K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 9 2021

Câu 1:

Những câu nói trên là của Vũ Nương.

- Trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương".

Câu 2:

- Cụm từ "thú vui nghi gia nghi thất" có nghĩa là: nên cửa nên nhà, thành vợ thành chồng, cùng nhau xây dựng một tổ ấm gia đình hạnh phúc, sum vầy, đầy đủ và ấm no.

- Thành ngữ: Nghi gia nghi thất

Câu 3:

- Câu nói trên là của nhân vật Vũ Nương, hàm ý tình cảnh gia đình đã tan vỡ, cùng nỗi đau đớn của Vũ Nương khi không hiểu rõ lí do tại sao mình bị nghi oan, bị đối xử bất công. Đồng thời nó cũng bày tỏ sự tuyệt vọng đến cùng cực của người phụ nữ tài hoa. 

a, Vũ Nương nói câu trên khi bị chồng nghi không chung thủy.
b, “thú vui nghi gia nghi thất” có nghĩa là thành vợ thành chồng, cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình.

c, “Nay đã bình rơi trâm gãy… Vọng Phu kia nữa.” cho thấy Vũ Nương đau khổ tới tột cùng vì hạnh phúc lứa đôi tan vỡ. Vũ Nương thất vọng khi bị Trương Sinh ruồng bỏ, tình vợ chồng gắn bó bấy lâu tan vỡ.

d, BPTT:  ẩn dụ:

-> tác dụng: cho thấy sự chia lìa, tan vỡ của vợ chồng của Vũ Nương 

Ngẫm về thiên chức người cầm bút, nhà văn Nguyễn Minh Châu từng chia sẻ: “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường…Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực”. Nhà văn cũng từng chia sẻ một quan niệm sâu xa khác về điều này khi cho rằng: “Thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”. Qua hình tượng người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa”, ta càng thấm thía hơn thiên chức của Nguyễn Minh Châu trong những trang văn nghệ thuật.

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã gửi tới người đọc một quan niệm, một cái nhìn hết sức sâu sắc về vai trò của nhà văn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Nhà văn nói đến hành trình “đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” phải chăng ý muốn nói đến những vẻ đẹp cao quý, không phô lộ mà khuất lấp, ẩn tàng thậm chí nhiều lúc còn nương náu dưới một cái vỏ xấu xí, thôi ráp như hạt ngọc ẩn sâu trong lòng con trai. Quan điểm của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã góp một cái nhìn sâu sắc về “thiên chức của nhà văn trong quá trình sáng tác văn học”.

Khi miêu tả người đàn bà hàng chài, thiên chức của nhà văn được thể hiện trước hết ở những nét phác họa chân thực và niềm sẻ chia, thương cảm trước một nạn nhân của đói nghèo tăm tối. Dưới ngòi bút Nguyễn Minh Châu, người đàn bà mang thân hình cao lớn, thô kệch. Khuôn mặt rỗ, sắc mặt tái ngắt với vẻ mặt đầy mệt mỏi. Áo bạc phếch còn nửa thân dưới thì ướt sũng. Những hình ảnh, những nét vẽ ấy đã phác họa chân thực chân dung người đàn bà hàng chài khiến ta cảm tưởng như đó là một người phụ nữ bước từ cuộc đời vào trang văn. Trong văn học, ta đã bắt gặp nhiều cảnh tượng cái đói bủa vây, dồn đẩy cuộc sống con người xuống cùng cực đến mức phải ăn cháo cám, “làm no” bằng cách ăn đất sét. Còn ở đây, cái đói buộc họ phải ăn xương rồng luộc chấm muối – một loài cây hoang dại, đắng chát. Cuộc sống lam lũ, cực khổ của người đàn bà càng tăng lên gấp bội phần khổ đau với những tháng ngày bị chồng đánh đập. Những trận đòn mụ phải gánh nhiều như cơm bữa, bị đánh đến thừa sống thiếu chết. Người đàn bà ấy cam chịu đón nhận đòn roi như thể mình là người mang lỗi, không van xin, chối tội, thanh minh, không chống trả hay trốn chạy. Tất cả những tháng ngày ấy, mụ đều đứng im chịu đòn như một tảng đá nhẫn nhục.

Xem thêm:  Soạn Bài Tính Thống Nhất Về Chủ Đề Của Văn Bản

Thiên chức của nhà văn Nguyễn Minh Châu khi miêu tả hình tượng người đàn bà hàng chài còn được thể hiện ở sự trân trọng, ngợi ca những nét đẹp phẩm chất, tâm hồn người phụ nữ này. Đó là một người phụ nữ giàu đức hy sinh và rộng lòng vị tha. Vì con mà mụ buộc phải gửi thằng Phác lên bờ để không phải suốt ngày chứng kiến cảnh bố đánh đập mẹ. Dù bị đánh đập dã man, người đàn bà ấy vẫn không bỏ chồng để có người đàn ông chèo chống lúc phong ba, biển động, để các con của mụ có cha, nhà mụ có nóc. Mụ nhẫn nhục chịu khổ đau như vậy cũng một phần vì chồng mình, coi đó là một cách sẻ chia bất đắc dĩ khi người chồng bế tắc, mất cân bằng.

