K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 2 2021

a) ngang bằng

b) ngang bằng

c) ngang bằng

“Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. Vẫn là cái quangcảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu, với những túplều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, nhữngđống gỗ cao như núi chất dựa vào bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyềnbuôn dập dềnh trên sóng... Nhưng Năm Căn còn có...
Đọc tiếp

“Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. Vẫn là cái quang
cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu, với những túp
lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những
đống gỗ cao như núi chất dựa vào bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền
buôn dập dềnh trên sóng... Nhưng Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn “anh chị rừng
xanh” đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc.
Những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông; những lò than hầm gỗ được sản xuất loại
than củi nổi tiếng nhất của miền Nam; những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng- sông
chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi, và nơi đây người ta có thể cập thuyền lại,
bước sang gọi một món xào, món nấu Trung Quốc hoặc một đĩa thịt rừng nướng ướp kiểu
địa phương kèm theo vài cút rượu, ngoài ra còn có thể mua từ cây kim cuộn chỉ, những vật
dụng cần thiết, đến bộ quần áo may sẵn hay một món nữ trang đắt giá chẳng hạn, mà
không cần phải bước ra khỏi thuyền. Những người con gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi,
những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các
giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo,
hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.”
(Ngữ văn 6, tập 2)

Câu 4. Em thấy đoạn văn này giống và khác với ba đoạn văn đầu trong văn bản (về đối
tượng và cách thức miêu tả) như thế nào? Vì sao người dân Cà Mau còn đặt tên cho “chợ
Năm Căn” là “chợ nổi Năm Căn”?

0
PHẦN 1: Sau đây là một đoạn trích trong truyền thuyết Thánh Gióng:“Càng lạ hơn nữa, từ hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, hàng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước .”1. Đoạn văn trên...
Đọc tiếp

PHẦN 1: Sau đây là một đoạn trích trong truyền thuyết Thánh Gióng:

“Càng lạ hơn nữa, từ hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, hàng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước .”

1. Đoạn văn trên kể về việc gì?

2. Ghi lại một chi tiết kì ảo có trong đoạn trích.

3. Chỉ ra một cụm danh từ trong đoạn văn trên.

4. Chi tiết bà con vui lòng góp gạo nuôi chú bé có ý nghĩa gì?

5. Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng. Đoạn văn có sử dụng phó từ và chỉ từ (Gạch chân chỉ rõ phó từ và chỉ từ).

PHẦN 2: Đọc kĩ truyện sau và trả lời câu hỏi:

BÓ HOA ĐẸP NHẤT

Ly biết từ khi sinh em My, mẹ đã quên hẳn việc tổ chức sinh nhật cho mẹ. Nhưng sinh nhật của hai chị em thì bao giờ mẹ cũng nhớ.

Hôm nay là sinh nhật mẹ, Ly băn khoăn không biết nên tặng quà gì cho mẹ. Trong khi mẹ lúi húi nấu cơm dưới bếp, Ly bế em My ra ngõ chơi. Em My tụt xuống đất, chạy loăng quăng thích thú. Nó chỉ bông hoa dâm bụt đỏ chói đòi chị hái. À phải rồi, mẹ rất yêu hoa mà! Ly hái những bông hoa cúc dại mọc đầy bên đường xếp thành một bó. Bên cạnh những bông cúc trắng xinh xinh, Ly cài thêm những bông hoa dâm bụt đỏ tươi rực rỡ. Hai chị em Ly vào nhà với bó hoa tặng mẹ ngày sinh nhật. Mẹ vui mừng ôm hai chị em vào lòng và nói: “Đây là bó hoa đẹp nhất mà mẹ được tặng đấy!”.

Theo Hà Huy Anh (Vở bài tập Đạo đức 3, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm 2019)

1. Các từ: “bó hoa”, “đẹp”, “tặng” trong câu “Đây là bó hoa đẹp nhất mà mẹ được tặng đấy!”, từ nào là danh từ, động từ, tính từ?

2. Giải thích nghĩa của từ “băn khoăn” trong câu “Hôm nay là sinh nhật mẹ, Ly băn khoăn không biết nên tặng quà gì cho mẹ.”.

