K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 9 2019
Chúng ta hẳn một đôi lần được xem những bức ảnh chú chim chết khô, bụng lộ ra toàn đồ nhựa không thể tiêu hóa; hay một chú rùa bị thắt eo vì vô tình đeo phải “vòng kim cô” nhựa; hay một chú cá bé nhỏ chết tức tưởi khi vô tình chui vào một túi nilon…Đó là những hệ lụy, những hình ảnh trực quan đầy ám ảnh do chất thải nhựa gây ra.
Những năm gần đây, rác thải nhựa đang là vấn đề nhức nhối mang tính toàn cầu. Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, mỗi năm lượng rác thải nhựa do con người thải ra đủ để phủ kín 4 lần diện tích bề mặt Trái đất, trong đó có 13 triệu tấn rác nhựa trôi nổi trên các đại dương.

Rác thải nhựa đang hằng ngày, hằng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Theo chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, đến năm 2020 tầm nhìn 2030, chúng ta đưa ra nhiều mục tiêu cụ thể trong đó có mục tiêu đến năm 2020 giảm 50% lượng nilon khó phân hủy sử dụng tại các khu chợ dân sinh. Tuy nhiên nhiều người lo ngại Việt Nam sẽ rất khó đạt được con số mơ ước này với thực trạng như hiện nay.

Túi nilon được con người sử dụng chính thức từ khoảng năm 1957, sau đó mới phát triển và bùng nổ vì sự tiện lợi của nó. Cuộc sống hiện đại, nên những sản phẩm mang tính tiện lợi lúc nào cũng được con người ưu tiên sử dụng: túi nilon xuất hiện mọi nơi: từ cửa hàng, siêu thị, các khu chợ; từ đồ khô, đồ nước, từ đồ tươi đến đồ chín,… tất cả đều được bọc và đựng trong những chiếc túi túi nilon.

Hình ảnh quen thuộc trong sinh hoạt của con người tại các khu chợ dân sinh là xách lỉnh kỉnh các loại đồ ăn thức uống đựng trong túi nilon, thậm chí mỗi loại đựng một túi, không chỉ thành phố mà ở cả nông thôn; từ người mua đến người bán mặc định gói đồ trong túi nilon. Mà các túi nilon được sử dụng phổ biến đó đều là túi không phân hủy vì giá thành rẻ. Hơn 50% lượng nhựa được tiêu thụ mỗi ngày nằm trong những sản phẩm nhựa dùng một lần, có nghĩa là quá nửa trong số hàng triệu tấn sản xuất ra mỗi năm chỉ đem lại cho con người cảm giác tiện ích trong vài phút như: cốc nhựa, chai nhựa, ống hút, túi nilon,… và sau đó bị vứt ra môi trường và trở thành những thứ đồ nhựa vô dụng, nhưng những thứ vô dụng ấy tồn tại trong môi trường tự nhiên lại vô cùng nguy hại. Con người mất 5 phút để uống hết một chai nước nhưng “đất mẹ” trái đất thì phải mất hàng nghìn năm để giải quyết hệ quả từ loại rác thải đó.

Thời gian gần đây, xu hướng tiêu dùng không dùng túi nilon hay sản phẩm nhựa dùng một lần, thay thế bằng các sản phẩm làm từ tre, hoặc thay vì gói đồ bằng túi nilon thì chuyển sang gói bằng lá ở các siêu thị hoặc cửa hàng thực phẩm,.. là một ví dụ,cũng dần dần trở nên phổ biến hơn nhờ những thông điệp tuyên truyền từ các dự án vì cộng đồng. Tuy nhiên, ngoài thói quen tiêu dùng thì giá thành của những sản phẩm này thường cao hơn, việc vệ sinh để có thể tái sử dụng cũng mất thời gian,… chính là nguyên nhân khiến người tiêu dùng chưa thực sự đón nhận và khó có thể sẵn sàng từ bỏ thói quen và sự tiện lợi đến từ những sản phẩm nhựa một lần.

