K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 10 2018

Mặt trời lên cao dần và hình ảnh mặt trời lại gợi trong tác giả những liên tưởng mới:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Mặt trời thiên nhiên theo quy luật của nó, vận hành trong vũ trụ, ngày ngày đi qua trên lăng và thấy một mặt trời khác trong lăng rất đỏ. Mặt trời trong lăng là ẩn dụ chỉ Bác Hồ. Mặt trời thiên nhiên thì đem lại ánh sáng, ban ngày, sự sống: Còn mặt trời Bác cũng là ánh sáng soi đường, đem lại cuộc sống hạnh phúc ấm no. Chi tiết đặc tả “rất đỏ” gợi trái tim đầy nhiệt huyết vì Tố quốc, vì nhân dân, trái tim yêu thương vô hạn của Bác. Mặt trời Bác mãi tỏa sáng, tỏa ấm, tỏa thắm cho đời. Màu đỏ ấy làm ấm lại cả khung cảnh thương đau. Nhiều người đã ví Bác như mặt trời (Người rực rỡ một mặt trời cách mạng Tố Hữu), đặt mặt trời Bác sóng đôi và trường tồn cùng mặt trời thiên nhiên là sáng tạo riêng của Viễn Phương. Cách nói đó vừa ngợi ca sự vĩ đại, bất tử của Bác vừa thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ, biết ơn đối với Bác.

Hình ảnh dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác cũng gợi bao xúc động trong lòng nhà thơ:

Ngày ngày dòng người đỉ trong thương nhớ

   Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Điệp ngữ “ngày ngày” vừa gợi ấn tượng về cõi trường sinh vĩnh viễn, vừa gợi tấm lòng nhân dân không nguôi nhớ Bác. Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” vừa thực vừa ảo. Nỗi nhớ thương vốn chỉ có trong lòng người nhưng ở đây nó bao trùm lên cả thời gian, không gian. Và mỗi người với lòng nhớ thương là một đóa hoa kết nên “tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” cuộc đời Bác một cuộc đời đã dâng cho đời bao hoa trái. Dòng người được tác giả ví như “tràng hoa” là một ẩn dụ độc đáo mà thích hợp. Dòng người vào viếng Bác đi thành vòng tròn dễ gợi liên tưởng đến tràng hoa. Nếu “vòng hoa” thì là viếng người đã khuất. Ở đây là “tràng hoa” để dâng “bảy mươi chín mùa xuân”. Bác không thể mất trong ý nghĩ, tình cảm của nhà thơ cũng như mỗi chúng ta. Lòng nhớ thương và những gì đẹp nhất ở mỗi người dâng lên Bác quả đúng là hoa của đời. Tràng hoa người ở đây hơn hẳn mọi tràng hoa của tự nhiên, nó được kết nên từ lòng ngưỡng mộ, thành kính, nhớ thương Bác. Nhịp thơ đoạn này chậm rãi, trải dài 8, 9 tiếng một dòng thơ, lặp lại từ ngữ, cấu trúc câu vừa diễn tả không khí thiêng liêng, thành kính trong lăng, vừa gợi bước đi chầm chậm của dòng người vào viếng Bác và lòng thành kính, thiết tha của nhân dân với Bác.

29 tháng 10 2018

Câu k hả thằng kia

29 tháng 10 2018

Bài làm

1. - Từ " Xuân " 

Nghĩa:

+ " Xuân " : Tuổi xuân, tuôi thanh xuân.

+ " Xuân " : Mùa xuân

+ " Xuân " : Tên một người.

2. - Từ " Thiên "

Nghĩa

+ " Thiên " : Trời

+ " Thiên " : Rời

3 - Từ " Sắc "

Nghĩa

+ " Sắc " : Dấu sắc

+ " Sắc " : sắc nhọn

+ " Sắc " : Màu sắc.

# Chúc bạn học tốt #

29 tháng 10 2018

"Thời thơ ấu", mỗi khi nhắc đến ba từ ấy, trái tim em lại thổn thức. Bao nhiêu kỉ niệm tuôn trào nhưng chỉ có những cách diều là em nhớ mãi. Ôi! "những cánh diều" thuở nào.

