K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 10 2017

1, Điền từ phù hợp vào chỗ trống trong câu sau : “Muôn màu .... vẻ.”

=> Muôn màu muôn vẻ

21 tháng 10 2017

muôn là từ cần điền

21 tháng 10 2017

bó tay . com

mk còn chưa nghe tên nó bao giờ thì tả làm sao ?

22 tháng 10 2017

ai mà biết nó thế nào.Đi hỏi mấy đứa ở đấy ấy

21 tháng 10 2017

a. Nhỏ : bé

b. Vui : phấn khích

c. hiền : dịu dàng

21 tháng 10 2017

a, bé

b, sướng

c, hòa

21 tháng 10 2017

Trời đang nắng chang chang, bỗng nhiên từ phía chân trời, những đám mây đen ùn ùn kéo đến. Một lát sau, trời tối sầm lại báo hiệu một cơn mưa sắp đến.

   Tiếng lộp độp phát ra từ mái ngói, mái tôn. Mưa tuôn ào ào xuống mặt đường, chảy tràn xuống sân. Mưa rơi lùng bùng trên lá chuối. Cây chanh, cây bưởi trong vườn khép tán như để bảo vệ những chùm trái lắc lư. Luỹ tre, khóm dừa xoã tóc như đang uốn mình, múa lượn trong gió mưa.

   Cơn mưa ào đố xuống làm mọi hoạt động ngừng lại. Đất trời mù mịt trong mưa. Từ mái nhà nước tuôn xuống đất, giọt nước to bằng đầu ngón tay rơi từng vệt dài lê thê. Cây cối hả hê tắm mát sau bao ngày nắng nóng. Cây cỏ ngời lên xanh biếc.

   Mưa hắt vào cửa sổ. mưa giội xuống mái nhà ầm ầm. Thật là mát mẻ và thích thú biết bao khi được ngắm mưa!

   Không khí nóng bị làn gió và nước mưa xua tan đi, trời trở nên mát mẻ dễ chịu. Cảnh vật căng đầy sức sống.

   Một lát sau, mưa ngớt hạt dần rồi tạnh hắn. Ánh nắng loé lên mừng rỡ chiếu sáng trên những vòm cây, trên những thám cỏ xanh rờn. Trời quang hẳn, thăm thẳm bao la. Những chú chim non nhảy nhót trên cành cây khế hót ríu rít thật vui tai như đang chào trời đất đối sắc sau cơn mưa. Gà mẹ dẫn đàn gà con tìm mồi quanh sân vườn. Thỉnh thoảng những chú gà con bé xíu lại nhảy tung tăng và kêu chíp chíp như vui mừng.

   Sau cơn mưa, cảnh vật, hoa lá, có cây như khoác màu áo mới. Cây cối đâm thêm nhiều chồi non. Vườn cây lại xum xuê trĩu quả. Không khí mát lành. Bầu trời quê hương xanh ngát ước mơ. Cảnh vật như thêm sức sống mới. Con người thấy khoan khoái dễ chịu hơn.

21 tháng 10 2017

Mấy ngày nay trời nóng như đổ lửa, cây cối thì héo khô, mọi người thì đều chờ có một cơn mưa, thật ngột ngạt và khó chịu. Vào buổi chiều ngày hôm qua, cơn mưa mà mọi người chờ đã đến.

Mây đen từ đâu ùn ùn kéo đến, che lấp cả một vòm trời xanh thẫm. Lúc đầu gió chỉ nổi lên xoáy thành một cơn lốc nhỏ cuốn lá vàng bay đi. Khoảng năm phút sau, gió như điên cuồng thổi đến làm cây cối nghiêng ngả, người đi bộ cũng khó đi lại vì sức gió. Một tia chớp vàng giáng xuống xé toạt những đám mây xám xịt. Và vài hạt mưa to và nặng rơi xuống tạo ra tiếng lách tách, lách tách trên mái tôn. Mọi người rảo chân bước vội. Xe cộ trên đường cũng phóng nhanh hơn.

Rồi một lúc sau, hạt mưa cũng nhỏ dần và mưa lớn hơn. Mưa lớn như thế nào thì gió lớn như thế nấy. Mưa như trút nước. Cứ tưởng như là sắp có bão vậy. Nước mưa lao vào những bụi cây. Lá bàng, lá cau vẫy tay như chào đón cơn mưa. Mưa tạch tạch trên lan can, đập vào lòng lá bàng lộp độp, lộp độp. Hai bên đường cũng đông người trú mưa hơn lúc chuẩn bị mưa. Có người đội đầu trần chạy về nhà. Con đường vắng hẳn. Chỉ có một đám trẻ khoảng năm sáu đứa cởi trần chạy ra ngoài mưa để tắm và một vài chiếc xe ô tô, xe tải bật đèn lao vào màn nước trắng xóa. Nước chen nhau tuôn ồ ồ vào các rãnh cống. Những chú chim sẻ cũng tìm chỗ để trú. Chuột, gián đã bám vào chân tường.

Mưa đến rồi cũng đi. Mây đen cũng nhường chỗ cho bầu trời ló rạng. Cầu vồng hiện ra với bảy sắc lung linh. Tiếng nói chuyện, đi lại rộn rịp từ những chỗ trú mưa, mọi người lại tiếp tục công việc của mình. Nhất là các bác thợ sửa xe, khi mưa xong, bác lại xách hộp đồ nghề lỉnh kỉnh của mình ra để sửa cái bu-gi cho mấy chiếc xe bị chết máy khi trận mưa kết thúc. Mấy chú chim sẻ bay ra từ hốc cây nào đó, đậu trên mái nhà, dang cánh ra để phơi khô bộ lông óng ánh của chú, và thỉnh thoảng chú kêu rích rích nghe rất vui tai.

Mưa xong làm cho không khí oi bức trở thành không khí mát mẻ, trong lành. Những hạt mưa cuốn trôi bụi bặm trên lá cây đi. Mưa xong, những giọt mưa còn đọng lại trên tán lá. Khi có ánh sáng chiếu vào, nó lấp lánh như kim cương. Đối với chúng ta thì nó chỉ có như thế. Nhưng đối với các bác nông dân, thì nó cần biết bao nhiêu!

20 tháng 10 2017

Ngày xửa ngày xưa, có một cậu bé tên là Jack. Cậu sống với mẹ ở một ngôi nhà nhỏ trong làng. Gia đình Jack rất nghèo, tài sản duy nhất họ có là một con bò, mà nó đã già đến mức chẳng cho sữa được nữa. Một ngày kia, mẹ của Jack quyết định sẽ bán con bò đi. Mẹ bảo Jack mang con bò ra chợ phiên bán, cố gắng bán được giá tốt.

Trên đường đi ra chợ phiên, Jack gặp một ông già bí ẩn.Ông già nói:

– Ta sẽ đổi con bò của cháu lấy hạt đậu này.