Một nét đẹp tâm hồn nữa ở người đàn bà hàng chài mà nhà văn Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm rất khéo léo đó chính là tâm hồn sâu sắc, thấu trải lẽ đời. Mục đích Đẩu gọi người đàn bà lên tòa án huyện là để giải phóng giúp mụ, khuyên mụ bỏ chồng. Nhưng kết quả là Đẩu vẫn không thể thuyết phục được sau khi nghe người đàn bà tâm sự. Người đàn bà hàng chài nhận thức được vì xấu, mặt rỗ nên mình ế muộn, nói không quá lời thì người chồng chính là ân nhân cuộc đời mụ. Hơn nữa, với mụ thì chồng mình là người hiền lành, chỉ hơi cục tính, trước đây chưa bao giờ đánh đập mụ. Cái thói vũ phu không phải là bản chất vốn có của người chồng. Bản thân mụ lúc nào cũng thấy có lỗi vì đẻ nhiều, nhà nghèo nên gánh nặng mưu sinh lúc nào cũng đè nặng lên vai người chồng. Theo như mụ nói, thì vì quá khổ, nên chồng mụ mới đánh chửi – một hành xử tiêu cực của kẻ bị dồn vào cảnh cùng đường. Chẳng những thế, trên thuyền cũng cần có một người đàn ông chèo chống, tấm lưng như lưng gấu của gã tuy đáng sợ nhưng lại là nơi vững chãi để mẹ con mụ dựa vào.

Nguyễn Minh Châu có lẽ thực hiện thành công thiên chức nhà văn của mình khi qua những trang văn “Chiếc thuyền ngoài xa”, ông đã gửi gắm thiên chức của người đàn bà mộc mạc, tự nhiên và sâu sắc rằng người đàn bà trên thuyền phải sống vì các con. Cuộc sống gia đình người đàn bà hàng chài không phải lúc nào cũng chỉ có đòn roi nước mắt mà cũng có những lúc vợ chồng, con cái thuận hòa, vui vẻ. Người đọc qua đây cũng nhận ra rằng khi đứng trước một tác phẩm cần có cái nhìn con người, đời sống một cách đa diện nhiều chiều. Với bản thân người đàn bà hàng chài, quá khứ với mụ là một may mắn, hiện tại là nạn nhân nhưng tương lai sẽ vì con vì chứ phận làm vợ làm mẹ mà cố gắng sống. Người chồng trong quá khứ là ân nhân người đàn bà hàng chài phải biết ơn, hiện tại là nạn nhân mụ thương cảm và sẻ chia, phải thừa nhận rằng bản chất không hề xấu và trân trọng vai trò không thể thiếu của người chồng.

Nhà văn Đặng Thai Mai từng nói: “Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người”. Trong “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu đã hướng ngòi bút của mình đến con người, một cách chân thực và sâu sắc, ông đã phác họa đậm nét chân dung tâm hồn người đàn bà hàng chài, đem đến cho người đọc cái nhìn sâu rộng hơn về con người, về đời sống.

 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:“Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”(Trích Phong cách Hồ Chí...
Đọc tiếp

 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”

(Trích Phong cách Hồ Chí Minh- Lê Anh Trà, Ngữ văn 9, tập 1)

Câu 1. Câu văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai ? “Di dưỡng tinh thần” được dùng ở đây có nghĩa là gì?

Câu 2. Văn bản chứa câu văn trên đề cập đến chủ đề gì?

Câu 3. Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào?

Câu 4. Có bạn cho rằng, học tập theo lối sống cao đẹp của Bác, mỗi chúng ta cần nên ép mình vào cuộc sống khắc khổ. Em có đồng ý với suy nghĩ đó không? Vì sao?

Câu 5. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) suy nghĩ của em về một trong các bài học mà em rút ra được từ văn bản trên?

help mik voi may ban

1

a/ Cụm từ '' dị dưỡng tinh thần '' là hình thành và nuôi dưỡng tinh thần dựa trên yếu tố khác.

b/ Văn bản trên đề cập đến nếp sống đầy văn minh, giản dị và thanh đạm của Bác Hồ.

c/ Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông được hiểu là: Một lối sống thanh cao, giản dị, đơn sơ mà lại hòa nhập với phương Đông trên thế giới. Lối sống ấy không bị khác thường, xa lạ với phương đông mà cũng không quá cầu kì

21 tháng 9 2021
Ngữ văn tập 1 trang 20 câu 5
21 tháng 9 2021

a) Câu nói "Thế nào rồi cũng xong của lão Hạc " đã vi phạm phương châm hội thoại về chất . 

b ) Lão Hạc vi phạm phương châm đó vì không muốn ông giáo lo lắng cho mình . Đồng thời , lão cũng muốn dấu biệt chuyện lão chẳng còn cái gì để ăn nhằm khiến ông giáo nhận lời giúp đỡ . 

c ) Thành ngữ : Sự thật mất lòng . 

“Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong truyện cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và...
Đọc tiếp

Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong truyện cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơn. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. ”

 (Trích Phong cách Hồ Chí Minh- Lê Anh Trà, Ngữ văn 9, tập 1)

Câu 1. Đoạn văn nói về đức tính nào của Bác? Đức tính đó được biểu hiện qua những phương diện nào?

Câu 2. Chỉ ra thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn?

Câu 3. Phân tích giá trị của phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn?

Câu 4Đọc những câu thơ, mẩu chuyện về lối sống giản dị mà thanh cao của chủ tịch Hồ Chí Minh.

 

giúp tui với các bạn

 

6

1. : Đoạn văn nói về sự giản dị của Bác Hồ trong cách ở , cách ăn ,mặc

Dẫn chứng là:

+ Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ.

+ Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì.

+ Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa

3 , Biện pháp liệt kê : Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.

- Tác dụng : Cho thấy Bác sống một cuộc sống hết sức đơn sơ, giản dị, đạm bạc và bình dân.

4.  Đôi dép Bác Hồ - Lối sống giản dị

Bài học về giản dị và tiết kiệm

Sinh hoạt giản dị của Bác Hồ

Sự giản dị rơi nước mắt của Bác Hồ

Câu chuyện: Chú sang xông nhà cho Bác

Sự giản dị của Bác Hồ

câu thơ

Bác kêu con đến bên bàn

Bác ngồi Bác viết, Nhà Sàn đơn sơ.

Một ngôi nhà đơn sơ nơi làm việc của Bác cũng nói lên được nhiều điều về một lãnh tụ. Và sau đó không lâu chúng ta được gặp lại từ đơn sơ này một lần nữa trong thơ Tố Hữu:

Làng Sen quê Bác đây rồi

Hàng phi lao đứng giữa trời reo vui

Sông Lam nước chảy xanh trời

Bên hàng dâm bụt bồi hồi tiếng chim

Ngôi nhà lá dựng trang nghiêm

Đơn sơ phên liếp thân quen thuở nào

Ngát đưa hương bưởi ngọt ngào

Vườn cam phơi ánh nắng đào gió bay.

Hoặc:  

Ba gian nhà trống, nồm đưa võng

Một chiếc giường tre, chiếu mỏng manh.

(Theo chân Bác)

Sự đơn sơ ấy không chỉ là ngôi nhà ở Làng Sen, mà chính ngay giữa Thủ đô Hà Nội, nơi ở của một vị Chủ tịch Nước vẫn là một cốt cách thanh bạch, giản dị:

Nhà gác đơn sơ một góc vườn

Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn

Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối

Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.

(Theo chân Bác)

Vừa qua, trong các cuộc thi kể chuyện Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh từ cơ sở đến quận, huyện, tỉnh thành…hầu như ở đâu cũng nhắc lại bốn câu thơ Tố Hữu viết về sự giản dị mà vĩ đại của Cụ Hồ:

Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị

Màu quê hương bền bỉ đậm đà

Ta bên Người, Người toả sáng trong ta

Ta bỗng lớn ở bên Người một chút.

(Sáng tháng năm)        

Chế Lan Viên cũng là nhà thơ lớn của nền thơ Việt Nam thế kỷ XX, khối lượng tác phẩm rất đồ sộ và nhiều thể loại. Ông có khoảng 30 bài viết về Bác Hồ rất thành công. Có lẽ mọi thế hệ người Việt khó quên được bài thơ Người đi tìm hình của nước, khó quên được hình ảnh “viên gạch hồng” chống lại cả một mùa băng giá nơi xứ người trong hành trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (đã được Chế Lan Viên tái hiện lại trong bài thơ này). Ở một bài thơ khác của Chế Lan Viên, chúng ta gặp lại từ đơn sơ để diễn tả phẩm chất giản dị của cụ Hồ:

Giường lãnh tụ là hai hàng đá ghép

Manh áo chàm, Bác mặc quá đơn sơ.

Nói về sự giản dị của Người có rất nhiều bài thơ viết về chiếc áo vải, áo ka ki bạc màu, đôi dép lốp cao su... Trong trường ca Mặt đường và khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm viết:

Đôi dép của Người mòn vẹt gót

Người đã đi khắp ngả đường đất nước hành quân.

Cũng là đôi dép của Bác Hồ, nhưng nhà thơ Bằng Việt trong bài Gửi lòng con đến cùng cha lại thể hiện ở một góc độ khác:

Hành trang Bác chẳng có gì

Một đôi dép mỏng đã lì chông gai

Cho con núi rộng sông dài

Cho con lưỡi kiếm đã mài nghìn năm.

Riêng Hải Như thì tâm tình:

Đôi dép lốp như cùng ta kể rõ

Người quên Người dành hết thảy cho ta

(Chúng cháu canh giấc ngủ, Bác Hồ ơi…)

Trở lại với nhà thơ Chế Lan Viên, bằng sự cảm nhận tinh tế đầy trí tuệ, thi sĩ đã khái quát Hồ Chí Minh giản dị như một chân lý:

Là chân lý Bác chẳng nói nhiều hơn chân lý

Cả nước nghe, khi im lặng Bác cười

Chẳng phải lật sách nào ra tìm hiểu Bác

Bác sống trong ta, Bác ở giữa đời.

