K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 9 2019
Chúng ta hẳn một đôi lần được xem những bức ảnh chú chim chết khô, bụng lộ ra toàn đồ nhựa không thể tiêu hóa; hay một chú rùa bị thắt eo vì vô tình đeo phải “vòng kim cô” nhựa; hay một chú cá bé nhỏ chết tức tưởi khi vô tình chui vào một túi nilon…Đó là những hệ lụy, những hình ảnh trực quan đầy ám ảnh do chất thải nhựa gây ra.
Những năm gần đây, rác thải nhựa đang là vấn đề nhức nhối mang tính toàn cầu. Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, mỗi năm lượng rác thải nhựa do con người thải ra đủ để phủ kín 4 lần diện tích bề mặt Trái đất, trong đó có 13 triệu tấn rác nhựa trôi nổi trên các đại dương.

Rác thải nhựa đang hằng ngày, hằng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Theo chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, đến năm 2020 tầm nhìn 2030, chúng ta đưa ra nhiều mục tiêu cụ thể trong đó có mục tiêu đến năm 2020 giảm 50% lượng nilon khó phân hủy sử dụng tại các khu chợ dân sinh. Tuy nhiên nhiều người lo ngại Việt Nam sẽ rất khó đạt được con số mơ ước này với thực trạng như hiện nay.

Túi nilon được con người sử dụng chính thức từ khoảng năm 1957, sau đó mới phát triển và bùng nổ vì sự tiện lợi của nó. Cuộc sống hiện đại, nên những sản phẩm mang tính tiện lợi lúc nào cũng được con người ưu tiên sử dụng: túi nilon xuất hiện mọi nơi: từ cửa hàng, siêu thị, các khu chợ; từ đồ khô, đồ nước, từ đồ tươi đến đồ chín,… tất cả đều được bọc và đựng trong những chiếc túi túi nilon.

Hình ảnh quen thuộc trong sinh hoạt của con người tại các khu chợ dân sinh là xách lỉnh kỉnh các loại đồ ăn thức uống đựng trong túi nilon, thậm chí mỗi loại đựng một túi, không chỉ thành phố mà ở cả nông thôn; từ người mua đến người bán mặc định gói đồ trong túi nilon. Mà các túi nilon được sử dụng phổ biến đó đều là túi không phân hủy vì giá thành rẻ. Hơn 50% lượng nhựa được tiêu thụ mỗi ngày nằm trong những sản phẩm nhựa dùng một lần, có nghĩa là quá nửa trong số hàng triệu tấn sản xuất ra mỗi năm chỉ đem lại cho con người cảm giác tiện ích trong vài phút như: cốc nhựa, chai nhựa, ống hút, túi nilon,… và sau đó bị vứt ra môi trường và trở thành những thứ đồ nhựa vô dụng, nhưng những thứ vô dụng ấy tồn tại trong môi trường tự nhiên lại vô cùng nguy hại. Con người mất 5 phút để uống hết một chai nước nhưng “đất mẹ” trái đất thì phải mất hàng nghìn năm để giải quyết hệ quả từ loại rác thải đó.

Thời gian gần đây, xu hướng tiêu dùng không dùng túi nilon hay sản phẩm nhựa dùng một lần, thay thế bằng các sản phẩm làm từ tre, hoặc thay vì gói đồ bằng túi nilon thì chuyển sang gói bằng lá ở các siêu thị hoặc cửa hàng thực phẩm,.. là một ví dụ,cũng dần dần trở nên phổ biến hơn nhờ những thông điệp tuyên truyền từ các dự án vì cộng đồng. Tuy nhiên, ngoài thói quen tiêu dùng thì giá thành của những sản phẩm này thường cao hơn, việc vệ sinh để có thể tái sử dụng cũng mất thời gian,… chính là nguyên nhân khiến người tiêu dùng chưa thực sự đón nhận và khó có thể sẵn sàng từ bỏ thói quen và sự tiện lợi đến từ những sản phẩm nhựa một lần.

