K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

=>Ẩn dụ

=> Ông cha ta thường dùng câu tục ngữ này để dạy con cháu về đạo lí làm người , sống có tình nghĩa . Từ đó , nhận được sự yêu quý và kính trọng của mọi người . Phê phán những kẻ vong ân bội nghĩa .

20 tháng 10 2021

Nêu biện pháp nghệ thuật của câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trông cây

- Biện pháp nghệ thuật : Ẩn dụ

- Tác dụng : Ông cha ta thường dùng câu tục ngữ này vào việc giáo dục con cháu về đạo lí làm người , sống có tình nghĩa .

3 tháng 3 2021

b)Một mặt người bằng mười mặt của.

Câu tục ngữ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa "Mặt của" và hoán dụ " mặt người", kết hợp với biện pháp so sánh A bằng B.Về nghĩa đen câu tục ngữ nói một mặt người có thể bằng giá trị mười mặt của. Nhưng tục ngữ luôn hiểu theo nghĩa bóng-tức có ẩn dụ. Nghĩa bóng của câu tục ngữ cính là ý nghĩa của câu tục ngữ ấy: Vai trò của con người quan trọng hơn nhiều so với của cải vật chất( con người bao gồm các yếu tố: sức khỏe, tình cảm ...)

3 tháng 3 2021

Tham khảo:

a, 

Câu tục ngữ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa "Mặt của" và hoán dụ " mặt người", kết hợp với biện pháp so sánh A bằng B. Về nghĩa đen câu tục ngữ nói một mặt người có thể bằng giá trị mười mặt của. Nhưng tục ngữ luôn hiểu theo nghĩa bóng-tức có ẩn dụ. Nghĩa bóng của câu tục ngữ cính là ý nghĩa của câu tục ngữ ấy: Vai trò của con người quan trọng hơn nhiều so với của cải vật chất ( con người bao gồm các yếu tố: sức khỏe, tình cảm ...)

b, 

BPTT ẩn dụ cách thức " quả" dựa trên sự tương đồng về cách thức là ăn quả tương đồng với hưởng thành quả lao động, còn trồng cây tương đồng với công lao người tạo ra thành quả.

Tác dụng: Từ đó khiến cho câu tục ngữ giàu hình ảnh, mang nhièu tầng ý nghĩa

a, 

Biết ơn,nhớ ơn

b,

ND: Ăn quả là hưởng thụ trái ngon quả ngọt thì phải nhớ tới công lao của người tạo ra thành quả ấy.

NT: ẩn dụ

c,

Ông cha ta thường dùng câu tục ngữ này để dạy con cháu về đạo lý làm người, truyền thống nhớ ơn, sống có tình có nghĩa. Phải biết ơn, ghi nhớ công lao của những người đã cống hiến sức lực, thời gian, để rồi tạo ra thành quả để cho ta được tận hưởng.

29 tháng 3 2022

tham khảo 
Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một trong những câu tục ngữ hay và có ý nghĩa giáo dục nhất mà em biết.

Câu tục ngữ mượn hình ảnh ăn quả thì nhớ đến người đã trồng cấy, chăm sóc, vun xén cho cây đó. Để nói về bài học biết ơn, luôn trân trọng, nghĩ đến những người đi trước, những người đã làm lụng, chiến đấu, hi sinh cho chúng ta ngày hôm nay.

Mọi thứ xung quanh ta đều không tự nhiên mà có. Cây cối xanh tốt, cho hoa thơm trái ngọt là nhờ người làm vườn. Đường phố sạch đẹp là nhờ bác lao công. Có đồ ăn, bánh trái là nhờ các đầu bếp. Đất nước hòa bình là nhờ các chú bộ đội cụ Hồ. Họ đã phải suy nghĩ, nghiên cứu và làm việc vất vả để tạo nên những món. những thứ ta hưởng dụng.

