K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 3 2020

1.Phân tích đặc điểm và năng lực học tập của bản thân

Mỗi người có một đặc điểm học tập rất khác nhau: có người mê văn, có người yêu toán... Người mê văn chỉ mong tới giờ văn để được thả hồn vào những vần thơ, áng văn hay, say sưa nghe thầy bình thơ, giảng văn; người yêu toán chỉ đợi đến giờ toán để giải những bài toán khó, hóc búa hoặc xem thầy đưa ra những cách giải mới, đầy bất ngờ, thú vị... Trong học tập, mê văn hay yêu toán... đều rất đáng quý! Nhưng yêu cầu ở bậc phổ thông là phải học đều ở các môn. Vì thế yêu thích môn này mà bỏ bê môn kia, dẫn đến kết quả học tập giữa các môn quá khập khiễng thì cũng chưa được.

Để biết năng lực học tập của mình tới đâu, các bạn có thể tiến hành so sánh kết quả học tập của mình với các bạn trong lớp, hoặc trong cùng một môn, xem thời gian trước đây và hiện nay tình hình học của mình như thế nào, đi lên hay đi xuống? Để từ đó đưa ra kế hoạch học tập xác hợp nhất.

2.Xác định mục tiêu học tập

“Một trong những bí quyết để làm được nhiều việc hơn là lập nên danh sách việc cần làm mỗi ngày, giữ nó ở nơi bạn có thể nhìn thấy và dùng nó để hướng dẫn hành động của bạn trong suốt một ngày”.

La Fontaine

Mục tiêu học tập chính là phương hướng học tập của người học. Nhờ nó mà bạn thấy được ý nghĩa công việc mình đang tiến hành. Khi xác định mục tiêu học tập cần chú ý: tính vừa sức, tính rõ ràng và tính cụ thể của mục tiêu.

- Tính vừa sức: Mục tiêu ấy không nên đề ra các yêu cầu quá cao hoặc quá thấp so với khả năng của bản thân. Nếu quá cao thì khó thực hiện, dễ mất niềm tin vào bản thân, khiến cho mọi kế hoạch sẽ mãi mãi nằm trên giấy. Nếu quá thấp thì không cần nỗ lực cũng đạt được, dễ nhàm chán, không tạo ra thách thức để vươn lên. Ví dụ như: đối với việc học ngoại ngữ, bạn đề ra mục tiêu học 10 từ mới mỗi ngày là hoàn toàn có thể, nhưng nếu chỉ học có 5 từ thì quá ít và cố gắng học 80 từ một ngày là một mục tiêu quá cao, không thể thực hiện.

- Tính rõ ràng: Tính rõ ràng của mục tiêu thể hiện ở chỗ có thể đánh giá, có thể kiểm tra, đối chiếu để thấy rõ mình đã thực hiện đến đâu và cần bổ sung thế nào? Ví dụ như: từ nay về sau cần nỗ lực học tập để đạt kết quả tốt hơn. Đây là một mục tiêu không rõ ràng, mơ hồ. Cần xác định cụ thể hơn: môn văn, sau mỗi buổi học dành 15 phút ôn tập; trước khi lên lớp học bài, soạn bài mới cẩn thận; mỗi ngày dành khoảng 30 phút để đọc tài liệu tham khảo; mỗi tuần tập viết một bài luận về đề tài tự chọn... cố gắng vượt lên hạng khá. Như vậy mục tiêu đề ra đã rõ ràng hơn. Các môn khác cũng cần có kế hoạch tương tự như thế.

- Tính cụ thể: Mục tiêu phải nêu lên được cách thức làm sao để đạt được những điều mình đề ra. Ví dụ muốn đạt được mức khá về ngoại ngữ thì phải cụ thể hóa kế hoạch học tập như: mỗi ngày học thuộc 10 từ mới, ôn tập 10 từ cũ; mỗi bài khóa đều học thuộc đến mức có thể viết lại toàn bộ mà không cần nhìn vào sách; khi học bài mới, dành 15 phút ôn lại bài cũ...

Sắp xếp thời gian học tập khoa học

Sau khi đề ra mục tiêu, bạn cần sắp xếp thời gian học tập một cách khoa học để đạt mục tiêu đó. Thế nào là sắp xếp thời gian một cách khoa học? Cơ bản phải đảm bảo các yếu tố sau:

- Toàn diện: Khi sắp xếp thời gian không chỉ nghĩ tới việc học bài mà còn phải dành thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí. Đồng thời cần cân đối hài hòa giữa thời gian học nội khóa và ngoại khóa. Đặc biệt phải chú ý tới bản chất của từng môn học để có kế hoạch đầu tư thời gian thích đáng.

- Hợp lý: Cần tìm khoảng thời gian thích hợp nhất đối với hoàn cảnh của bản thân để có thể học bài dễ thuộc, làm bài một cách thoải mái và đạt hiệu quả cao nhất. Lúc học nên sắp xếp xen kẽ các môn có hứng thú khác nhau, nhằm giảm bớt căng thẳng. Ví dụ: ôn tập văn xong, giải các bài toán khó, sau đó học ngoại ngữ...

- Nổi bật trọng điểm: Căn cứ vào mức độ nặng, nhẹ, gấp hay không gấp của công việc mà sắp xếp thời gian. Cần đặt nhiệm vụ học tập khó khăn hoặc quan trọng lên trước để hoàn thành, bởi lúc ấy tinh lực còn dồi dào, tư duy linh hoạt, tập trung cao. Những việc tương đối dễ để làm sau.

