K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 11 2023

Hiện tượng: Khi đun nóng hỗn hợp phân đạm ammonium chloride và kiềm (NaOH) thấy sinh ra khí có mùi khai và xốc. Khí này làm xanh giấy quỳ tím ẩm.

Phương trình hoá học:

NH4Cl(s) + NaOH(aq)  NaCl(aq) + NH3(g) + H2O(l).

20 tháng 8 2023

Dấu hiệu: có khí thoát ra khi cho NaOH vào dung dịch.

\(NH_4^++OH^-->NH_3+H_2O\)

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 8 2023

- Hiện tượng:

+ Hai mẫu phân bón đều dễ tan trong nước.

+ Đun nhẹ hai ống nghiệm đều thấy thoát ra khí không màu, có mùi khai và xốc.

+ So sánh màu ở mẩu giấy pH với thang pH thấy tạo thành môi trường base.

- Dấu hiệu để nhận biết ion ammonium: Khi đun nóng hỗn hợp muối ammonium với dung dịch kiềm sinh ra khí ammonia có mùi khai.

Phương trình hoá học:

NH4Cl + NaOH → NH3 + NaCl + H2O

(1 điểm) Phương trình ion thu gọn cho biết bản chất của phản ứng trong dung dịch chất điện li. Ví dụ phản ứng nhận biết ion ammonium bằng dung dịch kiềm có bản chất là NH4+ + OH- → NH3 + H2O Cách chuyển phương trình phân tử thành phương trình ion thu gọn như sau: - Chuyển các chất vừa dễ tan trong nước vừa điện li mạnh thành ion; các chất khí, kết tủa, điện li yếu, không điện li và nước để nguyên...
Đọc tiếp

(1 điểm) Phương trình ion thu gọn cho biết bản chất của phản ứng trong dung dịch chất điện li. Ví dụ phản ứng nhận biết ion ammonium bằng dung dịch kiềm có bản chất là

NH4+ + OH- → NH3 + H2O

Cách chuyển phương trình phân tử thành phương trình ion thu gọn như sau:

- Chuyển các chất vừa dễ tan trong nước vừa điện li mạnh thành ion; các chất khí, kết tủa, điện li yếu, không điện li và nước để nguyên dạng phân tử.

Ví dụ: NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O

⇒ NH4+ + Cl- + Na+ + OH- → Na+ + Cl- + NH3 + H2O

- Lược bỏ những ion không tham gia phản ứng (các ion xuất hiện ở cả trước và sau phản ứng).

⇒ Lược bỏ ion Na+ và Cl- 

⇒ NH4+ + OH- → NH3 + H2O

Từ đó, em hãy viết phương trình ion thu gọn của các phản ứng hóa học sau.

a) NaOH + HCl → NaCl + H2O

b) BaCl2 + Na2SO4 → 2NaCl + BaSO4

c) K2CO3 + 2HCl → 2KCl + CO2 + H2O

d) Cu + 2Fe(NO3)3 → 2Fe(NO3)2 + Cu(NO3)2

2
10 tháng 9 2023

Ống nghiệm (1) và (3) xảy ra phản ứng hoá học do có những dấu hiệu nhận ra có chất mới tạo thành. Cụ thể:

+ Ống nghiệm (1) viên kẽm tan dần, có khí không màu thoát ra.

+ Ống nghiệm (3) có kết tủa xanh tạo thành.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
5 tháng 11 2023

- Trong công nghiệp, quá trình sản xuất ammonia thường được thực hiện ở nhiệt độ 400 oC – 450 oC, áp suất 150 – 200 bar, xúc tác Fe.

N2(g) + 3H2(g) ⇌ 2NH3(g)     ΔrHo = -91,8 kJ

+ Về áp suất: người ta đã tăng áp suất của hệ phản ứng trong buồng tổng hợp lên đến gần 200 bar. Đó là do khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm áp suất của hệ - tức chiều giảm số mol khí, hay chiều tạo ammonia (chiều thuận).

+ Về nhiệt độ: Vì phản ứng thuận toả nhiệt (ΔrHo = -91,8 kJ < 0) nên cần phải giảm nhiệt độ để cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận, tạo ammonia. Tuy nhiên, khi thực hiện phản ứng ở nhiệt độ quá thấp thì tốc độ của phản ứng nhỏ, phản ứng diễn ra chậm. Thực tế, người ta đã chọn nhiệt độ phù hợp, khoảng 400 oC - 450 oC.

+ Việc sử dụng xúc tác là bột sắt trong quá trình Haber có tác dụng làm cho phản ứng nhanh đạt tới trạng thái cân bằng.

- Nhận biết ion ammonium trong phân đạm: Khi đun nóng hỗn hợp phân đạm chứa muối ammonium với dung dịch kiềm sinh ra khí ammonia có mùi khai.