(Bác)

1. Nội dung : Đoạn văn nói về sự giản dị của Bác Hồ trong cách ở , cách ăn ,mặc

- Đoạn văn gợi em nhớ đến văn bản :" Đức tính giản dị của Bác Hồ "

2. Lời dẫn : Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình.

- Cách tác giả trích dẫn lời nói đó là cách dẫn trực tiếp.

3. Tác giả đã kết hợp yếu tố biểu cảm qua những câu văn :

+Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình.

+ Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì.

- Nhà văn bộc lộ tình cảm yêu quý, kính trọng và nể phục, ngưỡng mộ trước lối sống giản dị của Bác

4. Biện pháp liệt kê : Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.

- Tác dụng : Cho thấy Bác sống một cuộc sống hết sức đơn sơ, giản dị, đạm bạc và bình dân.

k cho mk nha

chúc trung thu vui vẻ

HT

18 tháng 9 2021

Chiếc nón lá từ lâu đời đã gắn bó và trở thành một biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam theo bề dày hàng nghìn năm lịch sử. Để làm nên một chiếc nón đòi hỏi người thợ phải thật tỉ mỉ và tinh tế. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về quy trình cũng như những thông tin về chiếc nón thông qua bài văn mẫu này nhé.

Chiếc nón lá có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón lá đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lữ, thạp đồng Đào Thịch vào khoảng 2500 – 3000 năm trước công nguyên. Từ xa xưa, nón lá đã hiện diện trong đời sống hằng ngày của người và gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, chiếc nón lá và nghề chằm nón vẫn được duy trì, gắn bó và tồn tại đến ngày nay.

Ở nước ta, nón lá được làm chủ yếu bằng nghề thủ công. Để làm nên một chiếc nón hoàn chính và đẹp đẽ, người thợ phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau đòi hỏi sự tỉ mỉ, cần mẫn, khéo léo. Đầu tiên, họ phải chọn ra những chiếc lá đều nhau, có chất liệu và màu sắc tương đối giống nhau. Nón được làm chủ yếu từ lá cọ, lá dừa. Người thợ phải chế biến lá thật kĩ càng để lá đạt đến một độ dẻo dai nhất định phục vụ quá trình đan lát. Sau bước chọn lá, người thợ tiến hành chọn chất liệu làm khung nón, thường khung nón được làm bằng tre, trúc. Người ta tỉ mỉ chuốt từng thanh tre, trúc thành những chiếc que rất nhỏ (to hơn chiếc tăm một chút) và có chiều dài to nhỏ khác nhau; sau đó người ta uốn cong thanh tre đấy thành vòng tròn và dùng một sợi chỉ thật chắc chắn để buộc cố định lại. Người ta lấy một thanh tre cứng hơn sau đó sắp xếp những vòng tròn từ nhỏ đến lớn thành hình chóp nón, mỗi vòng cách nhau từ 3 - 5cm để làm khung nón. Sau khi làm khung xong, người ta tiến hành đan nón. Những sợi lá dừa, lá cọ được đan khéo léo quanh chiếc khung và buộc chúng vào khung bằng sợi chỉ màu sắc. Bên trong chiếc nón thường được thiết kế để buộc chiếc quai. Quai nón là một mảnh vải làm bằng lụa, von,… có màu sắc khác nhau để cho chiếc nón thêm tươi đẹp. Bên trong nón, người ta thường khắc lên những bài thơ, những bài ca dao thơ mộng và đó cũng là tiền đề ra đời “chiếc nón bài thơ”. Phần bên ngoài người ta bọc lá dứa, lá cọ lại bằng một lớp nilong trong suốt để bảo vệ, tránh làm rách lá hoặc hư hại lá do tiếp xúc với ánh nắng mà vẫn giữ được vẻ đẹp, tính thẩm mĩ cho chiếc nón.

Ở Việt Nam có làng nghề làm nón ở Huế vô cùng nổi tiếng, thu hút nhiều khách du lịch. Những chiếc nón lá trải đi khắp nẻo đường và trở thành thân quen trong đời sống thường nhật của người phụ nữ. Chiếc nón lá không chỉ là vật dụng thiết thân, người bạn thủy chung với người lao động dùng để đội đầu che mưa, che nắng khi ra đồng, đi chợ, là chiếc quạt xua đi những giọt mồ hôi dưới nắng hè gay gắt mà còn là vật làm duyên, tăng nét nữ tính của người phụ nữ. Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện nét dịu dàng, mềm mại kín đáo của người phụ nữ Việt Nam đã nhiều lần xuất hiện và đều nhận được những tràng pháo tay tán thưởng của khán giả.