Nhớ những buổi trưa hè, lũ trẻ trong làng tụ tập lại thả diều thi. Chúng chạy lấy trớn để những cơn gió nồm nâng cánh diều lên. Ôi! Hạnh phúc biết bao khi thấy con diều của mình từ bay lên, đùa giỡn với cơn gió. Em cùng mấy đứa bạn trong xóm cùng nhau hò hét tranh đua. Có đứa diều tốt, bay cao nhất, nó cứ nổ mãi. Rồi khi có một con diều nào đó vươn lên đứng nhất thì mặt nó tức lắm, có gắng đánh rớt con diều đáng ghét kia. Có anh không may sở hữu một chiếc diều dỏm. Vừa lên trời đã chống mũi xuống đất. Có chiếc chạy hụt hơi mà chỉ quay tròn. À, mà nói vậy chứ không phải thứ hạng cánh diều chỉ dựa vào diều tốt hay dỏm mà một phần còn nhờ tài nghệ của dân thả diều. Trong lúc thả với tay điêu nghệ, em đã được chúng chỉ cho vài chiêu nâng diều. Nào là khi diều rơi thì giựt giựt đôi tay, nào là khi thả diều thì phải cầm theo keo và một ít dây diều. Nếu thấy hôm ấy gió mạnh thì gắn thêm một đoạn dây vào dây diều, còn nếu gió nhẹ diều bay không nổi thì gở một ít dây ra cho nó nhẹ... Nhờ những kinh nghiệm quý báu đó mà thi thoảng em cũng được biệt hiệu "vua thả diều". À, mà hình như em chưa nói cái chuyện này thì phải, chả là khi cuối buổi thả, diều nào bay cao nhất thì người thả sẽ được cái biệt hiệu quý báu ấy.

Bây giờ, cánh diều thuở nào đã bị xếp xó để nhường thời gian cho những cua kèm liên hồi. Tuy rằng, em không còn được chạy nhảy trên cánh đồng đầy rơm rạ nữa. Những cảm giác bay bổng cùng cánh diều sẽ không bao giờ phai nhạt trong kí ức của em mãi mãi... 

hok tốt

19 tháng 11 2018
Dàn ý bài 

a. Mở bài.

  • Người bạn cùng xóm tên là Thành sống với nhau từ thuở nhỏ.
  • Học xong tiểu học thì xa nhau vì em theo gia đình ra Hà Nội.

b. Thân bài.

  • Tả qua mấy nét về con người, tính tình (Thành rất vui tính)
  • Nhớ lại lúc còn nhỏ hai đứa chơi đùa với nhau như: trèo cây, câu cá, bắn chim.
  • Khi học ở trường tiểu học là bạn thân giúp nhau học tập. Có lần trốn học cả hai đứa bị cô giáo bắt phạt.
  • Em nhớ lại một cách sâu sắc đầy ấn tượng là hôm Thành tặng em một món quà kỉ niệm chia tay nhau: tập nhật kí của Thành và chiếc bút «Kim Tinh» của Trung Quốc. Trong nhật kí có nhiều chuyện vui buồn của hai đứa.

c. Kết bài.

  • Giờ đây, mỗi lần đọc lại cuốn nhật kí chữ viết nghuệch ngoạc nhưng tình cảm thì rất thân thương làm em nhớ mãi đến người bạn có tên là Thành.
29 tháng 10 2018

B :2.1/  Định nghĩa: là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. (SGK Tiếng Việt 5 Tập 1 - trang 67)

Ví dụ :

- Đôi mắt của bé mở to (từ mắt chỉ bộ phận quan sát của con người mọc ở trên mặt- được dùng với nghĩa gốc

- Từ “mắt” trong câu “Quả na mở mắt.” là nghĩa chuyển.

Đối với giáo viên có thể hiểu: Một từ có thể gọi tên nhiều sự vật hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm (khái niệm về sự vật, hiện tượng) trong thực tế khách quan thì từ ấy được gọi là từ nhiều nghĩa. Các nghĩa trong từ nhiều nghĩa có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Muốn hiểu rõ hơn khái niệm về từ nhiều nghĩa ta có thể so sánh từ nhiều nghĩa với từ một nghĩa. Từ nào là tên gọi của một sự vật, hiện tượng biểu đạt một khái niệm thì từ ấy chỉ có một nghĩa. Từ nào là tên gọi của nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm thì từ ấy là từ nhiều nghĩa.

Nhờ vào quan hệ liên tưởng tương đồng (ẩn dụ) và tương cận (hoán dụ) người ta liên tưởng từ sự vật này đến sự vật kia trên những đặc điểm, hình dáng, tính chất giống nhau hay gần nhau giữa các sự vật ấy. Từ chỗ gọi tên sự vật, tính chất, hành động này (nghĩa 1) chuyển sang gọi tên sự vật, tính chất, hành động khác nghĩa (nghĩa 2), quan hệ nhiều nghĩa của từ nảy sinh từ đó.