– Sao cháu lại phải đổi cả con bò để lấy hạt đậu nhỏ xíu này?

– Đây không phải là hạt đậu thường đâu, mà là hạt đậu thần đó. Cháu hãy trồng nó vào tối nay và sáng mai nó sẽ mọc cao đến tận trời xanh.

– Điều này sao mà xảy ra được. Sao cháu phải tin lời ông chứ?

– Nếu lời ông nói mà không thành sự thật thì sáng mai ông sẽ trả lại con bò cho cháu

Jack không tin lời ông lão lạ mặt lắm, nhưng mà cậu cũng chả thấy mất gì nếu trao đổi với ông cả. Nên cậu đồng ý đổi con bò lấy hạt đậu thần như ông lão nói. Khi về nhà, mẹ cậu hỏi:

– Jack, con bán con bò được bao nhiêu tiền vậy?

– Con đã đổi nó lấy hạt đậu thần này mẹ ạ

– Sao vậy? Con dám đổi tài sản duy nhất nhà ta có lấy cái hạt đậu vô tích sự này sao? Sao con lại làm thế?

Mẹ của Jack rất giận dữ, bà mắng Jack và ném hạt đậu qua cửa sổ, hạt đậu rơi xuống khu vườn. Bà phạt Jack không được ăn tối hôm đó. Sáng hôm sau, khi Jack thức dậy và nhìn qua cửa sổ, cậu nhìn thấy một điều chưa bao giờ thấy trong đời. Một cái cây lạ lùng vươn lên cao tít đến tận trời xanh.

– Ôi, cái gì vậy?

– Có phải cây đậu thần của mình không?

Jack mừng rỡ trèo ra khỏi cửa sổ và nhảy sang cây đậu thần. “Ôi, lời của ông già đã trở thành sự thật rồi. Cây đã mọc đến tận trời cao rồi. Mình phải lên xem mới được”.

Jack tò mò leo lên trên cây. Leo mãi, leo mãi, cậu leo không ngừng. Leo đến hết ngày thì Jack đến tận trời. Trước mắt Jack lúc này là một khung cảnh kỳ diệu như trong mơ. giữa những đám mây trắng xóa là một tòa lâu đài nguy nga lộng lẫy. Jack mệt vì leo quá lâu, và cũng đói bụng vì cậu chưa ăn gì từ tối hôm qua, cậu gõ mạnh vào cánh cửa

– Xin chào, có ai ở đây không? Cháu có thể xin một ít đồ ăn được không ạ?

– Bỗng nhiên, cánh cửa lâu đài tự mở ra.

Jack ngạc nhiên, nhưng rồi cậu đánh bạo bước vào trong. Cảnh tượng bên trong rất lộng lẫy, đồ đạc sáng bóng. Jack đi đến căn bếp, cậu thấy có một lát bánh mì và một ít sữa. Cậu đói quá nên cầm lát bánh mì lên định ăn, thì cậu thấy có những tiếng động mạnh và cả tòa lâu đài rung lắc như trong cơn động đất vậy. Jack sợ hãi nấp dưới gầm bàn. Có một người khổng lồ dữ tợn bước vào phòng, trong tay ông ta có một túi vàng to. Hóa ra đây chính là lâu đài của người khổng lồ độc ác.

Người khổng lồ khịt mũi đánh hơi ầm ĩ. Fee, Fi, Fo, Fum, ta ngửi thấy có mùi người lạ. Hắn nhìn quanh tìm kiếm nhưng không thấy Jack vì chú quá bé và đang trốn dưới gầm bàn. Hắn tự nhủ “có lẽ đấy chỉ là mùi thịt gà tây mình ăn tối qua thôi”. Hắn ngáp dài mệt mỏi và quyết định đi ngủ. Người khổng lồ đặt túi vàng lên bàn rồi bỏ đi. Khi hắn ta ra khỏi phòng, Jack liền chui ra khỏi chỗ nấp và leo lên trên bàn. “Ôi, túi vàng mới to làm sao, mình sẽ giàu đây”.

Jack lấy túi vàng và nhảy khỏi cái bàn. Chú rón rén đi qua căn phòng, ra khỏi lâu đài của gã khổng lồ, và hết sức mang túi vàng đến chỗ cây đậu thần. Chú leo xuống cây đậu và mang túi vàng về cho mẹ. Chú kể với mẹ về chuyện cây đậu thần, về tòa lâu đài của gã khổng lồ và đưa mẹ xem túi vàng đã lấy được.

Vài hôm sau, Jack lại leo lên cây đậu thần để lên trên trời, quay lại chỗ tòa lâu đài hôm trước. Khi chú đang khám phá tòa lâu đài thì lại nghe thấy những bước chân rầm rầm của gã khổng lồ. Chú không kịp chạy đến nấp dưới gầm bàn, nên vội chui vào nấp trong tủ.Người khổng lồ mang một ổ gà mái ra trước cái tủ.

– Gà ơi, đẻ trứng vàng cho ta đi nào! Người khổng lồ nói. Úm ba la, trứng vàng nở ra.

Con gà kêu lên quang quác rồi mau mắn đẻ một quả trứng bằng vàng ròng. Người khổng lồ nhặt lấy quả trứng và đi ra khỏi phòng. Jack nhanh chóng ra khỏi chỗ nấp, chú lấy con gà và mang ra khỏi phòng, cố chạy thật nhanh trước khi người khổng lồ phát hiện ra. Jack mang con gà về nhà cho mẹ:

– Mẹ xem này, con gà này đẻ ra những quả trứng vàng thật đấy.

Chú bắt chước người khổng lồ nói “Gà ơi, đẻ trứng vàng cho ta đi nào! Úm ba la, trứng vàng nở ra”. Con gà kêu lên quang quác rồi lại đẻ ra một quả trứng bằng vàng ròng.

Mẹ Jack nói “jack, lấy trộm của người khác là không tốt đâu con. Con phải trao đổi một cách công bằng và sống lương thiện”

– Nhưng, mẹ xem, con gà này đẻ ra trứng vàng, mình sẽ không phải làm việc nữa mà vẫn đủ sống

Jack ngày càng trở nên tham lam, mỗi ngày chú lại quay lại tòa lâu đài và lấy trộm thêm nhiều đồ vật của người khổng lồ.

Một ngày kia, khi lẻn vào lâu đài, chú thấy người khổng lồ nói với cái đàn hạc:

– Úm ba la, hãy chơi nhạc cho ta.

Và cây đàn bỗng tự chơi những giai điệu du dương. Tiếng nhạc này làm ta buồn ngủ quá, ta phải đi ngủ thôi. Khi người khổng lồ về phòng ngủ, Jack lại trèo lên bàn và lấy trộm cây đàn hạc

Nhưng không ngờ, khi chú chạm tay vào cây đàn thì tiếng nhạc tự động vang lên. Cây đàn kêu lên: “ông chủ, ông chủ, có ai đang lấy trộm tôi”.

