K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Những câu tục ngữ trên viết về chủ đề lao động và sản xuất. 

Câu 2: 

- Ba câu tục ngữ trên đều sử dụng phép tu từ nói quá

Người ta hay sử dụng phép nói quá nhằm mục đích: 

+ Người nói có thể tạo ấn tượng cho câu nói.

+ Tăng tính chất, sức biểu cảm và gây ấn tượng mạnh cho người đọc. 

20 tháng 3 2020

Sử dụng phép tu từ : nói quá, liệt kê

Vì sử dụng chúng để tạo ra lời khuyên quý giá và bài học sâu sắc.

b, Sử dụng phép tu từ : nói quá, liệt kê

    Vì sử dụng chúng để tạo ra lời khuyên quý giá và bài học sâu sắc.

    ( chúc bạn học tốt)

    11 tháng 3 2023

    Các câu tục ngữ sử dụng biện pháp tu từ nói quá.

    Tác dụng của biện pháp tu từ ấy:

    Nói quá là phép tu từ phóng đại quá mức cần thiết, quy mô, tính chất của sự việc vật, hiện tượng lạ được miêu tả để nhấn mạnh vấn đề, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm....

    – Nói quá còn tồn tại tác dụng tăng sức biểu cảm, nhấn mạnh vấn đề, gây ấn tượng mạnh.

    HQ
    Hà Quang Minh
    Giáo viên
    3 tháng 1

    - Biện pháp tu từ: Nói quá

    - Tác dụng: cảm nhận rõ sự thay đổi của các tháng trong các mùa, đặc biệt là tháng năm và tháng mười, thời gian ngày đêm dài ngắn khác nhau theo từng thời điểm.

    29 tháng 8 2019

    "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối"

    - Tháng năm: đêm ngắn ngày dài, tháng Mười: đêm dài, ngày ngắn.

    - Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ: do sự vận động của Trái Đất, tháng 5 do vị trí nước ta nhận lượng ánh sáng lâu hơn nên ta có cảm giác ngày dài hơn, ngược lại.

    - Áp dụng: chú ý phân bố thời gian biểu sinh hoạt, làm việc hợp lý, biết trân trọng thời gian.

    "Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa"

    - Trời nhiều sao sẽ nắng, trời vắng (vắng) sao sẽ mưa

    - Kinh nghiệm này dựa trên quan sát thực tiễn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

    - Nhìn sao có thể đoán biết được thời tiết để sắp xếp việc.

    "Ráng mỡ gà có nhà thì giữ"

    - Trời xuất hiện ráng có màu vàng mỡ gà có nghĩa sắp có bão

    - Đây là kinh nghiệm dự đoán bão

    - Nhắc nhở ý thức việc chủ động phòng chống bão lũ

    "Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt"

    - Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển nhiều thì sắp có mưa lớn, lụt lội.

    - Cơ sở: Kiến là côn trùng nhạy cảm, khi sắp có mưa bão sẽ bò lên nơi cao ráo

    - Từ thực tế quan sát, áp dụng phòng chống bão lũ, thiên tai

    "Tấc đất tấc vàng"

    - Đất quý giá, quan trọng được ví như vàng

    - Đất quý giá vì nuôi sống con người, nơi con người được cư ngụ, bảo vệ

    - Cảnh tỉnh sử dụng tài nguyên đất hợp lí, và đề cao giá trị của tài nguyên này.

    "Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền"

    - Thứ tự quan trọng của các nghề đem lại kinh tế cho con người: nghề nuôi cá, làm vườn, làm ruộng

    - Cơ sở khẳng định xuất phát từ lợi ích được mang lại từ những nghề đó

    - Giúp con người biết khai thác tốt các điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.

    "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống"

    - Khẳng định thứ tự quan trọng các yếu tố khi trồng lúa: nước, phân, lao động, giống lúa

    - Kinh nghiệm câu tục ngữ giúp người nông dân hiểu được tầm quan trọng của từng yếu tố, mối quan hệ của chúng.

    "Nhất thì, nhì thục"

    - Nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố thời vụ, đất đai đã được khai phá, chăm bón với nghề trồng trọt.

