K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 1 2018

   Là một chàng dế cường tráng, Dế Mèn rất tự hào với kiểu cách con nhà võ của mình. Anh ta cà khịa với tất cả mọi người hàng xóm. Dế Mèn rất khinh miệt một người bạn ở gần hang, gọi anh ta là Dế Choắt bởi quá ốm yếu. Dế Mèn đã trêu chọc chị Côc rồi lủi vào hang sâu. Chị Cốc tưởng Dế Choắt nên đã mổ anh ta trọng thương. Trước khi chết, Choắt khuyên Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ. Đó là bài học đường đời đầu tiên của chú.

10 tháng 1 2018

Dế Mèn là một chàng dế khỏe mạnh, cường tráng, nhưng lại tự cao về mình nên anh rất khinh miệt, coi thường với những người hàng xóm. Dế Choắt - cái tên mà Dế Mén gọi cho anh dế sống bên cạnh vì anh ấy quá ốm yếu. Một ngày, Dế Mèn trêu chị Cốc rồi chui vào hang, chị Cốc thò vào hang tưởng là Dế Choắt nên đã mổ đến trọng thương và Dế Choắt không qua khỏi. Trước khi chết, Dế Choắt khuyên Dế Mèn trước khi làm gì cũng phải biết suy nghĩ, bỏ thói hung hăng bậy bạ và đó cũng là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

9 tháng 1 2018

Năm học mới đã đến rồi, lòng em cứ xốn xang chờ đợi ngày tựu trường. Hai tháng hè xa bạn bè, thầy cô em nhớ lắm!

Sáng nay, em dậy thật sớm sửa soạn sách vở, đồ dùng học tập, cẩn thận bỏ các thứ vào chiếc cặp mà mẹ đã mua cho em tại hiệu sách Minh Trí ở cố đô Huế trong dịp mẹ đi học ở ngoài ấy. Chiếc cặp chưa lần nào đến lớp nhưng đã trở thành người bạn thân thiết của em từ lâu rồi. Hôm cầm chiếc cặp trong tay, em thầm cám ơn mẹ đã lo lắng chu toàn cho đứa con gái út của mẹ trước lúc vào lớp Sáu.

Mẹ đã chọn chiếc cặp thật hợp với sở thích của em, vừa vặn và xinh xắn. Nó được làm bằng chất liệu ni lông tổng hợp, màu xanh rêu, sợi tơ óng ánh như pha kim tuyến. Sờ vào, ai cũng cảm giác mát lạnh và mềm mềm như làn da của một đứa trẻ ba tuổi. Có lẽ chiếc cặp to bằng sổ ghi điểm của cô giáo, không cồng kềnh như cặp của bạn Ánh ngồi cạnh em. Phía trên là một quai xách được bện bằng sợi ni lông bền và rất chắc. Đằng sau có hai quai đeo được mắc vào những cái khóa sắt xi sáng loáng, dùng để điều chỉnh cho vừa quai đeo. Phía trước mặt có một bức tranh màu, vẽ hình một chú ếch đang ngôi trên lá sen du ngoạn ở trong đầm. Xung quanh là những đóa hoa sen hồng đang xòe cánh đón sắc nắng vàng mùa hạ. Bức tranh được lồng vào trong một ngăn bằng giấy mê ca mỏng, có khóa kéo đi, kéo lại. Ngăn này em dùng đựng tấm áo mưa.

Muốn mở cặp, em chỉ cần bấm nhẹ vào hai chiếc khóa ở nắp cặp, nó tự động mở ra nhờ một bộ phận quan trọng làm băng hệ thống lò xo, gắn giấu vào phía trong nắp cặp. Cặp có hai ngăn chủ yếu. Ngăn lớn, em dùng để những quyển sách vở trong buổi học. Còn ngăn kia nhỏ hơn, em để các đồ dùng học tập như: bảng con, tập giấy kiểm tra và hộp đựng bút cùng một số vật dụng khác. Thấy chiếc cặp của em vừa xinh, vừa gọn nhẹ lại tiện lợi nữa nên bạn nào cũng hỏi mua ở cửa hàng nào để về xin bố mẹ mua cho. Em cũng nói thật với các bạn là ở đây không có.

Mải nghĩ về chiếc cặp mà suýt nữa trễ giờ đi học, em khoác vội chiếc cặp vào vai rồi chào bố và chị Hai rảo bước đến trường trong lòng rộn lên một niềm vui khó tả.

:)

9 tháng 1 2018

Chào các bạn, tôi là mèo Tôm. Tôi tự nhận mình là một chú mèo rất thông minh và đáng yêu. Tôi có một cậu bạn tên Hoàng. Chúng tôi kết thân với nhau đã hai năm rồi.

Vào ngày này hai năm trước, tôi gặp Hoàng lần đầu tiên nhân sinh nhật lần thứ chín của cậu ấy. Vừa nhìn thấy tôi, cậu ấy đã reo lên: "Mẹ ơi, con mèo này thời trang quá!". Chả là, "bộ cánh" của tôi toàn thân màu trắng, chân tôi đi giày màu đen, hai tai bé xíu màu hồng, ria trắng như cước và đôi mắt xanh biếc như trời mùa thu. Bà chủ bảo với Hoàng: "Đây là quà sinh nhật của con. Mẹ mong con sẽ đối xử tốt với Tôm". Không chút do dự, cậu chủ nhỏ của tôi hứa với mẹ sẽ chăm sóc tôi chu đáo.

Hoàng đã giữ đúng lời hứa. Cậu ấy thường xuyên tắm táp cho tôi, lo từng bữa ăn cho tôi, chơi với tôi, thậm chí còn đá bóng với tôi… Hoang làm cho tôi một cái "giường" rất xịn với đệm nhồi bông, chăn và mái che. Vào những đêm đông, gió bấc, cái lạnh ăn đến tận xương tận tuỷ, cậu chủ thương tôi lạnh, cho tôi lẻn nằm chung chăn với cậu. 

meo-cho

9 tháng 1 2018

Vốn tính nghịch ranh, vừa nhìn thấy Tôi, Dế Mèn đã nghĩ ngay ra mưu trêu Tôi . Bị chọc giận, Tôi bèn giáng ngay tai hoạ lên đầu Dế Choắt. Bởi lúc này, Choắt ta vẫn đang loay hoay ở phía cửa hang. Sự việc diễn ra bất ngờ và nhanh quá, Choắt trở tay không kịp, thế là đành thế mạng cho trò nghịch tai quái của Mèn.