Tái chế vốn là giải pháp được đánh giá cao trong việc giảm thiểu các tác hại từ nhựa, túi nilon đối với môi trường giúp nhựa tái sinh để phục vụ con người thêm một lần nữa. Tuy nhiên hoạt động sản xuất tái chế phế liệu nhựa ở Việt Nam hiện vẫn đang tập trung chủ yếu ở các làng nghề, các hộ sản xuất nhỏ lẻ thủ công. Do hạn chế về vốn đầu tư, thiếu ý thức bảo vệ môi trường, lại hoạt động theo tính tự phát, thiếu quy hoạch nên hầu hết các hoạt động tái chế đều gây ra hệ lụy không nhỏ: công nghệ thủ công, thô sơ;các chất độc hại trong quá trình tẩy rửa, tái chế được xả trực tiếp ra không khí, nguồn nước xung quanh khiến cho người dân ở khu vực đó ngày ngày hít khói độc, dùng nước độc....

Việc thu hút đầu tư với các cơ sở tái chế vẫn đang gặp nhiều khó khăn về cơ chế, về đầu ra cho các sản phẩm. Rác thải sẽ không còn là rác thải, nó sẽ biến thành tài nguyên nếu được đặt đúng chỗ: chai nhựa, túi nilon nếu bỏ đi sẽ trở thành rác thải, nhưng nếu con người đủ nhận thức và biết sử dụng những sản phẩm đó đúng cách đúng chỗ thì rác thải sẽ trở nên hữc ích và vấn nạn môi trường như hiện nay sẽ tìm ra lời giải.

Nhận thức được vấn đề đó, thời gian qua đã có nhiều cuộc vận động nhằm giảm thiểu chất thải nhựa như: Cửa hàng, siêu thị ở một số nơi gói rau củ quả bằng lá chuối. Độc đáo và không mấy xa lạ là phong trào “đi chợ bằng làn” do Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp tỉnh Bắc Ninh phát động, hay một chàng trai Việt sáng kiến ống hút tre xuất khẩu thu tiền tỷ.. tất cả đang có những hiệu ứng xã hội tích cực, vì một mục tiêu chung giảm thiểu tối đa rác thải nhựa từ túi nilon.

Đi chợ không dùng túi nilon, hay bán đồ không đựng túi nilong, vẫn biết thay đổi một thói quen không phải dễ, những khi đã quyết tâm thì không gì là không thể!
Chúng ta, từ mỗi người hãy thay đổi nhận thức để thay đổi hành động, tạo một thói quen không sử dụng đồ nhựa để giúp môi trường sống trở nên thân thiện hơn, và cao cả hơn hãy thay đổi vì một hành tinh xanh!

#Walker

22 tháng 9 2019

HISINOMA KINIMADO Kcj.

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Giới trẻ là thành phần được quan tâm nhiều nhất. Nhưng ta cũng nên nhìn nhận một cách khách quan rằng xã hội thay đổi quá nhanh. Con người ngày càng có những đòi hỏi cao hơn ở cuộc sống. Nhu cầu của nhân loại dần được thay thế, cũng như người ta “muốn ăn ngon mặc đẹp” thay vì “ăn no mặc ấm”. Và chính vì sự thay đổi đột ngột của xã hội mà hành vi, lối sống của một số thanh niên, học sinh, sinh viên ngày càng sai lệch.

Lứa tuổi cắp sách đến trường, có thầy cô, có bạn bè thì không ai có thể tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích đối với những người xung quanh. Trước đây, đó cũng chỉ là những chuyện bình thường, người ta cãi nhau như để tranh luận, để tìm ra cái sai của mỗi người, để tập nói tiếng xin lỗi, cảm ơn và đôi khi lại có thêm người bạn mới. Nhưng hiện tại, những vấn đề này không chỉ đơn thuần là tranh cãi trong phạm vi nhà trường mà dường như nó đã vượt ra đến tầm ảnh hưởng của pháp luật.

Kết quả nghiên cứu về hành vi bạo lực trong nữ sinh trung học (với 200 phiếu khảo sát tại 2 trường THPT ở Hà Nội) được khảo sát cho thấy: có đến 96,7% số học sinh trả lời ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau, mức độ là 44,7% rất thường xuyên, 38% thường xuyên… Trả lời quan niệm của các em về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ: hơn 45% cho rằng đó là "bình thường".

