bà em là một nhà tư vấn tâm lí đích thực đấy nhé, người trong xóm ai có chuyện vui chuyện buồn gì đều sang chia sẻ với bà em để tìm lời giải đáp cho vấn đề của mình. Có lẽ bởi vì bà là người ngoài cuộc nên thấy rõ những điều mà người trong cuộc sẽ chẳng bao giờ có thể nhìn thấy. Mỗi khi ai có chuyện buồn, đau ốm bà đều đến tận nơi thăm hỏi động viên, món quà dù không nhiều nhặn gì, chỉ là cân cam hay chục trứng nhưng mọi người đều hiểu rõ đó là tất cả tấm lòng chân thành bà dành cho họ.

Em từng có một lần, chỉ một lần duy nhất làm bà buồn lòng, đó là làm vỡ chiếc lọ hoa mà ông nội rất quý, tuy bà đã không trách cứ khi em thành thực nhận lỗi nhưng em có thể cảm nhận được nỗi buồn của bà. Em đã tự hứa với bản thân mình sẽ luôn cố gắng ngoan ngoãn hơn để bù đắp phần lỗi lầm ngày hôm ấy.

Em yêu bà em nhiều lắm, em chỉ mong bà có thể mạnh khỏe mà sống thật lâu với con, với cháu để em có thể một lần nữa nằm vào trong lòng mà nghe bà kể những câu chuyện dân gian từ thời xa xưa.

24 tháng 12 2018

Tả Mẹ Em Khi Đang Nấu Cơm

Mỗi con người đều muốn có một bữa cơm gia đình đầm ấm sau một ngày làm việc vất vả,chứa đựng biết bao niềm vui, và tâm huyết của người nấu, và mẹ là người luôn chuẩn bị chu đáo tất cả để gia đình tôi luôn có 1 bữa ăn ngon.

Mẹ rất đảm đang,chu đáo lo mọi việc trong gia đình từ việc nấu nướng đến quần áo,…tất tần tật mọi thứ trong nhà đối với người nội trợ mẹ đều hoàn thành tốt. Mọi món ăn mẹ nấu đều mang sự ngọt ngào cho tôi, thực đơn hằng ngày dựa theo sở thích của mỗi người nên ngày nào cũng được ăn rất đa dạng.

Đi làm về, thay bộ đồ xong là mẹ lao vào bếp. Mẹ đã dạy cho em rất nhiều món ăn từ những món đơn giản nhất rồi đến phúc tạp, và em đã học nấu cơm bằng nồi cơm điện đầu tiên, đó là việc tưởng chừng như đơn giản, nhưng làm sao để vo gạo sạch rồi lượng nước thế nào cho đủ, đó là cái rất khó, và cuối cùng chỉ cần đổ vào nồi cơm điện và nhấn nút. Trong khi chờ cơm chín, mẹ lấy thức ăn để trong tủ lạnh đã được mẹ chuẩn bị từ sáng ra và đặt lên bàn bếp.Cách mẹ nấu nướng thật khéo léo,nhìn từ việc mẹ chọn thực phẩm hàng ngày cũng để hiểu mẹ luôn chon một chế độ dinh dưỡng thích hợp cung cấp cho gia đình.Nấu cơm xong mẹ nhặt rau, mẹ nhặt nhanh nhẹn, rau bỏ đi được mẹ cho vào túi rác gọn gàng.Thích nhất là lúc mẹ kho cá, một mùi thơm thật tuyệt. Đĩa thịt kho đậu hủ cùng đĩa cá chiên vàng ươm thơm phức đặt cạnh tô canh canh rau ngót, một mùi thơm lan tỏa xung quanh khiến ai cũng cảm giác muốn ăn liền.

Em nhanh nhảu dọn ra để ăn,sắp chén bát ra mời mọi người ra ăn,ai cũng vui vẻ ngồi ăn và khen nức nở món ăn mẹ nấu.Em nhận thấy niềm vui nở trên khuôn mặt mẹ

Bữa cơm gia đình rất quan trọng đối với mọi người, dù có bận gì đến mấy nhưng khi nào cũng phải có mặt để thưởng thức những mọi ăn mẹ nấu, vì trong đó chứa đựng tất cả những tình thương mà mẹ dành cho cả gia đình, và chăm sóc sức khỏe của từng thành viên,không có mẹ ở nhà bố con tôi cũng chẳng biết nấu gì để ăn,có mẹ nấu cho ăn là tuyệt nhất,tôi luôn mong rằng bố mẹ sống thật tốt, luôn bên cạnh tôi để tôi có thêm động lực hướng tới tương lai tươi sáng.