9 tháng 1 2018

này ko bình luận những gì ko liên quan đến toán tiếng việt tiếng anh nghe chưa

8 tháng 1 2018

Thân thế và sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Là dân chài[sửa | sửa mã nguồn]

Tượng Nguyễn Trung Trực tại sân đền thờ chính ở TP Rạch Giá.

Sinh ra dưới thời Minh Mạng, thuở nhỏ ông có tên là Chơn. Từ năm Kỷ Mùi (1859) đổi là Lịch (Nguyễn Văn Lịch, nên còn được gọi là Năm Lịch), và cũng từ tên Chơn ấy cộng với tính tình ngay thật, nên ông được thầy dạy học đặt thêm tên hiệu là Trung Trực.[2]

Nguyên quán gốc Nguyễn Trung Trực ở xóm Lưới, thôn Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện Phù Cát, trấn Bình Định (ngày nay là thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định). Ông nội là Nguyễn Văn Đạo, cha là Nguyễn Văn Phụng (hoặc Nguyễn Cao Thăng), mẹ là bà Lê Kim Hồng.

Sau khi hải quân Pháp nhiều lần bắn phá duyên hải Trung Bộ, gia đình ông phải phiêu bạt vào Nam, định cư ở xóm Nghề (một xóm trước đây chuyên nghề chài lưới), làng Bình Nhựt, tổng Cửu Cư Hạ, huyện Cửu An, Phủ Tân An (nay thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) và sinh sống bằng nghề chài lưới vùng hạ lưu sông Vàm Cỏ. Không rõ năm nào, lại dời lần nữa xuống làng Tân Thuận, tổng An Xuyên.(nay là xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau).

Ông là con trưởng trong một gia đình có tám người con. Lúc nhỏ, ông rất hiếu động, thích học võ nên khi lớn lên ông là người có thể lực khỏe mạnh, giỏi võ nghệ và là người có nhiều can đảm, mưu lược.

Làm Quản cơ[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 2 năm 1859 Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định. Vốn xuất thân là dân chài, nằm trong hệ thống lính đồn điền của kinh lược Nguyễn Tri Phương, nên ông sốt sắng theo và còn chiêu mộ được một số nông dân vào lính để gìn giữ Đại đồn Chí Hòa, dưới quyền chỉ huy của Trương Định.

Sau đó ông là quyền sung Quản binh đạo và chỉ huy đốt cháy tàu L'Espérance của Pháp,[3] nên còn được gọi là Quản Chơn hay Quản Lịch. Trong sự nghiệp kháng thực dân Phápcủa ông, có hai chiến công nổi bật, đã được danh sĩ Huỳnh Mẫn Đạt khen ngợi bằng hai câu thơ sau:

Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên đia

Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần.

Thái Bạch dịch:

Sông Nhật Tảo lửa hồng rực cháy, tiếng vang trời đất, 
Đồn Kiên Giang lưỡi kiếm tuốt ra, quỷ thần sợ khóc.[4]

Hỏa hồng Nhật Tảo[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chính: Trận Nhật Tảo

Sau khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ ngày 25 tháng 2 năm 1861, Nguyễn Trung Trực về Tân An. Đến ngày 12 tháng 4 năm 1861, thành Định Tường thất thủ, quân Pháp kiểm soát vùng Mỹ Tho, thường cho những tàu chiến vừa chạy tuần tra vừa làm đồn nổi di động. Một trong số đó là chiếc tiểu hạm L'Espérance (Hy Vọng), án ngữ nơi vàm Nhựt Tảo (nay thuộc xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An).

Vào khoảng sáng ngày 10 tháng 12 năm 1861, Nguyễn Trung Trực cùng quyền sung Phó Quản binh đạo Huỳnh Khắc Nhượng, Võ Văn Quang, quản toán Nguyễn Học, và hương thôn Hồ Quang Chiêu (Đại Nam thực lục chép là lương thân Hồ Quang)...tổ chức cuộc phục kích đốt cháy tàu chiến này.[3][5]

Trận này quân của Nguyễn Trung Trực đã diệt 17 lính và 20 cộng sự người Việt, chỉ có tám người trốn thoát (2 lính Pháp và 6 lính Tagal, tức lính đánh thuê Philippines, cũng còn gọi là lính Ma Ní)[6].

Lúc đó, viên sĩ quan chỉ huy tàu là trung úy hải quân Parfait không có mặt, nên sau khi hay tin dữ, Parfait đã dẫn quân tiếp viện đến đốt cháy nhiều nhà cửa trong làng Nhật Tảo để trả thù.

Theo sau chiến thắng vừa kể, nhiều cuộc tấn công quân Pháp trên sông, trên bộ đã liên tiếp diễn ra...

Kiếm bạt Kiên Giang[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chính: Trận đồn Kiên Giang

Tượng đài Nguyễn Trung Trực tại công viên trung tâm thành phố Rạch Giá

Sau lần đốt được tàu L’Espérance của Pháp, Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân tiếp tục chiến đấu qua lại trên các địa bàn Gia Định, Biên Hòa. Khi Hòa ước Nhâm Tuất 1862 được ký, ba tỉnh miền Đông lọt vào tay thực dân Pháp, Nguyễn Trung Trực nhận chức Lãnh binh, đưa quân về hoạt động ở ba tỉnh miền Tây. Đầu năm 1867, ông được triều đình phong chức Hà Tiên thành thủ úy[7] để trấn giữ đất Hà Tiên, nhưng ông chưa kịp đến nơi thì tòa thành này đã bị quân Pháp chiếm mất vào ngày 24 tháng 6 năm 1867. Không theo lệnh triều đình rút quân ra Bình Thuận, Nguyễn Trung Trực đem quân về lập mật khu ở Sân chim (tả ngạn sông Cái Lớn, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang). Từ nơi này, ông lại dẫn quân đến Hòn Chông (nay thuộc xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, lập thêm căn cứ kháng Pháp.