Ví dụ:  Chín(1): chỉ quả đã qua một quá trình phát triển, đạt đến độ phát triển cao nhất, hoàn thiện nhất, độ mềm nhất định, màu sắc đặc trưng.

            Chín (2) :Chỉ quá trình vận động, quá trình rèn luyện từ đó, khi đạt đến sự phát triển cao nhất. (Suy nghĩ chín, tình thế cách mạng đã chín, tài năng đã chín)

            Chín (3) : Sự thay đổi màu sắc nước da. (ngượng chín cả mặt )

            Chín (4) : Trải qua một quá trình đã đạt đến độ mềm .(cam chín).

Như vậy muốn phân tích được nghĩa của từ nhiều nghĩa, trước hết phải miêu tả thật đầy đủ các nét nghĩa của nghĩa gốc để làm cơ sở cho sự phân tích nghĩa. Nghĩa của từ phát triển thường dựa trên hai cơ sở:

* Theo cơ chế ẩn dụ nghĩa của từ thường có ba dạng sau :

+ Dạng 1: Nghĩa của từ phát triển dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng hay nói cách khác là dựa vào các kiểu tương quan về hình dáng.

Ví dụ: Mũi( mũi người) và Mũi2( mũi  thuyền):

- Dạng 2: Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở giống nhau về cách thức hay chức năng của các sự vật, hiện tượng .

Ví dụ: cắt1 ( cắt cỏ) với cắt(cắt quan hệ )

+ Dạng 3: Nghĩa của từ phát triển trên cơ sở giống nhau về kết quả do tác động của các sự vật đối với con người.

Ví dụ: đau(đau vết mổ) và đau(đau lòng)

* Theo cơ chế hoán dụ: Nghĩa của từ phát triển dựa trên quan hệ gắn bó có thực của các sự vật hiện tượng, thường có 2 dạng sau:

+ Dạng 1: Nghĩa của từ phát triển từ chỗ gọi tên bộ phận nghĩa gốc chuyển sang gọi tên cơ thể, toàn thể.

Ví dụ: chân1, tay1, mặt1 là những tên gọi chỉ bộ phận được chuyển sang chỉ cái toàn thể (anh ấy cóchân2 trong đội bóng)

+ Dạng 2: Nghĩa của từ phát triển trên quan hệ giữa vật chứa với cái được chứa.

  Ví dụ:   Nhà1: là công trình xây dựng (Anh trai tôi đang làm nhà)

              Nhà2: là gia đình ( Cả nhà có mặt)

Ghép:TỪ GHÉP.
Từ ghép là từ có hơn hai tiếng (xét về cấu tạo) và các tiếng tạo nên từ ghép đều có nghĩa (xét về nghĩa). Từ ghép có hai loại: ghép chính phụ và ghép đẳng lập
1. Trong từ ghép chính phụ, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên gọi là tiếng chính, tiếng đứng sau gọi là tiếng phụ. Từ một tiếng chính ta có thể tạo nên vô số từ ghép.
VD: vói tiếng chính là "Cá" ta có thể tạo ra vô số từ ghép: cá rô, cá lóc, cá lòng tong, cá mòi, cá sấu, ...
2. trong từ ghép đẳng lập các tiếng ngang nhau về nghĩa: áo quần, thầy cô, anh em, ...
=> Tóm lại, từ ghép là những từ mà mỗi tiếng tạo nên nó đều có nghĩa

b. Từ ghép: là từ mà các từ tố đều có nghĩa. Vd: học sinh

Kết luận ; ĂN TIỆC LÀ TỪ GHÉP VÌ TIẾNG ĂN CÓ NGHĨA VÀ TIẾNG TIỆC CŨNG CÓ NGHĨA

11 tháng 8 2021

Lấy 5 ví dụ về từ nhiêu nghĩa rồi phân tích nghĩa của từ

Em được sống trong vòng tay âu yếm của gia đình. Nhưng đối với em , mẹ vẫn là người em yêu quý nhất.Mẹ thương em lăm, khi em bị ốm mẹ luôn ở bên em động viên, chăm sóc và lo cho em từng viên thuốc , ăn từng thìa cháo , mất ăn , mất ngủ từng ngày vì phải chăm sóc cho em .

