K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHẦN ĐỌC HIỂU (5 điểm) Đọc kỹ văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới. [1] Sài Gòn những ngày cuối năm, đêm ngủ phải dùng chăn dày vì gió lạnh. Chiếc chăn nhung ấm áp vốn dĩ cất rất kín trong góc tủ. Tháo chăn ra khỏi túi, bỗng nghe tỏa ra một mùi hơi thân thuộc. Tưởng chừng như chiếc chăn chất cả trong thớ vải những mùa, những tháng, những ngày cũ xa...
Đọc tiếp

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (5 điểm)

Đọc kỹ văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới.

[1] Sài Gòn những ngày cuối năm, đêm ngủ phải dùng chăn dày vì gió lạnh. Chiếc chăn nhung ấm áp vốn dĩ cất rất kín trong góc tủ. Tháo chăn ra khỏi túi, bỗng nghe tỏa ra một mùi hơi thân thuộc. Tưởng chừng như chiếc chăn chất cả trong thớ vải những mùa, những tháng, những ngày cũ xa xôi. Chất thêm rất nhiều nỗi nhớ…

[2] Nỗi nhớ về một cái chăn được may từ rất nhiều mảnh vải, là những mảnh vải mẹ xin được ở một công ty may gần nhà. Ở nhiều thời điểm, hai vai mẹ phải gồng gánh cả nhà nên tinh thần tiết kiệm thường trực trong suốt những năm tháng tuổi thơ chị em mình. Mẹ chỉ dẫn cho hai chị em ngồi cắt những vụn vải sao cho đều nhau. Rồi mẹ chỉ cho hai chị em may những đường may đầu tiên, ghép chúng lại với nhau thành hình những bông hoa và chiếc lá, những mặt trời và mặt trăng,... Khi là phẳng, hàng trăm mảnh vải vụn ấy biến thành vỏ chăn sặc sỡ sắc màu. Mắt mẹ tươi vui khi lần đầu thấy những đứa con gái nhỏ hạnh phúc với một thành quả đáng kể mà chúng tạo ra.

[3] Và sau cái chăn, từ khăn tay đến khăn bàn, từ vỏ gối đến vỏ nệm,… đều được chúng tôi tạo ra từ những mảnh vải vụn nhiều màu. Không mất tiền mua mà chỉ cần bỏ công đi xin rồi ngồi khâu khâu vá vá là có được. Mà cái vỏ chăn bông ấy, mỗi năm chỉ dùng một mùa lại cất vào. Nên có khi cả chục năm dùng không rách.

[4] Có một điều hay cực hay mà mẹ tôi cũng như nhiều bà mẹ Việt dạy con rằng: Hạnh phúc không phải là được sở hữu một vật phẩm đắt tiền mà đến từ những gì bàn tay con có thể tạo ra. Và cũng từ thái độ của mẹ, chúng tôi luôn hãnh diện bởi những cái vỏ chăn đơn sơ giản dị mà bàn tay mình tự làm nên. Từ đó, những đứa trẻ như chúng tôi lớn lên biết trân quý những thứ xung quanh mình biết bao. Biết mạnh mẽ hơn khi đối diện với những thiếu thốn, những thử thách nho nhỏ rồi cả những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua.

[5] Cái chăn gắn với nhiều quy tắc mà mẹ đặt ra cho hai chị em: Thứ nhất, không được trùm chăn kín mặt vì sẽ bị ngộp thở khi ngủ. Thứ hai, không được cuộn mình vào chăn, chỉ được dùng đắp vì nếu cuộn chăn thì đứa này ấm còn đứa kia lạnh. Cuối cùng, khi thức giấc, không được tung chăn bất thình lình khiến gió lùa vào gây lạnh cho người nằm chung mà phải nhẹ nhàng bỏ chăn thật khẽ… Những quy tắc ấy từ lúc nào dạy những đứa con gái nhỏ biết nghĩ về người thân từ những điều nhỏ nhất.

Cái chăn cầu vồng (Ông già Noel ơi…, Võ Thu Hương, NXB Kim Đồng, 2016)

Câu 1 (1.0 điểm): Tìm trong mỗi đoạn [1], [2] một phép liệt kê và xác định kiểu liệt kê của mỗi phép.

