K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 5 2021

Được thể hiện là nàng ngày ngày nhớ về cha mẹ và kim trọng chỉ mong sớm được gặp mọi người gặp cha mẹ để làm tròn chữ Hiếu còn gặp kim trọng để làm tròn chữ tình 

17 tháng 5 2021

- Nhớ Kim Trọng nàng nhớ đến lời thề dưới trăng hôm nào: "Tưởng người dưới nguyệt đồng". "chén đồng" là chén rượu thề đồng lòng đồng dạ , kết duyên đôi lứa trăm năm. Nàng thương chàng Kim ngày đêm mong ngóng tin mình mà vẫn uổng công vô ích 

                     "Tin sương luống những rày trông mai chờ"

- Câu thơ "Tấm son gột rửa bao giờ cho phai" thể hiện tấm lòng son sắc, thuỷ chung của Kiều đối với Kim Trọng không bao giờ nguôi quên

-Kiều xót thương cha mẹ khi sáng khi chiều tựa cửa ngóng tin con. Kiều xót thương cha mẹ già yếu không được ai chăm sóc:

                                "Xót người tựa cửa hôm mai

                         Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ"

- Kiều tưởng nơi quê nhà mọi thứ đã đổi thay mà sự thay đổi lớn nhất là cha mẹ đang ngày càng già yếu. Cụm từ  "cách mấy nắng mưa" vừa nói lên thời gian xa cách của Kiều với gia đình đến nay đã bao mùa mưa nắng vừa nói được sự tàn phá của mưa nắng đối với cảnh vật và con người

- Trong cảnh ngộ đáng thương của Kiều, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng đã quên đi bản thân mình để nhớ người yêu và cha mẹ. Chứng tỏ nàng là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo có lòng vị tha, đáng trọng

 

10 tháng 5 2021

Gợi lên sự rợp ngợp ,gợi sự hun hút mênh mông

17 tháng 5 2021

- Không gian quanh lầu Ngưng Bích mênh mông, hoang vắng: "non xa, trăng gần, cát vàng,bụi hồng". Từ lầu Ngưng Bích nhìn ra chỉ thấy những dãy núi mờ xa, những cồn cát bay mù mịt

- Thời gian "Mây sớm, đèn khuya" sớm làm bạn với mây, khuya làm bạn với đèn. Qua đó thấy được Kiều thui thủi quê người một thân

- Tâm trạng Kiều bẽ bàng, buồn tủi, ngổn ngang. Qua đó ta thấy Kiều rơi vào hoàn cảnh cô đơn, buồn tủi

10 tháng 5 2021

Vị trí là ơi phần gia biến và lưu lạc

sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh kiều uất ức định tự vẫn Tú bà vờ hứa hẹn đợi kiều bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế rồi đưa kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích đợi thực hiện âm mưu mới 

Bố cục là chia làm 3 phần 
phần 1: khung cảnh trước lầu ngưng Bích 

Phần 2: nỗi nhớ của Thuý kiều 

Phần 3: tâm trạng của Thuý kiều qua cách nhìn cảnh vật

17 tháng 5 2021

1) Vị trí đoạn trích: Đoạn trích được trích từ phần 2: Gia biến và lưu lạc của tác phẩm "Truyện Kiều"

2) Thể thơ của đoạn trích là thể thơ lục bát

3) Nội dung của đoạn trích: Đoạn trích đã cho thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ cxhung, hiếu thảo của Kiều

4) Bố cục của đoạn trích: Đoạn trích gồm 3 phần

- Phần 1: (6 câu đầu) Khung cảnh quanh lầu Ngưng Bích

- Phần 2: (8 câu tiếp) Nỗi nhớ thương của Kiều đối với Kim Trọng và cha mẹ

- Phần 3: (8 câu cuối) Tâm trạng buồn lo của Kiều

Em hãy đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:           Làn thu thủy nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn ghém xanh           Một hai nghiêng nước nghiêng thành Sắc đành đòi một tài đành họa hai                                                 (Nguyễn Du, Truyện Kiều) 1.  Đoạn thơ nói về nhân vật nào trong Truyện Kiều? 2.  Trong đoạn thơ có sử dụng một thành ngữ, em hãy chỉ...
Đọc tiếp

Em hãy đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

          Làn thu thủy nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm liễu hờn ghém xanh

          Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một tài đành họa hai

                                                (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

1.  Đoạn thơ nói về nhân vật nào trong Truyện Kiều?