Nghe thấy tiếng cây đàn hạc kêu cứu, người khổng lồ thức dậy và bước ra khỏi phòng. Jack không kịp chạy trốn, cậu bị người khổng lồ bắt gặp với cây đàn trong tay.

– A, sao nhà ngươi dám ăn trộm cây đàn của ta? Chính là ngươi đã ăn trộm túi tiền vàng và con gà thần của ta, có đúng không?

Jack luồn qua chân người khổng lồ và cố sức chạy trốn. Người khổng lồ giận dữ đuổi theo. Jack sợ hãi trượt từ trên cây đậu xuống, cậu thấy tiếng gió rít bên tai mình. người khổng lồ cũng đang tụt xuống ngay sau lưng cậu.

Khi Jack chạm đất, cậu đi tìm ngay chiếc rìu và cố hết sức chặt cây đậu thần. Cây đậu bị đổ và ngã kềnh ra đất. Người khổng lồ bị tuột tay, rơi xuống đất và lăn ra chết.

Và Jack đã nhận được một bài học đích đáng, chú hiểu rằng không được tham lam lấy đồ của người khác, và phải lao động cần cù để có cuộc sống tốt đẹp.

20 tháng 10 2017

Cậu bé Jack và cây đậu thần

truyen co h

Ngày xửa ngày xưa, có một cậu bé tên là Jack. Cậu sống với mẹ ở một ngôi nhà nhỏ trong làng. Gia đình Jack rất nghèo, tài sản duy nhất họ có là một con bò, mà nó đã già đến mức chẳng cho sữa được nữa. Một ngày kia, mẹ của Jack quyết định sẽ bán con bò đi. Mẹ bảo Jack mang con bò ra chợ phiên bán, cố gắng bán được giá tốt.

Trên đường đi ra chợ phiên, Jack gặp một ông già bí ẩn.Ông già nói:

– Ta sẽ đổi con bò của cháu lấy hạt đậu này.

– Sao cháu lại phải đổi cả con bò để lấy hạt đậu nhỏ xíu này?

– Đây không phải là hạt đậu thường đâu, mà là hạt đậu thần đó. Cháu hãy trồng nó vào tối nay và sáng mai nó sẽ mọc cao đến tận trời xanh.

– Điều này sao mà xảy ra được. Sao cháu phải tin lời ông chứ?

– Nếu lời ông nói mà không thành sự thật thì sáng mai ông sẽ trả lại con bò cho cháu

Jack không tin lời ông lão lạ mặt lắm, nhưng mà cậu cũng chả thấy mất gì nếu trao đổi với ông cả. Nên cậu đồng ý đổi con bò lấy hạt đậu thần như ông lão nói. Khi về nhà, mẹ cậu hỏi:

– Jack, con bán con bò được bao nhiêu tiền vậy?

– Con đã đổi nó lấy hạt đậu thần này mẹ ạ

– Sao vậy? Con dám đổi tài sản duy nhất nhà ta có lấy cái hạt đậu vô tích sự này sao? Sao con lại làm thế?

Mẹ của Jack rất giận dữ, bà mắng Jack và ném hạt đậu qua cửa sổ, hạt đậu rơi xuống khu vườn. Bà phạt Jack không được ăn tối hôm đó. Sáng hôm sau, khi Jack thức dậy và nhìn qua cửa sổ, cậu nhìn thấy một điều chưa bao giờ thấy trong đời. Một cái cây lạ lùng vươn lên cao tít đến tận trời xanh.

– Ôi, cái gì vậy?

– Có phải cây đậu thần của mình không?

Jack mừng rỡ trèo ra khỏi cửa sổ và nhảy sang cây đậu thần. “Ôi, lời của ông già đã trở thành sự thật rồi. Cây đã mọc đến tận trời cao rồi. Mình phải lên xem mới được”.

Jack tò mò leo lên trên cây. Leo mãi, leo mãi, cậu leo không ngừng. Leo đến hết ngày thì Jack đến tận trời. Trước mắt Jack lúc này là một khung cảnh kỳ diệu như trong mơ. giữa những đám mây trắng xóa là một tòa lâu đài nguy nga lộng lẫy. Jack mệt vì leo quá lâu, và cũng đói bụng vì cậu chưa ăn gì từ tối hôm qua, cậu gõ mạnh vào cánh cửa

– Xin chào, có ai ở đây không? Cháu có thể xin một ít đồ ăn được không ạ?

– Bỗng nhiên, cánh cửa lâu đài tự mở ra.

Jack ngạc nhiên, nhưng rồi cậu đánh bạo bước vào trong. Cảnh tượng bên trong rất lộng lẫy, đồ đạc sáng bóng. Jack đi đến căn bếp, cậu thấy có một lát bánh mì và một ít sữa. Cậu đói quá nên cầm lát bánh mì lên định ăn, thì cậu thấy có những tiếng động mạnh và cả tòa lâu đài rung lắc như trong cơn động đất vậy. Jack sợ hãi nấp dưới gầm bàn. Có một người khổng lồ dữ tợn bước vào phòng, trong tay ông ta có một túi vàng to. Hóa ra đây chính là lâu đài của người khổng lồ độc ác.

Người khổng lồ khịt mũi đánh hơi ầm ĩ. Fee, Fi, Fo, Fum, ta ngửi thấy có mùi người lạ. Hắn nhìn quanh tìm kiếm nhưng không thấy Jack vì chú quá bé và đang trốn dưới gầm bàn. Hắn tự nhủ “có lẽ đấy chỉ là mùi thịt gà tây mình ăn tối qua thôi”. Hắn ngáp dài mệt mỏi và quyết định đi ngủ. Người khổng lồ đặt túi vàng lên bàn rồi bỏ đi. Khi hắn ta ra khỏi phòng, Jack liền chui ra khỏi chỗ nấp và leo lên trên bàn. “Ôi, túi vàng mới to làm sao, mình sẽ giàu đây”.

Jack lấy túi vàng và nhảy khỏi cái bàn. Chú rón rén đi qua căn phòng, ra khỏi lâu đài của gã khổng lồ, và hết sức mang túi vàng đến chỗ cây đậu thần. Chú leo xuống cây đậu và mang túi vàng về cho mẹ. Chú kể với mẹ về chuyện cây đậu thần, về tòa lâu đài của gã khổng lồ và đưa mẹ xem túi vàng đã lấy được.

Vài hôm sau, Jack lại leo lên cây đậu thần để lên trên trời, quay lại chỗ tòa lâu đài hôm trước. Khi chú đang khám phá tòa lâu đài thì lại nghe thấy những bước chân rầm rầm của gã khổng lồ. Chú không kịp chạy đến nấp dưới gầm bàn, nên vội chui vào nấp trong tủ.Người khổng lồ mang một ổ gà mái ra trước cái tủ.

– Gà ơi, đẻ trứng vàng cho ta đi nào! Người khổng lồ nói. Úm ba la, trứng vàng nở ra.

