K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
6 tháng 11 2018

     "Ca dao là tiếng nói tâm tình của những chàng trai muôn đời và những cô gái muôn thuở", "Ca dao là những điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu". Ca dao ra đời từ khi nước ta chưa có chữ viết đã đáp ứng kịp thời nhu cầu được giãi bày, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân lao động. Ca dao có nhiều chủ đề như chùm ca dao về tình cảm gia đình; tình yêu quê hương đất nước; tình yêu đôi lứa... và không thể không nhắc đến chùm ca dao than thân. Hát than và hát thương đã trở thành nét đặc trưng cho những câu ca dao từ xa xưa. Một trong những câu ca dao hát than nổi bật đó là:

                                        "Thân em như trái bần trôi

                                  Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu"

     "Thân em như" là motif quen thuộc mở đầu chùm ca dao than thân như: "Thân em như quả xoài trên cây", "Thân em như cái chổi đầu hè", "Thân em như tấm lụa đào", "Thân em như giếng nước giữa đàng", "Thân em như con hạc đầu đình",.... Chùm ca dao này thể hiện nỗi lòng, khát vọng của kiếp người nhỏ bé, đặc biệt là người phụ nữ. Đồng thời cũng lên án phê phán tố cáo xã hội thời bấy giờ xấu xa tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống, quyền làm người của họ. 

      Việc so sánh "thân em" với "trái bần trôi" đã thể hiện sinh động tình cảnh nhỏ bé, bèo bọt, trôi dạt của người phụ nữ - nhân vật trữ tình em. "Trái bần" là một loại quả từ cây bần, nhỏ bé, là loài cây đặc trưng của miền sông nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hơn nữa, chữ "bần" trong tiếng hán có nghĩa là nghèo hèn, khó khăn. Trạng thái "trôi" chỉ sự vô định, không điểm tựa. Việc so sánh này đã hữu hình hóa thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ:nhỏ bé, bị chà đạp, bị tước đoạt quyền sống, quyền lợi chính đáng, không được tự quyết định cuộc đời của mình, suốt đời sống kiếp ngựa trâu, thân phận nô lệ.

     Đặc biệt hơn, không chỉ than thân mà nhân vật trữ tình "em" còn bộc lộ những băn khoăn lo âu trước cuộc đời nổi trôi vô định ấy: "Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu". Gió dập sóng dồi là tác động của ngoại cảnh, không chỉ là những sóng gió đẩy đưa trái bần trôi dạt mà còn là những sóng gió của cuộc đời vùi dập người phụ nữ. Họ băn khoăn về cuộc đời vô định, về thân phận nhỏ bé chịu nhiều đắng cay của mình. Mà không có lối thoát, không có điểm tựa và sự đổi thay nào. Bởi xã hội với những hủ tục chà đạp và kìm kẹp con người...

4 tháng 11 2018

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp..

4 tháng 11 2018

Tớ cảm thấy cậu thật là 'rảnh' :v Cho cậu đoạn văn tham khảo :

Đối với em ,cứ nhắc đến quê hương là lòng em lại dâng trào biết bao niềm tự hào. Quê hương em là nơi chôn rau cắt rốn ,là nơi đã nuôi nấng em thành người. Nơi đây đã ghi lại bao kỷ niệm ngọt ngào ,vui buồn của tuổi thơ em. đó là những ngày em được sống bên bố mẹ được bố mẹ yêu thương. Ngày nắng chói chang mẹ vừa quạt vừa ru em ngủ. Mùa đông lạnh già bố ủ ấm cho em bằng tình yêu thương của người. Quê hương cũng là nơi cho em những người bạn hiền ,bạn tốt. Những người bạn cùng em học tập. cùng em chăn trâu cắt cỏ trên bờ đê. Những người bạn đã cùng em sẻ chia bao nỗi buồn vui. Em còn nhớ những thầy cô đã dạy dỗ em. Nhưng lời giảng ,những nét bút ,tiềng nói ,đã khắc sâu trong trái tim em. Làm sao em có thể quên được những con người đáng yêu đáng quý ở nơi yêu dấu của mình ? Quê hương còn cho em những hàng cây xanh mướt ,những bãi nương dâu ,màu xanh tươi của đồng lúa. Chao ôi! biết ơn và tự hào biết mấy quê hương yêu dấu của em.

4 tháng 11 2018

1. Cấu tạo của giun đũa:
*Cấu tạo ngoài: 
_Cơ thể hình ống, thon dài, đầu nhọn
_Con đực nhỏ, ngắn, đuôi cong; con cái to, dài
_Lớp vỏ cuun ngoài cơ thể có tác dụng chống men tiêu hóa của vật chủ
*Cấu tạo trong:
_Lớp biểu bì và cơ dọc ở thành cơ thể phát triển
_Có khoang cơ thể chưa chính thức
_Ống tiêu hóa thẳng, có hậu môn
_Tuyến sinh dục dài, cuộn khúc

2. Giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh trong ruột non người vì:
_Có vỏ cuun
_Dinh dưỡng khỏe
_Đẻ nhiều trứng
_Có khả năng phát tán rộng

4 tháng 11 2018

Giun đũa có đặc điểm thích nghi với đời sống kí sinh ở ruột non người:

+Cơ thể dài thuôn nhọn 2 đầu, có vỏ cuun bao bọc cơ thể bảo vệ cơ thể tránh tác dụng của dịch tiêu hóa ở ruột người,

+Hầu phát triển -->  dinh dưỡng khỏe.

+ ** nhiều trứng (200.000 trứng/ngày), có khả năng phát tán rộng.