Câu 2 (1.0 điểm): Căn cứ vào đoạn [3], cho biết có những vật dụng gì đã được các cô bé trong bài viết tạo ra bằng cách khâu những mảnh vải vụn lại với nhau?

Câu 3 (1.0 điểm): Có nhận định cho rằng, các cô bé trong bài viết hẳn là xấu hổ lắm nếu bị mọi người biết chăn mình đắp được may từ vải vụn bỏ đi. Căn cứ vào đoạn [4], cho biết nhận định đó có hợp lý không?

Câu 4 (1.0 điểm): Căn cứ vào đoạn [5], cho biết quy tắc thứ hai người mẹ đặt ra cho các con khi dùng chăn là gì? Vì sao người mẹ lại đặt ra quy tắc ấy?

Câu 5 (1.0 điểm): Em có đồng ý với quan điểm của người mẹ trong bài viết khi cho rằng: “Hạnh phúc không phải là được sở hữu một vật phẩm đắt tiền mà đến từ những gì bàn tay con có thể tạo ra” không? Trình bày ý kiến của em trong 4-5 câu.
Bạn nào giúp mình đi nhé cũng có thể tham khảo đề cương để ôn thi hk2 nhé

1
13 tháng 5 2020

1. Liệt kê: những mùa, những tháng, những ngày cũ xa xôi.

2. khăn tay, khăn bàn, vỏ gối, vỏ nệm...

3. Không phải xấu hổ mà là hãnh diện vì đó là những chiếc chăn do bàn tay những đứa trẻ tự làm lên, từ đó dạy chúng lớn lên biết trân quý những thứ xung quanh mình, biết mạnh mẽ hơn khi đối diện với những thiếu thốn, những thử thách nho nhỏ rồi cả những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua.

4. Nguyên tắc thứ hai là không được cuộn mình vào chăn, chỉ được dùng đắp vì nếu cuộn chăn thì đứa này ấm còn đứa kia lạnh.

-> Dạy biết sẻ chia, yêu thương.

PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (5 điểm)Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi.Mẹ là cơn gió mùa thuCho con mát mẻ lời ru năm nàoMẹ là đêm sáng trăng saoSoi đường chỉ lối con vào bến mơMẹ luôn mong mỏi đợi chờCho con thành tựu được nhờ tấm thânMẹ thường âu yếm ân cầnBảo ban chỉ dạy những lần con sai(“ Mẹ là tất cả” -Lăng Kim Thanh)Câu 1 (1,0 điểm) Đoạn thơ trên được viết theo...
Đọc tiếp

PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (5 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi.

Mẹ là cơn gió mùa thu

Cho con mát mẻ lời ru năm nào

Mẹ là đêm sáng trăng sao

Soi đường chỉ lối con vào bến mơ

Mẹ luôn mong mỏi đợi chờ

Cho con thành tựu được nhờ tấm thân

Mẹ thường âu yếm ân cần

Bảo ban chỉ dạy những lần con sai

(“ Mẹ là tất cả” -Lăng Kim Thanh)

Câu 1 (1,0 điểm) Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì? Và đoạn thơ trên thuộc chủ đề nào mà em đã học?

Câu 2 (1,0 điểm) Tìm các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên.

Câu 3 (1,0 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau.

Mẹ là cơn gió mùa thu

Cho con mát mẻ lời ru năm nào

Mẹ là đêm sáng trăng sao

Soi đường chỉ lối con vào bến mơ

Câu 4 (1,0 điểm) Hãy nêu nội dung của đoạn thơ trên.

Câu 5 (1,0 điểm) Bài học cuộc sống em rút ra từ đoạn thơ trên là gì?
ANH CHỊ GIÚP EM NHANH VỚI Ạ , EM ĐNG CẦN GẤP Ạ

1

Câu 1:

Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát. Và đoạn thơ trên thuộc chủ đề: Tình cảm gia đình. Cụ thể trong bài thơ trên là: Tình mẫu tử. 

Câu 2: Từ láy "mát mẻ", "ân cần". 