24 tháng 12 2018

em sẽ bảo anh bỏ tay ra

24 tháng 12 2018

khoác vai lại anh ấy

24 tháng 12 2018

Trương Định (1820 – 1864) có tên đầy đủ là Trương Công Định hoặc Trương Đăng Định. Ông sinh ra tại miền đất miền Trung nhiều nắng và gió Quảng Ngãi (trước là làng Tư Cung, phủ Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi nay thuộc xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi).

Cha Trương Định là Lãnh binh Trương Cầm – là Hữu thủy Vệ dưới thời vua Thiêu Tri. Trương định  kết hôn với vợ là bà Lê Thị Thưởng vào năm 1844. Ông còn có một bà vợ khác là Lê Thị Sanh.

Dưới thời nhà Nguyễn, Trương Định là một võ quan. Còn dưới thời Pháp giai đoạn 1859 -1864, ông trở thành người đứng đầu nhiều cuộc khởi nghĩa chống Pháp, khẳng định tinh thần yêu nước dũng cảm khi đứng lên bảo vệ Tổ Quốc.

Trương Định sinh ra tại Quảng Ngãi nhưng nơi làm lên tên tuổi cũng như dấu ấn cuộc đời ông chính là Gia Định. Tại Gia Định, Bình Tây đại nguyên soái không tiếc sức người, sức của hết lòng đánh Tây.

24 tháng 12 2018

Trương Định (chữ Hán: 張定; 1820-1864) hay Trương Công Định hoặc Trương Đăng Định, là võ quan nhà Nguyễn, và là thủ lĩnh chống Pháp giai đoạn 1859-1864, trong lịch sử Việt Nam.

Mục lục

  • 1Thân thế, sự nghiệp
    • 1.1Trở thành thủ lĩnh chống Pháp
    • 1.2Tuẫn tiết
  • 2Tuyên bố
  • 3Nhận xét
  • 4Gia quyến
    • 4.1Người vợ chính
    • 4.2Người vợ thứ
  • 5Lăng mộ
  • 6Chú thích
  • 7Liên kết ngoài

Thân thế, sự nghiệp

Trương Định sinh tại làng Tư Cung, phủ Bình Sơn, Quảng Ngãi (nay là xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi). Cha ông là Lãnh binh Trương Cầm, từng là Hữu thủy Vệ uý ở Gia Định dưới thời vua Thiệu Trị.


Năm 1844, Trương Định theo cha vào Nam. Sau khi cha mất, ông ngụ ngay nơi cha đóng quân. Sau đó, ông kết hôn với bà Lê Thị Thưởng, vốn là con gái của một hào phú ở huyện Tân Hòa (Gò Công Đông ngày nay).

Năm 1850, hưởng ứng chính sách khẩn hoang của tướng Nguyễn Tri Phương, Trương Định xuất tiền ra chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền ở Gia Thuận (Gò Công), vì thế, ông được nhà Nguyễn bổ làm Quản cơ,[1] hàm chánh lục phẩm

Trở thành thủ lĩnh chống Pháp

Mộ và đền thờ Trương Định ở thị xã Gò Công

Tháng 2 năm 1859, quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định. Sau đó, Trương Định đem quân đồn điền của mình lên đóng ở Thuận Kiều (Gia Định), và từng đánh thắng đối phương ở Cây Mai, Thị Nghè...[2]

Đầu năm 1861, Pháp tấn công Gia Định lần thứ hai, Trương Định đem quân phối hợp với binh của tướng Nguyễn Tri Phương phòng giữ chiến tuyến Chí Hòa. Khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ, ông lui về Gò Công, cùng Lưu Tiến Thiện, Lê Quang Quyền chiêu binh ứng nghĩa, trấn giữ vùng Gia Định-Định Tường.

