K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2017

Sau 20 năm bình thường hóa quan hệ (11/7/1995), từ hai nước cựu thù, Việt - Mỹ đã trở thành những người bạn, đối tác toàn diện và tin cậy.Việt Nam và Mỹ bắt đầu những nỗ lực cải thiện quan hệ ngoại giao đầu tiên từ những năm 1980. Ngày 3/2/1994, Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận Việt Nam. Tháng 1/1995, Mỹ và Việt Nam ký Hiệp định thiết lập Văn phòng Liên lạc tại thủ đô mỗi nước.

Ngày 11/7/1995, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, mở ra một chương mới trong lịch sử quan hệ giữa hai quốc gia. Một trong những kết quả rõ rệt về tiến triển trong quan hệ song phương Việt - Mỹ suốt 20 năm qua là số lần thăm cấp cao giữa lãnh đạo hai nước ngày càng tăng.

Chuyến thăm quan trọng đầu tiên là sự kiện Tổng thống Bill Clinton đến Việt Nam vào giữa tháng 11/2000. Ông cũng là tổng thống Mỹ đầu tiên đến Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc.

Ngày 19/6/2005, Thủ tướng Phan Văn Khải là lãnh đạo chính phủ Việt Nam đầu tiên thăm Mỹ sau khi hòa bình lập lại. Thủ tướng đã thảo luận với Tổng thống George Bush về sự ủng hộ của Mỹ với nỗ lực tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam.

Giữa tháng 11/2006, Tổng thống George Bush thăm chính thức Việt Nam khi tham dự cuộc họp APEC tổ chức ở Hà Nội.

Đến tháng 6/2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trở thành người đứng đầu nhà nước đầu tiên của Việt Nam sang Mỹ sau giai đoạn chiến tranh. Ngày 25/6/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại biểu Việt Nam đã đến Nhà Trắng để hội đàm với Tổng thống George Bush. Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Mỹ đã ra tuyên bố chung sau cuộc hội đàm.

Chuyến thăm Mỹ cuối tháng 7/2013 của Chủ tịch Trương Tấn Sang đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ song phương. Sau cuộc hội đàm tại Nhà Trắng ngày 25/7/2013, Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama đã xác lập Quan hệ Đối tác Toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ.

Từ ngày 6/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chính thức thăm Mỹ. Đây là lần đầu tiên một Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến Mỹ. Tổng Bí thư và Tổng thống Barack Obama đã đưa ra Tuyên bố Tầm nhìn Chung sau cuộc hội đàm ngày 7/7. Ông Obama cũng nhận lời mời của Tổng Bí thư về chuyến thăm Việt Nam trong tương lai gần.

28 tháng 9 2021

A

28 tháng 9 2021

Quan hệ giữa 3 nước Đông Dương với tổ chức ASEAN được cải thiện rõ rệt từ sau sự kiện nào?

A. Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á được kí kết (2/1976).

B. Mĩ rút quân khỏi Việt Nam (1973).

C. Pháp rút quân khỏi Việt Nam (1954).

D. Chiến tranh lạnh kết thúc (1989).

17 tháng 12 2016

Mối quan hệ giữa Mĩ và Việt Nam hiện nay:

-Mĩ thường xuyên viện trợ nhân đạo cho Việt Nam

-Giúp Việt Nam khắc phục hậu quả của chiến tranh

-Ủng hộ Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển đảo

-Việt Nam giúp Mĩ tìm kiếm thân nhân, hài cốt của binh sĩ Mĩ

Bạn tham khảo ý kiến của mk nhé

17 tháng 12 2016

đúng ko bạn?

 

15 tháng 10 2023

Hiện nay, quan hệ giữa Việt Nam và Pháp được xem là khá tốt và đang trong giai đoạn phát triển. Dưới đây là một số điểm chính về mối quan hệ này:

1. Quan hệ chính trị: Việt Nam và Pháp đã thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973. Kể từ đó, hai nước đã có nhiều cuộc gặp gỡ cấp cao và thực hiện nhiều hoạt động hợp tác chính trị. Cả hai bên đều coi nhau là đối tác quan trọng và duy trì các kênh liên lạc chính thức thông qua việc trao đổi các khách sạn và thăm chính thức.