Ở Kiên Giang, sau khi nắm được tình hình của đối phương và tập trung xong lực lượng (trong số đó có cả hương chức, nhân dân Việt - Hoa - Khmer); vào 4 giờ sáng ngày 16 tháng 6 năm 1868, Nguyễn Trung Trực bất ngờ dẫn quân từ Tà Niên (nay là xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) đánh úp đồn Kiên Giang (nay là khu vực UBND tỉnh Kiên Giang), do Trung úy Sauterne chỉ huy.

Kết thúc trận, nghĩa quân chiếm được đồn, tiêu diệt được 5 viên sĩ quan Pháp, 67 lính, thu trên 100 khẩu súng cùng nhiều đạn dược và làm chủ tình hình được 5 ngày liền[8].

Đây là lần đầu tiên, lực lượng nghĩa quân đánh đối phương ngay tại trung tâm đầu não của tỉnh. Nhận tin Chủ tỉnh Rạch Giá cùng vài sĩ quan khác bị giết ngay tại trận, George Diirrwell gọi đây là một sự kiện bi thảm (un événement tragique).[9]

Hai ngày sau (ngày 18 tháng 6 năm 1868), Thiếu tá hải quân A. Léonard Ausart, Đại úy Dismuratin, Trung úy hải quân Richard, Trung úy Taradel, Trần Bá Lộc, Tổng Đốc Phương nhận lệnh Bộ chỉ huy Pháp ở Mỹ Tho mang binh từ Vĩnh Long sang tiếp cứu. Ngày 21 tháng 6 năm 1868, Pháp phản công, ông phải lui quân về Hòn Chông (Kiên Lương, Kiên Giang) rồi ra đảo Phú Quốc, lập chiến khu tại Cửa Cạn nhằm kình chống đối phương lâu dài.

Ra Phú Quốc và bị bắt[sửa | sửa mã nguồn]

Đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Phú Quốc, ảnh chụp năm 2015.

Bài chính: Trận Cửa Cạn

Tháng 9 năm 1868, chiếc tàu Groeland chở Lãnh Binh Tấn (tức Huỳnh Văn Tấn, còn được gọi Huỳnh Công Tấn, trước có quen biết ông Trực vì cùng theo Trương Định kháng Pháp. Sau này, Tấn trở thành cộng sự cho Pháp), cùng 150 lính ở Gò Công đến đảo Phú Quốc để bao vây và truy đuổi ông Trực.

Nhà sử học Phạm Văn Sơn thuật chuyện:

Hương chức và dân trên đảo bị đội Tấn dọa phải theo và phụ lực với hắn để bao vây bọn ông Trực. Sau hai trận ghê gớm, bọn ông Trực phải trốn vào trong núi. Đội Tấn rượt theo, nghĩa quân bị kẹt trong một khe núi nhỏ hẹp. Cùng đường, bọn ông Trực phải ra hàng...[10]

Giám đốc Sở nội vụ Paulin Vial viết:

Nguyễn Trung Trực chịu nộp mạng, chỉ vì thiếu lương thực và vì mạng sống của bao nghĩa quân đang bị bao vây hàng tháng trời ròng rã tại Phú Quốc[11]

Nhưng có người lại cho rằng để bảo toàn lực lượng nghĩa quân, nhân dân trên đảo và lòng hiếu với mẹ (Pháp đã bắt mẹ của ông để uy hiếp), Nguyễn Trung Trực tự ra nộp mình cho người Pháp và đã bị đưa về giam ở Sài Gòn.

Nhưng theo lời khai ít ỏi của Nguyễn Trung Trực khi ông bị giam cầm ở Khám Lớn Sài Gòn với Đại úy Piquet, thanh tra bổn quốc sự vụ, thì sự việc như thế này, trích biên bản hỏi cung:

...Tôi cho biết rõ rằng tôi đã tự ý quy thuận lãnh binh Tấn. Vì hắn đến đảo, hắn bảo viết thơ yêu cầu tôi quy hàng, vì chúng tôi bị bao vây trong núi không có gì để sống, tôi bảo một người dân trói tôi và dẫn tôi đến Tấn. Nếu tôi muốn tiếp tục chiến đấu, hắn không bắt tôi được dễ dàng như thế...[12]

Rất tiếc bản cáo của lãnh binh Tấn gửi cho thống đốc Nam kỳ về "việc bắt Nguyễn Trung trực và Tống binh Cân" đã bị thất lạc từ ngày 23 tháng 5 năm 1950, vì thế sự việc chưa được tường tận.[13]

Thọ tử[sửa | sửa mã nguồn]

Bắt được Nguyễn Trung Trực, Pháp đưa ông lên giam ở Khám Lớn Sài Gòn để lấy khẩu cung. Theo Việt sử tân biên, mặc dù Lãnh binh Tấn đã hết sức can thiệp để Pháp tha mạng cho ông Trực, nhưng Thống đốc Nam Kỳ G. Ohier không chịu. Vì cho rằng không thể tha được "một người đã không coi luật quốc tế ra gì, đã hạ một cái đồn của chúng ta và giết chết 30 người Pháp!"[14] Và rồi ngày 27 tháng 10 năm 1868, nhà cầm quyền Pháp đã đưa ông Trực về lại Rạch Giá và sai một người khmer trên Tưa (người dân thường gọi ông là Bòn Tưa) đưa ông ra hành hình tại chợ Rạch Giá[15], hưởng dương khoảng 30tuổi.