Năm nay mẹ em đã ngoài ba mươi tuổi . Khi em bị ốm , đôi mắt mẹ đen láy , thâm quầng, ánh lên sự âu yếm. Mọi khi mái tóc mẹ mượt mà nhưng hôm nay tóc mẹ lại rối lên buộc gọn sau gáy. Mẹ lo cho em mà mẹ quên mất mình.Mẹ không cao lắm , dáng mẹ mảnh mai nhỏ nhăn. Mẹ hay lấy khăn ướm nướclau toàn thân cho em để em hạ nhiệt. Nhiều lúc , em đi bệnh viện , mẹ đã khóc, những giọt nước mắt của mẹ nghẹn nghào vì sợ em sẽ không khỏi. Sau đó mẹ hát cho em nghe, giọng hát của mẹ ngân nga như tiếng chuông đổ chùa giúp em có thể ổn định lại tinh thần.Em được mẹ đút cháo cho em ăn, em ăn từng muỗng như hồi còn bé . Khi em ăn gần hết chén cháo emvui lắm. Rồi mẹ cho em uống thuốc. Da mẹ sạm lại , khuôn mặt mẹ xanh xao , mẹ luôn đọng viên em để em hết bệnh rồi còn đi học với các bạn nữa chứ. Mẹ lo cho em đến nỗi mồ hôi của mẹ làm ướt đẫm chiếc áo ngủ.

Sáng hôm sau, bạn bè đến nhà thăm em , hỏi thăm sức khỏe của em nhưng lúc đó em rất vui vì em đã khỏi. Nhưng mẹ thì lại rất mệt vì đêm qua phải tần tảo chăm sóc cho em. Hôm đó em có một điểm mười để tặng mẹ . Mẹ rất vui sướng.

Tình cảm của mẹ như biển cả bao la .Mẹ là người giúp em vươn lên trong cuộc sống.Em sẽ không bao giờ bị bệnh nữa và cố gắng ăn thật nhiều vào để mẹ không phải khổ như ngày hôm đó.Em sẽ học thật giỏi để sau này kiếm thật nhiều tiền để giúp mẹ không phải làm việc vất vả nữa đâu. Yêu mẹ biết bao nhiêu , mẹ ơi!
- 5 sao nhé!

29 tháng 10 2018

Giống nhau:

- Đều cấu tạo từ tế bào 

- Đều lớn lên và sinh sản

Khác nhau:

- Động vật không có thành Xenlulozo tế bào

- Động vật không lấy chất hữu cơ để nuôi cơ thể

- Động vật có thể di chuyển được, có hệ thần kinh và giác quan.

29 tháng 10 2018
Động vật Thực vật
Không có thành Xenlulozo tế bàoCó thành Xenlulozo tế bào
Không lấy chất hữu cơ để nuôi cơ thểLấy chất hữu cơ để nuôi cơ thể
Có thẻ di chuyển, có hệ thần kinh và giác quanHầu hết không thể di chuyển, không có hệ thần kinh và giác quan
  


Có 3 loại thân biến dạng 

+Thân củ 

+Thân rễ

+Thân mọng nước

3. Có 4 loại rể biến dạng

+rể củ: chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả.VD:cây cà rốt, cây cải củ,củ sắn,...

+Rể móc: bám vào trụ giúp cây leo lên. Vd:cây trầu, cây hồ tiêu,...

+Rể thở: giúp cây hô hấp trong không khí. VD: Cây bụt mọc, cây bần, cây mắm,...

+giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. VD: cây tơ hồng, tơ xanh, cây tầm gửi,...

Thí nghiệm chứng minh mạch gỗ vẫn chuyển là:

Cắm cành hoa vào bình nước màu để ra chổ thoáng.Sau 1 thời gian quan sát và nhận xét sự thay đổi màu sắc của cành hoa.Cắt vài lát mỏng ngang cành hoa, dùng kính lúp quan sát phần bị nhuôm màu

==học tốt==

#Nấm#


 

28 tháng 10 2018

Tình bạn cao cả vượt qua mọi vật chất của cụ Nguyễn Khuyến qua bài thơ ''Bạn đến chơi nhà'' em cảm thấy tình bạn là tình cảm trong sáng và quý giá thể hiện qua một tình huống khó xử là nhà của cụ cái gì cũng có nhưng chúng đều không sử dụng được để bạn thông cảm cho hoàn cảnh của mình rồi hạ một câu kết "Bác đến chơi đây, ta với ta" để ngụ ý rằng người bạn của Nguyễn Khuyến đến đây để chơi với tác giả, khẳng định tình bạn là cao cả, là trên hết  vượt qua mọi vật chất. Tác giả đề cao tình bạn chân thành qua một cùm từ nhưng nó chứa đựng  một tình bạn đậm đà của cụ Nguyễn Khuyến đối với người bạn lâu ngày đến thăm. Qua bài thơ đó, em đã biết tình bạn là thứ không có gì có thể thay thế được.