Mới đây, dư luận còn chưa hết bàng hoàng trước video clip một học sinh nữ đánh bạn dã man được xác định là học sinh trường THPT Trần Nhân Tông thì người ta lại tiếp tục sốc với khoảng 4 video clip khác được đăng rầm rộ trên mạng mà điều đặc biệt là những “diễn viên” trong các đoạn clip trên đều là học sinh nữ…

Tôi vẫn nhớ như in, từ lúc bắt đầu vào lớp một – ngày đầu tiên cắp sách đến trường cho đến hôm nay là một học sinh THPT, mỗi khi bước vào lớp, đập vào mắt tôi là dòng chữ “tiên học lễ, hậu học văn”. Người ta học lễ nghĩa, học văn hóa, người ta học làm người trước rồi mới đến những kiến thức cần thiết trong cuộc sống. Người Việt Nam tôn trọng đạo đức hơn tất cả. Ấy thế mà chỉ vì những lý do không đáng, một số học sinh sẵn sàng ra tay đánh bạn giữa chốn đông người, chà đạp nặng nề lên nhân phẩm người khác. Đó là bản thân họ đã có lỗi, họ đã không nhìn ra cái sai để sửa chữa. Một phần nữa ta cũng nên nhìn nhận rằng xã hội bây giờ quá thờ ơ. Thế nên mới có cảnh nhiều người ngồi thản nhiên trên ghế đá xem bạn cùng trường của mình bị một bạn khác đánh mà vẫn làm ngơ như kiểu: “đó không phải là trách nhiệm của tôi”. Hay có nhiều người khác lại quan tâm bằng cách quay hình lại truyền mạng

Một trong những nguyên nhân cơ bản như đã nêu trên là tình trạng nhiều nơi chú trọng về chữ, nhẹ về dạy người. Đạo đức dần bị bỏ quên. Học sinh học tập căng thẳng nên dễ dẫn đến những tình trạng ức chế về tâm lý. Cộng với ở độ tuổi vị thành niên, học sinh thường có những suy nghĩ bốc đồng, mang trên mình cái tôi cá nhân quá lớn. Lòng tự trọng dần biến thành cục tự ái to đùng lúc nào không hay nên hay nổi nóng vì những chuyện không đáng và có khi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và cho người khác. Nhiều bạn trẻ quan niệm rằng: dùng bạo lực có tác dụng nhanh, hiệu quả tức thì, đối phương phải phục tùng mình. Thế nên tình trạng bạo lực học đường cứ tiếp diễn từ ngày này sang ngày khác, truyền từ người này sang người khác.

Khi xảy ra bạo lực học đường, việc dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật ngoài xã hội chỉ là khoảng cách ngắn. Nếu hành vi bạo lực học đường không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và giải quyết triệt để sẽ dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật ở ngoài trường gây hậu quả nghiêm trọng.

Các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn bạo lực học đường hiện nay đầu tiên là tuyên truyền, giáo dục học sinh để tác động đến ý thức của học sinh về truyền thống dân tộc, nhân cách, lối sống và ý thức chấp hành luật pháp. Tiếp đến là tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách pháp luật đến công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Xây dựng củng cố các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan chức năng có liên quan. Việc xử lý học sinh vi phạm pháp luật, bạo lực học đường chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ học sinh sửa chữa sai lầm trở thành công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, đối với những học sinh vi phạm pháp luật, có hành vi xấu cần được xử lý ngay tại cộng đồng để phát huy vai trò trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể, tổ dân phố, gia đình, nhà trường… Việc tách các học sinh ra khỏi môi trường xã hội, gia đình đưa vào trường giáo dưỡng, trại giam chỉ là biện pháp cuối cùng.

Là công dân Việt Nam, là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Tôi luôn nỗ lực học tập, phấn đấu, rèn luyện đạo đức, chính trị, học tập văn hóa xã hội để có kiến thức bền vững, để trở thành một công dân tốt, để đưa con tàu Việt Nam ra biển lớn sánh vai cùng với cường quốc năm châu

I. Mở bài: Giới thiệu về bạo lực học đường

Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. Thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ. thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa đường. tình trạng này diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên Internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.

II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường

1. Thế nào là bạo lực học đường:

  • Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.
  • Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.
  • Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Hành vi này càng ngày càng phổ biến.

2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:

  • Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.
  • Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.
  • Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.
  • Thầy cô xúc phạm đến học sinh.
  • Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh.

3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường:

  • Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.
  • Chưa có sự quan tâm từ gia đình.
  • Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.
  • Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.
  • Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.

4. Hậu quả của bạo lực học đường:

a. Với người bị bạo lực:

  • Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.
  • Làm cho gia đình họ bị đau thương.
  • Làm cho xã hội bất ổn.

b. Với người gây ra bạo lực:

  • Phát triển không toàn diện.
  • Mọi người chê trách.
  • Mất hết tương lai, sự nghiệp.