Tái chế vốn là giải pháp được đánh giá cao trong việc giảm thiểu các tác hại từ nhựa, túi nilon đối với môi trường giúp nhựa tái sinh để phục vụ con người thêm một lần nữa. Tuy nhiên hoạt động sản xuất tái chế phế liệu nhựa ở Việt Nam hiện vẫn đang tập trung chủ yếu ở các làng nghề, các hộ sản xuất nhỏ lẻ thủ công. Do hạn chế về vốn đầu tư, thiếu ý thức bảo vệ môi trường, lại hoạt động theo tính tự phát, thiếu quy hoạch nên hầu hết các hoạt động tái chế đều gây ra hệ lụy không nhỏ: công nghệ thủ công, thô sơ;các chất độc hại trong quá trình tẩy rửa, tái chế được xả trực tiếp ra không khí, nguồn nước xung quanh khiến cho người dân ở khu vực đó ngày ngày hít khói độc, dùng nước độc....

Việc thu hút đầu tư với các cơ sở tái chế vẫn đang gặp nhiều khó khăn về cơ chế, về đầu ra cho các sản phẩm. Rác thải sẽ không còn là rác thải, nó sẽ biến thành tài nguyên nếu được đặt đúng chỗ: chai nhựa, túi nilon nếu bỏ đi sẽ trở thành rác thải, nhưng nếu con người đủ nhận thức và biết sử dụng những sản phẩm đó đúng cách đúng chỗ thì rác thải sẽ trở nên hữc ích và vấn nạn môi trường như hiện nay sẽ tìm ra lời giải.

Nhận thức được vấn đề đó, thời gian qua đã có nhiều cuộc vận động nhằm giảm thiểu chất thải nhựa như: Cửa hàng, siêu thị ở một số nơi gói rau củ quả bằng lá chuối. Độc đáo và không mấy xa lạ là phong trào “đi chợ bằng làn” do Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp tỉnh Bắc Ninh phát động, hay một chàng trai Việt sáng kiến ống hút tre xuất khẩu thu tiền tỷ.. tất cả đang có những hiệu ứng xã hội tích cực, vì một mục tiêu chung giảm thiểu tối đa rác thải nhựa từ túi nilon.

Đi chợ không dùng túi nilon, hay bán đồ không đựng túi nilong, vẫn biết thay đổi một thói quen không phải dễ, những khi đã quyết tâm thì không gì là không thể!
Chúng ta, từ mỗi người hãy thay đổi nhận thức để thay đổi hành động, tạo một thói quen không sử dụng đồ nhựa để giúp môi trường sống trở nên thân thiện hơn, và cao cả hơn hãy thay đổi vì một hành tinh xanh!

#Walker

22 tháng 9 2019

HISINOMA KINIMADO Kcj.

15 tháng 8 2016

lên magj mà hỏi

15 tháng 8 2016

đây là mạng mà

4 tháng 5 2021

Cùng với sự thành công của con người trong lĩnh vực công nghiệp – dịch vụ, khoa học - kĩ thuật thì nó cũng gây áp lực cho vấn đề môi trường của thế giới. Ở Việt Nam, bên cạnh những vấn đề nhức nhối như hiện tượng xả nước thải trực tiếp ra sông suối, khai thác sa khoáng làm ô nhiễm nguồn nước, còn có một hiện tượng phổ biến làm ô nhiễm môi trường, đó là vứt rác bừa bãi. Có những người ngồi bên hồ chỉ là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống. Không những vậy, còn có nhiều người cũng đang vô tình hủy hoại môi trường sống xung quanh chúng ta.

 

Xả rác bừa bãi là thói quen của nhiều người.Nhiều học sinh khi đi ngang qua đường, sau khi ăn quà không để rác vào sọt mà vứt lung tung trên sân. Nhiều túi ni lông, giấy thải bay tứ tung nhìn rất bẩn và khó chịu. Ở một số gia đình, khi có xe đổ rác thì không mang rác ra xe mà khi xe đi qua rồi lại vứt ở góc tường, trước ngõ hay gần nơi họ sống. Một số người đi xe gắn máy, xe buýt, ô tô. Sau khi dùng thứ gì đó thì vứt luôn vỏ đựng xuống lòng đường. Hay một số người ăn kém, uống nước ngọt bên đường sẵn sàng vứt luôn que kem vỏ chai gần nơi họ ngồi. Và còn biết bao người thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Họ vứt rác bừa bãi thành thói quen, xả rác bừa bãi nơi công cộng, đường phố.