Ở đây, Trương Định tổ chức lại lực lượng, triển khai tác chiến trong các vùng Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn, Sài Gòn, Đồng Tháp Mườivà kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Kể về ông ở giai đoạn này, sử nhà Nguyễn chép:

Trương Định am hiểu võ nghệ, dũng cảm, mưu lược. Tự Đức năm thứ 14 (1861), thành Gia Định hữu sự [3], Định hưởng ứng việc nghĩa, chiêu mộ thú dõng được hơn 6.000 người, lại kiêm quản những đầu mục thân hào mộ việc nghĩa, dồn lập 18 cơ quân, luôn chống đánh người Pháp, thu được súng ống khí giới và đúc chế thêm để dùng, được bạt bổ làm Quản cơ lĩnh Phó Lãnh binh Gia Định [4].

Ngày 5 tháng 6 năm 1862, triều đình Huế ký kết hòa ước với Pháp. Cũng theo sử nhà Nguyễn thì:

Tháng 7 năm 1862...từ khi đã định hòa ước rồi, Ngài [Tự Đức] truyền dụ Nam Kỳ nghỉ binh và đòi Trương Định ra Phú Yên. Khi ấy trong các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòanhững người ứng nghĩa rủ nhau đoàn kết, tôn Trương Định làm Đại đầu mục, xin cho ra đánh, Đình thần nghị rằng: "bây giờ việc Bắc Kỳ đương khẩn, mà Nam Kỳ chưa có cơ hội gì, xin giao Phan Thanh Giản hiểu dụ". Nhưng Trương Định đã lâu mà không chịu về cung chức, bị cách chức hàm [5].

Trên thực tế, ông đã từ chối thư dụ hàng của tướng Pháp là Bonard, bất chấp chiếu vua ra lệnh bãi binh do Phan Thanh Giản truyền vào và rút quân về Gò Công, xưng là Trung thiên tướng quân[6], và được nhân dân tôn là Bình Tây Đại Nguyên soái, lấy nơi này làm bản doanh, xây dựng các căn cứ địa kháng chiến.

Ngày 16 tháng 12 năm 1862, Trương Định đã ra lệnh tấn công các vị trí của quân Pháp ở cả ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, đẩy Pháp vào tình thế lúng túng, bị động. Tháng 2 năm 1863, nhờ có viện binh, Pháp phản công tại Biên Hòa, Chợ Lớn, bao vây Gò Công. Ngày 26 tháng 2 năm 1863, Pháp đánh chiếm thành trì, ông thoát khỏi vòng vây và kéo quân về Biên Hòa.

Tháng 9 năm 1863, tướng Lagrandière sang thay Bonard, mở cuộc càn quét thứ hai, bắt được vợ con và một số tùy tùng của Trương Định.

Tuẫn tiết[sửa | sửa mã nguồn]

Bàn thờ Trương Định ở bên trong đền

Ngày 19 tháng 8 năm 1864, Huỳnh Công Tấn phản bội dẫn đường cho quân Pháp bất ngờ bao vây đánh úp. Bản doanh Đám lá tối trời[7] thất thủ, Trương Định bị trọng thương (gãy xương sống)[8]. Để bảo toàn khí tiết, ông đã rút gươm tự sát tại Ao Dinh (Gò Công) vào rạng sáng ngày 20 tháng 8 năm 1864 [9]. Khi ấy, ông 44 tuổi.

Hay tin Trương Định tuẫn tiết, vua Tự Đức sai truy tặng ông phẩm hàm, và năm 1871 lại cho lập đền thờ ông tại Tư Cung (Quảng Ngãi). Con ông là Trương Quyền đã rút lên vùng Châu Đốc tiếp tục chống Pháp thêm 6 năm nữa.

Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã làm 12 bài thơ và một bài văn tế điếu ông. Trích giới thiệu một bài:

Trong Nam, tên họ nổi như cồn

Mấy trận Gò Công nức tiếng đồn

Đấu đạn hỡi rêm tàu bạch quỷ

Hơi gươm thêm rạng vẻ huỳnh môn

Ngọn cờ ứng nghĩa trời chưa bẻ

Quả ấn Bình Tây đất vội chôn

Nỡ khiến anh hùng rơi giọt luỵ

Lâm dâm ba chữ điếu linh hồn.

Tuyên bố[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyên bố của Trương Định trong thư trả lời thư dụ hàng của tướng Pháp Bonard vào cuối năm 1862:

Triều đình Huế không nhìn nhận chúng ta, nhưng chúng ta cứ bảo vệ Tổ quốc chúng ta.