28 tháng 10 2018

BÀi mình tự viết

Bài thơ bạn đến chơi nhà là bài thơ hay và đặc sắc trong chuỗi bìa thơ về tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Bài được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú, kết cấu 1/6/1 là kết câu phá cách của nhà thơ. Đến với câu đầu '' Đã bấy lâu nay bạc đến nhà ". Cụm từ đã bấy lâu nay thể hiện được thời gian xa cách . Gọi bạn bằng bác thể hiện sự tôn trọng , thân mật gợi lên trước mặt người đọc hai người bạn gặp nhau tay bắt mặt mừng. Sáu câu thơ tiếp tác gia cho người đọc hiểu về gia cảnh, giọng điệu hóm hỉnh, phép liệt kê phong phú. Có cá, có gà ,..nhưng tất cả đều đang ở độ non tơ. cách giới thiệu thể hiện sự thiếu thốn và đạm bạc để rồi đằng sau bức tranh tươi đẹp là 1 con người yêu đời, cuộc sống thanh bạch ấm áp tình người. Bài thơ khép lại với cụm từ '' ta với ta '', ta là tác giả , ta là người khách là thứ duy nhất có hai nhưng là 1. Câu thơ thể hiện niềm vui trong sự hòa hợp về 1 tình bạn trọn vẹn không gì cách bứt, Tình bạn vượt mọi lễ nghi, vật chất

28 tháng 10 2018

Mở bài:

  • Cho biết thời gian xảy ra sự việc.
  • Sự việc đó là gì và em cảm thấy như thế nào?

Thân bài:

  • Diễn biến sự việc.
    • Hoàn cảnh khiến em gây ra lỗi lầm.
    • Hành động của em gây ra hậu quả như thế nào?
    • Em có suy nghĩ gì về những hành động sai trái đó?

Kết bài: Viết ra những cảm nghĩ của em về những lỗi lầm mắc phải và quyết tâm sửa chữa để cuộc sống tốt đẹp hơn.

28 tháng 10 2018

Bài làm:

Cuối năm học vừa qua, em được nhận phần thưởng Học sinh xuất sắc. Thầy cô và bạn bè khen ngợi nhưng cũng chính những lời khen ấy lại làm cho em xấu hổ vô cùng. Chuyện là thế này:

Em vốn là học sinh giỏi Toán. Bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần thầy yêu cầu xướng điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ. Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin chắc là thầy sẽ chẳng gọi đến mình. Vì vậy em ung dung ngồi ngắm trời qua khung cửa sổ và tưởng tượng đến trận đá bóng chiều nay giữa đội lớp em với lớp 6B.

Nhưng một chuyện bất ngờ xảy ra. Thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm bài. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi làm bài một tiết, thầy thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này? Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt. Bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: Kìa, chép đề đi chứ!

Em có cảm giác là tiết kiểm tra như kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại xóa. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tinh lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu.

Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 3, tim em thắt lại. Em không để cho ai kịp nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên, vẻ mặt ấy che giấu bao nhiêu bối rối trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Em quay cuồng lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý...

Thầy giáo gọi điểm vào sổ. Đến tên em, em bình tĩnh xướng to: Tám ạ! Thầy gọi tiếp bạn khác. Em thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ chắc thầy giáo sẽ không để ý vì có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!

Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy em làm lại bài rồi lấy bút đỏ ghi điểm 8 theo nét chữ của thầy. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc thầy giáo yêu cầu xem lại bài mà em lạnh cả người. May sao, mọi chuyện rồi cũng trôi qua và tưởng chừng em đã quên bẵng chuyện ấy.

Cuối năm, em đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc. Những tràng vỗ tay, những lời khen ngợi chân thành, vẻ hài lòng và tự hào của cha mẹ... Tất cả những điều ấy vô tình khơi dậy sự day dứt và xấu hổ trong em. Em không xứng đáng. Em muốn nói lên sự thật xấu xa ấy nhưng không đủ can đảm.

Thời gian đã đẩy lùi mọi chuyện vào dĩ vãng nhưng nỗi ân hận vẫn còn nguyên đó. Giờ em kể lại chuyện này mà lòng chưa hết day dứt. Mong thầy cô, cha mẹ và các bạn tha thứ cho em. Em hứa không bao giờ mắc lỗi lầm đó nữa.