Ở Việt Nam hiện nay có nhiều loại nón khác nhau: nón quai thao, nón dấu, nón ngựa, nón thúng,…mỗi loại nón có đặc điểm và cấu tạo khác nhau nhưng cùng mang đặc điểm điểm tô cho người phụ nữ, cho cuộc đời thêm xinh đẹp hơn. Muốn nón lá được bền lâu, chúng ta nên đội khi trời nắng, tránh đi mưa. Nếu đi mưa về thì lau khô và phơi nón ở chỗ mát. Sau khi sử dụng nên cất vào chỗ bóng râm, không phơi ngoài nắng sẽ làm cong vành, lá nón giòn và ố vàng sẽ khiến nón nhanh hỏng hơn đồng thời mất đi tính thẩm mĩ.

Nón lá từ lâu đã đi vào thơ ca, gắn liền với nhiều thế hệ con người Việt Nam và xuất hiện trong những dịp đặc biệt như: đám cưới,… nó trở thành một nét đẹp mà bất cứ du khách nào ghé đến Việt Nam cũng phải trầm trồ, suýt xoa. Dù cho đất nước, xã hội ngày càng phát triển thế nào thì chiếc nón vẫn luôn giữ vững giá trị tốt đẹp của nó và mãi là người bạn thân thiết của chúng ta.

18 tháng 9 2021

"Sao anh không về thăm quê em
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay xây lá, tay xuyên nón
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên"

(Bài thơ đan nón – Nguyễn Khoa Điềm)

Đã từ lâu chiếc nón lá đã đi vào nhiều bài thơ, bài ca Việt Nam và trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Vẻ thanh mảnh, nhẹ nhàng của chiếc nón bài thơ, cùng với tá áo dài bay trong gió đã làm tôn lên vẻ đẹp của người con gái.

Cách 3:

"Người xứ Huế yêu thơ và nhạc lễ
Tà áo dài trắng nhẹ nhàng bay
Nón bài thơ e lệ trong tay
Thầm bước lặng, những khi trời dịu nắng"

Ai đã từng qua miền Trung nắng lửa không thể không biết đến nón bài thơ xứ Huế. Chiếc nón lá ấy đã trở thành biểu tượng văn hóa của một vùng đất nhiều truyền thống. Và cũng từ lâu, chiếc nón lá trở thành biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với chiếc nón lá nhẹ nhàng và tà áo dài tha thướt đã đi vào thơ ca, nhạc họa của biết bao thế hệ.

Thân Bài:

1/ Nguồn gốc chiếc nón lá Việt Nam:

Chiếc nón lá có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón lá đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lữ, thạp đồng Đào Thịch vào khoảng 2500 – 3000 năm trước công nguyên.

Từ xa xưa, nón lá đã hiện diện trong đời sống hằng ngày của người Việt Nam trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết. Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, nghề chằm nón vẫn được duy trì và tồn tại đến ngày nay. Ở Huế hiện nay có một số làng nghề chằm nón truyền thống như làng Đồng Di (Phú Vang), Dạ Lê (Hương Thủy) đặc biệt là làng nón Phủ Cam (Huế),..Những làng nghề này đã tạo ra các sản phẩm công phu cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch.

2/ Nguyên vật liệu, cách làm nón lá Việt Nam:

a/ Chọn lá, sấy lá, ủi lá:

Để làm được một chiếc nón lá đẹp, người làm nón phải tỉ mỉ từ khâu chọn lá, phơi lá, chọn chỉ đến độ tinh xảo trong từng đường kim mũi chỉ. Lá có thể dùng lá dừa hoặc lá cọ.

  • Lá dừa: để có được lá dừa làm nón phải mua từ trong Nam. Lá chuyển về chỉ là lá thô. Để lá có độ bền về thời gian cũng như màu sắc phải chọn lọc, phân loại lá và đem xử lí qua lưu huỳnh. Dẫu chọn lá có công phu nhưng nón làm bằng lá dừa vẫn không thể tinh xảo và đẹp bằng nón làm bằng lá cọ.
  • Lá cọ: làm nón bằng lá cọ phải công phu hơn, lá phải non vừa độ, gân lá phải xanh, màu lá phải trắng xanh. Nếu lá trắng và gân lá cũng trắng thì lá đã già làm nón không đẹp. Một chiếc nón đạt tiêu chuẩn phải có màu trắng xanh với những gân lá vẫn còn màu xanh nhẹ, mặt lá phải bóng, khi nón đan lên phải nổi những gân lá màu xanh đẹp mắt. Để đạt được tiêu chuẩn ấy thì phải tuân thủ đúng quy trình. Sấy khô phải đúng kĩ thuật, sấy trên bếp than (không phơi nắng). Sau đó lại phải phơi sương tiếp từ 2 đến 4 giờ cho lá mềm. Rồi dùng một búi vải và một miếng gang đặt trên bếp than có độ nóng vừa phải để ủi sao cho từng chiếc lá được phẳng. Mỗi chiếc lá đều được chọn lựa kĩ càng và cắt với cùng độ dài là 50cm (lá cọ).

b/ Chuốc vành, lên khung lá, xếp nón:

Với cây mác sắt, người thợ làm nón (thường là đàn ông làm ở khâu này) chuốt từng nan tre sao cho tròn đều và có đường kính rất nhỏ, thường chỉ nhỉnh hơn đường kính que tăm một chút. Sau đó uốn những nan tre này thành những vòng tròn thật tròn đều và bóng bẩy từ nhỏ đến lớn. Mỗi cái nón sẽ cần 16 nan tre uốn thành vòng tròn này đặt từ nhỏ đến lớn vào một cái khung bằng gỗ có hình chóp. Sau đó người thợ sẽ xếp lá lên khung, người xếp lá phải khéo và đều tay không để các phiến lá chồng lên nhau hay xô lệch.