2.  Trong đoạn thơ có sử dụng một thành ngữ, em hãy chỉ ra và giải thích nghĩa của thành ngữ đó.

3.  Tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào trong đoạn trích? Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 dòng) trình bày tác dụng của các biện pháp tu từ đó trong việc miêu tả vẻ đẹp của nhân vật được nói đến.

92
8 tháng 5 2021

1. Đoạn thơ nói về nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều.     

2.Thành ngữ: Nghiêng nước nghiêng thành

  Giải thích: Sắc đẹp có thể khiến người ta say mê đến nỗi mất thành, mất nước

 3. Các biện pháp tu từ từ vựng trong đoạn trích và tác dụng:

     - Biện pháp so sánh: “thua”, “kém”: chứng tỏ nhan sắc của Kiều đã vượt ra ngoài tưởng tượng, ngoài quy luật của tự nhiên.

     - Ẩn dụ: Làn thu thủy, nét xuân sơn.

=> Tác giả dùng hình ảnh so sánh, ẩn dụ để miêu tả đôi mắt Thúy Kiều. Đôi mắt tuyệt đẹp, sâu thăm thẳm, long lanh như làn nước mùa thu, nét mày cong, mềm mại, thanh thoát như nét núi mùa xuân.

- Nghệ thuật nhân hóa "hoa ghen, liễu hờn"  gợi 1 sự ganh ghét đố kị của tạo hóa trước nhan sắc mặn mà, kiêu sa của Kiều.

- Phép nhân hóa nhằm tuyệt đối hóa vẻ đẹp toàn mĩ của Thúy Kiều: nghiêng nước nghiêng thành, giai nhân tuyệt thế, có một không hai khiến cho tạo hóa (đẹp như hoa) cũng phải ghen tị, đố kị với sự đằm thắm của Thúy Kiều, liễu nổi tiếng là xanh mướt, mềm mại, yểu điệu, thướt tha mà cũng phải hơn dỗi vì thua mái tóc của nàng.

- Bút pháp nghệ thuật ước lệ được nhà thơ Nguyễn Du sử dụng khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều trong tác phẩm “Truyện Kiều” là bút pháp nghệ thuật cổ điển, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người . Các phép tu từ đều tập trung làm nổi bật gương mặt kiêu sa, diễm lệ, thanh tú, thông minh, tài hoa của Thúy Kiều đồng thời dự báo số phận nàng Kiều “Tài đành họa hai” – cuộc đời trắc trở, vất vả.

8 tháng 5 2021

1. Đoạn thơ nói về nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều.     

2.Thành ngữ: Nghiêng nước nghiêng thành

  Giải thích: Sắc đẹp có thể khiến người ta say mê đến nỗi mất thành, mất nước

 3. Các biện pháp tu từ từ vựng trong đoạn trích và tác dụng:

     - Biện pháp so sánh: “thua”, “kém”: chứng tỏ nhan sắc của Kiều đã vượt ra ngoài tưởng tượng, ngoài quy luật của tự nhiên.

     - Ẩn dụ: Làn thu thủy, nét xuân sơn.

=> Tác giả dùng hình ảnh so sánh, ẩn dụ để miêu tả đôi mắt Thúy Kiều. Đôi mắt tuyệt đẹp, sâu thăm thẳm, long lanh như làn nước mùa thu, nét mày cong, mềm mại, thanh thoát như nét núi mùa xuân.

- Nghệ thuật nhân hóa "hoa ghen, liễu hờn"  gợi 1 sự ganh ghét đố kị của tạo hóa trước nhan sắc mặn mà, kiêu sa của Kiều.

- Phép nhân hóa nhằm tuyệt đối hóa vẻ đẹp toàn mĩ của Thúy Kiều: nghiêng nước nghiêng thành, giai nhân tuyệt thế, có một không hai khiến cho tạo hóa (đẹp như hoa) cũng phải ghen tị, đố kị với sự đằm thắm của Thúy Kiều, liễu nổi tiếng là xanh mướt, mềm mại, yểu điệu, thướt tha mà cũng phải hơn dỗi vì thua mái tóc của nàng.

- Bút pháp nghệ thuật ước lệ được nhà thơ Nguyễn Du sử dụng khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều trong tác phẩm “Truyện Kiều” là bút pháp nghệ thuật cổ điển, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người . Các phép tu từ đều tập trung làm nổi bật gương mặt kiêu sa, diễm lệ, thanh tú, thông minh, tài hoa của Thúy Kiều đồng thời dự báo số phận nàng Kiều “Tài đành họa hai” – cuộc đời trắc trở, vất vả.