Ông trả lời Phan Thanh Giản về việc bãi binh chống Pháp: “Triều đình nghị hòa thì cứ nghị hòa còn việc của Định thì Định cứ làm. Định thà đắc tội với Triều đình chứ không nỡ ngồi nhìn giang san này chìm đắm...”

Tuyên bố của Trương Định gửi các quan ở Vĩnh Long, để tỏ ý ly khai với Nam triều (vì sau hòa ước Nhâm Tuất, vua Tự Đức ra lệnh ông phải bãi binh) vào tháng 2 năm 1863:

Muốn trở lại y như xưa, dân chúng ba tỉnh yêu cầu chúng tôi đứng đầu khởi nghĩa, chúng tôi không thể làm gì được khác. Chúng tôi chuẩn bị chiến đấu vào hướng Đông cũng như hướng Tây, chúng tôi chống đối và chiến đấu. Chúng tôi sẽ đánh ngã bọn giặc cướp...
Chúng ta thề sẽ đánh mãi và đánh không ngừng, khi ta thiếu tất cả sẽ bẻ nhánh cây làm cờ, lấy gậy gộc làm võ khí cho quân lính ta...

Hịch của Trương Định (tháng 8 năm 1864):

Lòng dân đã muốn ta lên làm nguyên nhung ba tỉnh, ta trông vào lòng dân yêu thương không phai lạt của mọi người đối với ta. Thế là xong bất dung tha giặc cướp.

Mấy đoạn trích trên, được ghi trang trọng tại đền thờ Trương Định, ở ngay trung tâm thị xã Gò Công.

Nhận xét[sửa | sửa mã nguồn]

Tượng đài Trương Định ở trung tâm thị xã Gò Công

  • Trung úy Léopold Pallu (1828-1891), sĩ quan tùy viên Tổng hành dinh của Phó đề đốc Charner, và là người chỉ huy đội thủy quân lục chiến đánh vào Đại đồn Chí Hòa, thành Định Tường (Mỹ Tho), viết:

Lúc bấy giờ (tháng 6 năm 1861) có một người An Nam rất cương quyết và hào hùng tên là Trương Dinh[10] cho biết sẽ dấy loạn khởi nghĩa trong toàn xứ...Là một trong số những người nhiều nghị lực nhất, anh ta đánh lừa là đã chết trong trận Gò Công, nhưng sau đó lại xuất hiện và chiến đấu trong hết mùa mưa...Mãi về sau này, khi ta đã chiếm Biên Hòa, tên Trương Dinh tung hoành tàn phá hết hai vùng tứ giác của ta...[11]

  • Trong sách Sài Gòn xưa-Ấn tương 300 năm của nhà văn Sơn Nam có đoạn:

Yêu nước đậm đà, khảng khái trước nghĩa lớn, đứng hàng đầu trong phong trào kháng Pháp ở Nam Kỳ vẫn là Trương Định. Mang ơn vua, giữ đất cho vua (Gò Công là nơi phát tích của Phạm Đăng Hưng và con gái là bà Từ Dũ), nhưng chống lệnh khi cắt đất cho Pháp. Trương Định và dân đồn điền lợi dụng địa hình rừng ngập mặn Gò Công để khởi nghĩa, đắp đập, xây lũy. Giặc phải vất vả, tổ chức nội ứng mới giết được ông, qua nhiều cuộc hành quân cấp tướng, bố trí súng lớn trên thuyền nhỏ, để di chuyển nơi nước cạn. Địch phải đem xác ông phơi trước chợ để làm chứng cớ...và chôn ông giữa chợ, nếu chôn nơi hẻo lánh, e nghĩa quân lập đàn tế cờ, phục thù cho chủ tướng. Cụ Đồ Chiểu đã đem tất cả tâm huyết viết bài văn tế ông và 10 bài liên hoàn[12].

Gia quyến[sửa | sửa mã nguồn]

Người vợ chính[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Thị Thưởng (?-?) là con gái một hào phú ở huyện Tân Hòa (Gò Công). Bà và Trương Định kết hôn năm nào không rõ, nhưng theo sử sách thì ...vào năm 1854, nhờ sự trợ giúp của gia đình bên vợ, Trương Định xuất tiền của, chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền Gia Thuận (Gò Công)[13].