Kể về quá trình làm nón lá mà không kể đến nón bài thơ xứ Huế là một thiếu xót. Đặc biệt nón bài thơ của xứ Huế rất mỏng vì chỉ có hai lớp: lớp lá trong gồm 20 lá, lớp lá ngoài cùng gồm 30 lá và lớp bài thơ được đặt nằm ở giữa. Khi xây lá lợp lá, người thợ phải khéo léo sao cho khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp hay xô lệch để nón đạt được sự thanh và mỏng. Khi soi lên ánh nắng, ta đọc được bài thơ, nhìn thấy rõ hình cầu Tràng Tiền hay chùa Thiên Mụ. Chính những chi tiết này đã tạo nên nét đặc trưng cho nón bài thơ xứ Huế.

c/ Chằm nón:

Sau khi xếp lá cho đều và ngay ngắn lên vành, người ta bắt đầu chằm nón. Nón được chằm bằng sợi nilông dẻo, dai, săn chắc và phải có màu trắng trong suốt. Các lá nón không được xộc xệch, đường kim mũi chỉ phải đều tăm tắp. Khi nón đã chằm hoàn tất người ta đính thêm vào chớp nón một cái "xoài" được làm bằng chỉ bóng láng để làm duyên cho chiếc nón. Sau đó mới phủ lên nón lớp dầu nhiều lần, phơi đủ nắng để nón vừa đẹp vừa bền.

Ở vòng tròn lớn bằng nan tre dưới đáy hình chóp, khoảng nan thứ ba và thứ tư, người thợ sẽ dùng chỉ kết đối xứng hai bên để buộc quai. Quai nón thường được làm bằng lụa, the, nhung,...với màu sắc tươi tắn như tím, hồng đào, xanh thiên lí,..càng làm tăng thêm nét duyên cho người đội nón.

Chiếc nón đẹp không chỉ ở đường kim, mũi chỉ mà còn ở dáng nón. Chiếc nón còn đẹp bởi đây là sản phẩm đặc trưng mang nét văn hóa truyền thống được tạo nên bởi đôi tay khéo léo của những người thợ ở các làng nghề.

3/ Công dụng:

Từ làng Chuông ở Tây Hồ đến Ba Đồn những chiếc nón lá trải đi khắp nẻo đường và trở thành thân quen trong đời sống thường nhật của người phụ nữ. Chiếc nón lá không chỉ là vật dụng thiết thân, người bạn thủy chung với người lao động dùng để đội đầu che mưa, che nắng khi ra đồng, đi chợ, là chiếc quạt xua đi những giọt mồ hôi dưới nắng hè gay gắt mà còn là vật làm duyên, tăng nét nữ tính của người phụ nữ. Buổi tan trường, hình ảnh những cô nữ sinh với tà áo trắng tinh khôi, nghiêng nghiêng dưới vành nón lá là lúm đồng tiền làm duyên đã làm say lòng, là cảm hứng nghệ thuật của bao văn nhân, nghệ sĩ,...

Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện nét dịu dàng, mềm mại kín đáo của người phụ nữ Việt Nam đã nhiều lần xuất hiện và đều nhận được những tràng pháo tay tán thưởng của khán giả.

4/ Bảo quản:

Muốn nón lá được bền lâu chỉ nên đội khi trời nắng, tránh đi mưa. Sau khi dùng nên cất vào chỗ bóng râm, không phơi ngoài nắng sẽ làm cong vành, lá nón giòn và ố vàng làm làm mất tính thẩm mĩ và giảm tuổi thọ của nón.

Kết Bài:

  • Chiếc nón lá là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam, là một sản phẩm truyền thống và phổ biến trên khắp mọi miền đất nước.
  • Nhiều người Việt xa nước, nơi đất khách quê người trông thấy hình ảnh chiếc nón lá họ có cảm giác quê hương đang hiện ra trước mắt.

Nón lá là hình ảnh bình dị, thân quen gắn liền với tà áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Từ xưa đến nay, nhắc đến Việt Nam du khách nước ngoài vẫn thường trầm trồ khen ngợi hình ảnh chiếc nón lá – tượng trưng cho sự thanh tao của người phụ nữ Việt. Nón lá đã đi vào ca dao, dân ca và làm nên văn hóa tinh thần lâu đời của Việt Nam.

18 tháng 9 2021
Á đùtggvvvvvvv
18 tháng 9 2021

1. Văn thuyết minh: kiểu văn bản cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích

- Đặc điểm chủ yếu: trình bày các đặc điểm tiêu biểu của sự vật, hiện tượng

- Tính chất: cung cấp những tri thức khách quan, xác thực, phổ thông, hữu ích cho con người.

