K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Những dấu hiệu giúp nhận biết văn bản Xà bông “Con Vịt” thuộc thể loại truyện kí là:

+ Các nhân vật có thật, lối kể chuyện rất thực tế và chi tiết về các sự kiện và hành động của nhân vật, mô tả rõ ràng những tình huống trong câu chuyện.

+ Văn bản mang tính cảm động và sâu sắc về mặt tâm lý, giúp độc giả suy ngẫm về cuộc sống và con người.

+ Đề tài chủ yếu về cuộc sống và con người, đi sâu miêu tả số phận của những con người trong xã hội phong kiến cũ.

+ …

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Dấu hiệu nhận biết Lời tiễn dặn là truyện thơ:

- Là tác phẩm tự sự dân gian, thể hiện dưới hình thức bài thơ, lời thơ giàu chất trữ tình, viết về để tài tình yêu đôi lứa.

- Có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình.

- Thể hiện tình yêu đôi lứa đầy nhưng đầy ngang trái, bất hạnh.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

 - Các sự kiện chính trong văn bản:

+ Người bố và cả gia đình tìm đủ mọi cách để ngăn cản loài kiến xâm nhập vào ngôi nhà của họ do chúng gây rất nhiều phiền phức cho họ.

+ Cuộc trốn chạy gian nan của gia đình trước sự xâm chiến của loài kiến.

+ Hậu quả và những mất mát to lớn khi con người tác động vào môi trường tự nhiên.

- Những dấu hiệu giúp nhận biết văn bản là một truyện ngắn:

+ Dung lượng nhỏ, có thể đọc hết trong 1 lần, số lượng nhân vật và sự kiện ít và chỉ tập trung miêu tả một khía cạnh của cuộc sống (con người phá hủy môi trường và nhận hậu quả).

+ Cốt truyện đơn giản, cô đúc; tập trung xoay quanh tình huống gia đình “cháu” chiến đấu với loài kiến.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Bi kịch là thể loại kịch tập trung khai thác những xung đột gay gắt giữa những khát vọng cao đẹp của con người với tình thế bi đát của thực tại, dẫn tới sự thảm bại hay cái chết của nhân vật.

→ Trong Âm mưu và tình yêu, bi kịch giữa khát vọng cao đẹp của con người chính là khát vọng được yêu, được bên cạnh người mình yêu của Phéc-đi-năng và Luy-dơ ><  tình thế bi đát của thực tại: sự ngăn cấm của người cha Tể tưởng vì cho rằng tình yêu của họ là không cân xứng, không môn đăng hộ đối.

- Xung đột bi kịch: Phéc-đi-năng sẵn sàng tự tay giết chết người mình yêu và tự sát hoặc đâm vào tể tướng chỉ để đấu tranh cho tình yêu chân chính của mình. Trước bạo quyền của người cha, Phéc-đi-năng vẫn một mực chống trả, đấu tranh để đòi lại tự do và hạnh phúc của mình. Bạo quyền đã bị đánh gục chỉ bằng một câu nói của Phéc-đi-năng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Tóm tắt nội dung văn bản:

Đoạn trích kể về việc Thị Mầu lên chùa ve vãn tiểu Kính Tâm. Thị Kính là người con gái nết na, xinh đẹp nhà Mãng Ông được gả cho Thiện Sĩ, học trò dòng dõi thi thư. Trong một đêm Thị Kính đang vá áo nhìn chồng ngủ thấy sợi dâu mọc ngược, sẵn con dao nàng định xén đi thì Thiện Sĩ tỉnh giấc gạt tay vợ và la toáng lên. Mẹ chồng vào nghe lời kể nghi oan cho Thị Kính âm mưu giết chồng thì mắng chửi và đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ. Thị Kính giả nam, xin vào chùa tu được đặt là Kính Tâm. Bấy giờ trong làng có cô Thị Mầu nổi tiếng lẳng lơ dụ dỗ Kính Tâm không được thì dan díu với anh điền trong nhà. Thị Mầu mang thai, bị làng bắt phạt nên khai liều là của Kính Tâm. Thị Mầu sinh con mang tới chùa đổ vạ, Thị Kính suốt 3 năm trời ròng rã xin sữa nuôi con, cuối cùng thân tàn lực kiệt, viết thư để lại cho cha mẹ rồi chết đi. Cuối cùng mọi người mới biết Kính Tâm là nữ, bèn lập đàn giải oan cho nàng. Nàng hóa thành Phật bà Quan âm Thị Kính.

- Đặc điểm truyện thơ trong văn bản:

+ Được thể hiện qua hình thức Chèo là loại kịch hát, kể chuyện, múa dân gian, diễn bằng hình thức sân khấu.

+ Các nhân vật được chia thành hai tuyến rõ ràng.

+ Sử dụng ngôn từ kết hợp tự sự và trữ tình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Văn bản

Nhân vật

Tác dụng của yếu tố hư cấu trong việc khắc họa nhân vật

Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự

Cụ Phan Bội Châu

Khắc hoạ được chân dung phong thái của nhân vật lịch sử như một chứng tích; thể hiện được tầm ảnh hưởng của cụ Phan đối với thanh niên đương thời....