    - Nhắc nhở về thời vụ, chuẩn bị kĩ lưỡng đất đai trong canh tác

    QT
    Quoc Tran Anh Le
    Giáo viên
    2 tháng 10 2023

    a. Nói “chưa nằm đã sáng - chưa cười đã tối” là quá sự thật, là phóng đại mức độ và tính chất nội dung nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Hai câu đầu ngụ ý đêm tháng năm rất ngắn, ngày tháng mười rất ngắn. Câu cuối ngụ ý, lao động của người nông dân hết sức vất vả.

    b. Nói “tát Biển Đông cũng cạn” là nói quá sự thật vì nước biển Đông rất lớn, không thể tát cạn. Biện pháp tu từ nói quá nhằm phóng đại mức độ, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm. Câu nói ngụ ý rằng vợ chồng hòa thuận sẽ làm nên sức mạnh to lớn.

    c. Nói “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” là nói quá vì mồ hôi không thể nhiều được như mưa. Biện pháp nói quá trong câu này đã phóng đại mức độ để nhấn mạnh, gây ấn tượng về nỗi cực nhọc của người nông dân, qua đó tăng sức biểu cảm cho câu ca dao, nhắc nhở mọi người hãy quý trọng công sức lao động của người lao động.

    4 tháng 1 2017

    Bạn vào trang web này nhé:Câu hỏi của Kirigaya Kazuto - Ngữ văn lớp 7

    12 tháng 1 2018

    Vào bằng niềm tin ak nếu chẳng có link...TRINH MINH ANH > . < ...

    29 tháng 12 2016

    (1)a)phản ánh kinh nghiệm nhìn sao đoán mưa từ đó giúp chúng ta phải biết sắp xếp thời gian và công việc hợp lí

    b)kinh nghiệm khi có cầu vồng bên Tây thì khả năng sẽ có mưa, bão

    c) theo âm lịch mưa tháng 3 sẽ rất tốt cho cây trồng(lúa),còn tháng tư là thời gian lúa đang phơi màu sẽ làm cho hạt lép

    d)nói về thời vụ để trồng các loại cây

    e)nói lên kinh nghiệm khi nuôi lợn sẽ sướng hơn và nhiều lợi nhuận hơn khi ta nuôi tầm từ đó khuyên rang chúng ta phai lua nghề

    g)truyền đạt kinh nghiệm bắt tôm,cá muốn bắt tôm phải đi vào chập tối , muốn bắt cá phải đi vào sáng sớm

    (2)

    (3)

    a)phép đối (trăng quầng _trăng tạn)

    b)ko có ......

    24 tháng 1 2017

    1/ a.-Phản ánh kinh nghiệm quan sát, nhìn sao để đoán thời tiết mưa hay ko mưa. -Kinh nghiệm trên vẫn còn giá trị đến ngày nay vì nó giúp chúng ta biết sắp xếp thời gian, công việc hợp lí.

    b.-Phản ánh kinh nghiệm quan sát, khi thấy có đoạn cầu vồng bắc từ đông sang tây thì khả năng sẽ có mưa to bão lớn. -Kinh nghiệm trên vẫn còn giá trị đến ngày nay vì nó giúp chúng ta biết trước thời tiết để phòng tránh mưa bão.

    c.-Phản ánh kinh nghiệm của nhân dân trong trồng trọt, thường thì đến tháng 3âm lịch là lúc hoa màu, nhất là lúa nước cần nước nên mưa tháng 3 rất tốt cho cây trồng còn tháng 4 là lúc lúa đang phát triển ít cần nước nên mưa tháng 4 sẽ làm lúa úng nước mất mùa. -Kinh nghiệm trên vẫn còn giá trị đến ngày nay vì nó giúp nhân dân nhận biết thời điểm mưa hợp lí để có lợi cho lúa.

    d.-Phản ánh kinh nghiệm của nhân dân trong trồng trọt. - Kinh nghiệm trên vẫn còn giá trị đến ngày nay vì nó giúp nhân dân biết thời điểm hợp lí để trồng các loại hoa quả.

    e.-Phản ánh kinh nghiệm của nghề nuôi tằm và nghề nuôi lợn. - Kinh nghiệm trên vẫn còn giá trị đến ngày nay vì nó cho ta thấy sự vất vả của nghề nuôi tằm đối nghịch vs sự nhẫn nại của nghề nuôi lợn.

    g.-Phản ánh kinh nghiệm về thời điểm thích hợp để đánh bắt, tôm thường kiếm ăn buổi chiều xế còn ca thì hay đi theo từng đàn lúc rạng sáng. - Kinh nghiệm trên vẫn còn giá trị đến ngày nay vì chúng giúp nhân dân xác định được thời điểm đánh bắt cá, tôm hợp lí.

    2.truyền đạt những kinh nghiệm về thời gian, thời điểm, nghề nghiệp, sự nhẫn nại, khó khăn,.. trong lao động sản xuất.

    3.