K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

 - Các sự kiện chính trong văn bản:

+ Người bố và cả gia đình tìm đủ mọi cách để ngăn cản loài kiến xâm nhập vào ngôi nhà của họ do chúng gây rất nhiều phiền phức cho họ.

+ Cuộc trốn chạy gian nan của gia đình trước sự xâm chiến của loài kiến.

+ Hậu quả và những mất mát to lớn khi con người tác động vào môi trường tự nhiên.

- Những dấu hiệu giúp nhận biết văn bản là một truyện ngắn:

+ Dung lượng nhỏ, có thể đọc hết trong 1 lần, số lượng nhân vật và sự kiện ít và chỉ tập trung miêu tả một khía cạnh của cuộc sống (con người phá hủy môi trường và nhận hậu quả).

+ Cốt truyện đơn giản, cô đúc; tập trung xoay quanh tình huống gia đình “cháu” chiến đấu với loài kiến.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 1

Các yếu tố cần xem xét

Dấu hiệu nhận biết yếu tố của truyện ngụ ngôn trong Chân, tay, tai, mắt, miệng

Đề tài

Bài học về tinh thần đoàn kết, sống trách nhiệm, biết thấu hiểu.

Sự kiện, tình huống

Sự tị nạnh, so bì, hơn thua của Chân, Tay, Tai, Mắt với lão Miệng.

Cốt truyện

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai khó chịu với lão Miệng chỉ ăn không làm nên đã bàn nhau đình công để lão Miệng không có gì ăn.

Nhân vật

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng

Không gian, thời gian

- Không gian: trên cơ thể con người.

- Thời gian: Không xác định cụ thể.

Câu hỏi:1. Liệt kê những dấu hiệu giúp em nhận biết VB Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là truyện ngụ ngôn2. Ai là người khơi chuyện? Các nhân vật khác có đồng tình không? Lí do họ đưa ra là gì? Hậu quả mà họ nhận được?3. Họ có nhận ra được sai lầm và tìm cách sửa chữa như thế nào?Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết. Bỗng một hôm, cô Mắt đến than thở...
Đọc tiếp

Câu hỏi:

1. Liệt kê những dấu hiệu giúp em nhận biết VB Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là truyện ngụ ngôn

2. Ai là người khơi chuyện? Các nhân vật khác có đồng tình không? Lí do họ đưa ra là gì? Hậu quả mà họ nhận được?

3. Họ có nhận ra được sai lầm và tìm cách sửa chữa như thế nào?

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết. Bỗng một hôm, cô Mắt đến than thở với cậu Chân, cậu Tay rằng:

          – Bác Tai, hai anh và tôi làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không. Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được hay không?

          Cậu Chân, cậu Tay cũng nói:

          – Phải đấy, chúng ta phải đi nói cho lão Miệng biết để lão tự lo lấy. Chúng ta vất vả nhiều rồi. Nay đã đến lúc lão phải tự mình tìm lấy thức ăn, xem lão có làm nổi không.

          Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cùng kéo nhau đến lão Miệng. Đi qua nhà bác Tai, họ thấy bác ta đang ngồi im lặng như nghe ngóng điều gì. Cả ba cùng chạy vào cùng nói:

          – Bác tai ơi, bác có đi với chúng cháu đến nhà lão Miệng không? Chúng cháu đến nói cho lão biết từ nay chúng cháu không làm cho lão ăn nữa. Chúng cháu cũng như bác, lâu nay vất vả nhiều rồi, nay phải nghỉ ngơi mới được.

 

          Bác Tai gật đầu lia lịa:

          – Phải, phải… Bác sẽ đi với các cháu!

          Bốn người hăm hở đến nhà lão Miệng. Ðến nơi, họ không chào hỏi gì cả. Cậu Chân, cậu Tay nói thẳng luôn với lão:

          – Chúng tôi hôm nay đến không phải để thăm hỏi, trò chuyện gì với ông, mà để nói cho ông biết: từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay, chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi.

          Lão Miệng nghe nói, rất lấy làm ngạc nhiên. Lão nói:

          – Có chuyện gì muốn bàn với nhau thì hãy vào nhà đã. Làm gì mà nóng nảy thế?

          Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay đều lắc đầu mà rằng:

          – Không, không phải bàn bạc gì nữa. Từ nay trở đi, ông phải lo lấy mà sống. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ không làm gì cả. Xưa nay, chúng tôi có biết cái gì ngọt bùi ngon lành mà làm cho cực!

          Nói rồi cả bọn kéo nhau về.

          Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa. Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày, cả bọn thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy vui đùa như trước nữa; cô Mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ, thấy hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mà ngủ không được. Bác Tai trước kia hay đi nghe hò nghe hát, nghe tiếng gì cũng rõ, nay bỗng thấy lúc nào cũng ù như xay lúa ở trong. Cả bọn lừ đừ mệt mỏi như thế, cho đến ngày thứ bảy thì không chịu được nữa, đành họp nhau lại để bàn.

 

          Bác Tai nói với cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay:

          – Chúng ta lầm rồi các cháu ạ. Chúng ta nếu không làm cho lão Miệng có cái ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt tất cả. Lão Miệng không đi làm, nhưng lão có công việc là nhai. Như vậy cũng là làm việc chứ không phải ăn không ngồi rồi. Trước kia sống với nhau thân thiết như thế, nay tự dưng chúng ta gây nên chuyện. Lão Miệng có ăn thì chúng ta mới khỏe khoắn được. Chúng ta nên đến nói lại với lão, các cháu có đi không?

          Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cố gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Ðến nơi, họ thấy lão Miệng cũng nhợt nhạt cả hai môi, hàm răng thì khô như rang, không buồn nhếch mép. Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay thì đi tìm thức ăn. Lão Miệng ăn xong dần dần tỉnh lại. Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay tự nhiên thấy đỡ mệt nhọc, rồi thấy trong mình khoan khoái như trước. Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.

 

1

1. Dấu hiệu nhận biết là: 

Đề tài truyện là về tinh thần đoàn kết  được thể hiện qua sự kiện, tình huống: Sự so bì hơn thua xem ai quan trọng nhất của các bộ phận trên cơ thể. 

Cô mắt khơi mào kích động cậu Tay, Chân và 3 người Tay, Chân, Tai đều ủng hộ. Lí do là vì thấy cậu Miệng chỉ ăn không ngồi rồi còn bọn họ phải làm việc mệt nhọc. Hậu quả khi không cho miệng ăn là cả Mắt, Tay, Chân, Tai đều bị tê liệt, không còn sức sống. 

3. Họ nhận ra sai lầm và tìm cách sửa chữa bằng cách đi tìm thức ăn cho lão Miệng. Nhờ vậy mà mọi người đều đỡ nhọc và khoan khoái như trước.

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Dấu hiệu nhận biết Lời tiễn dặn là truyện thơ:

- Là tác phẩm tự sự dân gian, thể hiện dưới hình thức bài thơ, lời thơ giàu chất trữ tình, viết về để tài tình yêu đôi lứa.

- Có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình.

- Thể hiện tình yêu đôi lứa đầy nhưng đầy ngang trái, bất hạnh.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Những dấu hiệu giúp nhận biết văn bản Xà bông “Con Vịt” thuộc thể loại truyện kí là:

+ Các nhân vật có thật, lối kể chuyện rất thực tế và chi tiết về các sự kiện và hành động của nhân vật, mô tả rõ ràng những tình huống trong câu chuyện.

+ Văn bản mang tính cảm động và sâu sắc về mặt tâm lý, giúp độc giả suy ngẫm về cuộc sống và con người.

+ Đề tài chủ yếu về cuộc sống và con người, đi sâu miêu tả số phận của những con người trong xã hội phong kiến cũ.

+ …

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.- Khi đọc hiểu truyện ngắn, các em cần chú ý:+ Nhận biết được cốt truyện gồm các nhân vật, sự kiện và mối quan hệ giữa chúng: nhận biết và phân tích đực đặc sắc không gian, thời gian của truyện, những chi tiết quan trọng trong sự việc, thể hiện nội dung văn bản.+ Phân biệt được nhân vật chính, người kể chuyện,...
Đọc tiếp

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc hiểu truyện ngắn, các em cần chú ý:

+ Nhận biết được cốt truyện gồm các nhân vật, sự kiện và mối quan hệ giữa chúng: nhận biết và phân tích đực đặc sắc không gian, thời gian của truyện, những chi tiết quan trọng trong sự việc, thể hiện nội dung văn bản.

+ Phân biệt được nhân vật chính, người kể chuyện, sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vậtl sự thay đổi điểm nhìn, chủ đề chính và chủ đề phụ trong văn bản (nếu có).

+ Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống để hiểu văn bản thấy được ý nghĩa và tác động của văn bản đối với bản thân.

- Đọc trước văn bản Trái tim Đan-kô (Danko), tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Mác-xim Go-ro-ki (Maksim Gorky) và tác phẩm Bà lão l-dec-ghin (Izergil).

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Nhân vật: Đan-kô, bà lão I-déc-ghin.