3. Theo em, vì sao người mẹ lại nói: “Đây là bó hoa đẹp nhất mà mẹ được tặng đấy!”?

4. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu về tình cảm của em đối với mẹ.

PHẦN 3: Kỉ niệm về mái trường, thầy cô và bạn bè luôn là những kỉ niệm đẹp đẽ, thân thương, khó phai mờ trong tâm trí mỗi người. Hãy viết bài văn kể lại một kỉ niệm làm em xúc động và nhớ mãi.

1
11 tháng 3 2020

Phần 1:

1. Đoạn văn kể về sự việc sau khi gặp sứ giả, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, được bà con nuôi giúp để lấy sức đánh giặc.

2. Thánh Gióng "cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ."

3. Cụm danh từ: hai vợ chồng.

4. Chi tiết bà con vui lòng góp gạo nuôi chú bé thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. 

Phần 2:

a. Trong câu "Đây là bó hoa đẹp nhất mà mẹ được tặng đấy" có:

- Danh từ: bó hoa

- Động từ: tặng

- Tính từ: đẹp.

2. Băn khoăn là lo nghĩ, đắn đo, suy đi tính lại mà chưa có kết quả.

3. Mẹ nói "Đây là bó hoa đẹp nhất mà mẹ được tặng đấy" vì đó là bó hoa của hai chị em tặng, nó không có giá trị về vật chất nhưng có giá trị tinh thần to lớn.

2 loại,mk nghĩ vậy ko bt có đúng ko

1. TỪ ĐƠN

 Từ đơn là những từ được cấu tạo bằng một tiếng độc lập. Thí dụ: Nhà, xe, tập, viết, xanh, đỏ, vàng, tím,…

– Xét về mặt lịch sử, hầu hết từ đơn là những từ đã có từ lâu đời. Một số từ có nguồn gốc thuần Việt, một số từ vay mượn từ các ngôn ngữ nước ngoài như tiếng Hán, tiếng Pháp, Anh, Nga,…

– Xét về mặt ý nghĩa , từ đơn biểu thị những khái niệm cơ bản trong sinh hoạt của đời sống hàng ngày của người Việt, biểu thị các hiện tượng thiên nhiên, các quan hệ gia đình, xã hội , các số đếm,…

– Xét về mặt số lượng, tuy không nhiều bằng từ ghép và từ láy (Theo thống kê của A.Derode, từ đơn chiếm khoảng 25% trong tổng số từ tiếng Việt) nhưng là những từ cơ bản nhất, giữ vai trò quan trọng nhất trong việc biểu thị các khái niệm có liên quan đến đời sống và cấu tạo từ mới cho tiếng Việt.

2. TỪ GHÉP

Từ ghéplà những từ có hai hoặc hơn hai tiếng được ghép lại với nhau dựa trên quan hệ ý nghĩa.

Dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa các yếu tố, có thể phân từ ghép ra làm 2 loại chính:

2.1. Từ ghép đẳng lập:

Từ ghép đẳng lập có những đặc trưng chung là:

– Quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong từ là quan hệ bình đẳng.

– Xét về mặt quan hệ ý nghĩa giữa các thành tố có thể thấy:

+ Hoặc các thành tố đồng nghĩa nhau, trong đó:

 Có thể có một yếu tố thuần Việt và một yếu tố Hán Việt. Ví dụ: bạn hữu, bụng dạ, máu huyết,…

 Có thể cả hai yếu tố đều là Hán Việt. Ví dụ: tư duy, thổ địa, tiện lợi, cốt nhục,…

 Có thể cả hai yếu tố đều là thuần Việt. Ví dụ: đợi chờ, máu mủ, xinh đẹp,…

 Có thể có một yếu tố toàn dân và một yếu tố vố là từ địa phương. Ví dụ: chân cẳng, bát đọi, chợ búa,…

+ Hoặc các thành tố gần nghĩa nhau. Thí dụ: thương nhớ, nhà cửa, áo quần, ăn uống, đi đứng,…

+ Hoặc các thành tố trái nghĩa nhau. Thí dụ: đầu đuôi, sống chết, già trẻ, gần xa, trong ngoài,…

– Xét về mặt nội dung, nói chung, từ ghép đẳng lập thường gợi lên những phạm vi sự vật mang ý nghĩa phi cá thể hay tổng hợp (tức biểu thị sự vật, tính chất hay hành động chung, mang tính chất khái quát).