2. Hợp tác kinh tế: Kinh tế là một lĩnh vực quan trọng trong mối quan hệ giữa hai nước. Pháp là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam tại châu Âu. Các công ty Pháp đã đầu tư rất nhiều vào các ngành công nghiệp, dịch vụ và du lịch của Việt Nam. Hai nước cũng đã thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và giáo dục.

3. Hợp tác văn hóa và giáo dục: Việt Nam và Pháp có mối quan hệ đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa và giáo dục. Truyền thống văn hóa Pháp vẫn còn hiện diện ở nhiều khía cạnh của xã hội Việt Nam, bao gồm cả trong ngôn ngữ, kiến trúc, ẩm thực và nghệ thuật. Ngoài ra, hợp tác trong giáo dục và đào tạo cũng được thúc đẩy thông qua việc thiết lập các chương trình trao đổi sinh viên và giảng viên giữa các trường đại học hai nước.

4. Quan hệ nhân dân: Sự giao lưu và hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức và xã hội dân sự cũng là một phần quan trọng trong mối quan hệ giữa hai nước. Có nhiều tổ chức và câu lạc bộ văn hóa Pháp hoạt động tại Việt Nam và ngược lại. Việt kiều Pháp đang đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế và văn hóa ở cả hai nước.

1. Tại sao hội nghị 3 cường quốc Liên Xô, Mĩ và Anh lại triệu tập trên lãnh thổ của Liên Xô (I-an-ta) ? 2. Em hãy nêu những việc làm của Liên Hiệp Quốc giúp đỡ nhân dân mà em biết. 3. Từ nội dung của hội nghị I-an-ta, em hãy xác định thực chất của hội nghị này. 4. Qua tin tức thời sự hiện nay, em hãy làm rõ mối quan hệ giữa Mĩ và Việt Nam hiện nay được cải thiện như thế nào? 5. Qua những nguyên...
Đọc tiếp

1. Tại sao hội nghị 3 cường quốc Liên Xô, Mĩ và Anh lại triệu tập trên lãnh thổ của Liên Xô (I-an-ta) ?

2. Em hãy nêu những việc làm của Liên Hiệp Quốc giúp đỡ nhân dân mà em biết.

3. Từ nội dung của hội nghị I-an-ta, em hãy xác định thực chất của hội nghị này.

4. Qua tin tức thời sự hiện nay, em hãy làm rõ mối quan hệ giữa Mĩ và Việt Nam hiện nay được cải thiện như thế nào?

5. Qua những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển "thần kì" của nền kinh tế Nhật, Việt Nam có thể rút ra được những kinh nghiệm gì Nhật Bản để vận dụng vào công cuộc Công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay?

( Vì thời gian là thứ hai tức là 13/4 là nộp bài giữa kì nên xin tất cả quý thầy cô và các bạn giúp em giải đáp thắc mắc như trên, em xin chân thành cảm ơn)