Sau khi chồng và con mất vì việc nước, chép chuyện của bà như sau:

(Trương Định) sau vì thất lợi mà mất, con ông là (Trương) Tuệ cũng chết vì việc quân, vợ (Trương) Định là Lê Thị Thưởng vì không nơi nương tựa nên về quê quán (Quảng Ngãi, quê chồng) làm ăn. Năm (Tự Đức) thứ 27 (1874), quan tỉnh Quảng Ngãi tâu rằng, (Trương) Định là người có nghĩa khí rất đáng khen mà nay vợ của (Trương) Định lại là người nghèo khổ, rất đáng thương. Vậy, xin cấp dưỡng suốt đời cho (vợ Trương Định) mỗi tháng 20 quan và 2 phương gạo...

Năm (Tự Đức) thứ 34 (tức năm 1881), lại cấp thêm cho người vợ (của Trương Định) mỗi tháng 10 quan, đồng thời, sai xã ấy phải thỉnh thoảng đến thăm. Khi bà mất, (vua ban) cho 100 quan tiền (để mai táng).[14]

Người vợ thứ[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Thị Sanh (1820-1882) là em con cô của thái hậu Từ Dụ[15]. Trước khi về làm vợ thứ Trương Định, bà từng có một đời chồng là ông Dương Tấn Bổn và một cô con gái tên Dương Thị Hương[16]. Ông Bổn mất sớm[17], tình nghĩa vợ chồng đứt đoạn, bà Sanh quyết chí lo chuyện làm ăn và trở thành một trong những người giàu có ở xứ Gò Công.

Giàu có, bà Sanh dùng tiền mua lúa gạo, nhờ Trương Định đem cứu tế dân, và còn đưa tiền cho ông Định quy tụ dân đi khai khẩn đất đai. Sau khi chồng chết được 2 năm, bà về làm hầu thiếp cho Trương Định[17], nên dân gian mới gọi là bà Hầu.

Gò Công có bốn tổng giàu,

Mà riêng có một bà Hầu giàu to.[18]

Khi Trương Định phất cờ đánh Pháp, bà Sanh (khi này đã trở thành vợ thứ Trương Định) lo việc rèn vũ khí, tích trữ lương thực cho nghĩa quân. Khi chồng mất, bà đem xác ông về chôn tại Gò Công.

Năm 1864, sau khi Trương Định tuẫn tiết, bà Sanh vào chùa quy y, giao quyền trông nom gia sản cho con riêng Dương Thị Hương và rể là Tri huyện Trường Bình...

Lăng mộ[sửa | sửa mã nguồn]

Mộ Trương Định ban đầu (1864) được làm bằng hồ ô dước và trên bia đá có khắc mấy chữ: Đại Nam - An Hà lãnh binh kiêm Bình Tây Đại tướng quân Trương công húy Định chi mộ. Nhà cầm quyền Pháp bắt đục bỏ hàng chữ Bình Tây Đại tướng quân và phạt bà Sanh 10.000 quan tiền vì tội lập bia trái phép.

Năm 1874, bà Sanh làm đơn xin tu sửa mộ cho chồng. Lần này mộ Trương Định được xây bằng đá hoa cương, có 3 bức hoành phi và 6 trụ đá ghi lại thân thế và sự nghiệp của ông. Một lần nữa, các hoành phi và trụ đá bị Pháp ra lệnh đục bỏ...[19]

Nhà nghiên cứu Huỳnh Minh cho biết: "Trải nhiều năm Pháp thuộc, mộ Trương Định trở thành hoang phế. Sau có bà Huỳnh Thị Điệu, còn gọi là bà Phủ Hải[20], cho sửa chữa lại. Năm 1956, được sửa sang lần nữa"...[21]

Từ năm 1972 đến năm 1973 xây thêm đền thờ. Lăng mộ và đền thờ Trương Định đã được Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa quốc gia ngày 6 tháng 12 năm 1989.

Lễ hội tưởng niệm ông diễn ra tại đây các ngày 19 và 20 tháng 8 dương lịch hàng năm.

24 tháng 12 2018

Nếu hỏi rằng em yêu ai nhất thì em sẽ trả lời là “mẹ”. Mẹ là người nuôi nấng em đến bây giờ, mẹ dạy cho em cách ăn, cách mặc, cách chào hỏi lễ phép. Hôm nay là ngày chủ nhật, gia đình em lại được thưởng thức tài nấu bếp của mẹ. Một bữa ăn thật ngon sắp bắt đầu đây. Để chuẩn bị bữa tối nhanh hơn, em cũng giúp mẹ vài việc lặt vặt.

