K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 4 2019
Trước hết, hai bài thơ đều được làm ở thể tứ tuyệt và có cấu trúc khá giống nhau, cùng thiên về biểu ý. Phần thứ nhất của bãi thơ nêu vắn tắt tình hình thời cuộc. Phần thứ hai thể hiện tinh thần ý chí của quân và dân trong cả nước. Trong bài thơ “Sông núi nước Nam”, tình hình thời cuộc đó là:

"Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?"

Bài thơ ra đời trong cuộc chiến tranh chống xâm lược nhà Tống. Phần dầu của bài thơ khẳng định chủ quyền của đất nước thông qua một lí do vô cùng giản dị: “Sông núi nước Nam vua Nam ở”. Trong nguyên văn chữ Hán, tác giả đã mạnh dạn dùng chữ “đế” để chỉ nhà vua nước Nam ta “Nam đế” Điều đó khẳng định sự bình quyền giữa hai dân tộc, hai vị hoàng đó. Chủ quyền đất nước đã được lịch sử và trời thần khẳng định từ lâu: “Rành rành đinh phận ở sách trời”. Vua Tống vẫn tự xưng là “thiên tử” nên trong câu thơ của Lí Thường Kiệt, ông đã mượn đến cái uy nghiêm của "thiên thư" - “sách trời” để bảo vệ vững chắc cơ sở pháp lí cho sự tồn tại của biên giới lãnh thổ. Khẳng định chủ quyền của dân tộc, bài thơ còn phản ánh một thực tế khác: quân Tống đang âm mưu xâm lược nước ta, đang lăm le giẫm đạp lên uy nghiêm của trời đất: “lũ giặc sang xâm phạm”. Trong bai thơ “Phò giá về kinh”, tính chất biểu ý lại nằm ở hai câu thơ đầu:

"Cướp giáo giặc ở bến Chương Dương
Bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử".

Bài thơ ra đời sau chiến thắng cuộc xâm lược lần thứ hai của quân Mông - Nguyên. Hai câu thơ đầu phản ánh chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trong cuộc đại chiến khốc liệt này. Trong nguyên văn chữ Hán, tác giả dùng hai từ vô cùng mạnh mẽ, đầy tự hào là “đoạt”, “cầm”. Hai động từ ấy được đặt lên đầu câu khẳng định sức mạnh của quân dân ta đồng thời tô đậm sư thảm bại của quân thù.

Phần thứ hai của mỗi bài tiếp theo mạch cảm hứng của phần trước, thể hiện ý chí, tinh thần của quân dân trong tình hình mới. Trong “Sông núi nước Nam” đó là tinh thần, ý chí đánh giặc quật cường:

“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.

Câu hỏi “Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?” thể hiện sự coi thường, coi khinh hành động trái lòng người, nghịch ý trời của kẻ xâm lược. Đặc biệt, câu thơ cuối cùng đã khẳng định quyết tâm và sức mạnh quật cường của dân tộc ta trước cường bạo: “Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”. Có điều đó bởi chúng sẽ bị chặn đánh bằng sức mạnh của cả người và trời cộng gộp.

Ra đời sau những thắng lợi huy hoàng của đất nước, phần thứ hai của bài thơ “Phò giá về kinh” là lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình, đồng thời khẳng định sự bền vững muôn đời của đất nước:

“Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu”.

Sau chiến tranh, nhiệm vụ hàng đầu của một quốc gia là khỏi phục lại kinh tế, ổn định lại chính trị, chấn hưng lại văn hóa. Lời thơ chính là lời tự nhủ, tự động viên “Thái bình nên gắng sức”. Làm được như vậy thì đất nước sẽ được trường tồn phát triển: “Non nước ấy ngàn thu”.

Như vậy, xét về khía cạnh nội dung, cả hai bài thơ đều thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc. về hình thức, cá hai bài đều ngắn gọn, súc tích mà mạnh mẽ, cô đúc mà thâm trầm; cảm xúc hoà trong ý tưởng, được thể hiện qua ý tưởng.