- Các phương thức thuyết minh thường dùng:

    + Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

    + Phương pháp liệt kê, phân tích

    + Phương pháp nêu ví dụ, dùng số liệu

2. Văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật

Văn bản “Hạ Long- đá và nước”

Little Dinosaur Go To Underground Dinosaurs Family

FEATURED BY

a, Thuyết minh về vẻ đẹp của đá, nước ở Hạ Long

- Đặc điểm này trừu tượng, khó thuyết minh bằng cách đo đếm, liệt kê

b, Phương pháp thuyết minh:

- Phương pháp nêu định nghĩa

- Phương pháp giải thích

- Phương pháp liệt kê

Câu văn nêu khái quát sự kì lạ của Hạ Long: “Chính Nước làm cho Đá sống dậy… có tâm hồn”

c, Để cho sinh động, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật:

- Biện pháp liên tưởng, tưởng tượng thế giới diệu kì của Hạ Long

    + Nước tạo nên sự di chuyển, tạo nên thú vị của cảnh sắc

    + Tùy theo góc độ, tốc độ di chuyển của khách, tùy theo hướng ánh sáng soi rọi vào đảo đá mà thiên nhiên tạo nên thế giới sống động, biến hóa lạ lùng

- Biện pháp nhân hóa:

    + Đá có tri giác, có tâm hồn

    + Gọi đá là thập loại chúng sinh, thế giới người, bọn người đá hối hả trở về

→ Làm nổi bật đặc điểm của đối tượng, gây ấn tượng mạnh, thu hút người đọc

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 13 sgk ngữ văn 9 tập 1)

a.

Văn bản có tính thuyết minh:

- Thể hiện ở việc giới thiệu về loài ruồi có hệ thống:

    + Tính chất chung về họ, giống, loài

    + Tập tính sinh sống: sinh đẻ, đặc điểm cơ thể…

    + Cung cấp những kiến thức đáng tin cậy về loài ruồi: giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh, ý thức diệt ruồi

- Những phương pháp thuyết minh được sử dụng:

    + Nêu định nghĩa: thuộc họ côn trùng, hai cánh, mắt lưới

    + Phương pháp phân loại: các loại ruồi

    + Phương pháp dùng số liệu: số vi khuẩn, số lượng sinh sản

    + Phương pháp liệt kê: các đặc tính của ruồi

b, Nét đặc biệt:

    + Hình thức: giống văn bản thuật lại phiên tòa

    + Nội dung: giống chuyện kể về loài ruồi

- Những biện nghệ thuật:

    + Nhân hóa

    + Liệt kê

- Tác dụng gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, vừa truyện vui vừa cung cấp thêm tri thức.

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn thuyết minh là: tự sự

    + Kể câu chuyện ngày bé bà kể về chim cú (chim cú kêu là có ma tới). Sau này được học môn sinh vật mới biết không phải như vậy.

17 tháng 9 2021

1. Mở bài

Giới thiệu bài thơ: "Phò giá về kinh" là một tác phẩm tiêu biểu cho tinh thần hào khí Đông A của triều đại nhà Trần. Bài thơ được Trần Quang Khải sáng tác sau cuộc kháng chiến Mông - Nguyên thắng lợi.

2. Thân bài

- Tái hiện lại những cuộc chiến oanh liệt của dân tộc với hào khí chiến thắng vang dội:
+ Trận Chương Dương thắng lợi
+ Trận Hàm Tử quân giặc thảm bại
→ Hai trận chiến oanh liệt , hào hùng, không khí sục sôi->thắng lợi vang dội non sông
- Khát vọng thái bình, thịnh trị của quân dân nhà Trần:
+ Xây dựng, củng cố sức mạnh khi hòa bình
+ Non nước vững bền ngàn năm

3. Kết bài

Cảm nghĩ của bản thân về bài thơ: Đọc bài thơ, em như được sống lại với những năm tháng hào hùng, oanh liệt của dân tộc và thấy được ý nghĩa lớn lao của tự do, hoà bình

17 tháng 9 2021

“Trái Đất này là của chúng mình/Quả bóng xanh bay giữa trời xanh…” câu hát vang lên để lại trong chúng ta dư âm khó quên về những ngày tháng hòa bình mà mình đang được thừa hưởng. Sinh ra và lớn lên trong một thế giới hòa bình, trách nhiệm của thế hệ đi sau có lẽ là bảo vệ phát triển đất nước giàu đẹp. Từ không khí nồng nặc khói đạn của chiến tranh, từ những người anh hùng ra đi, từ những di tích còn vương màu khói và máu của các chiến sĩ,… tất cả đã thay cho ấm no, hạnh phúc. Chúng ta thế hệ đi sau cần phát triển, noi theo và giữ gìn đất nước ngày một tươi đẹp, ngày một phát triển hơn để không uổng phí công lao to lớn của thế hệ đi trước.