2
12 tháng 4 2020

3.. Nội dung của hội nghị :
- Xác định mục tiêu quan trọng là:
+ Đẩy mạnh việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
+ Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
+ Thoả thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á:
++ Ở châu Âu: quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Beclin và các nước Đông Âu; quân đội Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Beclin và các nước Tây Âu. Vùng Đông Âu thuộc ảnh hưởng của Liên Xô; vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.
+ +Ở châu Á: Hội nghị chấp nhận những điều kiện của Liên Xô để tham chiến chống Nhật bản: Giữ nguyên trạng Mông Cổ; Trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin và các đảo xung quanh; quốc tế hoá thương cảng Đại Liên (Trung Quốc) và khôi phục việc Liên Xô thuê cảng Lữ Thuận; Liên Xô cùng Trung Quốc khai thác đường sắt Nam Mãn Châu – Đại Liên; Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.
++ Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản; ở bán đảo Triều Tiên, quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân đội Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới; Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất; quân đội nước ngoài rút khỏi Trung Quốc. Chính phủ Trung Hoa Dân quốc cần cải tổ với sự tham gia của Đảng Cộng sản và các đảng phái dân chủ, trả lại cho Trung Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ; các vùng còn lại của châu Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
KL:
– Thực chất của Hội nghị Ianta là sự phân chia khu vực đóng quân và khu vực ảnh hưởng giữa các nước thắng trận, có liên quan tới hoà bình, an ninh và trật tự thế giới về sau.
– Những quyết định quan trọng của Hội nghị và những thoả thuận sau đó trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Vì vậy, tên của Hội nghị còn được dùng để chỉ trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai – “Trật tự hai cực Ianta”.

12 tháng 4 2020

2.- Liên hợp quốc đã có nhiều việc làm thiết thực để giúp đỡ nhân dân trên nhiều mặt: kinh tế, giáo dục, môi trường, nhân đạo... thông qua các tổ chức của Liên hợp quốc có mặt ở : FAO (Tổ chức nông - lương thực), UNICEF (Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc)…

- Hiện nay, có nhiều cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc đang hoạt động có hiệu quả như

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc

UNDP

Tổ chức Văn hóa Khoa học Giáo dục

UNESCO

Ngân hàng thế giới

WB

Quỹ tiền tệ Quốc tế

IMF

Tổ chức y tế thế giới

WHO

31 tháng 10 2023

Thời Chiến Tranh:

- Trong thời gian chiến tranh ở Việt Nam, Cuba đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ về mặt chính trị đối với Việt Nam. Lãnh tụ Cuba Fidel Castro đã phê phán sự can thiệp của Mỹ tại Việt Nam và kêu gọi hỗ trợ quốc tế cho Việt Nam.
- Cuba đã gửi nhiều đợt tình nguyện viên đến Việt Nam để giúp đỡ trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục và xây dựng hạ tầng.
- Fidel Castro đã thăm Việt Nam vào năm 1973, trong đó ông đã đến Quảng Trị, một trong những vùng bị tàn phá nặng nề nhất bởi chiến tranh. Chuyến thăm này đã thể hiện tình đoàn kết sâu sắc giữa hai quốc gia.
Thời Bình:

- Mối quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia đã phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh. Việt Nam và Cuba đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực như nông nghiệp, y tế, giáo dục và công nghệ.
- Hai quốc gia đã hợp tác trong việc trao đổi sinh viên và chương trình văn hóa, giúp củng cố mối quan hệ giữa hai dân tộc.
- Dù ở mức độ không lớn như thời chiến tranh, nhưng Việt Nam và Cuba vẫn duy trì mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng.

9 tháng 11 2021

mn giúp em vs ạ

 

21 tháng 4 2018

1. Khí hậu
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
- Nhiệt độ : Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Loài ưa nhiệt thường phân bổ ở nhiệt đới. xích đạo ; những loài chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.
- Nước và độ ẩm không khí : Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ẩm và ấm là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ớ đây.
- Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác.
2. Đất
Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.
Ví dụ : Đất ngập mặn thích hợp với các loài cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, .... vì vậy rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ờ các bãi ngập triều ven biển.
Đất đỏ vàng ở dưới rừng xích đạo có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên i: nhiều loài cây lá rộng sinh trưởng và phát triển.
Địa hình
Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi. Khi lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật thay đổi, vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau. Hướng sườn khác nhau cũng nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.

4. Sinh vật
Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bổ của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật: nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
5. Con người
Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.


 

13 tháng 9 2022

Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.

- Nhiệt độ : Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Loài ưa nhiệt thường phân bổ ở nhiệt đới. xích đạo ; những loài chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.

- Nước và độ ẩm không khí : Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ẩm và ấm là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ớ đây.

- Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác.