K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 8 2017

Trước hết, hai bài thơ đều được làm ở thể tứ tuyệt và có cấu trúc khá giống nhau, cùng thiên về biểu ý. Phần thứ nhất của bãi thơ nêu vắn tắt tình hình thời cuộc. Phần thứ hai thể hiện tinh thần ý chí của quân và dân trong cả nước. Trong bài thơ “Sông núi nước Nam”, tình hình thời cuộc đó là:

"Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?"

Bài thơ ra đời trong cuộc chiến tranh chống xâm lược nhà Tống. Phần dầu của bài thơ khẳng định chủ quyền của đất nước thông qua một lí do vô cùng giản dị: “Sông núi nước Nam vua Nam ở”. Trong nguyên văn chữ Hán, tác giả đã mạnh dạn dùng chữ “đế” để chỉ nhà vua nước Nam ta “Nam đế” Điều đó khẳng định sự bình quyền giữa hai dân tộc, hai vị hoàng đó. Chủ quyền đất nước đã được lịch sử và trời thần khẳng định từ lâu: “Rành rành đinh phận ở sách trời”. Vua Tống vẫn tự xưng là “thiên tử” nên trong câu thơ của Lí Thường Kiệt, ông đã mượn đến cái uy nghiêm của "thiên thư" - “sách trời” để bảo vệ vững chắc cơ sở pháp lí cho sự tồn tại của biên giới lãnh thổ. Khẳng định chủ quyền của dân tộc, bài thơ còn phản ánh một thực tế khác: quân Tống đang âm mưu xâm lược nước ta, đang lăm le giẫm đạp lên uy nghiêm của trời đất: “lũ giặc sang xâm phạm”. Trong bai thơ “Phò giá về kinh”, tính chất biểu ý lại nằm ở hai câu thơ đầu:

"Cướp giáo giặc ở bến Chương Dương
Bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử".

Bài thơ ra đời sau chiến thắng cuộc xâm lược lần thứ hai của quân Mông - Nguyên. Hai câu thơ đầu phản ánh chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trong cuộc đại chiến khốc liệt này. Trong nguyên văn chữ Hán, tác giả dùng hai từ vô cùng mạnh mẽ, đầy tự hào là “đoạt”, “cầm”. Hai động từ ấy được đặt lên đầu câu khẳng định sức mạnh của quân dân ta đồng thời tô đậm sư thảm bại của quân thù.

Phần thứ hai của mỗi bài tiếp theo mạch cảm hứng của phần trước, thể hiện ý chí, tinh thần của quân dân trong tình hình mới. Trong “Sông núi nước Nam” đó là tinh thần, ý chí đánh giặc quật cường:

“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.

Câu hỏi “Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?” thể hiện sự coi thường, coi khinh hành động trái lòng người, nghịch ý trời của kẻ xâm lược. Đặc biệt, câu thơ cuối cùng đã khẳng định quyết tâm và sức mạnh quật cường của dân tộc ta trước cường bạo: “Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”. Có điều đó bởi chúng sẽ bị chặn đánh bằng sức mạnh của cả người và trời cộng gộp.

Ra đời sau những thắng lợi huy hoàng của đất nước, phần thứ hai của bài thơ “Phò giá về kinh” là lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình, đồng thời khẳng định sự bền vững muôn đời của đất nước:

“Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu”.

Sau chiến tranh, nhiệm vụ hàng đầu của một quốc gia là khỏi phục lại kinh tế, ổn định lại chính trị, chấn hưng lại văn hóa. Lời thơ chính là lời tự nhủ, tự động viên “Thái bình nên gắng sức”. Làm được như vậy thì đất nước sẽ được trường tồn phát triển: “Non nước ấy ngàn thu”.

Như vậy, xét về khía cạnh nội dung, cả hai bài thơ đều thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc. về hình thức, cá hai bài đều ngắn gọn, súc tích mà mạnh mẽ, cô đúc mà thâm trầm; cảm xúc hoà trong ý tưởng, được thể hiện qua ý tưởng.

Không hẹn mà gặp, hai bài thơ hai thời đại, hai tác giả, hai hoàn cảnh nhưng chung nhau một đất nước, một tấm lòng đối với giang sơn nên cùng giống nhau một ý chí, một khát vọng hòa bình xây dựng đất nước thanh bình no ấm. Sông núi nước Nam (“Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt) và Phò giá về kinh (“Tụng giá hoàn kinh sư” của Trần Quang Khải) và nhiều bài thơ cùng thi đề đất nước sau này đã tạo nên một mạch tư tưởng chủ đạo xuyên suốt thơ ca Việt Nam mấy mươi thế kỉ sau này: mạch cảm hứng yêu nước.

5 tháng 8 2017

Trong nền văn học trung đại có rất nhiều bài thơ hay và đặc sắc. Trong đó, bài thơ " Nam quốc sơn hà " của tác giả Lí Thường Kiệt và " Phò giá về kinh " của Trần Quang Khải là bài thơ tiêu biểu trong nền thơ phong phú. Cả 2 bài thơ đều nói lên ý chí quyết tâm bào vệ đất nước trước mọi kẻ thù xâm lược và khát vọng đất nước được thái bình. Có ý kiến cho rằng : Tuy ra đời ở 2 thời đại khác nhau nhưng hai bài thơ lại có những điểm tương đồng .

Bài thơ " Sông núi nước Nam " được ra đời trong hoàn cảnh : Năm 1077, quân Tống do Quách Qùy sang xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Bỗng một đêm, quân giặc chợt nghe từ trong đền thờ 2 anh em Trương Hống, Trương Hát - hai vị tướng đánh giỏi giặc của Triệu Quang Phục, được tôn lên làm thần sông Như Nguyệt vang lên. Vì vậy, bài thơ có tên gọi là " bài thơ thần ".

Bài thơ " Phò giá về kinh " được sáng tác khi Trần Quang Khải đi đón Thái thượng hoàng Trần Khánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long ngay sau chiến thắng của Chương Dương, Hàm Tử. Cả 2 bài thơ tuy khác nhau về thời điểm sáng tác nhưng chúng lại mang những nét tương đồng bởi tình yêu nước thiết tha và nồng nàn. Đó chính là sự khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc và tinh thần bất khuất đấu tranh của dân ta trước mọi kẻ thù xâm lược. Không chỉ thế, cả 2 bài thơ đều nói lên khát vọng đất nước được ấm no, hạnh phúc và tồn vinh muôn đời.

Bài thơ " Sông núi nước Nam " của Lí Thường kiệt được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt . Trong đó các câu 1,2 hoặc câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Mở đầu của bài là 2 câu thơ đanh thép, dõng dạc :

" Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư ."

" Nam đế " có nghĩa là vua của nước Nam. Trong chữ Hán cũng có chữ " Vương " tức là vua. Nhưng " đế" ở đây cao hơn " Vương " vì dùng chữ " đế " để tỏ thái độ ngang hàng với nước Trung Hoa, ở Trung Hoa gọi vua là " đế " thì ở nước ta cũng vậy . Vì thế, câu đầu của bài thơ muốn khẳng định chủ quyền lãnh thổ : Đất nước, của cải là của người Nam vì nhân dân ta đã cất công xây dựng từ bao đời nay. Và điều đó đã có sách trời phân định rõ ràng, dứt khoát. Nếu 2 câu đầu nói lên chủ quyền lãnh thổ của đất nước thì 2 câu sau là một lời cảnh cáo, đe dọa tới những kẻ dám xâm phạm đến nền độc lập của nước ta :

" Như hà - cớ sao " là một câu để hỏi tội bọn chúng lí do gì dám xâm lược đến nước ta. là một lời nói khinh bỉ, sỉ nhục trước những kẻ gian ác, bán nước , bán dân. Chính vì nhờ vào tinh thần đoàn kết, ý chí gây dựng nên non sông tươi đẹp, nhân dân ta đã quyết tâm bảo vệ nền độc lập ấy. Chính vì điều đó, Lí Thường Kiệt đã khẳng định " Nếu chúng nó xâm phạm đến lãnh thổ đất nước thì hậu quả của chúng là việc chuốc lấy bại vong ". Từ đấy, nhân dân ta đã nói lên những khát vọng về một tương lai tươi sáng, hòa bình và thịnh vượng.

Bài thơ " Phò giá về kinh " của Trần Quang Khải được viết theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật. Hai câu đầu của bài thơ :

" Đoạt sáo chương dương độ

Cầm Hồ Hàm Tử quan ."

" Chương Dương " là bên sông nằm ở hữu ngạn sông Hồng, thuộc huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. " Còn " Hàm Tử " là một địa điểm ở tả ngạn sông Hồng, thuộc huyện Khóa Châu, tỉnh Hưng Yên. Và đó cũng chính là 2 trận chiến khốc liệt, hào hùng nhất trong trận chống quân Mông - Nguyên do sự chỉ huy tài tình của Trần Quang Khải. Với hình thức dồn nén cảm xúc : vui mừng, tự hào vào bên trong ý tưởng đã làm cho bài thơ như toát lên khí chất của anh hùng, của hào khí chiến thắng. Hai câu cuối bài thơ khép lại với những tâm tư, khát vọng đất nước được phồn vinh muôn đời :

" Thái bình tu trí lực

Vạn cổ thử giang san. "

" Thái bình " ở đây có nghĩa là rất yên ổn, nơi không có chiến tranh và được sống ấm no, hạnh phúc. " Tu trí lực - nên cố gắng " để đất nước mãi mãi thịnh trị. Từ đó , 2 câu cuối của bài muốn gửi gắm một lời nhắn nhủ về việc xây dựng đất nước phát triển và đề cao khát vọng của nhân dân được thoát khỏi cảnh nghèo khổ mà sống trong thái bình.