Không hẹn mà gặp, hai bài thơ hai thời đại, hai tác giả, hai hoàn cảnh nhưng chung nhau một đất nước, một tấm lòng đối với giang sơn nên cùng giống nhau một ý chí, một khát vọng hòa bình xây dựng đất nước thanh bình no ấm. Sông núi nước Nam (“Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt) và Phò giá về kinh (“Tụng giá hoàn kinh sư” của Trần Quang Khải) và nhiều bài thơ cùng thi đề đất nước sau này đã tạo nên một mạch tư tưởng chủ đạo xuyên suốt thơ ca Việt Nam mấy mươi thế kỉ sau này: mạch cảm hứng yêu nước.
25 tháng 4 2019

cho dàn ý đi

21 tháng 10 2018

làm hộ mk nha 15p thôi

21 tháng 10 2018

Tuy đất nc đã đc hòa bình nhưng hiện tại e z cảm thất bất an cho nhưng cuộc chiến tranh lớn gây ra cho rất nhiều tai họa .Nhưng e hiểu đc rằng tình yêu quê hương đất nc rộng lớn bt bao tuy nc mk đã phải chải qua những cuộc khó khăn nhưng  con ng VN vẫn vươn lên chiến đấu mang lại nhiều thành quả cho VN nhất là những thanh niên học sinh đã cố gắng học tập mang lại nhưng thành tích xuất sắc cho đất nc này.E tin rằng các thanh niên học sinh có thể thay đổi đc đất nc làm đc nc ko bị coi thường ,ko còn chiến tranh và các anh chị đã cố gắng hoàn thành đc điều đó càng chứng tỏ rằng các anh chị ấy là ng yêu đất nước hơn ai hết ,e ước mk có thể như các anh chị vậy có thể làm nhưng việc có ích cho đất nc.E đặt niềm tin,ước mơ,hi vọng vào những thanh niên học sinh vì e tin họ hơn bất cứ ai có thể làm thây đổi đất nc

Chắc mk viết thành bài văn rùi cắt ik nha!

5 tháng 8 2017

Trước hết, hai bài thơ đều được làm ở thể tứ tuyệt và có cấu trúc khá giống nhau, cùng thiên về biểu ý. Phần thứ nhất của bãi thơ nêu vắn tắt tình hình thời cuộc. Phần thứ hai thể hiện tinh thần ý chí của quân và dân trong cả nước. Trong bài thơ “Sông núi nước Nam”, tình hình thời cuộc đó là:

"Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?"

Bài thơ ra đời trong cuộc chiến tranh chống xâm lược nhà Tống. Phần dầu của bài thơ khẳng định chủ quyền của đất nước thông qua một lí do vô cùng giản dị: “Sông núi nước Nam vua Nam ở”. Trong nguyên văn chữ Hán, tác giả đã mạnh dạn dùng chữ “đế” để chỉ nhà vua nước Nam ta “Nam đế” Điều đó khẳng định sự bình quyền giữa hai dân tộc, hai vị hoàng đó. Chủ quyền đất nước đã được lịch sử và trời thần khẳng định từ lâu: “Rành rành đinh phận ở sách trời”. Vua Tống vẫn tự xưng là “thiên tử” nên trong câu thơ của Lí Thường Kiệt, ông đã mượn đến cái uy nghiêm của "thiên thư" - “sách trời” để bảo vệ vững chắc cơ sở pháp lí cho sự tồn tại của biên giới lãnh thổ. Khẳng định chủ quyền của dân tộc, bài thơ còn phản ánh một thực tế khác: quân Tống đang âm mưu xâm lược nước ta, đang lăm le giẫm đạp lên uy nghiêm của trời đất: “lũ giặc sang xâm phạm”. Trong bai thơ “Phò giá về kinh”, tính chất biểu ý lại nằm ở hai câu thơ đầu:

"Cướp giáo giặc ở bến Chương Dương
Bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử".

Bài thơ ra đời sau chiến thắng cuộc xâm lược lần thứ hai của quân Mông - Nguyên. Hai câu thơ đầu phản ánh chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trong cuộc đại chiến khốc liệt này. Trong nguyên văn chữ Hán, tác giả dùng hai từ vô cùng mạnh mẽ, đầy tự hào là “đoạt”, “cầm”. Hai động từ ấy được đặt lên đầu câu khẳng định sức mạnh của quân dân ta đồng thời tô đậm sư thảm bại của quân thù.

Phần thứ hai của mỗi bài tiếp theo mạch cảm hứng của phần trước, thể hiện ý chí, tinh thần của quân dân trong tình hình mới. Trong “Sông núi nước Nam” đó là tinh thần, ý chí đánh giặc quật cường:

“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.