Câu 3: 

Biện pháp so sánh "Mẹ" - "cơn gió mùa thu" và "đêm sáng trăng sao".

Câu 4: 

Nội dung của đoạn thơ trên: Ca ngợi sự hi sinh và tình yêu cao cả của người mẹ dành cho đứa con của mình. Đồng thời ta cũng thấy được sự trân trọng và biết ơn của người con dành cho mẹ của mình.

Câu 5: 

Bài học em rút ra được là: Mẹ chính là người luôn yêu thương và sẵn sàng hi sinh để mang lại cho những đứa con hạnh phúc. Vì vậy chúng ta cần yêu thương và trân trọng người mẹ của mình nhiều hơn. 

 

25 tháng 7 2017

Mọi người giúp mình vơizs

Câu 1 (5 điểm): Đọc hiểu Đọc đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu bên dưới:    “Thế là Sọ Dừa đến ở ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm.”                                                (Trích “Sọ Dừa” - Ngữ văn 6- Tập 1/tr 40) a. (1 điểm): Em...
Đọc tiếp

Câu 1 (5 điểm): Đọc hiểu

Đọc đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu bên dưới:

    “Thế là Sọ Dừa đến ở ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm.”

                                                (Trích “Sọ Dừa” - Ngữ văn 6- Tập 1/tr 40)

 

a. (1 điểm): Em hãy cho biết nội dung chính của đoạn trích?

b. (1 điểm): Em dựa vào cơ sở nào để xác định  truyện “Sọ Dừa”  là truyện cổ tích?

c. (1 điểm): Tìm và nêu tác dụng của trạng ngữ trong câu in đậm trong đoạn trích?

d. (2 điểm): Học xong truyện cổ tích Sọ Dừa em rút ra cho mình những bài học bổ ích nào? Trình bày bằng một đoạn văn ngắn khoảng 4- 6 dòng.

Câu 2 ( 5 điểm): Làm văn

   Hãy kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích bằng lời văn của mình? Nêu rõ lí do vì sao em thích?

 

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Hạnh phúc là kỹ năng và đã là kỹ năng mọi người có thể được đào tạo để có hạnh phúc ấy. Cả cổ học và khoa học hiện đại cùng tương đồng ở một điểm: muốn hạnh phúc con người phải làm chủ được thân tâm của mình. Vì thế con người phải kiểm soát được các tác động bên ngoài. Có những kỹ năng về xã hội và...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Hạnh phúc là kỹ năng và đã là kỹ năng mọi người có thể được đào tạo để có hạnh phúc ấy. Cả cổ học và khoa học hiện đại cùng tương đồng ở một điểm: muốn hạnh phúc con người phải làm chủ được thân tâm của mình. Vì thế con người phải kiểm soát được các tác động bên ngoài. Có những kỹ năng về xã hội và tình cảm ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc và những kỹ năng này hoàn toàn có thể được đào tạo. Như kỹ năng đối phó và ứng xử với cảm xúc, tạo ra những mối quan hệ tích cực với người chung quanh. Sự đồng cảm vị tha kết nối con người lại cũng được chứng minh là rất quan trọng để có hạnh phúc. (…) Những nghiên cứu gần đây cho thấy hạnh phúc là nhân chứ không phải là quả. Có nghĩa là bạn hạnh phúc thì bạn sẽ giàu có hơn, nhiều bạn bè hơn và thịnh vượng hơn, chứ không phải vì bạn thịnh vượng hơn mà bạn hạnh phúc hơn. Tôi nghĩ con người phải quay về với chính mình, nhìn sâu vào bên trong mình, hãy dành thời gian lắng nghe mình. Nếu mình không lắng nghe mình thì chẳng có ai trên thế giới chấp nhận lắng nghe mình. Và nếu chúng ta không kết nối được với bản thân mình thì cũng không thể kết nối với người chung quanh. Kết nối với mình để mình kết nối với người khác chứ không phải sầu muộn. Cũng như sự đồng cảm sẽ không có ý nghĩa gì nếu không trao cho người khác.” (Trích lời của Giáo Sư Hà Vĩnh Thọ, Giám đốc Trung tâm Hạnh phúc Quốc gia của Bhutan) 1. Nêu chủ đề của đoạn văn bản trên. 2. Theo tác giả, con người cần làm gì để có hạnh phúc? 3. Tại sao tác giả cho rằng Sự đồng cảm vị tha kết nối con người lại cũng được chứng minh là rất quan trọng để có hạnh phúc? 4. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến “sự đồng cảm sẽ không có ý nghĩa gì nếu không trao cho người khác.” không? Vì sao?