 

Vậy, nguyên nhân của hành động thiếu văn hóa này xuất phát từ đâu? Khách quan, có thể thấy việc tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân của các cơ quan chuyên trách đối với việc bảo vệ môi trường chưa thực sự cao. Các qui định xử phạt lại thiếu và chưa thật nghiêm khắc. Về chủ quan, ta thấy rất nhiều người không có ý thức bảo vệ môi trường tiện tay thì vứt, cốt sao sạch nhà mình, còn ngoài đường ra sao thì kệ. Họ đâu ý thức rằng những việc làm tưởng như rất bình thường, đó lại có tác hại lớn thế nào đến môi trường sống của chính họ và những người xung quanh.

 

Vứt rác bừa bãi gây ra hậu quả vô cùng lớn. Hành động này làm xấu cảnh quan thiên nhiên gây mất mĩ quan đường phố. Nguy hại hơn, nó làm cho môi trường sống của chúng ta lại ô nhiễm: Vứt rác ra sông hồ làm ô nhiễm nguồn nước, chôn rác không phân hủy làm ô nhiễm đất, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm tầm nhìn. Gây ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật chứ không kể riêng con người. Sức khỏe của con người suy giảm, dễ mắc các bệnh về hô hấp, về tiêu hóa, ung thư. Các loại sinh vật sống ở biển, hồ sẽ chết vì nuốt phải rác không phân hủy, chết vì nguồn nước quá ô nhiễm gây hoang mang cộng đồng.

 

Bởi vậy, chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này. Ở Sing-ga-po, những người vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng dù là rác rất nhỏ như mẩu thuốc lá hay vỏ kẹo cao su. Cũng bị phạt rất nặng. Đó chính là một kinh nghiệm mà đất nước ta cần học tập. Cần có những hình thức xử phạt thật nghiêm hành động này. Bên cạnh đó, các ban ngành chính quyền, các cơ quan chức năng, đoàn thể. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân để họ không vứt rác bừa bãi. Mặt khác chúng ta cần tích cực trồng cây xanh, phủ đồi trọc giữa môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.

 

Tóm lại, vứt rác bừa bãi là hành vi thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người – Để không bị đánh giá là vô văn hóa, giữ gìn vệ sinh trong sạch, chúng ta nên vứt rác đúng chỗ. Từ một hành động nhỏ là vứt rác đúng nơi quy định nghĩa là bạn đã góp phần vào việc bảo vệ môi trường, xây dựng một cuộc sống an toàn, sạch sẽ không bị ô nhiễm. Hãy cùng nhau chung tay xây dựng vì một cuộc sống tốt đẹp hơn.

19 tháng 5 2021

C2:

trạng ngữ:Trong khi chờ các sản phẩm này phân hủy

chủ ngữ:con người 

vị ngữ:sẽ phải sông cùng rác thải nhựa và đưa các chất độc hai từ nhựa thông qua chuỗi thức ăn..

kiểu câu: câu đơn

19 tháng 5 2021

Câu 1. Thông tin: "Mỗi năm thế giới thải ra 300 triệu tấn rác thải nhựa, gần 1/3 số túi nilon con người thải ra không được thu gom và xử lý, hơn 9,1 tỷ tấn rác thải nhựa đang tihsc tụ trên trái đất'' cho thấy

- Khối lượng rác thải nhựa mà con người thải ra hàng năm là khổng lồ

- Hiện trạng của túi nilon thải ra:  1/3 không được xử lí

-Trái Đất đang phải hứng chịu rác thải : 9.1 tỷ tấn rác tích tụ

=> Con người đã và đang thải ra hàng tỷ tấn rác vào môi trường mà không có biện pháp xử lí. Vì thế, Trái Đất - ngôi nhà chung của chúng ta - đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm trầm trọng

Câu 2. Phân tích cấu tạo

Trong khi chờ .... phân hủy, con người / sẽ phải sống cùng .... qua chuỗi thức ăn"

                   TN                       CN                              VN

=> Xét về cấu tạo ngữ pháp, đây là câu đơn

21 tháng 4 2020

Ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề đang quan ngại mà cả xã hội đều hướng đến. Nó trở thành vấn đề toàn cầu, là vấn đề nóng, khiến chúng ta đau đầu nghĩ ra những giải pháp . Hiện nay, ở đất nước ta, cứ mỗi bước chân đều xuất hiện rác, cho dù là nơi công cộng hay danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Lý do chính là việc không biết giữ gìn vệ sinh xả rác bừa bãi.