Trở sách ghi có BT. Mik hok r nên mik bt

4 tháng 11 2018

thủy tức di chuyển kiểu sâu đo,lộn đầu, bơi

thủy tức có 3 cách sinh sản

  1. sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi
  2. sinh sản hữu tính
  3. tái sinh

thủy tức có nhiều tế bào đảm nhận chức năng sống,tế bào mô cơ tiêu hóa và dịch từ tế bào tuyến tiêu hóa mồi,trao đổi khí qua thành cơ thể,tái sinh,...........

4 tháng 11 2018

Bà Huyện Thanh Quan là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại xưa.Bài thơ "Qua đèo Ngang"của bà đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật rất chặt chẽ về vần,luật nhưng bài thơ gợi tả rất tinh tế cảnh đèo Ngang và tâm trạng buồn man mác của tác giả ẩn trong từng câu từng chữ bài trong bài thơ.Cảnh đèo Ngang hiện lên thật hoang sơ,chỉ có cỏ cây hoa lá chen chúc nhau u tùm,rậm rạp.Sự sống của con người có sự xuất hiện nhưng quá thưa thớt,ít ỏi"tiều vài chú","chợ mấy nhà"làm cho cảnh vật hoang sơ,vắng lặng hơn.Đứng trước cảnh như thế trong không gian chiều tà và âm thanh tiếng chim quốc kêu,chim đa đa kêu khắc khoải càng làm cho tâm trạng buồn,cô đơn vì phải xa quê hương gia đình của bà càng sâu đậm.Qua bài thơ đã cho em cảm nhận nỗi buồn thầm lặng không có người chia sẻ của tác giả

4 tháng 11 2018

Bước Tới Đèo Ngang , bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa"
Đó là bài thơ mang tiêu đề "Qua Đèo Ngang" do Bà Huyện Thanh Quan làm trong lần đi vô Huế để đảm nhiệm chức vụ Cung Trung giáo tập (nữ quan dạy dỗ nghi lễ cho các cung nữ ). Trước quang cảnh hoang vu , nỗi cô đơn "nhớ nước, thương nhà" của tác giả lại càng tăng thêm. Chính vì đó tác giả đã làm 1 bài thơ hay như vậy. "Qua Đèo Ngang" là 1 tác phaamr trữ tình hay. Bài thơ giúp ta phần nào hiểu được về quang cảnh ở Đèo Ngang mà còn hiểu được tâm trạng của tác giả. Nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả đươc nói rõ trong những câu thơ. Đọc bài thơ ta càng thêm yêu giang sơn gấm vóc và càng thêm trân trọng những tấm lòng ưu ái non sông đất nước.
~The end~

4 tháng 11 2018

So sánh cụm từ "ta với ta" trong bài thơ Bạn đến chơi nhà và Qua đèo Ngang
Bác đến chơi đây ta với ta (Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến)

Một mảnh tình riêng ta với ta (Qua đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan)

Giống nhau: Đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình
Khác nhau:
- Trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến:
+ Ta: Tác giả (Nguyễn Khuyến)
+ Ta: Khách (bạn)
=> Quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.
- trong bài qua đèo ngang của bà huyệt thanh quan:
+ Ta: Đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan)
=> Tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ 1 người, 1 tâm trạng
Cụm từ ta với ta:
Bà Huyện Thanh Quan: Một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ
Nguyễn Khuyến: Tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.
Giống: Cụm từ ta với ta đều được đặt ở vị trí cuối bài
Khác:
Qua Đèo Ngang:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện với chính mình)
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trc thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang
* Bạn đến chơi nhà:
- Tuy một mà hai (Chủ và khách)
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi

4 tháng 11 2018

Trong bài “Qua Đèo Ngang” cụm từ “ta với ta” biểu hiện nổi cô đơn sâu sắc của nhà  thơ,mang một nỗi niềm riêng, “ Một mảnh tình riêng” giữa cảnh trời cao đất rộng,trước thiên nhiên hoang sơ ,vắng vẻ . “Ta” ở đây chỉ cùng một người,chỉ chủ thể .Còn ”ta với  ta” trong câu thơ của Nguyễn Khuyến là sự đồng cảm, đồng điệu của hai người bạn. “Ta” trong câu thơ này là mình cũng là bạn.

Giống nhau: đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc,tâm trạng của chủ thể trữ tình 
Khác nhau: 
- Trong bài Bạn Đến Chơi nhà của Nguyễn Khuyến: 
+ ta: tác giả (Nguyễn Khuyến) 
+ ta: khách (bạn) 
=> quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách. 

- Trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan: 

+ ta: đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan) 
=> tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ một người, một tâm trạng.

Cụm từ "ta với ta":
+ Bà Huyện Thanh Quan: một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ.
+ Nguyễn Khuyến: tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.

Giống: Cụm từ "ta với ta" đều được đặt ở vị trí cuối bài.
Khác:
*Qua Đèo Ngang:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện với chính mình).
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trước thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang.
*Bạn Đến Chơi Nhà:
- Tuy một mà hai (Chủ và khách).
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi.

học tốt nhé.

4 tháng 11 2018

1/                                                           Bánh trôi nước

                                                     Thân em vừa trắng lại vừa tròn

                                                     Bảy nổi ba chìm với nước non

                                                      Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn    

                                                     Mà em vẫn giữ tấm lòng son

2/Theo như mk biết thì có những loại thơ Đường sau

  1. Thất ngôn bát cú Đường luật
  2. Thất ngôn tứ tuyệt

1,                                                              Bạn đến chơi nhà ( Nguyễn Khuyến )

Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu, sóng cả, khôn chài cá;
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ;
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta.

4 tháng 11 2018

Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.