Người ta kể rằng:

Vào buổi sáng ngày 27 tháng 10 năm 1868, nhân dân Tà Niên[16] nơi nổi tiếng về nghề dệt chiếu, và nhiều nơi khác đổ xô ra chợ Rạch Giá, vì Pháp đem Nguyễn Trung Trực ra hành quyết. Ông Trực yêu cầu Pháp mở trói, không bịt mắt để ông nhìn đồng bào và quê hương trước phút "ra đi". Bô lão làng Tà Niên đến vĩnh biệt ông, đã trải xuống đất một chiếc chiếu hoa có chữ "thọ"(chữ Hán) màu đỏ tươi thật đẹp cho ông bước đứng giữa. Ông hiên ngang, dõng dạc trước pháp trường, nhìn bầu trời, nhìn đất nước và từ giã đồng bào… [17]

Tương truyền, trước khi bị hành quyết Nguyễn Trung Trực đã ngâm một bài thơ:

Thư kiếm tùng nhung tự thiếu niên,

Yêu gian đàm khí hữu long tuyền,

Anh hùng nhược ngộ vô dung địa.

Bảo hận thâm cừu bất đái thiên.

Thi sĩ Đông Hồ dịch:

Theo việc binh nhung thuở trẻ trai,

Phong trần hăng hái tuốt gươm mài.

Anh hùng gặp phải hồi không đất,

Thù hận chang chang chẳng đội trời.

Đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Phú Quốc.

Câu nói lưu danh[sửa | sửa mã nguồn]

Khi ông bị người Pháp giải về Sài Gòn, viên thống soái Nam Kỳ lúc bấy giờ vừa dụ hàng vừa hăm dọa, Nguyễn Trung Trực đã trả lời rằng:

Thưa Pháp soái, chúng tôi chắc rằng chừng nào ngài cho trừ hết cỏ trên mặt đất, thì mới may ra trừ tiệt được những người ái quốc của xứ sở này.

Khi bị giam ở Khám Lớn Sài Gòn, ông cũng đã bình tĩnh nói với người hỏi cung là Đại úy Piquet:

Số phận tôi đã đầy đủ, tôi đã không thành công trong việc cứu nguy nước tôi, tôi chỉ xin một điều là người ta kết liễu đời tôi càng sớm càng tốt.

Và trước khi hy sinh, ông còn khẳng khái nhắc lại:

Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây

Khen ngợi[sửa | sửa mã nguồn]

Mộ Nguyễn Trung Trực trong khuôn viên đền thờ chính tại Rạch Giá [18]

Danh sĩ Nguyễn Thông viết:

"Nguyễn Văn Lịch tính thâm trầm, nghiêm nghị và can đảm…". (truyện Hồ Huân Nghiệp trong Kỳ Xuyên văn sao)

Paulin Vial kể:

Trong khi Đại úy hải quân Piquet, thanh tra bổn quốc sự vụ chất vấn ông Trực, ông Trực tỏ ra rất cương quyết và rất đàng hoàng chính đáng. Các câu trả lời của ông đã cho thấy một cách chính xác phẩm chất của con người đó, người đã đóng một vai trò đáng kể.

Ở đoạn văn khác, Paulin Vial khen ngợi:

Nguyễn Trung Trực là "người rất tự trọng, có tư cách đáng quý và đầy nghị lực", là " người có gương mặt thông minh và dễ có thiện cảm" là " một người chỉ huy trẻ tuổi, rất can đảm, chống nhau với ta ngót mười năm trời.[19]

Alfred Schreiner cho biết:

Trong suốt thời kỳ bị giam cầm, ông Trực không có lúc nào tỏ ra yếu đuối cả, một cách thẳng thắng và đàng hoàng, ông công nhận các chiến công của ông và cũng nhận là đã khinh thường sức mạnh của Pháp. Ngoài ra, ông chỉ yêu cầu ban cho ông một ân huệ, ấy là được xử tử ông ngay tức khắc.[20]

Trong một bài thơ điếu, Huỳnh Mẫn Đạt có câu:

Anh hùng cường cảnh phương danh thọ

Tu sát đê đầu vị tử nhân.

Dịch nghĩa:

Anh hùng cứng cổ danh thơm mãi

Lũ sống khom lưng chết thẹn dần

Tương truyền, được tin ông thọ tử, vua Tự Ðức sai hoàng giáp Lê Khắc Cẩn làm lễ truy điệu, đọc bài điếu với chính bút ngự rằng:[21]

Ký bi ngư nhân

Hùng tại quốc sĩ

Hỏa Nhựt Tảo thuyền

Ðồ Kiên Giang lũy

Ðịch khái đồng cừu

Thân tiên tự thỉ

Hiệu khí cổ kim

Thử nhân nam tư

Xích huyết hoàng sa

Ô hô dĩ hi

Huyết thực thiên thu

Chương nhữ trung nghĩa.

Thái Bạch dịch:

'Giỏi thay người chài

Mạnh thay quốc sĩ

Đốt thuyền Nhật Tảo,

Phá lũy Kiên Giang.

Thù nước chưa xong

Thân sao đã mất

Hiệu khí xưa nay

Người nam tử ấy

Máu đỏ, cát vàng

Hỡi ơi thôi vậy

Ngàn năm hương khói,

Trung nghĩa còn đây.

Và cũng chính nhà vua này đã sắc phong ông làm Thượng Ðẳng Linh Thần, thờ tại làng Vĩnh Thanh Vân, Rạch Giá nơi ông đã hiên ngang thà chịu chết chớ không chịu đầu hàng Pháp. Đã rất nhiều năm qua, dân làng Vĩnh Thanh Vân, nhất là những ngư dân, luôn tôn kính và tự hào về Nguyễn Trung Trực, một người xuất thân từ giới dân chài áo vải, vậy mà đã trở thành một vị anh hùng, đúng với ý nghĩa: "Sống làm Tướng và chết làm Thần!" và "anh khí như hồng", nghĩa là khí tiết của người anh hùng rực rỡ như cầu vồng bảy sắc.

Tưởng nhớ[sửa | sửa mã nguồn]

Tượng Nguyễn Trung Trực tại Phú Quốc, nơi ông bị Pháp bắt

Sau khi ông bị hành hình, dân chúng cảm thương vô cùng nên đã bí mật thờ ông như một vị anh hùng trong đền thờ Nam Hải đại vương (cá Ông hay cá Voi), chính là ngôi đền thờ Nguyễn Trung Trực tại thành phố Rạch Giá hiện nay.