5. Cách khắc phục nạn bạo lực học đường:

  • Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất.
  • Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.
  • Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bạo lực học đường.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.

  • Đây là một hành vi không tốt.
  • Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này.
26 tháng 8 2016

1. Giải thích: Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, tàn nhẫn, bất chấp luật pháp, đạo lí, xúc phạm, trấn áp, gây tổn thương cho người khác trong phạm vi trường học.

2. Thực trạng:

  • Bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều hình thức: bạo lực thể xác và bạo lực tinh thần; có xu hướng gia tăng và diễn ra phức tạp ở nhiều nơi.
  • Các biểu hiện như: xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, chà đạp danh dự, nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần và thể xác.

3. Tác hại:

  • Với nạn nhân: bị tổn thương về thể xác, tinh thần, gây tâm lí nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, đến học tập.
  • Với trường học và xã hội: làm biến thái môi trường giáo dục; làm ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội.
  • Với gia đình: gây tâm lí bất ổn, lo lắng, hoang mang,...
  • Với người gây ra hành vi bạo lực: phát triển không toàn diện; là mầm mống của tội ác; làm hỏng tương lai của chính mình; bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.

4. Nguyên nhân:

  • Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, thiếu kĩ năng sống, nhận thức sai lệch về quan điểm sống.
  • Có những căn bệnh tâm lí hoặc do ảnh hưởng của bạo lực từ cuộc sống, nghiện game và phim ảnh, mạng xã hội...
  • Thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình; sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, chưa thật chú trọng dạy kĩ năng sống cho học sinh.
  • Xã hội chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa có những giải pháp thiết thực, đồng bộ và triệt để.

5. Giải pháp và liên hệ:

  • Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh; có biện pháp giáo dục, răn đe, xử lí vi phạm. Tuyên truyền, giáo dục về lối sống nhân ái, ý thức chấp hành luật pháp.
  • Bản thân ra sức học tập, hướng vào những hoạt động bổ ích; có lối sống lành mạnh, có quan điểm nhận thức hành động tích cực, đúng đắn; tích cực rèn luyện quan niệm sống tốt đẹp. Đấu tranh, tố cáo những hành vi bạo lực học đường.

=> Khẳng định lại những ảnh hưởng xấu của bạo lực học đường.

Mỗi học sinh cần nhận thức đúng đắn về tác hại của bạo lực học đường, luôn có ý thức xây dựng nếp sống lành mạnh, hòa đồng, đoàn kết.

26 tháng 8 2016

1. Giải thích: Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, tàn nhẫn, bất chấp luật pháp, đạo lí, xúc phạm, trấn áp, gây tổn thương cho người khác trong phạm vi trường học.

2. Thực trạng:

  • Bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều hình thức: bạo lực thể xác và bạo lực tinh thần; có xu hướng gia tăng và diễn ra phức tạp ở nhiều nơi.
  • Các biểu hiện như: xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, chà đạp danh dự, nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần và thể xác.

3. Tác hại:

  • Với nạn nhân: bị tổn thương về thể xác, tinh thần, gây tâm lí nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, đến học tập.
  • Với trường học và xã hội: làm biến thái môi trường giáo dục; làm ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội.
  • Với gia đình: gây tâm lí bất ổn, lo lắng, hoang mang,...
  • Với người gây ra hành vi bạo lực: phát triển không toàn diện; là mầm mống của tội ác; làm hỏng tương lai của chính mình; bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.

4. Nguyên nhân:

  • Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, thiếu kĩ năng sống, nhận thức sai lệch về quan điểm sống.
  • Có những căn bệnh tâm lí hoặc do ảnh hưởng của bạo lực từ cuộc sống, nghiện game và phim ảnh, mạng xã hội...
  • Thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình; sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, chưa thật chú trọng dạy kĩ năng sống cho học sinh.
  • Xã hội chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa có những giải pháp thiết thực, đồng bộ và triệt để.

5. Giải pháp và liên hệ:

  • Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh; có biện pháp giáo dục, răn đe, xử lí vi phạm. Tuyên truyền, giáo dục về lối sống nhân ái, ý thức chấp hành luật pháp.
  • Bản thân ra sức học tập, hướng vào những hoạt động bổ ích; có lối sống lành mạnh, có quan điểm nhận thức hành động tích cực, đúng đắn; tích cực rèn luyện quan niệm sống tốt đẹp. Đấu tranh, tố cáo những hành vi bạo lực học đường.

