K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 20. Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?A. Tự ti vì nghề truyền thống của gia đình.          B. Giữ gìn mọi hủ tục của gia đình.C. Chê bai nghề truyền thống gia đình.                D. Quảng bá nghề truyền thống của gia đình.Câu 21. Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chúng ta không cần phải...
Đọc tiếp

Câu 20. Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?

A. Tự ti vì nghề truyền thống của gia đình.          B. Giữ gìn mọi hủ tục của gia đình.

C. Chê bai nghề truyền thống gia đình.                D. Quảng bá nghề truyền thống của gia đình.

Câu 21. Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chúng ta không cần phải làm gì?

A. Đua đòi, ăn chơi.                 B. Kính trọng, giúp đỡ ông bà.

C. Chăm ngoan, học giỏi.        D. Sống trong sạch, lương thiện.

Câu 22. Câu ca dao “ Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng/Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông” là nói đến truyền thống gì của nơi đây?

A. Lao động         B. Nghề nghiêp      C. Học tập                  D. Đạo đức

Câu 23. Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?

A. Xấu hổ, xóa bỏ và từ chối làm.    B. Chê bai, che giấu và xấu hổ.

C. Tự ti, che dấu và từ bỏ mọi thứ.   D. Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ.

Câu 24. Việc làm nào dưới đây thể hiện học sinh thực hiện tốt lòng yêu thương con người?

A. Quyên góp sách ủng hộ học sinh vùng thiên tai lũ lụt.

B. Từ chối tố giác đối tượng phạm tội.

C. Chia sẻ hình ảnh bạn mình bị đánh lên mạng.

D. Che giấu việc bạn thân quay cóp bài.

Câu 25. Gia đình Hoa luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để làm nghề làm thuốc nam. Việc làm đó thể hiện điều gì ?

A. Giúp đỡ con cháu làm giàu.

B. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

C. Yêu thương con cháu.

D. Quan tâm con cháu.

Câu 26. Sinh ra trong một vùng quê nghèo khó trong tỉnh, bao đời nay, trong dòng họ của H chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Vì vậy khi được đề nghị giới thiệu về quê hương và dòng họ, bạn H cảm thấy rất tự ti và mặc cảm. Thái độ của H như trên là chưa thực hiện tốt nội dung nào dưới đây?

A. Tự ti về truyền thống gia đình và dòng họ.     B. Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.

C. Mặc cảm về truyến thống gia đình và dòng họ.         D. Xúc phạm truyền thống gia đình, dòng họ.

Câu 27. Vào cuối năm học dòng họ D lại tổ chức buổi tổng kết công tác khuyến học, khuyến tài. Trong buổi tổng kết, dòng họ đã tổ chức trao quà và thư động viên cho các con, cháu đạt kết quả cao trong học tập. Việc làm này thể hiện việc

A. giải ngân tiền tài trợ của các nhà hảo tâm trong họ.

B. phô trương, hãnh diện cho mọi người trong làng biết .

C. tạo hình ảnh để con cháu hãnh diện với các họ khác.

D. kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ.

Câu 28. Bố mẹ K đều là tiến sĩ và đảm đương những chức vụ quan trọng ở cơ quan. Vì vậy K rất hãnh diện với bạn bè. Cậu cho rằng bố mẹ mình thành đạt như vậy sau này thừa sức lo cho con cái, mình chẳng cần phải học hành làm gì cho vất vả. Suy nghĩ của K thể hiện thái độ chưa đúng trong việc

A. phát huy lợi thế của bố mẹ.                             B. biết ỷ nại vào vị thế của bố mẹ.

C. biết hưởng thụ cuộc sống hiện tại.          D. phát huy truyền thống gia đình.

Câu 29. Ông Nguyễn Văn Nghệ, nghệ nhân làng Vác đã nổi tiếng với nghề sản xuất lồng chim, ông đã kế thừa truyền thống của gia đình mình và đưa lồng chim làng Vác ra nhiều nơi trên thế giới. Việc làm trên của ông thể hiện điều gì?

A. Phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình

B. Làm mất đi truyền thống tốt đẹp của gia đình

C. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình

D. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình

Câu 30.  Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường bị xe hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường.

B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.

C. Trêu tức bạn.

D. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học.

Câu 31. Vào lúc rảnh rỗi Mai thường sang nhà Vân dạy bạn Vân học vì bạn Vân là người khuyết tật không thể đến trường học được. Em thấy bạn Mai là người như thế nào?

A. Là người có lòng yêu thương mọi người.         B. Là người có lòng tự trọng.

C. Là người trung thực   D. Là người sống giản dị.

Câu 32. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là  

A. truyền thống đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

B.truyền thống làm bánh chưng, bánh dày.

C. truyền thống yêu nước.

D.truyền thống làm bánh trôi.

Câu 33. Những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là 

A. truyền thống

B. hiếu thảo.

C. giá trị tinh thần.

D. nhân nghĩa, thủy chung.

Câu 34.  Phong tục, tập quán đã lỗi thời, lạc hậu, làm cản trở tiến trình phát triển được gọi là

A. truyền thống

B. phong tục.

C. điều tốt đẹp.

D. hủ tục.

Câu 35. Câu tục ngữ: Đi một ngày đàng học một sàng khôn nói về truyền thống nào ?

A. Truyền thống yêu nước.

B. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

C. Truyền thống hiếu học.

D. Truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm.

Câu 36.  Gia đình An luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để làm nghề làm thuốc Nam. Việc làm đó thể hiện điều gì ?

A. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

 B. Yêu thương con cháu.

C.Giúp  đỡ con cháu.

D. Quan tâm con cháu.

Câu 37. Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng được gọi là?

A.Gia đình hạnh phúc.

B. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

C.Gia đình văn hóa.

 D. Gia đình đoàn kết.

Câu 38. Bản thân em đã làm những việc gì để giữ gìn  và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Quảng bá về ngành nghề truyền thống của quê hương, vừa giữ gìn nét đẹp quê hương.

 B. Bán lại bí quyết làm món ăn ngon cho người nhiều tiền.

C. Làm giàu bằng mọi cách.

 D. Xấu hổ vì sự nghèo nàn của quê hương.

Câu 39. Quê H. là một vùng quê nghèo khó. Bao đời này, trong dòng họ của H. chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. H. không muốn giới thiệu quê hương và dòng họ mình với bạn bè. H. cảm thấy xấu hổ về đất quê nghèo và dòng họ của mình. Em có đồng tình với cách nghĩ của H. không? Vì sao?

A. Có, vì quê hương H.cũng như dòng họ của H. chẳng có gì đáng nói.

B. Phân vân. Có thể H. suy nghĩ vừa đúng vừa sai.

C. Không, vì quê hương nào và dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp.

 D. Có, vì vùng quê của H. là một vùng quê nghèo khó, dòng họ của H. chẳng có ai đỗ đạt cao.

Câu 40.  Gia đình Tuấn có truyền thống yêu nước, ông của bạn là lão thành cách mạng, bố đang làm việc trong quân đội. Tuấn rất tự hào về truyền thống gia đình mình nhưng lại muốn trở thành một doanh nhân, bởi theo Tuấn làm công việc gì mà có đóng góp cho đất nước cũng là tiếp nối truyền thống của gia đình. Tùng phản đối và cho rằng Tuấn phải tiếp nối công việc, nghề nghiệp được truyền từ đời ông, cha đến nay mới là tiếp nối truyền thống của gia đình? Em đồng ý với suy nghĩ và việc làm của bạn nào?

A.  Em đồng ý với suy nghĩ và việc làm bạn Tùng.

 B. Em đồng ý với suy nghĩ của bạn Tuấn.

C. Em đồng ý với cả 2 suy nghĩ và việc làm của bạn Tùng và Tuấn.

 D. Em đang phân vân không biết đồng  ý với suy nghĩ và việc làm của bạn nào.

0
Hoạt động 1: Chia sẻ cách sắp xếp nơi ở gọn gàng, ngăn nắp.- Kể về cách sắp xếp nơi ở của em.Gợi ý:+ Cách sắp xếp đồ dùng cá nhân của em trong gia đình như thế nào?VD: Đồ dùng cá nhân em được sắp xếp đa phần ở trong phòng riêng của mình. Chỉ có một vài đồ vật như cốc, bát,... là để ở không gian chung cùng mọi người.+ Nếu được thay đổi cách sắp xếp nơi ở của mình, em...
Đọc tiếp

Hoạt động 1: Chia sẻ cách sắp xếp nơi ở gọn gàng, ngăn nắp.