Câu hỏi “Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?” thể hiện sự coi thường, coi khinh hành động trái lòng người, nghịch ý trời của kẻ xâm lược. Đặc biệt, câu thơ cuối cùng đã khẳng định quyết tâm và sức mạnh quật cường của dân tộc ta trước cường bạo: “Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”. Có điều đó bởi chúng sẽ bị chặn đánh bằng sức mạnh của cả người và trời cộng gộp.

Ra đời sau những thắng lợi huy hoàng của đất nước, phần thứ hai của bài thơ “Phò giá về kinh” là lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình, đồng thời khẳng định sự bền vững muôn đời của đất nước:

“Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu”.

Sau chiến tranh, nhiệm vụ hàng đầu của một quốc gia là khỏi phục lại kinh tế, ổn định lại chính trị, chấn hưng lại văn hóa. Lời thơ chính là lời tự nhủ, tự động viên “Thái bình nên gắng sức”. Làm được như vậy thì đất nước sẽ được trường tồn phát triển: “Non nước ấy ngàn thu”.

Như vậy, xét về khía cạnh nội dung, cả hai bài thơ đều thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc. về hình thức, cá hai bài đều ngắn gọn, súc tích mà mạnh mẽ, cô đúc mà thâm trầm; cảm xúc hoà trong ý tưởng, được thể hiện qua ý tưởng.

Không hẹn mà gặp, hai bài thơ hai thời đại, hai tác giả, hai hoàn cảnh nhưng chung nhau một đất nước, một tấm lòng đối với giang sơn nên cùng giống nhau một ý chí, một khát vọng hòa bình xây dựng đất nước thanh bình no ấm. Sông núi nước Nam (“Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt) và Phò giá về kinh (“Tụng giá hoàn kinh sư” của Trần Quang Khải) và nhiều bài thơ cùng thi đề đất nước sau này đã tạo nên một mạch tư tưởng chủ đạo xuyên suốt thơ ca Việt Nam mấy mươi thế kỉ sau này: mạch cảm hứng yêu nước.

5 tháng 8 2017

Trong nền văn học trung đại có rất nhiều bài thơ hay và đặc sắc. Trong đó, bài thơ " Nam quốc sơn hà " của tác giả Lí Thường Kiệt và " Phò giá về kinh " của Trần Quang Khải là bài thơ tiêu biểu trong nền thơ phong phú. Cả 2 bài thơ đều nói lên ý chí quyết tâm bào vệ đất nước trước mọi kẻ thù xâm lược và khát vọng đất nước được thái bình. Có ý kiến cho rằng : Tuy ra đời ở 2 thời đại khác nhau nhưng hai bài thơ lại có những điểm tương đồng .

Bài thơ " Sông núi nước Nam " được ra đời trong hoàn cảnh : Năm 1077, quân Tống do Quách Qùy sang xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Bỗng một đêm, quân giặc chợt nghe từ trong đền thờ 2 anh em Trương Hống, Trương Hát - hai vị tướng đánh giỏi giặc của Triệu Quang Phục, được tôn lên làm thần sông Như Nguyệt vang lên. Vì vậy, bài thơ có tên gọi là " bài thơ thần ".

Bài thơ " Phò giá về kinh " được sáng tác khi Trần Quang Khải đi đón Thái thượng hoàng Trần Khánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long ngay sau chiến thắng của Chương Dương, Hàm Tử. Cả 2 bài thơ tuy khác nhau về thời điểm sáng tác nhưng chúng lại mang những nét tương đồng bởi tình yêu nước thiết tha và nồng nàn. Đó chính là sự khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc và tinh thần bất khuất đấu tranh của dân ta trước mọi kẻ thù xâm lược. Không chỉ thế, cả 2 bài thơ đều nói lên khát vọng đất nước được ấm no, hạnh phúc và tồn vinh muôn đời.

Bài thơ " Sông núi nước Nam " của Lí Thường kiệt được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt . Trong đó các câu 1,2 hoặc câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Mở đầu của bài là 2 câu thơ đanh thép, dõng dạc :

" Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư ."