=> Khẳng định lại những ảnh hưởng xấu của bạo lực học đường.

Mỗi học sinh cần nhận thức đúng đắn về tác hại của bạo lực học đường, luôn có ý thức xây dựng nếp sống lành mạnh, hòa đồng, đoàn kết.

25 tháng 5 2018

Bàn luận về vấn đề Bạo lực học đường

MB: Những hành động, lời nói bậy bạ, thô bạo, thậm chí hành động bạo lực thân thể của bạn đang diễn ra phổ biến ở trường học

TB:

* Khái niệm bạo lực học đường

- Bạo lực học đường là hành vi cư xử thô bạo, thiếu tính nhân văn

- Cách ứng xử không thể hiện tính văn minh của thế hệ học sinh có giáo dục

* Biểu hiện

- Lăng mạ, xúc phạm, dùng lời lẽ thô tục đối với bạn bè

- Làm tổn thương tới tinh thần bạn bè

- Thầy cô xúc phạm tới học sinh

- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô

* Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường

- Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực , thiếu văn hóa

- Chưa có sự quan tâm của gia đình

- Giáo dục nhà trường chưa hiệu quả

* Nguyên nhân

- Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực, thiếu văn hóa

- Chưa có sự quan tâm từ gia đình

- Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực

* Hậu quả

Với người bị bạo lực:

- Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất

- Khiến gia đình đau thương, bất ổn

Bới người gây ra bạo lực

- Phát triển không toàn diện

- Mọi người xa lánh, chê trách

* Biện pháp

- Nhà trường cần có biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức của học trò

- Cha mẹ không chăm lo, quan tâm tới con

- Bản thân học sinh không có ý thức về việc bảo vệ bản thân

Kết bài

Khẳng định cần phải đẩy lùi nạn bạo lực học đường ra khỏi trường học

7 tháng 6 2019

Đề 1:

Ngày này, khi xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề môi trường vừa và đang ngày càng trở nên quan trọng hơn, nó làm ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe con người. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về chuyện môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng. Vì vậy, chúng ta phải đấu tranh và cùng nhau hành động để bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

7 tháng 6 2019

Đề 2:

Ngày nay, túi nilon đã trở lên quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng. Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, túi nilon, đặc biệt là các loại túi siêu mỏng được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi từ của hàng bán rau, dưa cà muối đến các siêu thị và những trung tâm thương mại lớn, ngay cả ở của hàng bán cháo dinh dưỡng dành cho trẻ em cũng là mặt hàng khá quen thuộc. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của nó đến môi trường và sức khoẻ là rất lớn nhưng hầu như chúng ta không ai chú ý đến.

Túi nilon gây tác hại ngay từ khâu sản xuất bởi vì việc sản xuất túi nilon phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt, và các chất phụ gia chủ yếu được sử dụng là chất hoá dẻo, kim loại nặng, phẩm màu - những chất cực kỳ nguy hiểm tới sức khoẻ và môi trường sống của con người. Do đó trong quá trình sản xuất nó sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy biến đổi khí hậu toàn cầu.

Theo các nhà khoa học, túi nilon được làm từ những chất khó phân huỷ, khi thải ra môi trường phải mất hàng trăm năm đến hàng nghìn năm mới bị phân huỷ hoàn toàn. Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxi đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất bạc màu, không tơi xốp, kém chất dinh dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng trưởng. Nghiêm trọng hơn, các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng đất và nước bị ô nhiễm bởi túi nilon sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khoẻ con người. Thực tế nhiều loại túi nilon được làm từ dầu mỏ nguyên chất khi chôn lấp chúng dưới đất sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất và nước còn đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và Fura gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hoá và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ,…và đặc biệt trong một số loại túi nilon có lẫn lưu huỳnh, dầu hoả nguyên chất khi đốt cháy gặp hơi nước sẽ tạo thành axít Sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit rất có hại cho phổi.