Con gà kêu lên quang quác rồi mau mắn đẻ một quả trứng bằng vàng ròng. Người khổng lồ nhặt lấy quả trứng và đi ra khỏi phòng. Jack nhanh chóng ra khỏi chỗ nấp, chú lấy con gà và mang ra khỏi phòng, cố chạy thật nhanh trước khi người khổng lồ phát hiện ra. Jack mang con gà về nhà cho mẹ:

– Mẹ xem này, con gà này đẻ ra những quả trứng vàng thật đấy.

Chú bắt chước người khổng lồ nói “Gà ơi, đẻ trứng vàng cho ta đi nào! Úm ba la, trứng vàng nở ra”. Con gà kêu lên quang quác rồi lại đẻ ra một quả trứng bằng vàng ròng.

Mẹ Jack nói “jack, lấy trộm của người khác là không tốt đâu con. Con phải trao đổi một cách công bằng và sống lương thiện”

– Nhưng, mẹ xem, con gà này đẻ ra trứng vàng, mình sẽ không phải làm việc nữa mà vẫn đủ sống

Jack ngày càng trở nên tham lam, mỗi ngày chú lại quay lại tòa lâu đài và lấy trộm thêm nhiều đồ vật của người khổng lồ.

Một ngày kia, khi lẻn vào lâu đài, chú thấy người khổng lồ nói với cái đàn hạc:

– Úm ba la, hãy chơi nhạc cho ta.

Và cây đàn bỗng tự chơi những giai điệu du dương. Tiếng nhạc này làm ta buồn ngủ quá, ta phải đi ngủ thôi. Khi người khổng lồ về phòng ngủ, Jack lại trèo lên bàn và lấy trộm cây đàn hạc

Nhưng không ngờ, khi chú chạm tay vào cây đàn thì tiếng nhạc tự động vang lên. Cây đàn kêu lên: “ông chủ, ông chủ, có ai đang lấy trộm tôi”.

Nghe thấy tiếng cây đàn hạc kêu cứu, người khổng lồ thức dậy và bước ra khỏi phòng. Jack không kịp chạy trốn, cậu bị người khổng lồ bắt gặp với cây đàn trong tay.

– A, sao nhà ngươi dám ăn trộm cây đàn của ta? Chính là ngươi đã ăn trộm túi tiền vàng và con gà thần của ta, có đúng không?

Jack luồn qua chân người khổng lồ và cố sức chạy trốn. Người khổng lồ giận dữ đuổi theo. Jack sợ hãi trượt từ trên cây đậu xuống, cậu thấy tiếng gió rít bên tai mình. người khổng lồ cũng đang tụt xuống ngay sau lưng cậu.

Khi Jack chạm đất, cậu đi tìm ngay chiếc rìu và cố hết sức chặt cây đậu thần. Cây đậu bị đổ và ngã kềnh ra đất. Người khổng lồ bị tuột tay, rơi xuống đất và lăn ra chết.

Và Jack đã nhận được một bài học đích đáng, chú hiểu rằng không được tham lam lấy đồ của người khác, và phải lao động cần cù để có cuộc sống tốt đẹp.

19 tháng 10 2017

     Ngày xửa ngày xưa, có một gia đình nọ cô chị tên là Tấm cô em tên là Cám. Mẹ Tấm chết sớm nên cha tấm lấy thêm người vợ thứ hai sinh ra cô em là Cám. Tấm Cám là hai chị em dẫu là khác mẹ nhưng cũng cùng cha thế nhưng tính tình lại trái ngược nhau. Cô chị hiền lành, phúc hậu bao nhiêu thì cô em đanh đá, ghê gớm bấy nhiêu. Ít lâu sau cha của Tấm cũng bệnh nặng qua đời, kể từ ngày ấy Tấm phải sống trong cảnh mẹ ghẻ con chồng. Bà ta bắt Tấm phải làm lụng tất cả các công việc trong nhà, đối sử với nàng vô cùng thậm tệ.

 
     Một hôm, bà dì ghẻ bảo Tấm và Cám đi ra đồng bắt tép và hứa sẽ thưởng yếm đào cho đứa nào bắt được nhiều tép hơn. Vốn là người hiền lành chăm chỉ Tấm vâng lời và đi bắt tép. Nàng chăm chỉ bắt nên giỏ đầy những tép những tôm. Còn cô Cám vốn được mẹ cưng chiều từ bé, việc nhẹ nhất cũng chẳng đến tay nên ham chơi, cô đuổi theo bướm, hái hoa nô đùa suốt cả một ngày. Khi sắp về nhận thấy trong giỏ mình không có con tép nào Cám lo lắng không nhận được yếm đào. Cám chạy đến chỗ Tấm bày mưu tính kế nói đầu Tấm nhiều bùn và bảo Tấm tắm sạch đi không về mẹ mắng.

     Nói đoạn khi Tấm xuống hồ tắm, Cám đổ hết chỗ tép của Tấm sang giỏ của mình và chạy về nhà lãnh thưởng. Tấm tắm xong lên bờ ra về thì thấy giỏ không còn gì, nàng sợ bà dì ghẻ mắng nên ngồi ôm mặt khóc nức nở. Bụt hiện lên và giúp đỡ cho nàng, may mắn thay trong giỏ vẫn còn một con cá bống, theo lời bụt dặn Tấm đem con cá bống ấy về nhà thả xuống giếng hàng ngày mỗi bữa ăn bớt đi để dành cơm cho cá bống. Mỗi lần cho bống ăn Tấm thường gọi: “Bống bống bang bang lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”.


     Mẹ con Cám sau khi biết bí mật của Tấm thì dình mò và tìm cách bắt bóng giết nó lấy thịt ăn. Bữa nay Tấm lại đem cơm ra cho bống ăn nhưng gọi mãi chẳng thấy bống lên. Nàng lại ôm mặt khóc, bụt hiện lên chỉ cách cho nàng. Gà mái giúp Tấm tìm xương cá, nàng chôn đống xương ấy vào bốn cái lọ để ở chân giường.

   Năm ấy, thái tử mở hội kén tân nương, tất cả những người con gái từ tiểu thư khuê các cho đến dân nghèo đều được tham gia. Mẹ con Cám chuẩn bị váy áo để tham dự hội ấy với mong muốn Cám sẽ trở thành hoàng hậu. Đến ngày hội mở, Tấm xin dì ghẻ đi hội vì đã làm xong hết việc nhà nhưng bà ta không cho. Bà ta lấy thóc trộn lẫn gạo và bắt Tấm nhặt xong thì mới có thể đi hội. Nàng ôm mặt khóc bụt lại hiện lên. Bụt sai đàn chim sẻ xuống nhặt thóc cho Tấm và sau đó nàng lấy những hủ chôn xương cá bống ở chân giường ra. Lạ kì thay trong những hũ ấy có đủ quần áo giày dép và một con ngựa đẹp để Tấm đến kinh thành dự hội. Trên đường đi nàng đánh rơi mất một chiếc hài. May thay hoàng tử bắt gặp chiếc hài đó và đem về làm vật thử để chọn vợ. Chị em con gái nô nức thử hài, mẹ con Cám cũng thử nhưng lại không vừa. Tấm đến nơi thử hài thì vừa in, ngay hôm đó Tấm được tiến cung làm hoàng hậu. Tấm có những ngày tháng hạnh phúc bên hoàng tử.