" Nam đế " có nghĩa là vua của nước Nam. Trong chữ Hán cũng có chữ " Vương " tức là vua. Nhưng " đế" ở đây cao hơn " Vương " vì dùng chữ " đế " để tỏ thái độ ngang hàng với nước Trung Hoa, ở Trung Hoa gọi vua là " đế " thì ở nước ta cũng vậy . Vì thế, câu đầu của bài thơ muốn khẳng định chủ quyền lãnh thổ : Đất nước, của cải là của người Nam vì nhân dân ta đã cất công xây dựng từ bao đời nay. Và điều đó đã có sách trời phân định rõ ràng, dứt khoát. Nếu 2 câu đầu nói lên chủ quyền lãnh thổ của đất nước thì 2 câu sau là một lời cảnh cáo, đe dọa tới những kẻ dám xâm phạm đến nền độc lập của nước ta :

" Như hà - cớ sao " là một câu để hỏi tội bọn chúng lí do gì dám xâm lược đến nước ta. là một lời nói khinh bỉ, sỉ nhục trước những kẻ gian ác, bán nước , bán dân. Chính vì nhờ vào tinh thần đoàn kết, ý chí gây dựng nên non sông tươi đẹp, nhân dân ta đã quyết tâm bảo vệ nền độc lập ấy. Chính vì điều đó, Lí Thường Kiệt đã khẳng định " Nếu chúng nó xâm phạm đến lãnh thổ đất nước thì hậu quả của chúng là việc chuốc lấy bại vong ". Từ đấy, nhân dân ta đã nói lên những khát vọng về một tương lai tươi sáng, hòa bình và thịnh vượng.

Bài thơ " Phò giá về kinh " của Trần Quang Khải được viết theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật. Hai câu đầu của bài thơ :

" Đoạt sáo chương dương độ

Cầm Hồ Hàm Tử quan ."

" Chương Dương " là bên sông nằm ở hữu ngạn sông Hồng, thuộc huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. " Còn " Hàm Tử " là một địa điểm ở tả ngạn sông Hồng, thuộc huyện Khóa Châu, tỉnh Hưng Yên. Và đó cũng chính là 2 trận chiến khốc liệt, hào hùng nhất trong trận chống quân Mông - Nguyên do sự chỉ huy tài tình của Trần Quang Khải. Với hình thức dồn nén cảm xúc : vui mừng, tự hào vào bên trong ý tưởng đã làm cho bài thơ như toát lên khí chất của anh hùng, của hào khí chiến thắng. Hai câu cuối bài thơ khép lại với những tâm tư, khát vọng đất nước được phồn vinh muôn đời :

" Thái bình tu trí lực

Vạn cổ thử giang san. "

" Thái bình " ở đây có nghĩa là rất yên ổn, nơi không có chiến tranh và được sống ấm no, hạnh phúc. " Tu trí lực - nên cố gắng " để đất nước mãi mãi thịnh trị. Từ đó , 2 câu cuối của bài muốn gửi gắm một lời nhắn nhủ về việc xây dựng đất nước phát triển và đề cao khát vọng của nhân dân được thoát khỏi cảnh nghèo khổ mà sống trong thái bình.

Qua 2 bài thơ " Nam quốc sơn hà " và " Phò giá về kinh " đã nói lên phần nào ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước trước mọi kẻ thù xâm lược và khao khát được thái bình. Mỗi chúng ta cần phải biết bảo vệ giữ gìn và xây dựng đất nước giàu mạnh .

Chúc bạn học tốt!haha

19 tháng 12 2016

- Điểm giống nhau của hai bài thơ :

+ Cả hai bài đều thể hiện bản lĩnh khí khí phách của dân tộc.

+ Ý thơ dồn nén hàm súc, giọng thơ hào hùng, mạnh mẽ.

+ Tình cảm của nhà thơ biểu hiện kín đáo, ẩn vào trong câu chữ.

- Sự khác nhau :

+ Nam quốc sơn hà làm bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

+ Tụng giá hoàn kinh sư làm bằng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.

2 văn bản này là thơ trung đại.

28 tháng 7 2017

*Giống nhau:- Cả hai bài đều thể hiện khí phách, bản lĩnh của dân tộc ta.

-Cả hai đều diễn đạt ý tưởng và giống hau ở giọng điệu chắc nịch, cô đúc.Trong đó cảm xúc nằm bên trong lí tưởng.

*Khác nhau:

Sông núi nước nam Phò giá về kinh
- Nêu cac chân lí vĩnh viễn, lớn lao nhất, thiêng liêng nhất: Nước Nam là của người Nam, không ai được xâm phạm, xâm phạm sẽ bị chuốc lấy bại vong. Thể hiện khí thế chiến thắng giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc và bày tỏ khát vọng xây dựng phát triển cuộc sống trong hòa bình với niềm tin đất nước bền vững muôn đời.