- Kể về cách sắp xếp nơi ở của em.

Gợi ý:

+ Cách sắp xếp đồ dùng cá nhân của em trong gia đình như thế nào?

VD: Đồ dùng cá nhân em được sắp xếp đa phần ở trong phòng riêng của mình. Chỉ có một vài đồ vật như cốc, bát,... là để ở không gian chung cùng mọi người.

+ Nếu được thay đổi cách sắp xếp nơi ở của mình, em sẽ thay đổi như thế nào?

VD: Nếu được thay đổi cách sắp xếp nơi ở của mình, em sẽ sắp xếp lại nhà kho thành các mục có trật tự, ngăn nắp hơn.

- Thảo luận với bạn về cách sắp xếp nơi ở gọn gàng, ngăn nắp.

Hoạt động 2: Tranh biện về cách sắp xếp nơi ở gọn gàng, ngăn nắp.

- Tranh biện để ủng hộ hoặc phản đối những ý kiến sau:

+ Nơi ở là không gian của riêng em nên không cần phải sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.

VD: Em không đồng ý với ý kiến trên. Mặc dù nơi ở là không gian của riêng em nhưng nếu không sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp thì khi muốn tìm đồ sẽ rất khó, nhìn không gian vô cùng bừa bộn và tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật do ẩm thấp, bụi bẩn. Nơi ở là không gian của riêng em nhưng không có nghĩa không có ai thăm không gian riêng đó. Em sẽ cảm thấy xấu hổ, ngại ngùng nếu người ngoài nhìn thấy chúng như thế. Và người khác nhìn thấy một không gian bừa bộn sẽ đánh giá em là con người bừa bộn, lười nhác,...

Hoặc em đồng ý vì với không gian riêng thì chúng ta có quyền được sắp xếp tự do. Chúng ta là người sử dụng không gian đó nhiều nhất nên miễn chúng ta cảm thấy thoải mái thì không cần phải sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng.

+ Sắp xếp vật dụng cá nhân làm mất thời gian của em. Chỉ cần để vật dụng cá nhân em sao cho tiện sử dụng.

VD: Em không đồng ý vì việc sắp xếp vật dụng cá nhân không mất quá nhiều thời gian. Ý kiến trên chỉ cho thấy sự lười nhác, biện minh cho sự lười nhác của mình. Nếu không sắp xếp vật dụng gọn gàng thì khi tìm sẽ rất khó, chưa kể nhìn căn phòng bừa bộn, bẩn bụi. Hơn nữa, việc để đồ linh tinh còn gây ảnh hưởng tới người thân trong gia đình.

Hoặc em đồng ý vì thời gian sắp xếp vật dụng cá nhân em có thể làm được nhiều bài tập, nhiều việc nhà giúp bố mẹ,... Còn không gian phòng ở là nơi riêng tư, miễn sao em cảm thấy thoải mái, tiện lợi thì việc sắp xếp là không cần thiết.

- Nêu những điều em rút ra được và cảm nhận của em sau khi tranh biện.

VD: Em nhận ra được cần phải sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng nơi ở của mình để vừa phù hợp với sinh hoạt cá nhân vừa phù hợp với khung cảnh gia đình.

Hãy hành động

Quan sát nơi ở của em trong gia đình, vận dụng những điều em đã được học được để:

- Xác định những chỗ còn chưa gọn gàng, ngăn nắp trong nơi ở của em.

- Sắp xếp đồ dùng cá nhân của em gọn gàng, ngăn nắp.

- Trang trí nơi sinh hoạt cá nhân cho phù hợp với khung cảnh của gia đình.

0