Qua 2 bài thơ " Nam quốc sơn hà " và " Phò giá về kinh " đã nói lên phần nào ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước trước mọi kẻ thù xâm lược và khao khát được thái bình. Mỗi chúng ta cần phải biết bảo vệ giữ gìn và xây dựng đất nước giàu mạnh .

Chúc bạn học tốt!haha

11 tháng 6 2020

Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ ông ngập tràn những hình ảnh làng mạn cách mạng. Tâm trạng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Khi con tu hú của ông tiêu biểu cho phong cách ấy.
Nhan đề của bài chỉ là một cụm từ chỉ thời gian (vẫn chưa đầy đủ). Nhan đề của bài thơ là một ẩn ý vừa chỉ một thời điếm bừng lên của thiên nhiên, tạo vật, vừa chỉ sự khát khao hoạt động của con người. Có thể tóm tắt nội dung bài thơ như sau: Khỉ con tu hú gọi bầy (cũng là khi mùa hè đang đến), người tù cách mạng càng thấy ngột ngạt, cô đơn trong phòng giam chật hẹp, càng khát khao được sống cuộc sống tự do bay bổng ở ngoài kia. Sở dĩ, tiếng tu hú kêu lại có tác động mạnh đến tâm hồn của nhà thơ bởi nó là tín hiệu báo những ngày hè rực rỡ đến gần. Nó cũng là biểu tượng của sự bay nhảy tự do.
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần.
Không phải tiếng chim đơn độc mà là tiếng chim "gọi bầy", tiếng chim báo tin vui. Nghe chim tu hú gọi nhau biết rằng "lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần". Nhưng không phải chỉ có thế. Tiếng chim gợi lên một thế giới tràn ngập âm thanh, màu sắc, hình ảnh:
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đẩy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
Đó là những sắc màu, âm thanh của cuộc sống hằng ngày. Màu vàng của ngô, màu hồng của nắng nổi bật trên cái nền xanh của đất trời, quyện với tiếng ve ngân và còn được điểm xuyết thêm bằng hình ảnh "Đôi con diều sáo lộn nhào từng không". Không gian tràn trề nhựa sống, đang vận động, sinh sôi nảy nở từng ngày. Đọc kĩ lại những câu thơ, ta bỗng phát hiện thêm nhiều điều kì lạ khác nữa. Các sự việc không được miêu tả trong trạng thái bình thường, chúng được tô đậm, được đẩy lên mức cao nhất có thể. Không phải "hạt bắp vàng mà là "bắp rây vàng hạt" nắng là "nắng đào" màu sắc lộng lẫy nhất, trời xanh thì "càng rộng càng cao" tầm mắt cứ được mở rộng ra thêm mãi. Tiếng ve không chỉ "ngân" mà còn "dậy" lên, hai tính từ miêu tả âm thanh kết hợp với nhau khiến cho tiếng ve rộn rã khác thường. Chừng như để hoà điệu với những âm thanh và hình ảnh đó, cánh diều sáo cũng không chịu lững lờ" hay "vi vu" mà "lộn nhào từng không”. Cánh diều như cũng nô nức, vui lây trong không gian lộng lẫy màu sắc và rộn rã âm thanh đó. Sở dĩ có hiện tượng đó là bởi tác giả đã không trực tiếp quan sát và miêu tả cảnh vật. Nhà thơ đang bị giam trong tù. Những bức tường kín mít vây xung quanh làm sao cho phép nhà thơ nhìn ngắm hay lắng nghe... Tất cả đều được tái hiện từ trí tưởng tượng, trí nhớ và hơn thế nữa là tình yêu, lòng khát khao mãnh liệt được tháo cũi sổ lồng. Trong cảnh tù đày, màu ngô lúa hay màu nắng, màu của trời xanh bỗng trở nên quý giá vô ngần, bởi thế nên những màu
sắc, âm thanh hết sức bình thường bỗng trở nên lung linh, huyền ảo, rực rỡ hẳn lên. Đoạn thơ này thể hiện tình yêu sâu sắc của nhà thơ đối với cuộc sống, đối với quê hương. Mộng tưởng càng tươi đẹp bao nhiêu thì hiện thực lại càng cay đắng, nghiệt ngã bấy nhiêu.
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
Tưởng như sự liên kết giữa hai đoạn thơ này không thật chặt chẽ và tứ thơ không liên tục. Khi hướng ra bên ngoài, nhà thơ tả cảnh nhưng khi hướng vào trong lại tả tâm trạng. Kì thực đây chính là sự liên kết vô cùng khéo léo và tinh tế. Mối dây liên kết ấy chính là tiếng chim tu hú. Tiếng chim gọi bầy tha thiết gợi mở một thế giơi bao la và vô cùng sinh động. Nhưng thế giới đó càng rộng rãi, rực rỡ bao nhiêu thì lại càng khiến cho người tù (đã bị tách biệt khỏi thế giới ấy) cảm thấy ngột ngạt và khao khát bấy nhiêu. Tiếng chim tu hú ở đầu và cuối của bài thơ tuy đều biểu trưng cho tiếng gọi tha thiết của tự do, của cuộc sống ngoài kia đầy quyến rũ đối với người tù nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú lại rất khác nhau, ở câu thơ đầu, tiếng tu hú gợi hình ảnh cuộc sống đầy hương sắc, từ đó gợi ra cái khát khao về cuộc sống tự do. Thế nhưng, đến câu kết, tiếng chim
ấy lại khiến cho người tù cố cảm giác bực bội, đau khổ vì chưa thể thoát ra khỏi cảnh tù dầy.