Tôi đã học tập như thế nào?

Cậu bé Pê – xcốp

Các trải nghiệm của nhân vật, tính cách, quá trình trưởng thành của nhân vậtvừa sinh động, vừa mang tính khái quát cao: những bài học của nhân vật dễ trở thành bài học kinh nghiệm chung với mọi người.

Xà bông “con vịt”

Cai Tuất

Nhân vật trở nên thực và sinh động hơn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

* Tác phẩm Tôi đã học tập như thế nào? (M. Go-rơ-ki):

- Ngôi kể thứ nhất dùng để miêu tả hành trình học tập của bản thân.

- Đặt điểm nhìn vào nhân vật chính - tác giả, kể lại những kinh nghiệm, cảm nhận của mình trong quá trình học tập.

=> Tác giả chia sẻ kinh nghiệm và khuyến khích mọi ngượi tự học, tự đọc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Văn bản 1: Một thứ quà của lúa non: Cốm

Bài tùy bút “Một thứ quà của lúa non: Cốm” đã thể hiện được nét đặc sắc của tác giả Thạch Lam là thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc. Đây cũng là đặc điểm chung trong các sáng tác của Thạch lam nói chung.

Khi nói về sự hình thành của hạt cốm, tác giả đã viết một đoạn văn miêu tả thấm đượm cảm xúc, thông qua những từ ngữ chọn lọc tinh tế, những câu văn có nhịp điệu: Khi đi qua cánh đồng xanh…mùi thơm của bông lúa non; Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ; Giọt sữa dần dần đọng lại; Rồi một loạt cách chế biến để làm ra tứ cốm dẻo ấy. ta có thể thấy Thạch Lam đã rất cẩn trọng trong chọn lọc từ ngữ miêu tả, câu văn thì nhiều nhạc điệu để thể hiện được luận điểm: Cốm là thứ quà đặc biệt của lúa non, của bàn tay khéo léo.

Để có hạt cốm cần đến sự khéo léo của con người. Vì vậy sau đoạn mở đầu tác giả đã nói đến nghề làm cốm nổi tiếng ở làng Vòng. Tác giả không đi vào miêu tả tỉ mỉ kĩ thuật hay công việc làm cốm mà cho biết đó là một nghệ thuật với một loạt cách chế biến, những cách thức truyền từ đời này sang đời khác.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Văn bản 2: Sài Gòn tôi yêu

Trong bài tùy bút Sài Gòn tôi yêu, tác giả Minh Hương đã thể hiện tình yêu mãnh liệt đối với Sài Gòn trong sự cảm nhận về phong cách của người Sài Gòn. Trước hết, tác giả lí giải nguyên nhân Sài Gòn là nơi hội tụ của người tứ phương: bởi Sài Gòn hội tụ người của bốn phương những hòa hợp, không phân biệt, qua đó thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người Sài Gòn, đó chính là sự cởi mở, đoàn kết.

Phong cách của người Sài Gòn lại được tác giả Minh Hương thể hiện qua chi tiết những cô gái yểu điệu, thiết tha, e ngại, ngượng nghịu như vầng trăng mới ló, cười chum chím, sáng rỡ, hóm hỉnh, nhí nhảnh. Qua miêu tả của tác giả ta thấy được phong cách của người Sài Gòn, đó chính là sự tinh tế, chân thành, cởi mở, bộc trực, vẻ đẹp tự nhiên, dễ gần mà dũng cảm cao đẹp.

Qua đó, người đọc thấy được Sài Gòn là một đô thị sầm uất, đông đúc, con người sống với nhau bằng tình yêu thương và sự đoàn kết, gắn bó. Đồng thời thể hiện được tình cảm yêu thương, trân trọng của tác giả Minh Hương đối với vùng đất này.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

* Văn bản: Ai đã đặt tên cho dòng sông

- Dấu hiệu nhận biết yếu tố trữ tình: Cái tôi mê đắm, tài hoa, uyên bác và có tình yêu say đắm quê hương, xứ sở, đặc biệt với Huế và Hương giang.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

* Văn bản: “Và tôi muốn mẹ…”

- Dấu hiệu nhận biết yếu tố trữ tình: Tình cảm mãnh liệt dành cho mẹ. Khi nhân vật “tôi” chỉ là một đứa trẻ, tình yêu lớn nhất là dành cho gia đình của mình. Tận khi lớn lên thì thứ tình cảm đó vẫn không mất đi. Dù có không còn chiến tranh nhưng thứ tình cảm đó vẫn ăn sâu nảy mầm trong tâm trí của nhân vật.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Một số lưu ý về cách đọc văn bản thuộc thể loại truyện kí:

- Cần phải chú ý đến thời gian và địa điểm diễn ra các sự kiện.

- Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu nhưng cũng có thể sử dụng ngôn ngữ phức tạp, mang tính nghệ thuật cao.

- Tìm hiểu về nhân vật chính và các nhân vật phụ, cảm nhận sự tương tác giữa các nhân vật để hiểu rõ hơn về câu chuyện.

- …