Và khi người Pháp không còn cai trị Việt Nam, vào năm 1970, nhân dân địa phương đã lập tượng Nguyễn Trung Trực bằng đồng, màu đen đặt trước "chợ nhà lồng" Rạch Giá (cũ). Hiện nay, tượng thờ này được sơn lại màu nâu đỏ, và đã được di dời vào trong khuôn viên khu đền thờ của ông tại thành phố Rạch Giá. Năm 2000, người ta đã cho làm một tượng mới bằng cũng bằng đồng lớn hơn, màu xám, để thay thế, và khu "chợ nhà lồng" mà sau này nó còn có tên là "Khu thương mại", cũng đã di dời nơi khác để nơi đó trở thành công viên.

Nhiều tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long... nhân dân đã lập đền thờ ông và hằng năm đều có tổ chức lễ tưởng niệm trọng thể. (Đình Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá tổ chức lễ giỗ vào các ngày từ 26 đến 28 tháng 8 âm lịch. Đình và mộ nơi này đã được công nhận là di tích Lịch–Văn hóa cấp quốc gia vào ngày 06 tháng 12 năm 1989).

Tại huyện Tân Trụ, tỉnh Long An, nơi diễn ra trận "Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa" của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu L’Esperance của Pháp (ngay cạnh Vàm sông Nhựt Tảo), chính quyền và nhân dân đã xây dựng và khánh thành Đền Tưởng niệm Nguyễn Trung Trực trên khu đất rộng 6 ha ngày 14/10/2010.

[4]

Gia quyến[sửa | sửa mã nguồn]

Cha mẹ[sửa | sửa mã nguồn]

Tương truyền, Nguyễn Trung Trực rất có hiếu với mẹ. Là con trưởng, hàng ngày ông phải đi đánh bắt cá để có tiền phụ giúp gia đình. Theo sách Hỏi đáp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực, lúc ông đến ở Tà Niên, chuẩn bị tấn công đồn Kiên Giang, ông đã đưa mẹ đến ẩn náu ở nhà ông Dương Công Thuyên ở chợ Rạch Giá. Đến khi rút Hòn Chông, ông cũng đưa mẹ đi theo. Chỉ đến khi vượt biển ra đảo Phú Quốc, ông mới đành phải để mẹ ở lại.

Không bắt được ông, thực dân Pháp đã sai người bắt mẹ ông[22], rồi tìm mọi cách để bà viết thư khuyên con ra hàng, nhưng bà không nghe. Về sau, biết tin con ra hàng, bà tức giận thổ huyết mà chết. Nhưng có người lại nói rằng mẹ ông không bị quân Pháp bắt. Đây là chuyện bịa để buộc ông vì chữ hiếu mà ra hàng. Lúc Pháp tấn công Hòn Chông, thì bà đã đi lánh nạn ở đâu không rõ. Nhưng sau đó bà về ẩn náu ở Tân Thuận (nay là xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) rồi mất ở đó[23].

Cũng theo sách này, cha Nguyễn Trung Trực mất sớm, bỏ lại 8 người con khiến mẹ ông phải sớm hôm tảo tần vất vả.[24] Nhưng theo câu chuyện còn lưu lại trong họ tộc[25] cha ông Trực không mất sớm. Bởi sau khi Nguyễn Trung Trực bị bắt ở Phú Quốc, ông vẫn còn sống để đưa gia đình mình và gia đình của các nghĩa quân xuống ghe về ẩn náu ở Cà Mau. Khi chồng đi, bà Tô Kim Hồng (sách Hỏi đáp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực ghi là Lê Kim Hồng, tức mẹ ông Trực), vẫn còn ở lại Hòn Chông, trong sự quản thúc của chính quyền thực dân và bà đã mất ở đó. Mãi sau này hài cốt của bà mới được cải táng về nằm bên cạnh chồng ở Cà Mau. Hiện nay, hậu duệ của dòng họ Nguyễn Trung Trực đông đúc cả ngàn người, sống rải rác ở khắp nơi, nhưng tập trung đông nhất là ở hai xã Tân Đức và Tân Tiến, huyện Đầm Dơi.

8 tháng 1 2018

vào gogle bấm vào CHÍNH TẢ NGUYỄN TRUNG TRỰC

8 tháng 1 2018

Dế mèn trong bài "Bài học đường đời đầu tiên" được Tô Hoài khắc họa là một chàng dế thanh niên cường tráng, khỏe mạnh, rất đẹp những điều đó được thể hiện qua các hình ảnh như: đôi càng to, mẫm bóng; cặp râu dài; cái đầu to, rất bướng;... nhưng Dế Mèn lại có tính cách là hống hách, kiêu ngạo, không coi ai ra gì do đó đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình ( A, mình xin lỗi, mình sẽ viết bài mới ở dưới) 

Đối với em, Dế mèn là một cậu dế bảnh trai, cường tráng, khỏe mạnh với nhiều hình ảnh như: với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu... to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lười liềm máy làm việc..., Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu... dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,...). Tính cách của Dế Mèn lại kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng, hung hăng và ngộ nhận. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng (qua cách đặt tên là Dế Choắt, ví von so sánh như gã nghiện thuốc phiện, xưng hô chú mày, tính tình khinh khỉnh, giọng điệu bề trên, dạy dỗ). Không những thế, Dế Mèn còn tỏ ra ích kỉ, không cho Dễ Choắt thông ngách sang nhà, lại còn mắng “Đào tổ nông thì cho chết”.Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: “Sợ gì ? Mày bảo tao sợ cái gì ? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !”. Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !”. Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi “nằm im thin thít”. Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám “mon men bò lên”. Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát. Qua đó, Dế mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

8 tháng 1 2018

bài văn của mình như sau:

Dế mèn trong bài "Bài học đường đời đầu tiên" được Tô Hoài khắc họa là một chàng dế thanh niên cường tráng, khỏe mạnh, rất đẹp những điều đó được thể hiện qua các hình ảnh như: đôi càng to, mẫm bóng; cặp râu dài; cái đầu to, rất bướng;... nhưng Dế Mèn lại có tính cách là hống hách, kiêu ngạo, không coi ai ra gì do đó đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình ( A, mình xin lỗi, mình sẽ viết bài mới ở dưới) 