– Tuy có quan hệ bình đẳng về mặt ngữ pháp, nhưng không đưa đến hệ quả là ý nghĩa từ vựng của các thành tố trong từ đều có giá trị ngang nhau trong mọi trường hợp. Như ta sẽ thấy, những trường hợp một trong hai thành tố phai mờ nghĩa xảy ra phổ biến trong từ ghép đẳng lập.

– Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa và phạm vi biểu đạt của từ ghép, có thể phân từ ghép đẳng lập thành ba loại nhỏ là từ ghép đẳng lập gộp nghĩa, từ ghép đẳng lập đơn nghĩa và từ ghép đẳng lập hợp nghĩa.

+ Từ ghép đẳng lập gộp nghĩa: bao gồm những từ ghép thuộc mô hình ngữ nghĩa AB = A+B. Tức là loại mà nghĩa của từng thành tố cùng nhau gộp lại để biểu thị ý nghĩa khái quát chung của cả từ ghép, trong ý nghĩa chung đó có ý nghĩa riêng của từng thành tố. Chẳng hạn, từ quần áo chỉ đồ mặc nói chung, trong đó có cả quần lẫn áo.

Một số ví dụ về từ ghép gộp nghĩa: điện nước, xăng dầu, tàu xe, xưa nay, chạy nhảy, học tập, nghe nhìn, thu phát, ăn uống, tốt đẹp, may rủi, hèn mọn,thầy trò, vợ con…

+ Từ ghép đẳng lập đơn nghĩa: bao gồm từ ghép thuộc mô hình ngữ nghĩa AB = A hoặc B. Tức là loại mà nghĩa khái quát chung của cả từ ghép tương ứng với ý nghĩa của một thành tố có mặt trong từ. Ví dụ: núi non, binh lính, thay đổi, tìm kiếm,…

Do nghĩa của cả từ ghép tương đương với nghĩa của một thành tố nên thành tố còn lại có xu hướng bị mờ nghĩa hoặc bị mất nghĩa. Yếu tố này sẽ làm chỗ dựa cho ý nghĩa của cả từ ghép. Có thể nói sự mờ nghĩa của núc (bếp núc), búa (chợ búa), pheo (tre pheo) … chính là kết quả cực đoan của mô hình đơn nghĩa này.

Một số ví dụ về từ ghép đẳng lập đơn nghĩa: bếp núc, chợ búa, đường sá, áo xống, ăn mặc, ăn nói, viết lách, …

+ Từ ghép đẳng lập hợp nghĩa: bao gồm những từ ghép nằm trong mô hình ngữ nghĩa AB > A+B. Tức là loại mà ở đó nghĩa của cả từ không phải chỉ là phép cộng đơn thuần nghĩa của các thành tố, mà nó là sự tổng hợp nghĩa của các thành tố kèm theo sự trừu tượng hóa dựa trên cơ sở liên tưởng ẩn dụ hay hoán dụ. Do đó, nghĩa của cả từ mới hơn so với nghĩa của từng thành tố. Thí dụ, đất nước không phải chỉ đất và nước nói chung hay chỉ đất hoặc nước, mà hai yếu tố được hợp lại để chỉ lãnh thổ của một quốc gia trong đó có những nét tiêu biểu là đất và nước. Trường hợp non sông, sông núi, sơn hà cũng vậy. Một ví dụ khác, ruột thịt không phải chỉ ruột hay thịt nói chung mà cả hai hợp lại hợp lại để chỉ quan hệ máu mủ, huyết thống. Hay gan dạ để chỉ sự mạnh mẽ, không lùi bước trước nguy hiểm cũng là một trường hợp tương tự.

Chú ý về trật tự các thành tố trong từ ghép đẳng lập.