Rác xuất hiện mọi nơi xung quanh chúng ta. Rác trú ngụ ở những con đường chúng ta hằng ngày vẫn đi qua. Vỏ lon, chai nhựa, túi ni lông,… chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp ở tất cả mọi ngóc nghách trên đường phố, lề đường, vỉa hè, chân cầu, hồ nước,… Không những thế, ngay cả ở những bờ hồ nổi tiếng cúng ta còn có thể thấy rác, những bãi cỏ công viên xanh mướt, chúng ta cũng có thể nhìn thấy rác,… Rác cứ ở đó cho dù xung quanh nó có biết bao nhiêu người qua lại, người ta cũng không ai ngó ngàng tới, mà cho dù có thấy, rác vẫn ngang niên ở đó, chờ những người lao công để được vào thùng

Vậy nguyên nhân nào gây ra thực trạng đó? Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do ý thức của con người. Bởi chính vì ý thức của con người tốt hay xấu mới quyết định việc rác có bừa bãi hay không. Nếu con người có ý thức thì khi vứt rác họ sẽ vứt thẳng ở sọt rác chứ không phải là” tiện tay” quảng bất kì nơi nào. Tất cả đều xuất phát từ ý thức và sự lười biếng của con người. Tuy thế vẫn có nhiều nguyên nhân khác bên cạnh đó như thùng rác ở Việt Nam chúng ta chưa phải chỗ nào cũng có, gây bất tiện cho người vứt rác. Không những thế do chưa có trình độ kĩ thuật tân tiến, thế nên quy trình xử lí rác của chúng ta cũng chưa được tốt, nhiều bãi rác “ lộ thiên” xuất hiện ở nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sông của những người dân xung quanh. Các hình thức xử lí các hành vi xả rác bừa bãi ở nước ta cũng chưa được tân tiến và phổ biến nhiều địa phương nên rác thải tồn đọng lại nhiều chưa được xử lí, đặc biệt là nguồn nước chưa qua xử lí của các nhà máy  cũng là yếu tố gây ra rác thải tràn lan, ô nhiễm trầm trọng. Những nguyên nhân kia đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng với môi trường. Ô nhiễm rác thải ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, ô nhiễm cảnh quan để lại ấn tượng tốt đẹp với những du khách đến thăm đất nước của chúng ta. . Không những thế còn ảnh hướng nghiêm trọng, lâu dài về thời gian đối với môi trường. Những tác động của ô nhiễm môi trường đối với biến đổi khí hậu thời tiết ở nước ta đang được thể hiện vô cùng rõ rệt: vùng đồng bằng sông Cửu Long bị ngập mặn, hay như hạn hán ở miền Trung kéo ảnh hưởng đến cuộc sống sản xuất, sinh hoạt của người dân thiệt hại về sản lượng, thu nhập,… của người dân.

Ngày nay chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh rác thải khắp mọi nơi. Những vụ xả nước thải bừa bãi chưa qua xử lí cũng đã được giới báo chí và lực lượng công an vạch trần và đưa tin như vụ việc 145,4 tấn chất thải nguy hại của Formosa chuyển ra Phú Thọ, nước mưa chảy tràn của Nhà máy sản xuất quặng đồng An Phú gây ô nhiễm môi trường tại tỉnh Hòa Bình; Công ty TNHH Hapeco Hải Âu xả nước thải ra sông Lạch Tray (Hải Phòng) gây ô nhiễm. Những vụ rác thải chưa xử lí thảo ra môi trường gây nhiều bức xúc trong dư luận. Đấy chính là những ví dụ điểm hình cho thấy rác thải đang tràn lan, tồn tại và đe dọa tới cuộc sống của chúng ta. Đó cũng vạch trần ra ý thức con người trong quá trình bảo vệ môi trường ngày nay.

Vậy chúng ta phải làm gì để có thể bảo vệ một môi trường xanh, sạch đẹp? Trước hết chúng ta cần nâng cao chính ý thức của bản thân, ý thức cộng đồng. Rác thải chúng ta cần phải để đúng nơi quy định, không thờ ơ, vô trách nhiệm khi nhìn thấy rác thải, tuyên truyền bảo vệ môi trường xanh, mở ra các phong trào chung tay bảo vệ môi trường,.. đang là được đặt ra và được lan truyền rộng rãi. Chúng ta nên đặt nhiều thùng rác ở nhiều nơi để thuận tiện cho người vứt rác, làm tốt công tác giáo dục ở mọi cấp học, mọi đối tượng, mọi nơi, mọi lúc. Không những thế nhà nước chúng ta cần phải ban hành xử phạt thật nặng đối với những hành vi xả thải ảnh hưởng nghiêm trọng đối với thiên nhiên, môi trường và cuộc sông con người.