- Không gian: Rừng già, đầm lầy nguyên sinh gắn với huyền thoại về người anh hùng của bộ lạc.

- Thời gian: Mơ hồ, không xác định, được bao phủ trong màn sương của huyền thoại, của kí ức xa xưa qua lời kể của bà lão I-déc-ghin.

* Mác-xim Go-rơ-ki (1868 - 1936), tên thật là A-lếch-xây Mác-xi-mô-vích Pê-xcốp):

+ Là nhà văn kiệt xuất của nền văn học Nga thế kỉ XX, người đặt nền móng cho trường phái hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn chương và nhà hoạt động chính trị.

* Tác phẩm Bà lão I-dec-ghin (Izergil):

+ Sáng tác khoảng cuối thế kỉ XIX, ở giai đoạn đầu sự nghiệp của Mác-xim Go-rơ-ki. Truyện ngắn có tính dân gian cao và là một trong những sáng tác điển hình, là bức tranh về tính cách con người của Mác-xim Go-rơ-ki.

VĂN BẢN 1:TRÁI ĐẤT – CÁI NÔI CỦA SỰ SỐNG? Văn bản thuộc thể loại nào? ? Các yếu tố tạo lên văn bản là gì?? ? Liệt kê những thông tin chủ yếu mà văn bản đã đưa đến cho người đọc? HS liệt kê theo cách gạch đầu dòng các sự việc chính.? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?? Đoạn văn Trái đất trong hệ mặt trời tập trung giới thiệu những thông tin nào??Em có nhận xét gì về những...
Đọc tiếp

VĂN BẢN 1:TRÁI ĐẤT – CÁI NÔI CỦA SỰ SỐNG

? Văn bản thuộc thể loại nào? 
? Các yếu tố tạo lên văn bản là gì?? 

? Liệt kê những thông tin chủ yếu mà văn bản đã đưa đến cho người đọc? HS liệt kê theo cách gạch đầu dòng các sự việc chính.
? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?

? Đoạn văn Trái đất trong hệ mặt trời tập trung giới thiệu những thông tin nào?
?Em có nhận xét gì về những thông tin đó ?
?Qua đó em thấy Trái Đất là một hành tinh ntn?

*Thảo luận nhóm ( 3 phút)
Những thông tin nào chứng tỏ nước là vị thần hộ mệnh cho sự sống của Trái Đất ?
Em có nhận xét gì về những thông tin mà tác giả đưa ra?
Thảo luận cặp đôi 
?Tìm những thông tin trong văn bản nói về sự sống của muôn loài trên Trái Đất? 
( Về kích thước, về nơi sống).
Em hãy nhận xét về sự sống muôn loài trên Trái Đất.

CÁC BẠN GIÚP MIK NHA, NGÀY MAI LƠP MÌNH DỰ GIỜ

HELP ME, HELP ME, HELP ME

0
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

- Cả hai văn bản đều kể lại những sự kiện mà mọi người quan tâm

- Văn bản được trích từ các trang báo, trang tin tức

- Những thông tin được đưa ra rất rõ ràng, cụ thể xác thực.

16 tháng 8 2019

a, Toàn bộ sự việc kể trên xoay quanh việc chia tay của hai anh em, trong đó trọng tâm là việc chia đồ chơi, cụ thể là chia hai con búp bê Em Nhỏ và Vệ Sĩ

- Sự chia tay của những con búp bê xuyên suốt các đoạn của tác phẩm, Thành và Thủy buộc phải chia tay và chia đồ chơi

b, Chủ đề liên kết các sự việc thành một thể thống nhất.

- Hai anh em Thành Thủy phải chia tay, những con búp bê không chi tay, giống như tình cảm của hai anh em mãi gắn bó, không gì có thể chia cắt được → Đó là mạch lạc của văn bản

c, Các đoạn được nối với nhau theo mối liên hệ về thời gian, liên hệ tâm lí , liên hệ ý nghĩa (tương đồng, tương phản); liên hệ không gian (ở nhà, ở trường)

→ Những mối liên hệ giữa các đoạn tự nhiên và hợp lý

7 tháng 5 2023

Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống.

Thêm một bản dịch “Truyện Kiều” sang tiếng Nhật.

- Truyền đạt, phản ánh về một sự kiện mới xảy ra được công chúng quan tâm: khánh thành phòng truyền thống của nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang.

- Bản tin được thông báo sự kiện này nhanh chóng trên báo điện tử.

- Truyền đạt, phản ánh về một sự kiện mới xảy ra được công chúng quan tâm: Truyện Kiều một lần nữa được dịch sang tiếng Nhật

- Bản tin được thông báo nhanh chóng trên báo giấy.