    Ít lâu sau đến ngày giỗ cha Tấm, nàng trở về quê nhà để ăn giỗ. Mẹ con Cám ganh ghét với Tấm và tìm cách hãm hại nàng. Tấm tuy là hoàng hậu nhưng vẫn là đứa con hiếu thảo nàng không ngại trèo lên hái câu cúng thầy. Bà dì ghẻ lấy dao chặt cây cau để giết Tấm. tấm ngã chết, bà dì ghẻ đưa con mình vào cung thay Tấm làm hoàng hậu. Tấm chết đi biến thành vàng anh ngày đêm quấn quýt bên hoàng tử, mẹ con Cám giết vàng anh, vàng anh biến thành cây xoan đào ngày ngày hoàng tử thường ra đó mắc võng nằm hóng mát.

     Thấy thế mẹ con Cám lại chặt cây xoan đào đi làm nó thành khung cửi nhưng cứ mỗi lúc Cám ngồi dệt thì khung cửi lại kêu lên thành tiếng “Kẽo cà kẽo kẹt/ Lấy tranh chồng chị/ Chị khoét mắt ra”. Cám sợ hãi rồi cũng nghe theo lời mẹ đốt khung cửi đổ tro đi. Chỗ cho ấy mọc lên một cây thị, một bà lão đi qua đem thị về. Một hôm vua đi qua chỗ ấy, dừng lại uống nước thì thấy miếng trầu têm giống với miếng trầu vợ mình têm nên mới đành xin phép gặp người têm giàu. Vợ chồng Tấm đoàn tụ từ đó, Tấm về cung trong sự ngỡ ngàng của Cám.


     Cám bị đuổi khỏi cung, thấy Tấm ngày càng trắng trẻo xinh đẹp lại thêm phần tức. Người làng xui Cám tấm nước nóng là sẽ trắng nên Cám làm theo và chết ngay tại chỗ. Bà dì ghẻ thấy con chết cũng sợ hãi mà chết theo.

19 tháng 10 2017

vào sgk tiếng việt 4

19 tháng 10 2017

 “Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện/ Sẽ thấy được các bà tiên/ Thấy chú bé đi hài bảy dặm/ Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền”. Những câu chuyện cổ tích luôn có sức hấp dẫn đối với những đứa trẻ, nghe lời bà kể chúng ta sẽ được sống trong thế giới của những điều kì diệu, được khám phá không gian thần tiên thơ mộng, được gặp gỡ với những con người thiện lương, tốt bụng…Và những câu chuyện cổ tích không chỉ đến với chúng ta qua những câu chuyện bà kể mà chúng ta còn được tiếp xúc trực tiếp và tự cảm nhận được những vẻ đẹp cũng như những điều kì diệu trong bức tranh cổ tích ấy. Trong chương trình ngữ văn lớp sáu có đưa vào rất nhiều những câu chuyện cổ tích hay, giàu giá trị nhân sinh, một trong số đó có truyện cổ tích Thạch Sanh.

Truyện cổ tích Thạch Sanh đã khắc họa thành công bức chân dung của người anh hùng, người dũng sĩ diệt chằn tinh bảo vệ cuộc sống yên bình của nhân dân, người anh hùng chống giặc ngoại xâm, có công lao to lớn trong việc đánh đuổi vó ngựa ngoại xâm ra khỏi lãnh thổ, bờ cõi. Đặc biệt là những nhân vật trong truyện cổ tích nói chung, trong truyện cổ tích Thạch Sanh nói riêng là sự hư cấu, tưởng tượng của các tác giả dân gian, và thông qua những hình tượng được xây dựng ấy thì các tác giả muốn truyền tải những thông điệp, những tư tưởng, quan điểm nhân sinh nhất định. Bởi vậy mà những câu chuyện cổ tích không chỉ có giá trị giải trí mà nó còn có giá trị giáo dục rất cao, nó đúc kết lại những bài học để khuyên nhủ, chỉ bảo cho con cháu thế hệ sau.

Trước hết, hình ảnh Thạch Sanh trong câu chuyện cổ tích này được các tác giả dân gian xây dựng là một con người có hoàn cảnh bất hạnh, vì chàng mồ côi cha mẹ từ rất sớm, một mình Thạch Sanh phải làm lụng vất vả mưu sinh qua ngày, sống đơn độc, lẻ loi trong một túp lều nhỏ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Nhưng bù lại, Thạch Sanh lại được Ngọc Hoàng cử người xuống dạy nên chàng biết đủ thứ thần thông, chàng là một chàng trai khỏe mạnh lại mang trong mình những sức mạnh phi thường. Có lẽ xây dựng nhân vật Thạch Sanh với những đặc điểm này là cách để các tác giả dân gian lí giải vì sao Thạch Sanh lại bị Lí Thông lừa dối, phản bội như vậy.

Bởi Thạch Sanh là một con người đơn độc, lẻ loi nên khi có người muốn kết nghĩa huynh đệ với chàng thì chàng lập tức đồng ý, chàng là người thiếu thốn tình cảm nên đoạn tình cảm tình cờ có được với Lí Thông chàng vô cùng coi trọng, và mọi niềm tim chàng cũng đặt tuyệt đối ở người “anh kết nghĩa” này, không mảy may nghi ngờ về mục đích mà Lí Thông tiếp cận mình, hay cả khi bị Lí Thông lừa dối cũng không hề hay biết mà một mực tin tưởng. Sự vô tư, tình nghĩa của Thạch Sanh làm cho hình ảnh của chàng trở nên đẹp hơn, đáng trân trọng hơn. Nhưng cũng vì những vì phẩm chất tốt đẹp này mà chàng bị Lí Thông lừa gạt hết lần này đến lần khác.

Qua các biến cố trong cuộc đời ta có thể thấy Thạch Sanh là một chàng trai khỏe mạnh, chính nghĩa thấy cái tà ác hoành hành thì không suy nghĩ nhiều, ra tay tiêu diệt, không cho nó làm ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sự yên bình của dân chúng. Đầu tiên là vụ giết chằn tinh, vì muốn Thạch Sanh thế thân cho mình mà Lí Thông đã đẩy Thạch Sanh vào con đường chết, đó là lừa Thạch Sanh nộp mạng cho chằn tinh thay mình. Chàng không hề hay biết về âm mưu thâm độc này, khi trằn tinh hiện lên muốn lấy mạng Thạch Sanh thì chàng vung rìu chống trả quyết liệt và dù chằn tinh đã dở đủ mọi trò biến hóa thì Thạch Sanh đều chống đỡ được. Chàng đã chẻ chằn tinh ra làm hai và ung dung về nhà.