Chính vì vậy, ta phải luôn nhớ đến và biết ơn họ bằng cả trái tim. Truyền thống biết ơn ấy, đã được lưu truyền qua hàng trăm năm cho đến ngày nay. Nó không chỉ thể hiện qua các lời nói, hành động hằng ngày, mà còn hiện hữu qua các ngày lễ, ngày hội của nước ta. Như ngày Giỗ tổ Hùng Vương, ngày nhà giáo, ngày thầy thuốc, ngày phụ nữ, ngày của cha mẹ… và đặc biệt là ngày Tết Nguyên Đán.

Bản thân em, từ nhỏ đã được thấm nhuần trong truyền thống nhớ ơn mà ông cha truyền dạy. Em mong rằng, đạo lý tốt đẹp ấy sẽ tiếp tục đồng hành mãi cùng nhân dân ta.

29 tháng 3 2022

Em viết theo các ý này của chị nha!

Nêu lên vấn đề cần nghị luận (VD: Truyền thống ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'' là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta...)

Khái niệm ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'' (Em nêu nghĩa đen của câu hoặc giải thích khái niệm biết ơn).

Vai trò của lối sống ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'' là gì?

Dẫn chứng?

Trái ngược với ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'' là gì?

Bản thân em đã làm gì để thể hiện lối sống ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây''?

Kết luận

27 tháng 2 2018

Chỉ ra rõ giúp mình

1 tháng 2 2017

I.* Tìm ý:
Em hiểu ăn quả trồng cây và uống nước nhớ nguồn là gì?
- Giải thích đạo lý ăn quả nhớ kẻ trông cây và uống nước nhớ nguồn.
Tìm những biểu hiện của đạo lý ăn quả nhớ kẻ trồng cây và uống nước nhớ nguồn.
- Tác dụng của đạo lý trong cuộc sống.
Nghị luận chứng minh
Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng
II- Lập dàn bài:
a- Mở bài:
- Giới thiệu chung về truyền thống đạo lí của người Việt Nam
- Trích hai câu tục ngữ.
Đạo lý của dân tộc Việt Nam đề cao tình nghĩa thuỷ chung. Trong đó, lòng biết ơn là một trong những bài học về tình nghĩa, về cách ứng xử, cách ăn, ở mà ông bà, cha mẹ ta rất quan tâm nhắc nhở, dạy bảo con cháu. Lòng biết ơn đã được nhân dân ta đúc kết, gửi gắm vào ca dao, tục ngữ với bao lời hay, ý đẹp, tiêu biểu là câu tục ngữ "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và "Uống nước nhớ nguồn"
b- Thân bài:
- Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ.
- Từ xưa dân tộc Việt Nam ta đã luôn nhớ về cội nguồn.
+ Dẫn chứng:
. Thờ cúng tổ tiên
. Lễ hội hằng năm
Ngày nay, đạo lý ấy vẫn được phát huy
+ Dẫn chứng:
. Ngày thương binh, liệt sĩ; ngày nhà giáo VN...
. Con ngoan trò giỏi, hiếu thảo với ông bà, bố mẹ, biết ơn thầy cô giáo...
c- Kết bài:
- Khẳng định lại truyền thống đạo lý dân tộc
- Liên hệ
Hai câu tục ngữ "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và "uống nước nhớ nguồn" đã nêu một bài học luân lý sâu sắc. Nó giáo dục chúng ta đạo lý làm người, sống có tình nghĩa. Nó nhắc nhở chúng ta về đạo lí làm con, đạo thầy trò, nghĩa vụ của người công dân với Tổ quốc. Đối với người học sinh lòng biết ơn phải được khắc sâu vào tâm hồn, phải được biểu hiện bằng những việc làm tốt đẹp hằng ngày.

24 tháng 4 2016

Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơnngười tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả “một nắng hai sương” của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hômnay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng… Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại… mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phảihiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù… để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy

Xem nội dung đầy đủ tại:http://123doc.org/document/1248051-giai-thich-cau-tuc-ngu-an-qua-nho-ke-trong-cay-van-mau.htm