K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 10 2023

loading...

CHÚC EM HỌC TỐT NHAhehe

16 tháng 11 2017

Sau hai mươi năm gián đoạn kể từ khi kết thúc chiến tranh, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 11 tháng 7 năm 1995 và nâng cấp Văn phòng Liên lạc thành tòa đại sứ đặt tại Hà Nội. Việt Nam đặt tòa đại sứ ở Washington D.C., một tòa tổng lãnh sự tại San Francisco một tại Houston và một tại thành phố New York. Hoa Kỳ có một tòa tổng lãnh sự tại Thành phố Hồ Chí Minh và dự kiến mở thêm một tòa tổng lãnh sự ở Đà Nẵng.

Ngoại giao Hoa Kỳ và Việt Nam đã trở nên sâu và đa dạng hơn trong những năm đã bình thường hóa chính trị. Hai nước đã thường xuyên mở rộng trao đổi chính trị, đối thoại về nhân quyền và an ninh khu vực. Họ ký kết Hiệp định Thương mại song phương vào tháng 7 năm 2000, bắt đầu có hiệu lực từ tháng 12 năm 2001. Tháng 11, 2007, Hoa Kỳ chấp thuận Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam.

17 tháng 11 2021

Tham

Ngày 2-12-1960, thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Cu-ba, từ đó đến nay quan hệ hữu nghị và hợp tác giúp đỡ nhau về nhiều mặt ngày càng được thiết lập chặt chẽ.

- Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, Cu-ba đã giúp đỡ nhiều mặt cả về vật chất và tinh thần.

- Các nhà lãnh đạo Cu-ba và Việt Nam đã nhiều lần thăm viếng lẫn nhau (Chủ tịch Phi-đen Cát-xtơ-rô đã nhiều lần thăm Việt Nam), càng khẳng định mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay ngày càng tốt đẹp.

- Phi-đen Cát-xtơ-rô luôn coi trọng và ưu tiên phát triển mối quan hệ với Việt Nam, coi Việt Nam như một người anh em vô cùng thân thiết. Cũng như câu nói bất hủ của ông: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình” đã được chứng minh và đi vào lịch sử mối quan hệ hai nước.

khảo!

 

NG
25 tháng 10 2023

- Cu-ba được coi là "lá cờ đầu tiên của Mỹ Latinh" vì cuộc cách mạng của nó và sự hỗ trợ cho các phong trào cách mạng trong khu vực đã thúc đẩy chủ nghĩa Mỹ Latinh và độc lập khỏi áp lực của các thực thể thực dân và đế quốc.
- Mối quan hệ giữa Việt Nam và Cu-ba là một mối quan hệ chặt chẽ dựa trên sự đoàn kết chính trị và tình bạn lâu đời giữa hai nước. Hai quốc gia có nhiều điểm tương đồng trong lịch sử đối mặt với áp lực của các đế quốc và cuộc chiến tranh giành độc lập. Cu-ba đã hỗ trợ Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống lại Mỹ và đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chủ quyền và độc lập của Việt Nam trên trường quốc tế. Ngoài ra, cả hai nước cũng hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, văn hóa và chính trị đa phương. Mối quan hệ này thể hiện sự đoàn kết và tương thân tương ái giữa Việt Nam và Cu-ba, tạo ra một liên kết đặc biệt và ý nghĩa trong quan hệ ngoại giao của họ.

7 tháng 11 2021

Tham khảo!

2. Trình bày diễn biến cách mạng Cuba
 Diễn biến cách mạng Cu Ba:

- 26/7/1953: 135 thanh niên yêu nước dưới sụ chỉ huy của Phiden Catxtoro tấn công vào pháo đài Môncađa -> thất bại nhưng đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh vũ trang trên toàn đảo

- 11/1956 Phiden cùng 81 chiến sĩ yêu nước trở về nước  trên con tàu Gran - ma, đổ bộ lên tỉnh Ô- ri - en - tê -> bị chặn đánh dữ dội chỉ còn lại 12 người

- Cuối năm 1958 các binh đoàn cách mạng do Phiden làm Tổng chỉ huy đã liên tiếp mở các cuộc tiến công

- 1/1/1959: chế độ độc tài Baxtita bị lật đổ -> Cách mạng Cu Ba thắng lợi

* Kết quả: Cuộc chiến đấu chống chế độ độc tài Baxtita giành thắng lợi, chế độ độc tài thân Mĩ Baxtita bị lật đổ, nước Cộng hòa Cu Ba ra đời do Phiden Catxtoro đứng đầu

8 tháng 10 2023

Trước đây, Việt Nam và Trung Quốc là hai đất nước có nền văn hóa, lịch sử và truyền thống tương đồng, thường xuyên tiếp xúc, giao lưu, thương mại và kết hôn qua các triều đại. Tuy nhiên, sự đổi thay của lực lượng chính trị, kinh tế và quân sự trong khu vực đã dẫn đến nhiều khác biệt và mâu thuẫn giữa hai nước. Trong lịch sử gần đây, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có nhiều biến động. Trung Quốc đã tấn công biên giới Việt Nam vào năm 1979 và còn có những tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên ở Biển Đông giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, sau đó hai nước đã tìm đường thoả hiệp và tăng cường quan hệ kinh tế hơn, đặc biệt sau khi ký kết Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc vào năm 2010.
Hiện nay, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn nhiều thách thức và tranh cãi. Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng Trung Quốc chiếm đóng các vùng biển và đảo ở Biển Đông, đồng thời cả hai bên còn có những định kiến và mâu thuẫn về chính trị và văn hóa. Tuy nhiên, hai bên đều cần nhau về mặt kinh tế và thương mại, và hiện đang cố gắng giải quyết các mâu thuẫn và tăng cường hợp tác để ổn định quan hệ trong tương lai.