Lần thứ hai Thạch Sanh ra tay chính nghĩa diệt trừ cái ác đó là lần giết đại bàng cứu công chúa từ dưới hang đại bàng trở về. Trong lần chiến đấu này còn thể hiện chàng là một con người không chỉ dũng cảm, ngoan cường mà còn rất mưu chí bởi chàng biết dựa vào vết máu mà đại bàng để lại để tìm đến động của nó, cứu thoát công chúa. Tuy lập được rất nhiều đại cong nhưng do bản tính quá thật thà, tin người nên Thạch Sanh bị Lí Thông lừa hết lần này đến lần khác, không chỉ cướp đại công mà hắn ta còn đang tâm hãm hại Thạch Sanh, muốn dùng đá lấp cửa hang, đẩy Thạch Sanh vào con đường chết, còn một mình mình đi lĩnh thưởng.

Thạch Sanh là con người có sức sống mạnh mẽ, chàng không chịu đầu hàng trước số phận, khi biết Lí Thông hại mình thì chàng tìm mọi cách để thoát ra. Và cũng tại đây, bản tính chính nghĩa của chàng thể hiện, khi hoàn cảnh của mình nguy khốn nhất thì chàng vẫn đặt việc cứu người lên trên hết. Và cũng vì lòng tốt này của chàng mà chàng đã được báo đáp, bởi người chàng cứu không phải người thường mà là con trai của vua Thủy Tề. Để báo đáp công ơn của chàng vua Thủy Tề đã tặng chàng một cây đàn thần, để khi đã thoát ra ngoài, đất nước có giặc ngoại xâm, chàng đã cầm quân đi đánh giặc tiếng đàn của chàng đã làm cho quân giặc u mê, mất hết tinh thần chiến đấu. Không những vậy, Thạch Sanh còn thể hiện được tấm lòng nhân đạo của mình với chính kẻ thù, thể hiện rõ nét qua niêu cơm thần.

Như vậy, hình ảnh của Thạch Sanh vừa được xây dựng với những vẻ đẹp lí tưởng của một người dũng sĩ diệt chằn tinh, đại bàng cứu giúp dân lành, vừa là một người anh hùng chiến trận khi đánh dẹp quân sĩ mười tám nước, mang lại cuộc sống thái bình cho người dân. Hơn thế nữa chàng còn là một con người nhân đạo khi không chỉ tha cho quân giặc con đường sống mà còn thiết đãi nồng hậu.Có lẽ đây cũng chính là nét đẹp của con người Việt Nam ta, nhân đạo, sống tình nghĩa và luôn dùng nhân tâm để thu phục lòng người.

19 tháng 10 2017

 Thạch Sanh tuy là một con nhà nghèo nhưng ý chí thì rất cao , anh ta ăn ở như câu ca dao : " ở hiền gặp lành " .

4,ta có:a+b=c+d<=>d=a+b-c<=>cd-ab=(a+b-c)c-ab=ac+bc-c2-ab=c(a-c)-b(a-c)=(c-b)(a-c)mà cd-ab=4<=>(c-b)(a-c)=4vì a;b;c là các số chẵn=>c-b;a-c chẵnvới c-b=a-c=2=>c=b+2;a=c+2với b=4k=>abc chia hết cho 4.2.2=16      (1)với b=4k+2=>c=4k+4 chia hết cho 4=>abc chia hết cho 16      (2)từ (1);(2)=>abc chia hết cho 16         (*)xét b=3k=>abc chia hết cho 3  (I)xét b=3k+1=>c=3k+3 chia hết cho 3   =>abc chia hết cho 3  (II)xét b=3k+2=>a=3k+6 chia hết cho 3=>abc chia hết...
Đọc tiếp

4,

ta có:a+b=c+d

<=>d=a+b-c

<=>cd-ab=(a+b-c)c-ab

=ac+bc-c2-ab

=c(a-c)-b(a-c)=(c-b)(a-c)

mà cd-ab=4<=>(c-b)(a-c)=4

vì a;b;c là các số chẵn=>c-b;a-c chẵn

với c-b=a-c=2

=>c=b+2;a=c+2

với b=4k=>abc chia hết cho 4.2.2=16      (1)

với b=4k+2=>c=4k+4 chia hết cho 4

=>abc chia hết cho 16      (2)

từ (1);(2)=>abc chia hết cho 16         (*)

xét b=3k=>abc chia hết cho 3  (I)

xét b=3k+1=>c=3k+3 chia hết cho 3   

=>abc chia hết cho 3  (II)

xét b=3k+2=>a=3k+6 chia hết cho 3

=>abc chia hết cho 3   (III)

từ (I);(II);(III)=>abc chia hết cho 3    (**)

từ (*);(**)=>abc chia hết cho 16  (x)

cmtt với c-b=-2;a-c=-2=>abc chia hết cho 48  (xx)

từ (x);(xx)=>abc chia hết cho 48

2)

ta có:

x2+3y=9

<=>3y=9-x2

<=>48y=144-16x2

=>y4+4(2x-3)y2+16x2-144-48x+155=0

<=>y4+8xy2-12y2+16x2-48x+11=0

<=>(y4+4xy2-11y2)+(4xy2+16x2-44x)+(y2+4x-11)=0

<=>(y2+4x+1)(y2+4x-11)=0

với y2+4x+1=0

\(\Rightarrow3y=3\sqrt{-4x-1}\)

\(\Leftrightarrow x^2-9=-3\sqrt{-4x-1}\)

<=>x4=18x2-36x-90

 

 

0
17 tháng 10 2017

Mẹ gọi với vào trong nhà: "Hương ơi, cất quần áo đi con! Sắp mưa rồi!” Em vội vàng chạy ra sân khi những đám mây đen đang xô đẩy nhau phủ kín cả nền trời. Và cơn mưa đầu hạ ập đến, bắt đầu từ những tiếng lộp bộp mỗi lúc một dày thêm trên mái hiên trước nhà. Những cơn mưa rào mùa hạ lúc nào cũng vội vàng như thế.

Nếu không có những đám mây kia, mặt trời chắc sẽ biến cả mặt đất thành giàn hỏa thiêu bởi cái nắng gay gắt, oi bức của nó. Không một cành lá nào chịu đung đưa mà chỉ nằm ủ rũ, im lìm hứng chịu cái nóng.

Mưa mỗi lúc thêm nặng hạt và gió bắt đầu thổi mạnh. Nhìn từ xa mưa như tấm màn trắng đục khổng lồ phủ kín cả đất trời. Trên đường vẫn còn lác đác vài bong người đang gồng mình lên, cố xuyên qua màn nước. Những tia chớp xé ngang bầu trời không quên kéo theo tiếng sấm ầm ầm, rền rĩ.