Đối với em, Dế mèn là một cậu dế bảnh trai, cường tráng, khỏe mạnh với nhiều hình ảnh như: với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu... to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lười liềm máy làm việc..., Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu... dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,...). Tính cách của Dế Mèn lại kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng, hung hăng và ngộ nhận. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng (qua cách đặt tên là Dế Choắt, ví von so sánh như gã nghiện thuốc phiện, xưng hô chú mày, tính tình khinh khỉnh, giọng điệu bề trên, dạy dỗ). Không những thế, Dế Mèn còn tỏ ra ích kỉ, không cho Dễ Choắt thông ngách sang nhà, lại còn mắng “Đào tổ nông thì cho chết”.Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: “Sợ gì ? Mày bảo tao sợ cái gì ? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !”. Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !”. Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi “nằm im thin thít”. Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám “mon men bò lên”. Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát. Qua đó, Dế mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

15 tháng 1 2018

soấm chớp hoặc sấm sét

9 tháng 1 2018

sấm , chớp nhé

Nghị luận xã hội : Suy nghĩ của em về câu chuyện “Ngọn nến”Bất ngờ mất điện, một ngọn nến được đem ra thắp lên và đang lung linh tỏa sáng. Nến hân hoan khi thấy mọi người trầm trồ: “May quá, nếu không có cây nến này, chúng ta sẽ không thấy gì mất!”. Thế nhưng khi dòng sáp nóng bắt đầu chảy ra, nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến chợt...
Đọc tiếp

Nghị luận xã hội : Suy nghĩ của em về câu chuyện “Ngọn nến”

Bất ngờ mất điện, một ngọn nến được đem ra thắp lên và đang lung linh tỏa sáng. Nến hân hoan khi thấy mọi người trầm trồ: “May quá, nếu không có cây nến này, chúng ta sẽ không thấy gì mất!”. Thế nhưng khi dòng sáp nóng bắt đầu chảy ra, nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến chợt nghĩ: “Chết thật, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy nhỉ?”. Nghĩ rồi nến nương theo một cơn gió thoảng qua để tắt phụt đi. Mọi người trong phòng xôn xao: “Nến tắt rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Cây nến mỉm cười tự mãn vì sự quan trọng của mình. Bỗng có người nói: “Nến dễ tắt, để tôi đi tìm cái đèn dầu…”. Mò mẫm trong bóng tối ít phút, người ta tìm được cây đèn dầu. Đèn dầu được thắp lên, còn cây nến cháy dở thì người ta bỏ vào ngăn kéo. Thế là từ hôm đó, nến bị bỏ quên trong ngăn kéo, rồi cũng không còn ai nhớ đến nó nữa. Nến hiểu ra rằng, hạnh phúc của nó là được cháy sáng, dù có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là ngọn nến.

1
8 tháng 1 2018

1. Kĩ năng : đảm bảo bố cục một bài văn nghị luận xã hội, hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.

2. Kiến thức : cần đảm bảo những kiến thức cơ bản sau :

a. Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận.

b. Giải thích

– Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của câu chuyện: ngọn nến ban đầu cũng thấy mình vui sướng vì được cháy sáng nhưng khi bắt đầu tan chảy ra, nó thấy mình thiệt thòi vì vậy mà tìm cách tự tắt sáng đi ->Muốn tỏa sáng nhưng lại không muốn tan chảy -> Đó là thói ích kỉ của con người, sợ mình bị thiệt hơn người khác nên chỉ lo nghĩ cho bản thân mình.

– Cây nến nhận ra một cách muộn màng rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng dù sau đó có tan chảy đi -> Con người cần nhận thức đúng về vị trí, vai trò của mình trong cộng đồng, gia đình và xã hội. Dù ở vị trí nào, con người cũng phải biết cống hiến toàn bộ khả năng của mình để trở thành người sống có ích cho xã hội. Có như thế con người mới không hối tiếc vì đã sống hoài, sống phí.

=> Câu chuyện giản dị nhưng chứa đựng một bài học nhân sinh sâu sắc. Từ việc phê phán lối sống ích kỉ người viết nhắn gửi: sống là phải cống hiến, làm được những điều có ích. Đó cũng là cách để tự khẳng định giá trị bản thân.

c. Bàn luận

– Ích kỉ là một thói xấu hay gặp và dễ mắc phải. Con người phải có bản lĩnh, sự nhân hậu để vượt lên trên thói ích kỉ cá nhân để sống có ích, đem lại niềm vui cho nhiều người và chính bản thân mình.

– Điện, đèn, nến: ẩn ý về cá nhân trong quan hệ với cộng đồng, gia đình, xã hội; con người không thể sống tách mình ra khỏi cộng đồng, phải hòa nhập, bổ sung, tương hỗ cho nhau.

– Con người sống ở trên đời ai cũng có ý thức về cái tôi của mình, thậm chí sự tự ý thức về cái tôi để nâng mình lên, để tự khẳng định mình là một nhu cầu chính đáng. Song cần phải phân biệt rõ khát vọng “tỏa sáng”với tham vọng “đánh bóng” bản thân; ý thức khẳng định bản thân khác hẳn với sự ích kỉ, cá nhân chủ nghĩa.

– Mối quan hệ biện chứng giữa “cho” và “nhận”, “được” và “mất” rất tinh tế. “Giọt nước muốn không khô cạn phải hòa vào biển cả”. Khi sống cống hiến vô tư, con người sẽ nhận được nhiều hạnh phúc.

– Ngọn nến chỉ thực sự sống hết cuộc đời của nó khi cháy hết mình và tan chảy. Nếu không nó hoàn toàn bị quên lãng và vô nghĩa. Cháy còn đồng nghĩa với đam mê.