Vậy “hòa bình” là gì? “Hòa bình” là hình ảnh ấm no, yên bình của con người được sống ở trên một thế giới mới một thế giới tốt đẹp, một thế giới với bao niềm vui, hạnh phúc và những ước mơ, khao khát của con người. Còn “việc thực hiện ý thức trách nhiệm đối với xây dựng hòa bình, phát triển hòa bình cho đất nước” là ý thức của mỗi cá nhân, mỗi con người đối với việc xây dựng đất nước. Để cho đất nước phát triển tươi đẹp, để chúng ta được sống ở trong một thế giới mãi mãi hòa bình chứ không phải là: hòa bình xen lẫn những đau thương mất mát. Như vậy, ý thức trách nhiệm xây dựng một thế giới hòa bình là điều mà mỗi chúng ta cần làm, để thế giới mãi mãi là một hành tinh xanh – hành tinh của màu sắc tươi đẹp.


Không hẳn là quá bình yên trong không gian này. Nhưng chúng ta đã và đang được kế thừa giọt máu của thế hệ đi trước – giọt máu thái bình. Đất nước sẽ phát triển sẽ đi lên hay suy sụp và đổ vỡ – tất cả phụ thuộc vào bạn cũng như những người đang cùng bạn xây dựng đất nước. Chúng ta là thế hệ đi sau, là mầm non được ấp ủ trong không gian trong sáng, chúng ta không thể chỉ thừa hướng mà cần phải phát huy. Hãy đưa đất nước tới đỉnh cao của các cường quốc, bởi chúng ta là thế hệ chịu trách nhiệm cho sự phát triển của đất nước. Chúng ta cần chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn học để mai sau xây dựng đất nước, hiểu đất nước  học tập tốt để có thể xây dựng một đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu. Trong học tập, chúng ta cần học tập tốt, có những ý kiến, có nhiều sáng tạo, tư duy trong sáng để tạo nên môi trường học tập tốt lành và xây dựng cho bản thân đạo đức hoàn thiện. Không chỉ vậy, chúng ta còn cần tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong sống trong sáng, lành mạnh, tích cực tham gia xây dựng đất nước quê hương. Biết phê phán đấu tranh với những hành vi đi ngược lợi ích quốc gia, đặc biệt chúng ta cần trung thành với Tổ Quốc, tích cực rèn luyện thân thể vận động bạn bè người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc.

 

Như vậy là thế hệ đi sau chúng ta cần hăng say học tập rèn luyện bản thân để có thể xây dựng đất nước phát triển giàu đẹp. Kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên tài năng của làn nước Việt Nam chính là tấm gương sáng cho sự phát triển và bảo vệ đất nước trong chúng ta. Tuổi nghề còn trẻ nhưng số lượng thành tích của chị đã không thể đếm được. Tất cả cũng nhờ vào trách nhiệm với đất nước, với sự giàu mạnh và đi lên của dân tộc. Lùi lại một thế kỷ, chúng ta sẽ gặp chàng trai Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước khi  mới 21 tuổi. Ngày 5/6/1919 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng, anh đi sang phương Tây; đến anh Pháp, Anh, Nga,…rồi trở về nước láng giềng Trung Quốc,… Và đã tìm ra chân lý cho Cách Mạng Việt Nam. Đó là làm theo chủ nghĩa Mác – Lênin; cứu nước theo con đường Cách mạng vô sản. Vì vậy, thế hệ đi trước; hay la thế hệ đi sau chúng ta đều phải là những người sẵn sàng giúp nước, sẵn sàng hy sinh sức mình xây dựng Tổ Quốc. Hay đó là lớp lớp Thanh niên nghe theo lời Bác – họ là những người trẻ sẵn sàng giúp đỡ cho đất nước. Họ giúp đỡ người nghèo, giúp đỡ nông dân làm ruộng, giúp đỡ các việc làm cần sáng tạo và tư duy của địa phương,… Những người như vậy quả là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo.


“Đời người đẹp nhất là tuổi thiếu niên, mùa đẹp nhất trong năm là mùa xuân, và lúc đẹp nhất trong ngày là lúc sáng sớm”. (Lý Đại). Thật vậy, thế hệ trẻ chúng ta bây giờ chính là lứa tuổi đẹp nhất – lứa tuổi đẹp nhất để cống hiến, xây dựng cho đất nước. Vậy tại sao chúng ta không cống hiến, xây dựng cho đất nước; mà chỉ mãi nhấn chìm những suy nghĩ những biếng, dựa dẫm vào người khác. Ngay bây giờ, ngay giây phút này, chúng ta hãy đứng lên, hãy là một cá thể sẵn sàng hi sinh, sẵn sàng cống hiến cho Tổ Quốc.Tuy nhiên bên cạnh những người chịu trách nhiệm với đất nước vẫn có những kẻ thờ ơ, vô cảm trước vận mệnh của đất nước. Những kẻ đó đáng bị lên án, phê phán. Muốn vậy, ngay từ bây giờ chúng ta cần rèn luyện tốt bản thân, để có thể cùng người khác thay đổi, để họ và chúng ta cùng xây dựng đất nước. Đó cũng là lời kêu gọi tha thiết mà tất cả mọi người mong muốn thế hệ đi sau chúng ta noi theo.