Rặng cây phi lao trước nhà bị vần vũ trong mưa gió. Bộ dạng ủ rũ lúc trước giờ đã biến mất, chúng như đang dang tay ra đón những tia nước mưa xiên chéo, nhờ mưa bóc đi những lớp vỏ cây đã khô cằn. Mưa vẫn xối xả trút xuống mái hiên ầm ầm như trống dội. Nhìn lũ bạn í ới gọi nhau ra tắm mưa thích thú biết mấy nhưng em còn e dè ánh mắt của mẹ. Bất giác giơ tay ra hứng những giọt nước mưa ran rát nhưng mát lạnh có cái gì tươi mới dường như cũng trỗi dậy trong em. 

Nhưng chỉ vài tiếng sau, mưa bắt đầu ngớt dần rồi tạnh hẳn, nước chưa kịp thoát còn đọng lại trên sân thành một vũng lớn. Thế là những chiếc thuyền giấy trắng, đỏ lại bập bềnh trôi nổi trên cái vũng nước mà chúng em tưởng tượng nó như một cái hồ siêu nhỏ. Những tia nắng đầu tiên đã nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất trước khi lướt qua những giọt nước còn đọng lại trên lá làm nó long lanh lên trong giây lát. Những chú chim chuyền cành khiến những giọt nước mưa còn lưu luyến đọng lại trên những mép lá vội vã rớt xuống rồi nhanh chóng thẩm thấu xuống nền đất. Vạn vật như được tái sinh sau cơn mưa đầu hạ. Những cái cây trút bỏ đi được lớp áo bụi bặm, vẫy tay đón gió. Tiếng xe cộ. Tiếng mọi người cười nói. Và cầu vồng sau mưa.

Mùa hè đến cùng với những cơn mưa mùa hạ tinh nghịch thích đến, thích đi mà không báo trước. Nhưng chắc hẳn những cơn mưa biết rằng mọi vật đều biết ơn sự hiện diện của nó. Và cầu vồng xuất hiện phía chân trời xa xa kia như lời chào tạm biệt đẹp đẽ nhất đến với thế gian mà những cơn mưa rào mùa hạ dù hay vội vã vẫn kịp để lại.

17 tháng 10 2017

Ông mặt trời tỏa nắng chói chang, làm không khí thật oi ả. Bỗng nhiên mây đen kéo đến, trời nổi giông làm cho lá rụng la tả, bụi bay mù mịt.

Những đám mây lớn, nặng bao phủ cả bầu trời. Cơn gió lành lạnh thổi qua mang theo vài hạt mưa. Mưa mau dần. lẹt đẹt, xiên xẹo theo gió, hạt mưa rào rào bắn xuống lòng đường trắng xóa. Nước chảy lênh láng, chỉ ít phút đường bây giờ đã toàn là nước. Cành cây nghiêng ngả theo gió, cành to thì sà vào dây điện. Mọi người kéo nhau dạt vào hai bên đường người thì trú lại, người thì mặc áo mưa đi tiếp. Trên vỉa hè mỗi lúc một đông. Mọi người xúm xít vào với nhau để cho người khác trú.

Con đường vẫn có những chiếc xe máy đi qua chắc là họ có bận việc gì thế mới không kịp dừng xe để mặc áo mưa. Mưa mỗi lúc một to, những hạt mưa nhảy nhót trên mái nhà lộp độp, lộp độp. Tia chớp lóe sáng loằng ngoằng trên bầu trời xám xịt. Tiếng sấm rèn vang khiến cho những em bé nép mình vào người mẹ. Trong nhà bỗng tối sầm lại, một cái mùi xa lạ đến khó tả. Con mèo nằm co ro trên giường, thỉnh thoảng meo meo nhìn trời mưa như sợ hãi. Mưa đến đột ngột và tạnh cũng bất ngờ. Mưa đang ào ạt, thưa dần rồi tạnh hẳn.

Sau cơn mưa trời lại sáng. Mặt trời ló ra những tia nắng ấm áp, nhè nhẹ xiên xuống mặt đường. Cỏ cây được tắm gội sạch sẽ. Những chiếc lá sạch bóng, xanh mát như ai vừa chùi. Chim chóc từ đâu bay ra lại hót líu lo. Mọi người ồ ạt xuống lòng đường. Mưa đem lại nước và cái mát dịu cho cây cối, con vật và mọi người để xua đi cái nắng nóng oi ả.

17 tháng 10 2017

Trong vòng vây của lũ côn đồ lăm le mã tấu, dao quắm, gậy gộc, cùng sự tiếp sức của lính Trung Quốc mặc thường phục, anh tả xung hữu đột và bị một hòn đá to ném trúng đầu, vết thương rất nặng, anh vẫn tiếp tục xông lên đánh địch. Anh đã ngã xuống bởi một nhát dao lén của kẻ thù. 10h30 ngày 25/8/1978 Lê Đình Chinh hy sinh nơi địa đầu Tổ quốc thân yêu.

Trở về với mẹ

Khi ngã xuống Lê Đình Chinh vừa tròn 18 tuổi. Anh là chiến sĩ đầu tiên hy sinh trên mặt trận biên giới phía Bắc. Ngày 30/8/1978 anh được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì “đã lập được nhiều thành tích trong cuộc

Sau 35 năm nằm lại nơi địa đầu của Tổ quốc, ngày 6/01/2013, hài cốt Lê Đình Chinh đã được đưa về an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ Hàm Rồng, Thành phố Thanh Hóa theo tâm nguyện của mẹ anh, cụ Khương Thị Chu.

Hôm ấy trời lạnh buốt. Hài cốt anh được các cựu binh của Trung đoàn 12 (Đoàn Thanh Xuyên), tỉnh đội Thanh Hóa và người thân đưa vào nghĩa trang trong bản nhạc trầm hùng “Hồn tử sĩ”.

Đại tá Nguyễn Đức Hiệu, nguyên Trưởng Ban Tuyên huấn Trung đoàn 12 (hiện là Trưởng Ban Liên lạc Đoàn Thanh Xuyên) cất tiếng hát nho nhỏ: 

Chúng tôi là đồng đội của anh Lê Đình Chinh/ Nghe đất nước gọi như tiếng gọi của chính mình…”. Tiếng hát to dần, do dần: “… Tuổi thanh xuân anh đẹp sao/ Vì tổ quốc hiến dâng dòng máu/ Nguyện theo anh để lập chiến công đầu”. Các cựu binh của Đoàn Thanh Xuyên hát vang ca khúc nổi tiếng một thời của nhạc sĩ Phạm Tuyên “Chúng tôi là đồng đội của Lê Đình Chinh”.

Nhưng rồi tất cả bổng lặng đi, tiếng hát nhỏ dần rồi im bặt khi cụ Chu, 81 tuổi, ôm lấy chiếc tiểu sành phủ lá cờ tổ quốc khóc nấc lên: “Con ơi, về với mẹ nào”.