– Trong cuộc sống, rất nhiều tấm gương cố gắng cống hiến năng lực, trí tuệ, thậm chí dâng hiến cả cuộc đời mình cho đất nước, nhân dân. ( Những người lính hi sinh bản thân mình bản vệ đất nước; những bạn trẻ đam mê học tập lao động làm giàu cho quê hương; những thầy cô giáo miệt mài bên con chữ dạy bao thế hệ học sinh nên người…); bên cạnh đó không ít người sống ích kỉ, tự mãn chỉ biết vun vén cho bản thân, không biết cống hiến.

d. Bài học

– Đừng sống ích kỉ, hãy sống cống hiến trong mỗi vị trí, công việc để mang lại hạnh phúc cho nhiều người.

– Đừng bao giờ như ngọn nến “bị bỏ quên trong ngăn kéo, rồi cũng không còn ai nhớ đến nó nữa”. Hãy dũng cảm hành động, có thể bản thân phải chịu thiệt thòi nhưng để tỏa sáng cho cuộc đời.

7 tháng 1 2018

Linh là người bạn gái thân nhất lớp của tôi. Cô ấy không những là một người xinh đẹp, dịu dàng mà cô ấy còn là người rất chăm chỉ, học giỏi. Cô ấy không cao cũng không thấp. Dáng người nhỏ nhắn, dễ thương Mái tóc đen dài búi cao trên khuân mặt trái xoan cân đối. Chiếc miểng nhỏ, xinh xinh như cánh lá sen hồng. Nhất là đôi môi ấy lúc nào cũng nở nụ cười tỏa nắng làm siêu lòng bất cứ ai nhìn vào. Cô ấy rất hòa đồng với mọi người nên cả lớp ai cũng yêu quý cô ấy.

7 tháng 1 2018

Bạn em tên là Nguyễn Minh Ngọc, hiện đang học lớp 5. Bạn ấy mặc sjp hồng như Nguyễn Linh Truy Kích 2.0 ấy

7 tháng 1 2018

Ngày nào cũng vậy, tôi đi học trên con đường thân thiết này. Từng gốc cây. từng số nhà, từng ngõ ngách đã in đậm trong tâm trí tôi lúc nào mà tôi chẳng hay biết. Con đường phố tôi nhỏ và không đẹp, tuy nhiên nó trở nên gợi cảm hơn trong những ngày đầu đông này.

Hà Nội trong những ngày đầu đông se se lạnh tuy không rét căm căm, lạnh thấu tận xương nhưng cũng làm mọi người phải áo khoác, mũ len. Khu phố tôi thì không như vậy. Mặc cho gió bão, mưa dông, quanh năm ngày tháng, những ngôi nhà trên phố chỉ mặc một màu áo mà thôi. Con đường, nhìn từ xa như một dái lụa mềm mại uốn lượn dọc dãy phố. Nhà hai bên đường chẳng cái nào giống cái nào, cái cao, cái thấp, cái to, cái nhỏ, cái rộng, cái hẹp thật vui mắt. Vì đất chật người đông nên phố tôi chẳng có cái cây nào gọi là to vì mưa bão dễ đổ, dễ vướng vào dây điện. Cho nên, mỗi năm, tôi cứ lớn hẳn lên mà các cây trong phố tôi vẫn nhỏ bé, xinh xắn thế thôi. Trên cao có cả một khoảng trời rộng mở như cái ô nhiều màu sắc. Những ngày mưa gió bão bùng thì khoảng trời trên phố tôi đen kịt mây, sấm chớp ì ùng, sét rạch ngang trời. Khi ấy, những vũng bùn xuất hiện mà tôi thì chẳng thích đi lên bùn một chút nào cả.

Phố tôi lúc nào cũng tấp nập tàu xe. Mới sáng sớm đã bắt đầu ngày mới bằng tiếng bin bin của ô tô, tin tin của xe máy và tu tu của tàu hoả vọng lại từ đầu phố. Lại cả tiếng gọi í ới, cười đùa, mời mọc ầm ĩ cả một góc phố của học sinh trường Văn Chương trong cái ngõ đối diện nhà tôi. Bởi vậy, cứ khoảng bảy giờ sáng là tôi bị đánh thức bởi những tiếng ồn ã bên ngoài, mặc dù đã cố tình đóng hết các ô cửa sổ. Đôi khi, lúc học sinh đã vào lớp, tiếng ồn ào giảm bớt, tôi cố nằm lì chưa được bao lâu thì lại bị phá bởi tiếng chạy thình thịch của các “chàng” và “nường" đi học  muộn. Những ngày đầu mới về ở đây, tôi tức muốn xịt khói lỗ tai. Lâu dần rồi cũng thành quen, tôi bắt đầu cảm thấy dễ chịu và thân thuộc với con đường này. Vỉa hè phố tôi bị các nhà dân lấn chiếm nên rất hẹp. Vỉa hè chỗ thụt vào, chỗ nhô ra trông chẳng đẹp chút nào! Mặt đường nhựa thì sứt sẹo, lồi lên, lõm xuống, nhấp nha nhấp nhô. Ai mà vừa đi vừa mải nhìn trời, nhìn mây thì thế nào cũng bị ngã vì các chỗ lồi lõm khó ưa ấy. Tôi cũng vì nó mà mấy lần bị ngã xuống cạnh đường, mấy vết sẹo đó cũng như là vết kỉ niệm của tôi. Mỗi lần đi qua chỗ này, tôi cũng lại quay nhìn xem nó ở đâu để mà tránh. Mặt đường nhiều màu sắc đậm nhạt khác nhau, sau vài lần được sửa, đường trông như chiếc áo vá chằng vá đụp. Phố tôi bao nhiêu là ổ gà. Vừa qua được một ổ gà, đi một quãng lại ổ gà khác! Và nó chính là đặc trưng của phố Khâm Thiên giai đoạn này. Nhà hai bên đường cũng rất đa dạng, có cái cao ba bốn tầng sơn nửa xanh nửa trắng rồi cái vàng, cái xanh, cái trắng,… Hàng quán bên đường là chỗ tụ họp ăn uống của lũ học trò nhất quỳ nhì ma. Mỗi sáng dậy nào là mùi phở thơm ngào ngạt, thoang thoảng trong gió mùi trứng vịt lộn, bún riêu cua, mùi xôi và các thức ăn khác. Các cửa hàng vãn phòng phẩm, quần áo,… cũng chẳng chịu lép vế. Thế là bao nhiêu áo quần, tất, khăn,… được tung ra bày ngoài cửa lung lẳng… Phố tôi còn giữ được một số ngòi nhà có kiến trúc từ thời nào chẳng rõ. Trên mái và cửa của những ngôi nhà ấy có khác những con rồng màu sắc sặc sỡ nhưng vì cổ quá rồi nên sơn vôi đã bạc và phai màu. Vì bị lao vào vòng xoáy của công việc nên người dân phố tôi rất ít khi nói chuyện với nhau. Những ngôi nhà cổ mang lại vẻ đẹp cổ kính cho phố tôi, trông nhà nghiêm thế nhưng tiếng cười đùa vẫn vọng ra. Phố tôi có một di tích lịch sử. Đó là đài tưởng niệm Khâm Thiên được xây dựng sau khi cả phố bị Mĩ ném bom B52 tiêu huỷ. Bao nhiêu ngôi nhà bị sập, bao nhiêu người dân phải bỏ mạng trong đợt B52 ấy. Đài tưởng niệm được xây dựng với mục đích tưởng nhớ những con người đã ra đi trong đợt Mĩ thả bom ấy. Hình tượng người đàn bà bế đứa con bé bỏng đã chết là biểu tượng cho nỗi đau khổ và căm hờn.