Túi nilon kẹt sâu trong cống rãnh, kênh rạch còn làm tắc nghẽn gây ứ đọng nước thải và ngập úng. Các điểm ứ đọng nước thải sẽ là nơi sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh, bên cạnh đó túi nilon còn làm mất mỹ quan tới cảnh quan

Trong trào lưu chung của thế giới các túi nilon chủ yếu sử dụng một lần rồi bị thải ra môi trường với số lượng ngày một tăng. Việc này không chỉ gây lãng phí về kinh tế mà còn là hiểm hoạ khôn lường cho nhân loại. Nhận thức được tác hại của túi nilon đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những giải pháp mạnh để giải quyết vấn đề này như: Ban hành lệnh cấm sản xuất túi nilon khó phân huỷ, đánh thuế nặng đối với sản xuất túi nilon đã được áp dụng tại Đài Loan, Trung Quốc, Anh và một số bang ở Mỹ, Thuỵ Sĩ, Nam Phi, Đan Mạch. Ngoài ra các nước này cũng yêu cầu người tiêu dùng phải trả tiền mua túi nilon khi mua hàng để khuyến khích người dân tái sử dụng túi nilon hoặc sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường. Một số quốc gia ở châu Phi như:Uganda, Kenya, Tanzania cũng có nhưng động thái cấm nhập khẩu, sản xuất, tăng thuế đối với túi nhựa nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường

Hiện tại nước ta có nhiều giải pháp làm giảm thiểu việc sử dụng túi nilong như:

- Hạn chế việc sử dụng túi nilong trong sinh hoạt hằng ngày của người dân.

- Đánh thuế môi trường đối với túi nilon.

- Tái chế, tái sử dụng túi nilong.

Tôi xin mạnh dạn phân tích những mặt thuận lợi và bất cập trong việc sử dụng các phương pháp nêu trên

Việc sử dụng túi nilon mang lại rất nhiều thuận lợi trong sinh hoạt hằng ngày của người dân, nên việc hạn chế nó cần phải bắt đầu từ ý thức của người dân. Thay đổi thói quen của người dân là việc làm rất khó và hiệu quả sẽ không cao.

Việc đánh thuế môi trường đối với túi nilon phần nào đánh vào kinh tế của những người tiêu dùng nhằm hạn chế việc sử dụng túi nilon nhưng lợi ích mà túi nilon mang lại thì người tiêu dùng vẫn lựa chọn sử dụng túi nilon trong sinh hoạt hằng ngày của họ, đối với các doanh nghiệp lớn như thủy sản, sản xuất mì gói, xà phòng.., việc sử dụng túi nilon là hết sức cần thiết, trong đó việc đóng thuế môi trường đối với túi nilon gây ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp. Do đó việc đánh thuế môi trường cũng cần phải xem xét lại hiệu quả thực sự của nó.

Bản thân tôi, song song với hai biện pháp trên, thì tôi quan tâm đến việc tái sử dụng túi nilon nhưng bằng cách nào? Tôi xin đưa ra ý kiến của mình như sau:

Trước hết tuyên truyền cho người dân hiểu tác hại của việc sử dụng túi nilon đối với môi trường xung quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hiện tại và tương lai như thế nào? Công việc này cần thiết phải các bộ ban ngành liên quan trong việc tuyên truyền ý thức của người dân.

Chị em phụ nữ là nhóm đối tượng tiếp xúc với túi nion nhiều nhất, nên tuyên truyền việc sử dụng lại những túi nilon còn có thể sử dụng được trong sinh hoạt hằng ngày. Công việc này tưởng đơn giản nhưng lại hết sức cần thiết, vì giá trị của túi nilon là không cao, nên việc người dân dễ dàng bỏ đi những túi nilon mà mình tạm thời không cần thiết là lớn.

Biện pháp cuối cùng là phân loại tại nguồn thải, trong sinh hoạt của người dân cần phải có hai thùng rác gắn liền với nhau, có thể dùng 2 màu xanh và đỏ khác nhau để phân biệt, màu xanh đựng những loại rác dễ phân hủy, màu đỏ đụng túi nilon và những vật khó phân hủy, đây là quy định bắt buộc đối với từng hộ gia đình. Cách này đã được áp dụng đối với một số hộ gia đình nhưng hiệu quả chưa cao, nhưng chúng ta cần có biện pháp mạnh và làm triệt để có như thế mới giảm thiểu được việc sử dụng túi nilon. Đối với nhân viên thu gom rác cũng cần có nguyên tắc nhất định trong công việc, những hộ gia đình nào không thực hiện sẽ có những biện pháp xử lý đối với hộ gia đình đó, biện pháp mạnh nhất là không thu gom rác tại hộ gia đình đó. Sau vài lần như thế bản thân hộ gia đình đó phải tự ý thức được hành động của mình. Sau khi túi nilon đã được phân loại thu gom lại và có biện pháp xử lý riêng. Theo tôi được biết, hiện Viện khoa học Thủy lợi có sáng kiến là dùng máy nén túi nilon và bắn ra dưới dạng viên, có thể tái sử dụng vào những mục đích khác, viện thủy lợi sẵn sàng mua sản phẩm dạng hạt được bắn ra từ túi nilon. Nên quá trình xử lý rác thải từ nilon trở lên đơn giản mà không phải tốn nhiều thời gian và tiền bạc, hơn nữa có thể mang lại hiệu quả về mặt kinh tế.

Trong bài viết này tôi chưa đi sâu về vấn đề tái chế túi nilon dưới dạng hạt, nếu được quý báo chọn tôi sẽ tìm hiều và đi sâu hơn về vấn đề này.

Việc sử dụng túi nilon tràn nan như hiện nay gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường, rất mong những ban ngành liên quan sớm có những biện pháp làm giảm thiểu vì một môi trường xanh sạch đẹp, chúng ta hãy chung tay góp sức bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta và con em chúng ta.

20 tháng 6 2017

Chọn bàn về các vấn đề thời sự:

+ Vệ sinh an toàn thực phẩm

   + Bảo vệ môi trường

   + Phòng chống thiên tai

Chọn bàn về việc an toàn thực phẩm

MB: Giới thiệu và đặt vấn đề về vấn nạn thực phẩm bẩn

Ngày nay vấn nạn thực phẩm bẩn đang đe dọa nghiêm trọng tới đời sống con người.

TB:

Giải thích

- Con người tự tạo ra nguồn thức ăn thông qua việc lao động, sản xuất, canh tác, trồng trọt

- Nhưng ngày nay, một số bộ phận người đang tạo ra những nguồn thực phẩm có hại tới sức khỏe của cộng đồng

- Vấn đề thực phẩm bẩn trở thành hiện tượng phổ biến, tồn tại từng ngày: thịt có chất tạo nạc, rau có thuốc trừ sâu...

- Nhu cầu về thực phẩm là thứ yếu, mỗi ngày của con người, thực phẩm bẩn đã khiến con người buộc phải động tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng

* Hậu quả

- Bệnh tật nguy hiểm: viêm màng não, bệnh ung thư...

- Tâm lí hoang mang cho xã hội

- Thực phẩm bẩn có giá rẻ hơn thực phẩm sạch, dễ dàng tạo ra thực phẩm bẩn hơn

Nguyên nhân

- Do những người sản xuất thực phẩm ích kỉ, chạy theo lợi nhuận, họ cũng là những người thiếu kiến thức

- Công nghiệp sản xuất hàng loạt, đưa hóa chất bảo quản, những chất cấm vào tạo ra thức ăn, đồ uống

- Kinh doanh, sản xuất thực phẩm bẩn mang lại lợi nhuận khổng lồ

* Giải pháp

- Nâng cao ý thức của người dân, người sản xuất

- Tăng cường kiểm soát, ra những quy định xử phạt các cơ quan sản xuất không đảm bảo yêu cầu vệ sinh

- Người mua hàng cần tỉnh táo lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

KB: Thực phẩm bẩn trở thành nỗi ám ảnh lớn với xã hội, gây ảnh hưởng sức khỏe, hoang mang cho người dân

- Cần tạo ra mức giá ổn định, phù hợp cho người sản xuất

14 tháng 4 2021

.

7 tháng 9 2021

Đây là câu hỏi liên quan đến bài "Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh " mong mọi người giúp ạ.

 

20 tháng 10 2021

Câu ghép khuyên nhủ mọi người là                                                                                         

Trong cuộc sống,mỗi người chúng ta cần có ý thức

            TN                         CN1                                                                                                

trong việc sử dụng bịch ni lông,bản thân phải có

                  VN2                                   CN1                                                                           

trách nhiệm,nếu không một ngày nào đó trái đất sẽ

      VN2                                                               CN3                                                            

trở nên tồi tệ vì việc xả bào ni long mà ra

                            VN3