Chúc bạn học tốt

- Về nội dung: Cả hai bài đều thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

- Về nghệ thuật: Cả hai bài đều ngắn gọn, súc tích mà mạnh mẽ, cô đúc mà thâm trầm. Cảm xúc hòa trong ý tưởng, được thể hiện trong ý tưởng.

19 tháng 9 2016

a) bài thơ được làm lúc ông đi đón thái phượng hoàng Trần thánh tông và vua Trần nhân tông về Thăng Long ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285.

b) ND: sự chiến thắng hào hùng của dân tộc và lời động viên vào sự bền vững muôn đời của đất nước.

NX: tác giả đã thể hiện hào khí chiến thắng, khát vọng của dân tộc.

c) cách biểu ý, biểu cảm ở 2 bài đều giống nhau. nghĩa của bài Phò giá về kinh được bộc lộ 1 cách kín đáo. vì tác giả muốn người đọc phải nghiền ngẫm mới thấy được cảm xúc mãnh liệt thể hiện trong bài.

23 tháng 9 2016

a) Bài thơ được làm lúc ông đi đón thái thượng hoàng, Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long ngay sau chiến thắng Chương Dương , Hàm Tử và giải   phóng kinh đô năm1258

               b) Nội dung : sự chiến thắng hào hùng của dân tộc và lời động viên và sự bền        vững muôn đời của đất nước.  

Nhận xét :tác giả thể hiện sự quyết chiến , quyết thắng và niềm khát vọng của dân tộc

 

 

1 tháng 1 2017

Điểm giống nhau:

+ Cả hai bài thơ đều là tiếng nói đầy hào khí của dân tộc

+ Khẳng định lòng tự tôn dân tộc và chủ quyền độc lập

+ Giọng điệu đanh thép, hào hùng

- Khác nhau:

+ Nam Quốc sơn hà: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

+ Phò giá về kinh: thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt

20 tháng 1 2017

- Cả hai bài thơ đều có cảm xúc trữ tình, thể hiện khí khách oai hùng, kiêu hãnh của dân tộc, một không khí hào hùng của toàn dân tộc trước những thế lực xâm lược và cả dân tộc đồng lòng quyết tâm bảo vệ quê hương mình.

- Đều là những tình cảm chân thành, sâu sắc của nhà thơ được thể hiện kín đáo, ẩn sau những câu chữ. Các lời thơ đều được diễn đạt ý tưởng theo kiểu nói chắc nịch, sáng rõ, không văn hoa, không hình ảnh.

- Giọng thơ hào hùng, mạnh mẽ, dồn dập chứa nhiều hàm súc, đọng lại những vần thơ câu thơ là cả một tinh thần lớn lao của dân tộc, nhịp điệu câu thơ tựa như những bước chân oai dũng của nghĩa quân đi đánh giặc hay khí thế hùng hồn khi giành thắng trận quay trở về kinh.

22 tháng 10 2021

Sông Núi Nước Nam  là bài thơ khẳng định về chủ quyền của đất nước, bài thơ muốn dùng điều đó để nói lên rằng sự yêu nước của dân tộc là vô hạn và dân tộc ta phải mãi bảo vệ tâm nguyện yêu nước ấy, mãi dữ cho chủ quyền ấy toàn vẹn. Đây là ngôn giọng rõ ràng, nói lên một lòng yêu nước chân thật.

-Phò Giá Về Kinh là bài thơ thể hiện hai địa danh nổi tiếng là nơi quân ta thể hiện lòng yêu nước lớn lao để bảo vệ dân tộc. 

Sau chiến tranh, nhiệm vụ hàng đầu của một quốc gia là khỏi phục lại kinh tế, ổn định lại chính trị, chấn hưng lại văn hóa. Lời thơ chính là lời tự nhủ, tự động viên “Thái bình nên gắng sức”. Làm được như vậy thì đất nước sẽ được trường tồn phát triển: “Non nước ấy ngàn thu”.

⇒ hai bài thơ hai thời đại, hai tác giả, hai hoàn cảnh nhưng chung nhau một đất nước, một tấm lòng đối với giang sơn nên cùng giống nhau một ý chí, một khát vọng hòa bình xây dựng đất nước thanh bình no ấm.