Bài thơ hay ở những hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mà giàu sức gợi cảm, ở nghệ thuật sử dụng thể thơ lục bát uyển chuyển, tự nhiên và cả ở những cảm xúc thiết tha, sâu lắng, thể hiện được nguồn sống sục sôi của người cộng sản.

# Mong bạn tham khảo

17 tháng 4 2019

Hazzz za 

khổ nỗi , đứa 16 điểm lại chính là con Phạm Thị Thùy Linh trường THCS Tòng Bạt

~ 7,5 trang giấy thi cả thảy ~

17 tháng 4 2019

thể hiện ít thôi bạn huyện ba vì nói làm gì thi quận hoàn kiếm đi

18 tháng 5 2019

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: "Thơ Bác đầy trăng".

  - Những bài thơ về trăng của Người: Trung thu, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, Đêm thu…

  - Trăng trong thơ của Bác có nhiều sắc vẻ, trạng thái khác nhau.

   + Trăng được cảm nhận ở hoàn cảnh ngục tù, hay giữa trời nước bao la, lúc bận việc quân, lúc thư nhàn…

   + Trăng hiện lên như tri âm, tri kỷ với Người

   → Người luôn hướng tới ánh sáng, sự tự do để đạt tới sự tự tại trong tâm hồn. Sự hòa quyện giữa Người với Trăng- tri kỷ- khiến cho thơ của Người luôn có sự hài hòa giữa chất cổ điển và hiện đại.

B. Hoạt động hình thành kiến thức1. Đọc văn bản Muốn làm thằng cuội2. Tìm hiểu văn bảna. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? So với những bào cùng thể thơ đã học, bài thơ này có điểm già khác (về ngôn ngữ,cách thể hiện)b. Nhận xét về giọng điệu của hai câu thơ mở đầu. Theo em vì sao Tản Đà có tâm trạng chán trần như thế?c. Nhiều người đã nhận xét một cách xác đáng rằng, Tản Đà là một hồn...
Đọc tiếp
B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản Muốn làm thằng cuội

2. Tìm hiểu văn bản

a. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? So với những bào cùng thể thơ đã học, bài thơ này có điểm già khác (về ngôn ngữ,cách thể hiện)

b. Nhận xét về giọng điệu của hai câu thơ mở đầu. Theo em vì sao Tản Đà có tâm trạng chán trần như thế?

c. Nhiều người đã nhận xét một cách xác đáng rằng, Tản Đà là một hồn thơ “ngông”. Em hiểu "ngông” nghĩa là gì ? (bộc lộ một thái độ như thế nào đối với cuộc sống)? Hãy phân tích cái “ngông” của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội (chú ý các câu 3 - 4, 5 - 6).

d. Phân tích hình ảnh cuối bài thơ: Tựa nhau trông xuống thế gian cười. Em hiểu cái cười ở đây có ý nghĩa gì?

e. Theo em, những yếu tố nghệ thuật nào đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ?

1
27 tháng 12 2020

Đơ à !!!

Sao lại lấy bài Ngữ Văn 8 Tập 2???