35 năm qua cụ đã khóc đến cạn khô cả lệ. “35 năm qua đêm nào mẹ tôi cũng trăn trở, khóc thầm, thương người con trai cả “mãi mãi tuổi mười tám” của mình. Nay anh ấy đã về với mẹ, với các em, các cháu. Mẹ tôi chắc sẽ an lòng phần nào”- anh Lê Đình Lai, em ruột Lê Đình Chinh nói trong nước mắt.

Cả nghĩa trang hôm ấy hầu như không ai cầm được nước mắt.

Tuổi thơ nghèo khó

Có thể nói, tuổi thơ của Lê Đình Chinh trôi đi trong nghèo khó. Anh là con cả trong một gia đình công nhân nông trường có 6 người con.

Bố anh-ông Lê Đình Tùng- 16 tuổi xung phong nhập ngũ và vào Nam chiến đấu. Sau đó ông xuất ngũ và được điều về Nông trường sửa Ba Vì. Tại đây ông đã yêu và cưới cô công nhân Khương Thị Chu, một cô gái Hà Tây quê lụa đẹp người, đẹp nết. Đầu tháng 2 năm 1960 Lê Đình Chinh ra đời.

2 năm sau, khi vừa sinh cô con gái thứ hai, theo tiếng gọi của Đảng đi xây dựng vùng kinh tế mới, ông bà Tùng- Chu xung phong về Nông trường Sông Âm ở xã Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lặc, một huyện phía tây bắc của Thanh Hóa, vừa thành lập. 4 đứa con nữa tiếp tục ra đời.

Cuộc sống của người công nhân nông trường vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. “Gia đình chúng tôi rất nghèo, lại đông con, nhưng cha mẹ tôi luôn dạy các con những chuyện đại loại như: “Giấy rách phải giữ lấy lề”, hoặc: “Đi lấy phần thì nhường cho người phần hơn, nhận về mình phần ít”; “Cho người vay gạo thì đong có ngọn, khi người trả thì lấy ngón tay gạt ngang ống bơ mà nhận”... 6 anh chị em chúng tôi lớn lên trong tinh thần ấy”- anh Lê Đình Lai kể.

Bố mẹ tần tảo lao động nuôi các con. Thời buổi bấy giờ cả nước đều khó khăn. Vì thế dẫu có lao động cật lực “đầu tắt mặt tối” cũng không đủ ăn. Cái đói luôn đeo đẳng gần như suốt cả tuổi thơ của 6 anh em Lê Đình Chinh: “Một thời đói quay quắt thế/ Dạ dày không lúc nào no/ Con thèm ăn no, mặc ấm/ Tưởng như chẳng có bao giờ”- trong cuốn sổ tay của mình (được đồng đội trao lại cho gia đình sau khi Chinh hy sinh) anh đã viết về thời thơ ấu của mình như vậy.

Hôm đưa hài cốt của Lê Đình Chinh về Nghĩa trang Hàm Rồng, gặp thầy Nguyễn Thế Vinh, người từng dạy Chinh ở Trường cấp 2 Nguyệt Ấn. Ông kể lại rằng, nhà Chinh nghèo, nên dù còn rất nhỏ anh vẫn phải vừa đi học, vừa phải chăm các em cho bố mẹ đi làm. Dẫu nghèo là vậy và cái đói, cái rét vẫn không làm Chinh nhụt chí, và thủa ấy anh vẫn học giỏi hơn những bạn bè cùng trang lứa.

17 tháng 10 2017

Phan Đình Giót sinh năm 1922 ở xóm Tam Quang, thôn Vĩnh Yên, xã Cẩm Quan,  huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo đã mấy đời chịu cảnh cày thuê, cuốc mướn. Bố mất sớm, hai anh em sống cùng mẹ trong một ngôi nhà tranh dột nát, siêu vẹo. Đói quá, không có cái ăn Phan Đình Giót và em trai phải đi ở cho địa chủ từ lúc lên 6, lên 7.

Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, cùng với bạn bè cùng trang lứa anh xin tham gia tự vệ chiến đấu. Đến năm 1950 thì anh xung phong đi bộ đội chủ lực. Những trận đánh có Phan Đình Giót đều lập được chiến công, có lần anh chích máu viết bản quyết tâm thư gửi lên đại đoàn, thể hiện chí khí hiên ngang của một con người đã giác ngộ và đi theo cách mạng. Chí khí đó, lòng dũng cảm đó của Phan Đình Giót đã được ghi nhận.

Sống tập thể trong một môi trường quân đội, Phan Đình Giót luôn tự giác gương mẫu về mọi mặt, hết lòng yêu thương giúp đỡ đồng đội và sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ khó khăn về mình, anh được các đồng đội rất quý mến. Phan Đình Giót tham gia rất nhiều các chiến dịch lớn như: Trung Du; Hòa Bình; Tây Bắc và chiến dịch Điện Biên Phủ…

ảnh 1
Phan Đình Giót lấy thân mình bịt lỗ châu mai 

 

Mùa đông năm 1953, đơn vị anh được lệnh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Hành quân gần 500km, vượt qua nhiều đèo dốc, mang vác nặng, nhưng Anh vẫn kiên trì giúp đồng đội về đến đích. Trong nhiệm vụ xẻ núi, mở đường kéo pháo lên đèo xuống dốc vào trận địa rất gay go gian khổ, anh đã nêu cao tinh thần gương mẫu, bền bỉ và động viên anh em chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên.

Chiều 13/3/1954, quân ta nổ súng tiêu diệt Him Lam. Cả trận địa rung chuyển mù mịt sau nhiều loạt pháo. Các chiến sĩ đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín và bị thương ở đùi, nhưng vẫn xung phong đánh quả tiếp theo. Quân Pháp tập trung hỏa lực trút đạn như mưa xuống trận địa ta, đồng đội bị thương rất nhiều.

Lòng căm thù quân giặc lên cao, Phan Đình Giót lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch hoang mang, anh lao lên bám chắc lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Anh bị thương ở vai và đùi, máu chảy rất nhiều. Thế nhưng bất ngờ từ hỏa lực lô cốt số 3 của địch bắn rất mạnh vào đội hình của ta. Lực lượng xung kích bị ùn lại, anh cố gắng nhích mình lên gần lại lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng duy nhất là dập tắt lô cốt này. Anh đã dùng hết sức còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai và hét to: “Quyết hy sinh vì Đảng, vì dân”, rồi dướn người lấy đà lao cả tấm ngực thanh xuân vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hỏa điểm lợi hại nhất của quân Pháp bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. 

Phan Đình Giót hy sinh lúc 22h30p ngày 13/3/1954 ở tuổi 34. Phan Đình Giót được nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân ngày 31/3/1955. Khi hy sinh, anh là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, được tặng Huân chương Quân công hạng nhì.