Chúng ta hãy chung tay cùng nhau bảo vệ một môi trường xanh sạch đẹp. Bảo vệ môi trường, nói không với rác chính là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta. Tôi và các bạn chúng ta hãy cùng nhau hành động.

#Học Tốt

22 tháng 4 2020

Trang này trên mạng mình có tham khảo rồi. Nhưng cũng cảm ơn cạn đả quan tâm.

7 tháng 9 2021

Đây là câu hỏi liên quan đến bài "Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh " mong mọi người giúp ạ.

 

1 tháng 12 2019

Hiện nay trên thế giới cứ mỗi phút có 1 triệu chai nhựa được bán ra, mỗi năm 5.000 tỷ túi nilon được tiêu thụ.Còn ở Việt Nam, thống kê bình quân, mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1 kg túi nilon/tháng. Riêng Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và nilon. Điều đáng lo ngại là phải mất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, các chất thải từ nhựa và ni lông mới phân hủy hết, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, đe dọa các hệ sinh thái và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa, túi nilon hiện nay rất nghiêm trọng, lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam hiện vẫn ở mức rất cao, chiếm khoảng 8-12% trong chất thải rắn sinh hoạt. Thế giới đã đánh giá tỉ lệ chất thải nhựa phát sinh đối với nước có thu nhập trung bình như Việt Nam chiếm 12% lượng chất thải rắn phát sinh. Nếu trung bình 10% số lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn, lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ ở Việt Nam sẽ xấp xỉ 2,5 triệu tấn/năm. Số lượng rác thải nhựa, túi nilon thải ra tăng dần theo từng năm. Đây là một "gánh nặng" cho môi trường, thậm chí còn dẫn đến thảm họa mà các chuyên gia môi trường gọi là "ô nhiễm trắng".

Cùng với đó, lĩnh vực tái chế chất thải nhựa của Việt Nam vẫn chưa phát triển. Tỷ lệ phân loại chất thải tại nguồn rất thấp. Đơn cử như Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi năm có khoảng 250.000 tấn chất thải nhựa được tạo ra; trong đó, 48.000 tấn được chôn trong các bãi chôn lấp (đa số là nhựa có giá trị thấp) chiếm 19,2%; còn lại hơn 200.000 tấn chất thải nhựa được tái chế hoặc thải trực tiếp ra môi trường. Điều đáng nói là công nghệ tái chế nhựa được sử dụng ở các thành phố lớn của Việt Nam đã lỗi thời, hiệu quả thấp, chi phí cao và gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, hoạt động tái chế chất thải nhựa chưa được tổ chức với quy mô lớn, chủ yếu được thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ nên hiệu quả thấp. Trong khi đó thói quen của người dân dùng túi nilon, đồ dùng nhựa một lần ngày càng gia tăng. Đáng lo ngại người dân vẫn chưa có thói quen phân loại rác sinh hoạt hàng ngày, việc lẫn các loại chất thải nhựa, đặc biệt là nilon tương đối phổ biến. Điều này càng khiến việc xử lý rác thải nhựa thêm khó khăn.

Không chỉ vậy, thế giới cũng đang phải đối mặt với khoảng 4,8 - 12,7 triệu tấn từ lục địa đổ vào các đại dương mỗi năm. Còn theo các kết quả nghiên cứu, Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới về lượng rác thải nhựa ra biển, với 0,28 - 0,73 triệu tấn mỗi năm (tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế giới). Một báo cáo mới đây tại Hội nghị Davos, Thụy Sĩ khiến chúng ta không khỏi giật mình khi biết, ước tính lượng rác thải nhựa thải xuống biển đến năm 2050 sẽ nhiều hơn lượng cá (tính theo trọng lượng), đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái và môi trường đại dương.

Rác thải nhựa đang hàng ngày, hàng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Nếu chúng ta không có các giải pháp hữu hiệu, kịp thời thì những tác động tiêu cực của rác thải nhựa sẽ trở nên rất nghiêm trọng.