Con đường từ lâu đã là người bạn thân thiết, gần gũi, chia sẻ với tôi mọi nỗi vui buồn. Những ngày tôi bị điểm kém, con đường dỗ dành tôi. Nhiều lần, vì tức tối, tôi co cẳng đá bay hòn sỏi trên đường. Lúc ấy, nó vẫn không nói gì, chỉ an ủi bàn chân tôi. Những ngày tôi được điểm cao, là học sinh giỏi, nó cũng chúc mừng tôi.

Con đường đã gắn bó với tôi từ những ngày tôi còn nhỏ. Bày giờ, tôi đã lớn khôn, nhà tôi sắp chuyển đi nơi khác. Tuy sẽ không còn ở nơi đây nữa nhưng tôi vẫn mãi mãi nhớ con đường này – con đường ngày nào cũng bị tắc đường mà tôi đã quen.



bạn k mình nha!

7 tháng 1 2018

 Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp nhưng cảnh đẹp gắn bó với em nhất vẫn là con đường quen thuộc đã in dấu chân em mỗi buổi đến trường.

Ra khỏi ngõ nhà em là gặp ngay con đường làng thân thuộc . Con đường xuyên qua làng được lát gạch phẳng lì, bao năm nay đã quen bước chân em tới trường. Ngay cạnh con đường ở đầu làng một cây gạo đã khá già, sừng sững đứng bên vệ đường. Cứ mỗi mùa xuân đến, cây gạo lại trổ hoa đỏ rực cả góc trời . Mỗi ngày em từ trường trở về nhà, cây gạo già như cây tiêu chỉ đường cho em.

Sáng sáng, khi ông mặt trời từ từ nhô lên khỏi rặng tre, con đường làng lại sáng bừng lên và nhộn nhịp bước chân. Hình như tất cả lũ học trò trong xóm em đều đổ ra đường. Chúng em đi thành từng nhóm, tiếng nói cười vui vẻ làm con đường càng thêm nhộn nhịp.
Hai bên đường, những hàng cây nối đuôi nhau san sát, toả bóng mát rợp cả con đường. Những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau những hàng cây xanh tốt.

Đi hết con đường làng là đến con đường liên thôn của xã. Con đường này được rải đá răm, chạy xuyên qua cánh đồng lúa quê em . Mỗi buổi sáng đi trên con đường này, em lại được tận hưởng mùi hương lúa ngọt ngào cùng với làn gió mát rượi từ cánh đồng đưa lên.

Xa xa phía cuối con đường, em đã trông thấy ngôi trường lợp mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau tán lá xanh của những cây sà cừ. Tiếng trống trường đã vang lên. Em vội vã rảo bước nhanh cho kịp giờ học, trong lòng cảm thấy vui vui.

Đã từ lâu, con đường trở nên thân thiết với em. Em rất yêu quý con đường và coi nó như người bạn thân. Sau này lớn lên dù đi đâu xa, em vẫn luôn nhớ tới hìmh ảnh con đường thân quen đã gắn bó với em suốt quãng đời học sinh.

7 tháng 1 2018

rong gia đình, vì em là con út nên ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gủi, chăm sóc em nhiều nhất.

Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.

Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.

Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!

7 tháng 1 2018

Ngày nào còn bỡ ngỡ
Loay hoay trước cổng trường
Chưa một chút bâng khuâng
Với ngôi trường mới ấy

Mấy hàng cây phượng vĩ
Mấy gốc lá bàng to
Hình như muốn thầm thì
Bạn ơi vào đi nhé !

Kia rừng dương vẫy gọi
Hoà quyện tiếng chim chuyền
Như một khúc giao tình
Cùng đón chào bạn mới .

Vậy mà giờ thấm thoát
Đã bao niên học rồi
Ngôi trường ngày nào ấy
Là một phần trong tôi .

Cũng hàng cây phượng vĩ
Cũng mấy gốc bàng to
Giờ là bạn tri kỷ
Ngày nào cùng có nhau

Mỗi khi lá xào xạc
Như những nốt nhạc vui
Cùng hoà vào điệu hót
Của lũ chim trên cành .

Đến khi hoa phượng nở
Đỏ rực cả sân trường
Cũng là khi ve khóc
Cho tình bạn chia ly

Ôi ! Mái trường yêu dấu
Ôi ! Thầy cô thân yêu
Chắp cho tôi đôi cánh
Bay cao trên đường đời .

Thời gian sao nhanh quá
Đã bao năm xa trường
Nơi phương xa xứ người
Nhìn cảnh nhớ trường xưa .

Tôi mong ước một ngày
Được về lại trường xưa
Tìm lại chút kỷ niệm
Của một thời mộng mơ .

Đừng nhé thời gian ơi !
Đừng phủ mờ kỷ niệm
Đừng phủ lớp rong mờ
Để còn mãi trong tôi