Mẹ em năm nay đã bốn mươi tuổi, nhưng trông mẹ còn trẻ lắm. Mẹ có chiều cao khiêm tốn nhưng hợp với dáng người cân đối của mẹ. Mẹ thường mặc những bộ quần áo hợp thời trang và lịch sự khi đi làm. Ở nhà, mẹ mặc những bộ đồ thun thoải mái để dễ làm việc nhà. Tuy vậy, khi đi làm và ở nhà mẹ đều chọn những chiếc áo màu nóng tôn lên làn da trắng hồng, nõn nà. Hôm nay, sau khi đi chợ về. Khuôn mặt trái xoan của mẹ lấm tấm những giọt mồ hôi trông thật đẹp. Nó càng rực rỡ hơn nhờ đôi mắt đen hai mí chớp chớp của mẹ. Đôi mắt ấy không còn đẹp như trước nữa, nó đã xuất hiện những vết chân chim và vết quầng thâm đen. Nhưng đôi mắt ấy vẫn biết khóc, biết cười, biết yêu thương và dạy bảo con cái, đôi mắt ấy vẫn toát lên nghị lực, mạnh mẽ vì chồng vì con, vì gia đình của mẹ. Tuy khá mệt nhưng mẹ vẫn tươi cười với chúng em bằng đôi môi đỏ hồng ấm áp. Đôi môi ấy dạy em cái tốt, cái xấu, đôi môi ấy đã đưa em vào giấc ngủ bằng những câu chuyện cổ tích thần kỳ hay những bài hát ru ấm áp, hiền dịu. Mẹ xách giỏ vào nhà, chia thức ăn vào từng rổ rồi rửa sạch sẽ. Mẹ nhờ em vo gạo thật kỹ rồi đặt vào nồi cắm điện. Trong khi đó, mẹ cẩn thận cắt từng lát thịt. Rồi mẹ rửa rau, em phụ mẹ nhặt rau, nhặt lá úa, cọng sâu. Từng cọng sâu được bàn tay gầy gầy, xương xương của mẹ nhặt một cách nhanh, khéo. Bàn tay ấy đã làm biết bao công việc khó khăn cực nhọc. Bây giờ, cơm cũng đã chín, mẹ dùng đũa khuấy lên cho tơi, dễ ăn. Khuôn mặt của mẹ lúc này đỏ bừng vì nóng. Tuy vậy, nó vẫn xuất hiện nụ cười thật tươi. Mẹ bắc bếp lên chiên thịt, xào rau, nấu canh. Mẹ nấu thế nào mà mùi thơm lan khắp mọi nơi. Bữa tối cũng đã xong. Em phụ mẹ lấy bát, đũa ra bàn. Một bữa ăn tối ngon miệng bắt đầu. Cả nhà quây quần bên nhau thật ấm cúng. Ai cũng khen thức ăn ngon không chê vào đâu được. Lúc này, em chợt nhìn thấy một nụ cười hạnh phúc trên khuôn mặt lấm tấm mồ hôi của mẹ, một nụ cười mới đẹp làm sao.

Tấm lòng yêu thương chồng con của mẹ thật bao la, bây giờ em mới hiểu phần nào tấm lòng bao la ấy. Em sẽ cố gắng học giỏi, vâng lời thầy cô, ba mẹ để đền đáp công ơn nuôi dưỡng của mẹ. Ôi! Người mẹ hiền yêu dấu của em.



 

24 tháng 12 2018

Mình cần sự giúp đỡ ngay !

24 tháng 12 2018

Máu chảy ruột mềm và Môi hở răng lạnh

Gạch chân : danh từ

In nghiêng : động từ 

In đậm : tính từ 

và là quan hệ từ 

Ko chắc ~~~

hk tốt 

24 tháng 12 2018

thì, nhưng

Mình ko chắc lắm nhé!

24 tháng 12 2018

Mùa hè hoa phượng đỏ rực cả một góc sân như một ngọn lửa phun trào

24 tháng 12 2018

daolehoang 

Nhân hóa không phải so sánh 

Nếu là so sánh thì mik gửi câu trả lời r bn ạ 

Hk tốt ~~

>.<