Bàn về từ ghép đẳng lập, người ta thường bàn đến khả năng hoán vị giữa các thành tố. Tuy nhiên cần chú ý là khả năng ấy không xảy ra phổ biến đối với toàn bộ lớp từ ghép đẳng lập, và không phải xảy ra vô điều kiện trong mọi trường hợp. Về hiện tượng này có thể nêu mấy nhận xét chung như sau:

+ Có thể hoán vị được đối với một số từ ghép gộp nghĩa trường hợp không có yếu tố Hán – Việt. Thí dụ: quần áo – áo quần, rủi may – may rủi, tươi tốt – tốt tươi,…

+ Khả năng hoán vị ít xảy ra giữa các thành tố trong từ ghép đơn nghĩa, đặc biệt đối với trường hợp từ ghép có yếu tố mờ nghĩa, mất nghĩa.

+ Khả năng hoán vị bị sự khống chế của một số yêu cầu:

 Không được phép làm thay đổi ý nghĩa của từ ghép ban đầu. Ví dụ: đi lại – lại đi ; cơm nước – nước cơm khác nghĩa.

• Không đi ngược lại tập quán cổ truyền của dân tộc. Ví dụ: nam nữ – nữ nam; ông bà – bà ông, anh em – em anh, vua quan – quan vua,… không hoán vị được.

 Không tạo nên những trật tự khó đọc. Chẳng hạn: sửa chữa dễ đọc hơn chữa sửa.

2.2. Từ ghép chính phụ:

Là những từ ghép mà ở đó có ít nhất một thành tố cấu tạo nằm ở vị trí phụ thuộc vào một thành tố cấu tạo khác, tức trong kiểu từ ghép này thường có một yếu tố chính và một yếu tố phụ về mặt ngữ pháp. Loại này có những đặc điểm sau:

– Xét về mặt ý nghĩa, nếu từ ghép đẳng lập có khuynh hướng gợi lên các sự vật, tính chất có ý nghĩa khái quát, tổng hợp, thì kiểu cấu tạo từ này có khuynh hướng nêu lên các sự vật theo mang ý nghĩa cụ thể.

– Trong từ ghép chính phụ, yếu tố chính thường giữ vai trò chỉ loại sự vật, đặc trưng hoặc hoạt động lớn, yếu tố phụ tường được dùng để cụ thể hóa loại sự vật, hoạt động hoặc đặc trưng đó.

– Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa, có thể chia từ ghép chính phụ thành hai tiểu loại:

+ Từ ghép chính phụ dị biệt: là từ ghép trong đó yếu tố phụ có tác dụng phân chia loại sự vật, hoạt động, đặc trưng lớn thành những loại sự vật , hoạt động, đặc trưng, cụ thể. Vì vậy có thể nói tác dụng của yếu tố phụ ở hiện tượng này là tác dụng phân loại. Thí dụ :

• máy may, máy bay, máy bơm, máy nổ, máy tiện,…
• làm việc, làm thợ , làm duyên, làm ruộng, làm dâu,…
• vui tính, vui tai, vui mắt, vui miệng,…

Chú ý, ở kiểu từ ghép này trật tự của các yếu tố trong từ ghép thuần Việt, hoặc Hán – Việt Việt hoá khác từ ghép Hán – Việt. ở hai trường hợp đầu, yếu tố chính thường đứng trước, ở trường hợp cuối, yếu tố phụ thường đứng trước. Ví dụ:

• vùng biển, vùng trời, xe lửa, nhà thơ,…
• hải phận, không phận, hỏa xa, thi sĩ,…

+ Từ ghép chính phụ sắc thái hóa: là những từ ghép trong đó thành tố phụ có tác bổ sung một sắc thái ý nghĩa nào đó khiến cho cả từ ghép này khác với thành tố chính khi nó đứng một mình như một từ rời, hoặc khiến cho từ ghép sắc thái hóa này khác với từ ghép sắc thái hóa khác về ý nghĩa. Thí dụ , so sánh xanh lè với xanh và xanh biếc, …

10 tháng 3 2020

Bài làm:

  • Có thể lựa chọn tả theo trình tự thời gian hoặc không gian những cần chú ý quan sát và chú ý lựa chọn các hình ảnh tiêu biểu , chú ý miêu tả các chi tiết như: bầu trời, mở đầu giờ ra chơi như thế nào, ở mỗi khoảng sân các hoạt động vui chơi diễn ra thế nào?…
  • Tham khảo đoạn văn sau:

Giờ ra chơi luôn là khoảng thời gian hào hứng nhất của mọi người. Dưới bầu trời mát mẻ, không gian thoáng đãng, mát xẻ nơi sân trường, tốp ba, tốp bảy tụ tập chơi từng trò chơi mình yêu thích. Ở sân bóng chuyền đằng xa, mấy anh chị cầm quả bóng chuyền cùng nhau vừa tập vừa cười đùa. Xung quanh đó một đến hai bạn nữ đang ngồi cầm quyển truyền đọc rất chăm chú, dường như cái ồn ào sân trường chẳng hề ảnh hưởng tới họ. Bên cảnh vười hoa xinh của trường, các bạn, các chị đang chụm lại với nhau chơi ô ăn quan, chuyền thẻ,… những trò chơi dân gian được nhà trường khuyến khích. Từng quả bóng chuyển nhỏ được những bàn tay khéo léo tung lên trời và bắt lấy, từng tiếng cười giòn tan của người giành chiến thắng. Ngược lại với khung cảnh ngoài sân trường, nhiều bạn ở trong lớp cùng kể cho nhau nghe những câu chuyện hay là bàn luận về một vấn đề đang "hot" hiện nay. Một số bạn được gọi là "mọt sách" cắm cúi với những bài tập khó của mình. Tiết ra chơi là vậy, cái mệt mỏi, căng thẳng của tiết học bị bỏ lại đằng sau sự nhộn nhịp, vui vẻ ấy

học tốt

  • Có thể lựa chọn tả theo trình tự thời gian hoặc không gian những cần chú ý quan sát và chú ý lựa chọn các hình ảnh tiêu biểu , chú ý miêu tả các chi tiết như: bầu trời, mở đầu giờ ra chơi như thế nào, ở mỗi khoảng sân các hoạt động vui chơi diễn ra thế nào?…
  • Tham khảo đoạn văn sau:

Giờ ra chơi luôn là khoảng thời gian hào hứng nhất của mọi người. Dưới bầu trời mát mẻ, không gian thoáng đãng, mát xẻ nơi sân trường, tốp ba, tốp bảy tụ tập chơi từng trò chơi mình yêu thích. Ở sân bóng chuyền đằng xa, mấy anh chị cầm quả bóng chuyền cùng nhau vừa tập vừa cười đùa. Xung quanh đó một đến hai bạn nữ đang ngồi cầm quyển truyền đọc rất chăm chú, dường như cái ồn ào sân trường chẳng hề ảnh hưởng tới họ. Bên cảnh vười hoa xinh của trường, các bạn, các chị đang chụm lại với nhau chơi ô ăn quan, chuyền thẻ,… những trò chơi dân gian được nhà trường khuyến khích. Từng quả bóng chuyển nhỏ được những bàn tay khéo léo tung lên trời và bắt lấy, từng tiếng cười giòn tan của người giành chiến thắng. Ngược lại với khung cảnh ngoài sân trường, nhiều bạn ở trong lớp cùng kể cho nhau nghe những câu chuyện hay là bàn luận về một vấn đề đang "hot" hiện nay. Một số bạn được gọi là "mọt sách" cắm cúi với những bài tập khó của mình. Tiết ra chơi là vậy, cái mệt mỏi, căng thẳng của tiết học bị bỏ lại đằng sau sự nhộn nhịp, vui vẻ ấy. 

Hãy đọc kĩ đoạn văn sau và rút lại thành 1 dàn ý.BIỂN ĐẸP     Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.     Lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.     Rồi một ngày mưa...
Đọc tiếp

Hãy đọc kĩ đoạn văn sau và rút lại thành 1 dàn ý.

BIỂN ĐẸP

     Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.

     Lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.

     Rồi một ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc,… Có quãng thâm sì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong thửa ruộng về bị ướt.

     Có buổi nắng sớm mờ, biển bốc hơi nước, không nom thấy đảo xa, chỉ một màu trắng đục. Không có thuyền, không có mây, không có sắc biếc của da trời.

     Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những đảo xa lam nhạt pha màu trắng sữa. Không có gió mà sóng vẫn vỗ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lấm tấm những bột phấn trên da quả nhót.