Phương trình hoá học minh hoạ:

 

21 tháng 9 2023

- Sự tạo thành ion chloride: Nguyên tử chlorine (Cl) nhận thêm 1 electron ở lớp ngoài cùng để tạo thành ion âm Cl-

- Sự tạo thành ion oxide: Nguyên tử oxygen (O) nhận thêm 2 electron ở lớp ngoài cùng để tạo thành ion âm O2-

- Sau khi nhận electron, ion chloride có 3 lớp electron và có 8 electron ở lớp ngoài cùng

=> Giống sự phân bố electron của nguyên tử khí hiếm Neon (Ne)

- Sau khi nhận electron, ion oxide có 2 lớp electron và có 8 electron ở lớp ngoài cùng

=> Giống sự phân bố electron của nguyên tử Argon (Ar)

26 tháng 8 2023

Đung nóng dung dịch nước ao trong kiềm, nếu sinh ra khí có mùi khai và xốc và làm quỳ tím ẩm hóa xanh

⇒ có ion ammonium trong ao.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
9 tháng 11 2023

- 4 dung dịch cần nhận biết là: NaCl, NaBr, NaI, HCl

- Hóa chất: Giấy quỳ tím, dung dịch silver nitrate

- Dụng cụ: 4 ống nghiệm

- Tiến hành thí nghiệm và kết quả:

   Bước 1: Lấy ở mỗi bình khoảng 2 mL dung dịch vào 4 ống nghiệm tương ứng

   Bước 2: Sử dụng quỳ tím nhúng vào 4 dung dịch trong 4 ống nghiệm. Ống nghiệm nào làm quỳ tím hóa đỏ => Dung dịch hydrochlodric acid

   Bước 3: Nhỏ khoảng 2 mL dung dịch silver nitrate vào 3 ống nghiệm còn lại và có những hiện tượng sau:

   Ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng AgCl => Ống nghiệm đó chứa NaCl

NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3

   Ống nghiệm xuất hiện kết tủa vàng nhạt AgBr => Ống nghiệm đó chứa NaBr

NaBr + AgNO3 → AgBr↓ + NaNO3

   Ống nghiệm xuất hiện kết tủa vàng AgI => Ống nghiệm đó chứa NaI

NaI + AgNO3 → AgI↓ + NaNO3

Bài 14. Phân biệt các dung dịch chứa trong các lọ bị mất nhãn sau chỉ bằng dung dịch phenol phtalein: Na2SO4, H2SO4, BaCl2, NaOH, MgCl2.Bài 15: Không được dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy nhận biết các dung  dịch bằng phương pháp hoá học.a) Na2CO3, HCl, BaCl2b) HCl, H2SO4, Na2CO3, BaCl2c) MgCl2, NaOH, NH4Cl, BaCl2, H2SO4Bài 16: Hãy phân biệt các chất sau chứa trong các lọ bị mất nhãn mà không dùng thuốc thử nào: NaHCO3, HCl, Ba(HCO3)2,...
Đọc tiếp

Bài 14. Phân biệt các dung dịch chứa trong các lọ bị mất nhãn sau chỉ bằng dung dịch phenol phtalein: Na2SO4, H2SO4, BaCl2, NaOH, MgCl2.
Bài 15: Không được dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy nhận biết các dung  dịch bằng phương pháp hoá học.

a) Na2CO3, HCl, BaCl2

b) HCl, H2SO4, Na2CO3, BaCl2

c) MgCl2, NaOH, NH4Cl, BaCl2, H2SO4

Bài 16: Hãy phân biệt các chất sau chứa trong các lọ bị mất nhãn mà không dùng thuốc thử nào: NaHCO3, HCl, Ba(HCO3)2, MgCl2, NaCl.

Bài 17: Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 dung dịch HCl, H2SO4, BaCl2, Na2CO3. Hãy phân biệt các dung dịch mà không dùng bất kỳ thuốc thử nào.

Bài 18: Không được dùng thêm thuốc thử , hãy phân biệt 3 dung dịch chứa trong 3 lọ mất nhãn: NaCl, AlCl3, NaOH.

Bài 19. Trình bày phương pháp phân biệt các dung dịch chứa trong các lọ bị mất nhãn sau mà không dùng thuốc thử nào:

a. HCl, AgNO3, Na2CO3, CaCl2.

b.HCl, H2SO4, BaCl2, Na2CO3.

Bài 20. Không dùng thuốc thử hãy phân biệt các chất sau chứa trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn: NaOH, NH4Cl, BaCl2, MgCl2, H2SO4.

Từ bài 16 các bạn tham khảo để làm sau.

 

0
20 tháng 8 2023

\(NH_3+HCl->NH_4Cl\)

Vì ammonia là chất nhận proton nên nó là base.