0
25 tháng 7 2017

KO liên quan đến toán,bạn vô trang khác mà hỏi nhé

25 tháng 7 2017

mình nghĩ bạn đọc lại lội quy đi 

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không

giải được hoặc các bài toán hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

 câu này bạn đăng lên học 24h ý ở đấy có đầy đủ các môn

CÁC BẠN NHỚ ỦNG HỘ NHA

Câu 1: Những câu tục ngữ trên viết về chủ đề lao động và sản xuất. 

Câu 2: 

- Ba câu tục ngữ trên đều sử dụng phép tu từ nói quá

Người ta hay sử dụng phép nói quá nhằm mục đích: 

+ Người nói có thể tạo ấn tượng cho câu nói.

+ Tăng tính chất, sức biểu cảm và gây ấn tượng mạnh cho người đọc. 

* Bài 1:  Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:                          Tiếng vọng           Con chim sẻ nhỏ chết rồi           Chết trong đêm cơn bão về gần sáng          Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa          Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi          Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi.           Chiếc tổ cũ trong ống tre đầu nhà chiều gió hú           Không còn nghe tiếng cánh chim về          Và...
Đọc tiếp

* Bài 1:  Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: 

                         Tiếng vọng 

          Con chim sẻ nhỏ chết rồi 

          Chết trong đêm cơn bão về gần sáng 

         Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa 

         Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi 

         Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi. 

          Chiếc tổ cũ trong ống tre đầu nhà chiều gió hú 

          Không còn nghe tiếng cánh chim về 

         Và tiếng hót mỗi sớm mai trong vắt. 

          Nó chết trước cửa nhà tôi lạnh ngắt 

          Một con mèo hàng xóm lại tha đi 

          Nó để lại trong tổ những quả trứng 

          Những con chim non mãi mãi chẳng ra đời. 

         Đêm đêm tôi vừa chợp mắt 

          Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh 

          Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ 

         Tiếng lăn như đá lở trên ngàn. 

           (Nguyễn Quang Thiều, SGK Tiếng Việt 5, tập một - NXB Giáo dục, 2008) 

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 

Câu 2: Chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả có trong bài thơ. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

Câu 3: Xác định thể thơ của văn bản? Vì sao em biết? 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.  

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

2. Bài 2: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: 

                 “Nắng trong mắt những ngày thơ bé 

                 Cũng xanh mơn như thể lá trầu 

                 Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau 

                 Chở sớm chiều tóm tém 

                 Hoàng hôn đọng trên môi bà quạnh thẫm 

                 Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài 

                 Bóng bà đổ xuống đất đai 

                 Rủ châu chấu, cào cào về cháu bắt 

  Rủ rau má, rau sam 

                 Vào bát canh ngọt mát 

                 Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ minh”. 

                                     (Thời nắng xanh, Trương Nam Hương) 

 Câu 1: Chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả có trong bài thơ? 

 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

 Câu 2: Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên.  

 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

 Câu 3: Xác định thể thơ của bài thơ trên  

 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

 Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.  

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ não vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ não vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung... Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được." a, Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? b, Tìm các từ ngữ cùng trường từ vựng chỉ thời tiết trong đoạn văn trên. Qua trường từ vựng đó, em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật? c, Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Cái im lặng lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung..."

1
31 tháng 3 2022

a, Trích trong văn bản ''Lặng lẽ Sapa'' của Nguyễn Thành Long.

b, Các từ ngữ thuộc TTV thời tiết: rét, mưa, tuyết, lạnh cóng.

c, BPTT: So sánh

Tác dụng: Giúp cho câu văn thêm sinh động, giàu hình ảnh

Cho thấy sự khắc nghiệt của thời tiết và sự vắng vẻ đến đáng sợ của trời đêm giá rét.