- Thời gian trống: Không nên sắp xếp công việc quá dày đặc, như vậy rất khó hoàn thành kế hoạch đề ra. Cần phải cân đối giữa công việc và quỹ thời gian, có những khoảng thời gian trống cần thiết để giải quyết những việc đột xuất. Ngoài ra còn cần có kế hoạch cho những bài kiểm tra (ôn tập, hệ thống hóa kiến thức... trước khi kiểm tra từ 1-2 tuần). Kế hoạch cho những ngày nghỉ, kế hoạch vui chơi, ngoại khóa!

Tóm lại, đối với học sinh, học tập có kế hoạch là một yêu cầu không thể thiếu. Nó là điều kiện quan trọng đảm bảo sự thành công. Có thể ví kế hoạch như là “mệnh lệnh” nghiêm khắc buộc mình tuân theo, nó còn là người chỉ huy, chỉ đạo mọi hoạt động của mình.

Kế hoạch học tập không chỉ có lợi đối với việc nâng cao chất lượng học tập mà còn giúp các bạn bồi dưỡng và hình thành những thói quen tích cực như: luôn làm việc có kế hoạch, luôn có ý thức và ý chí thực hiện kế hoạch, biết quản lý bản thân, quản lý thời gian...

12 tháng 3 2020

😅 Hơi dài đó bạn

11 tháng 1 2022

Thì bạn cảm thấy thế nào về nội dung - chương trình Ngữ văn 7 như thế nào thì bạn ghi ra.

Còn câu 2 thì bạn sắp xếp thế nào, kế hoạch bạn sẽ làm trong chương trình HK 2.

11 tháng 1 2022

Cảm ơn bạn đã góp ý nhưng mình méo tài nào nghĩ ra nổi

hiha

11 tháng 12 2016

em học dở nhất 3 môn: văn, gdcd, thể dục

nhưng để có kh học giỏi 3 môn này rất khó vì:

+ khi cô đang giảng: các em k dc chặt cây xanh vi phải bvmt, các em phải noi guong ng lớn k nên chặt cây, bẻ gãy cây... thì bỗng"rầm" 1 cây bị ng ta cưa đổ, cả lop và cô nhìn ra cửa sổ k ai nói câu nào và cô giảng bai khác.....sao mà nó khác bài học thế?

 

15 tháng 12 2016

Lq gì k

 

 

20 tháng 9 2017

Khó khăn em có thể gặp phải: Học kém một môn nào đó. Chẳng hạn: Tiếng Anh, hay Toán, Lý... em phải có kế hoạch học tập hợp lí, cần cù, chịu khó, đầu tư thời gian cho những môn học mình còn yếu; hoặc em có tật nói ngọng, nói lắp thì em phải chịu khó luyện nói để khắc phục những khiếm khuyết của mình; hoặc gia đình nghèo, khó khăn về kinh tế thì em sắp xếp thời gian học tập và giúp đỡ gia đình một cách hợp lí.

Mik cs hok trường đấy đâu:)

29 tháng 11 2021

các hoạt động của công tác Đoàn Đội cũng  góp phần bồi dưỡng nhân cách, giúp chúng em trưởng thành và chủ động hơn trong cuộc sống; những hoạt động từ thiện đã vun đắp cho chúng em lòng nhân ái – đức tính vô cùng cần thiết trong xã hội hiện nay.    

9 tháng 9 2016

1- mục tiêu của kế hoạch

 -nhiệm vụ cần thực hiện

 -cách làm, các bước thực hiện

 -bắt đàu làm (thời gian)

 -Đưa ra kết quả cuối cùng

2. liệt kê, kẻ bảng, vẽ bản đồ

  

14 tháng 11 2019

=> Xem hướng dẫn giải

12 tháng 4 2020

Kế hoạch của Hòa:

Ở trường, lớp:

+ Chăm chú nghe giảng

+ Nắm chắc kiến thức

+ Hỏi ngay thầy cô nếu có j chưa hiểu

+ Học tập thêm bạn bè 

+ Lắng nghe và ghi chép mọi thông tin từ bài giảng

+ Ko học dồn

Ở nhà:

+ Soạn trước bài mới ở nhà 

+ Tìm hiểu thêm các dạng toán nâng cao

+ Làm nhiều BT

+ Tự học qua các trang mạng trực tuyến

Học tốt

15 tháng 2 2022

Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học module 5

tham khảo nha 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1

15 tháng 2 2021

* Kế hoạch làm việc một tuần của em:+ Từ thứ 2 - thứ 7:

- 6h sáng dậy đánh răng rửa mặt, đi vệ sinh.

- 6h15 tắm rửa, ăn sáng.

- 7h đi học.

- 7h30 - 11h30 đi học ở trường.

- 12h ăn cơm trưa.

- 12h30 - 1h30 ngủ trưa.

- 14h - 16h học chiều hoặc tham gia hoạt động ở câu lạc bộ.

- 17h - 20h nấu cơm, tắm giặt, làm việc nhà, ăn tối.

- 20h - 22h học tập chuẩn bị bài ngày mai.

- 22h đi ngủ.

+ Chủ nhật:

- Sáng dậy giúp đỡ bố mẹ việc nhà.

- Nấu cơm trưa cùng mẹ.

- Đi thăm ông bà, chơi những trò chơi mình thích.

- Buổi tối xem phim và chuẩn bị bài ngày hôm sau.

* Khi lập kế hoạch, các em cần trao đổi với bố mẹ hoặc các thành viên trong gia đình. Vì để bố mẹ biết và để các công việc không chồng chéo lẫn nhau, không ảnh hưởng đến công việc của nhau.