     Chiều nắng tàn, mát dịu. Biển xanh veo màu mảnh trai. Đảo xa tím pha hồng. Những con sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào.

     Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ chỗ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng, như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên trên biển múa vui.

     Thế đấy, biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thắm, biển cũng thắm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm, biển đục ngầu giận dữ… Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

     Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu, muôn sắc ấy phần lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên…

(Vũ Tú Nam)

2
10 tháng 3 2020

Bài làm:

Dàn ý tham khảo:

Mở bài: nhan đề "BIỂN ĐẸP".

Thân bài: từ “Buổi sớm nắng sáng” đến “lúc dăm chiêu, gắt gỏng”.

Buổi nắng sáng
Buổi chiều gió mùa đông bắc
Ngày mưa rào
Buổi nắng nhẹ
Chiều lạnh
Chiều nắng tan
Mặt trời xế trưa
Biến đổi màu theo sắc mây trời
Nguyên nhân biển đẹp

=> Miêu tả cảnh đẹp của biển qua từng khoảng thời gian, từng góc độ khác nhau.

Kết bài: từ “Biển nhiều khi rất đẹp" đến “ánh sáng tạo nên" - (còn lại).

=> Nêu nhận xét và suy nghĩ của mình về sự thay đổi cảnh sắc của biển

học tốt

Bài làm:

Dàn ý tham khảo:

Mở bài: nhan đề "BIỂN ĐẸP".

Thân bài: từ “Buổi sớm nắng sáng” đến “lúc dăm chiêu, gắt gỏng”.

Buổi nắng sáng
Buổi chiều gió mùa đông bắc
Ngày mưa rào
Buổi nắng nhẹ
Chiều lạnh
Chiều nắng tan
Mặt trời xế trưa
Biến đổi màu theo sắc mây trời
Nguyên nhân biển đẹp

=> Miêu tả cảnh đẹp của biển qua từng khoảng thời gian, từng góc độ khác nhau.

Kết bài: từ “Biển nhiều khi rất đẹp" đến “ánh sáng tạo nên" - (còn lại).

10 tháng 3 2020

mình cho bạn đó

- Xuân (1):

+Nghĩa gốc

+ Chỉ mùa đầu tiên trong năm

- Xuân (2):

+ Nghĩa chuyển

+ Chỉ sự tươi trẻ của đất nước, mong cho đất nước càng ngày càng đẹp như mùa xuân

Mk đăng thiếu 

Hok tốt !!!

Bài làm

Mùa xuân là tết trồng cây

- Từ "xuân" mang nghiã gốc.

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân

- Từ "xuân" mang nghĩa chuyển

C1

– Xuân (1) : Chỉ một mùa trong năm ( nghĩa gốc). 

– Xuân (2) : Chỉ sự trẻ trung, tươi đẹp. (nghĩa chuyển) 

→ Lời thơ của Bác thật hay, giàu ý nghĩa Bác nhắc nhở mỗi người mùa xuân đều tích cực trồng cây làm cho đất nước ngày càng đẹp giàu, vững mạnh. 

C2 https://h.vn/hoi-dap/tim-kiem?q=Vi%E1%BA%BFt+%C4%91o%E1%BA%A1n+v%C4%83n+n%C3%AAu+t%C3%A1c+d%E1%BB%A5ng+c%E1%BB%A7a+bi%E1%BB%87n+ph%C3%A1p+tu+t%E1%BB%AB+%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c+s%E1%BB%AD+d%E1%BB%A5ng+trong+%C4%91o%E1%BA%A1n+v%C4%83n+d%C6%B0%E1%BB%9Bi+%C4%91%C3%A2yD%E1%BB%8Dc+s%C3%B4ng,+nh%E1%BB%AFng+ch%C3%B2m+c%E1%BB%95+th%E1%BB%A5+d%C3%A1ng+m%C3%A3nh+li%E1%BB%87t+%C4%91%E1%BB%A9ng+tr%E1%BA%A7m+ng%C3%A2m+l%E1%BA%B7ng+nh%C3%ACn+xu%E1%BB%91ng+n%C6%B0%E1%BB%9Bc&id=72203

Bạn tham khảo