K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2018

Khi nào một con người nhận ra mình là ai? Có phải khi anh ta nhìn vào hình ảnh phản chiếu của mình trong gương? Đó là sự ngộ nhận của không biết bao nhiêu người. “Tấm gương” chỉ là một sự lừa dối, nó phản ánh hình dạng con người nhưng chẳng bao giờ nói sự thật và luôn thay đổi đáp án. Sự thật không nằm ở tấm gương đó, mà nằm ở thế giới anh ta đang tồn tại, nơi mà phẩm chất và tâm hồn không thể tạo hình phản chiếu bằng hình dáng. Câu trả lời là:

Bộ lông làm đẹp con công

Học vấn làm đẹp con người

Vẻ đẹp hình thức luôn được đề cao dù ở xã hội thế giới động vật hay trong xã hội loài người. Như loài chim công với bộ cánh lộng lẫy, với sắc xanh làm mê lòng người đã trở thành biểu tượng quý tộc, hoàng gia, là đề tài của nhiều tác phẩm nghệ thuật bất hủ và trở thành một biểu tượng sắc đẹp của mẹ thiên nhiên.

Nhưng con người được phân biệt với động vật là bởi con người còn sở hữu vẻ đẹp thứ hai. Vẻ đẹp ấy mang một thứ ánh sáng kì lạ như một ngôi sao đêm giữa bầu trời đêm, tiềm ẩn và dịu dàng chờ đợi một nhà thám hiểm xứng đáng để bộc lộ - đó là vẻ đẹp phẩm chất. Không như sắc đẹp, phẩm chất không tự nhiên mà có, nó được sinh ra qua rèn luyện, qua học vấn và được tìm thấy trên con đường vươn tới chân lí cao đẹp.

Đường tới chân lí nhiều ngã rẽ, có thể được đi bằng nhiều phương tiện. Kẻ vô học sẽ bán lương tâm để mua mánh khóe, người có học đi đến chân lí bằng học vấn, bằng con đường chính trực. Đến được hay không, đến sớm hay muộn, thành công hay thất bại sẽ không phải là điều quan trọng. Cái sẽ ở lại là ấn tượng về cách ta đã vươn tới lí tưởng trong sự quan sát của những người xung quanh. Quan trọng là ta có đến được với lòng người hay không chứ không phải ta có thành công hay không. Giá trị đích thực ấy được thẩm định bởi thế giới mà ta đang tác động đến.

Trong xã hội ngày nay có nhiều người đang bị “lóa mắt” bởi hình thức bề ngoài. Những bộ vest, những chiếc áo lông sang trọng, biệt thự hay xe hơi thể thao có thể nói lên sự thành đạt của một con người? Có thể nó giúp làm tôn lên vẻ đẹp ngoại hình, nhưng “bộ lông công” ấy có nói lên vẻ đẹp tâm hồn bên trong? Đường đến thành đạt có thể có hoặc không đi qua cửa học vấn nhưng đường đến sự tâm phục, ngưỡng mộ, tôn trọng, tin tưởng trong lòng người thì chắc chắn phải đi qua cánh cửa ấy. Một người thô lỗ không thể biến thành hào hoa trong phút chốc với bộ trang phục lộng lẫy, xa xỉ. Quỷ dữ không thể hóa thiên thần trong tà áo thanh thoát. Và một người bạn tốt không phải thể hiện trong lần đầu tiên gặp mặt với sự tiếp đón linh đình, mà thể hiện khi chia tay, họ hậu đãi bạn ra sao. Phẩm chất và đức độ không thể mua được mà chỉ có thể tích lũy được qua năm tháng bằng học vấn, là thứ tài sản thực sự. Chỉ có học vấn mới giúp bạn vươn tới cái đẹp đích thực của bản thân.

“Thầy giáo”- những người truyền đạt học vấn cũng không phải là ngoại lệ. Thiên chức “thầy” không mang lại vẻ đẹp cho họ, mà chính là trách nhiệm sống sao cho xứng đáng với trọng trách “người lái đò tri thức”. Vẻ đẹp của họ nằm ở những gì họ để lại sau khi hoàn tất chuyến hành trình - những phẩm chất mà mọi người sẽ còn nhớ mãi: tâm huyết, nhiệt tình, cảm thông, công bằng.

Lịch sử đã chứng minh cho chân lí này. Albert Einstein - nhà khoa học thiên tài người Đức, cha đẻ của “thuyết tương đối”, bộ óc vĩ đại nhất thế kỉ XX, thuở nhỏ từng là một đứa trẻ chậm hiểu với những câu hỏi kì lạ, đã bị đuổi khỏi trường trung học vì chậm tiến. Nhưng mặc cho những lời cười chê, ông kiên cường và nhẫn nại trên con đường tri thức, tự trả lời cho các câu hỏi của mình và rồi vươn tới thành công. Sau thành công, phẩm chất của một nhà bác học không cho phép ông dừng lại, mà tiếp tục làm việc không ngừng để lại cho nhân loại là nền tảng của tương lai. Ông đã cống hiến hết mình vì nhân loại chứ không phải vì chiếc thuyền buồm sang trọng hay ngôi biệt thự mà chính phủ Đức đã hứa hẹn. Sống một cuộc đời bình dị và để lại một di sản vĩ đại - đó là tất cả những gì mà người ta nhớ đến ông với tấm lòng ngưỡng mộ và trân trọng nhất!

Hay gần với chúng ta ngày hôm nay hơn là thủ khoa Đại học Y Hà Nội năm 2012, sẽ làm người ta nhớ mãi bởi trong vóc dáng nhỏ bé gầy guộc là cả một nghị lực phi thường. Sống trong ngôi nhà xập xệ, và sống qua ngày bằng bằng công việc đan lát phụ giúp mẹ, nhưng bạn đã rất chăm chỉ miệt mài phấn đấu. Con người ấy tuy không mang trên mình “bộ lông công” nhưng đã khiến bao nhiều người ngưỡng mộ!

Vẻ đẹp tâm hồn phải từ học vấn mà ra, nhưng đồng thời học vấn phải xuất phát từ cái chân, cái thiện. Trong lịch sử đã có biết bao kẻ sử dụng học vấn để phản bội lại sứ mệnh của nó. Không ai có thể quên được Adolph Hitler - tên Quốc trưởng độc tài người Đức, với khả năng lãnh đạo và trí tuệ siêu phàm lẽ ra y phải đưa nước Đức và người dân Đức đến với tương lai tốt đẹp, huy hoàng; thì lại ban hành lệnh diệt chủng người Do Thái làm cả thế giới bàng hoàng. Hay Pôn Pốt - thủ lĩnh Khơ-me đỏ lại sử dụng tài năng, học thức để thực thi hành động tàn sát đồng bào của mình.

Qua đây, tôi ngộ ra một chân lí, rằng học vấn phải có sự dẫn đường của phẩm hạnh. Và sự chà đạp lên người khác để đạt được chân lí của bản thân không thể gọi là học vấn mà là một sự báng bổ với tri thức nhân loại. Ví như công trình vĩ đại Cửu Trùng Đài - thắng cảnh muôn đời mà khiến lòng người oán hận, cuối cùng đã bị đốt bỏ thành tro tàn, khói đen vô nghĩa.

Vẻ đẹp có muôn vàn sắc độ khác nhau, những hình dáng thanh tân trẻ trung đến một ngày nào đó rồi cũng sẽ phai tàn và trở về với cát bụi, nhưng có một vẻ đẹp mà ta có thể lưu giữ được mãi mãi - đó là vẻ đẹp của học vấn được dẫn đường bằng phẩm hạnh, và vẻ đẹp của phẩm hạnh được soi sáng bởi học vấn.

19 tháng 4 2020

Con người ai cũng muốn chải chuốt cho mình muốn người khác nhìn vào mình bằng một con mắt ngưỡng mộ và thán phục. Để người khác thấy khả năng cũng như bản tính của mình con người luôn cố gắng hoàn thiện mình một cách không ngừng nghỉ. Cho tới khi nào con người cảm thấy khá hài lòng với bản thân họ mới thực sự cảm thấy mình bắt đầu đối mặt với những chông gai thách thức.

Cũng giống như những chú công kiêu sa luôn muốn xuất hiện trước mặt người khác với vẻ đẹp mê hồn của mình.Chú biết nhấn nhá vào thế mạnh của chính bản thân mình chứ không phải vào một điều gì khác vớ vẩn.Chú biết bản thân chú đẹp nhất ở bộ lông và vẻ đẹp đó khiến cho người ta nhớ mãi về chú cho nên, điều quý giá nhất của chú công là bộ lông rực rỡ.Giả sử nếu mất đi bộ lông đó chú công sẽ trở thành con vật bình thường, một loại cũng chẳng khác gì vật nuôi trong gia đình như gà ngan ngỗng hay thậm chí là một thứ gớm ghiếc xấu xa.

Con người với bộ óc tinh thông và sự nhạy bén của mình, họ biết được không thể trang hoàng và khiến người khác chú ý với vẻ bề ngoài bóng mượt và chải chuốt của mình.Họ chỉ thực sự để người khác chú ý và ngưỡng mộ thông qua cách mà họ hành xử, sự thông minh và nhạy bén cùng với kiến thức của mình.

Chỉ có học vấn mới khiến con người biết cách thể hiện bản thân mình một cách linh hoạt nhất.Đánh giá của người khác dành cho chúng ta thông qua cách chúng ta sử dụng lời ăn tiếng nói hàng ngày thông qua đối nhân xử thế, qua cách xử lý công việc chứ không phải vẻ bề ngoài.Ai đó sẽ để ý tới bạn với lần đầu gặp bạn, nhưng bản thân họ sẽ muốn gặp bạn lần nữa nếu như sự thông minh của bạn khiến họ phải nể phục.Không ai ngoài chúng ta có thể trang bị cho mình những điều đó.Bởi chúng ta với sự nỗ lực không ngừng mới tìm được chìa khóa của sự thành công.

Học vấn được trang bị qua sách vở qua mạng xã hội thông qua những người có kinh nghiệm và thông qu cả trường đời.Và trường đời dạy cho chúng ta nhiều hơn là trong sách vở, có va cấp chạm trán với những khó khăn thử thách con người mới dần chạm tay tới được những mục đích mà mình đã viết ra.Từ xưa tới nay những hào kiệt, những bậc thánh nhân luôn khiến cho chúng ta phải nhắc nhớ đến, tiếng thơm của họ cũng tỏa ra từ học vấn và sự uyên thâm của họ.

14 tháng 9 2021

Văn hóa ứng xử là cách chúng ta thể hiện ra bên ngoài về thái độ, hành vi, cử chỉ, ánh mắt, của chính ta với những người xung quanh. Để là một người ứng xử có văn hóa thì chúng ta phải học cách giao tiếp, về chỉ lời nói, thái độ của chúng ta với mọi người cũng như mọi tình huống trong cuộc sống. Văn hóa ứng xử có ý nghĩa vô cùng quan trọng với chúng ta. Đối với gia đình việc chúng ta thể hiện lòng kính trọng, yêu thương cha mẹ ông mẹ là thể hiện đạo đức của một người con ngoan hiếu thuận. Đối với nhà trường thì lại có một thước đánh giá chuẩn mực hơn, mỗi chúng ta đều có một mực đó là hạnh kiểm và học lực, khi đi học chúng ta thể hiện văn hóa đạo đức của mình ra sao sẽ được thầy cô đánh giá đúng như vậy. Đối với xã hội việc thể hiện văn hóa ứng xử tốt sẽ được mọi người tôn trọng, yêu quí. Từ đó ta có thể thấy ứng xử là điều quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Để trở thành những mầm non tươi sáng của thế hệ mới thì chúng ta hãy không ngừng học tập cả về kiến thức trong sách về và kiến thức ngoài thực tiễn. Hãy dập tắt những phần xấu trong tâm trí mình để phần đẹp trỗi dậy và tươi sáng hơn. Những cái đẹp, cái thiện vẫn luôn có chỗ đứng trong cuộc sống. Hãy biến mình thành con người có văn hóa luôn được mọi người quý trọng. Những điều tốt đẹp bạn mang đến sẽ tiếp sức cho đất nước chúng ta hướng đến một đất nước có nền văn hóa ứng xử tốt đẹp.

24 tháng 8 2018

Bài học từ phong cách đạo đức của Hồ Chí Minh:

- Nói được Hồ Chí Minh: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và nét đẹp trong lối sống giản dị, thanh cao của Người

- Học hỏi sự giản dị trong: lối sinh hoạt (ăn, ở, mặc…), tác phong làm việc

- Sự thanh cao trong nhân cách: thường xuyên học tập, nuôi dưỡng tâm hồn

- Người có đức tính khiêm tốn, chân thành, cởi mở… Bác hi sinh tất cả, quên mình lo cho dân cho nước

→ Tỏ lòng yêu mến, biết ơn Bác Hồ, phán đấu rèn luyện theo gương Bác

11 tháng 9 2021

Ai cũng muốn được sống là chính mình. Để có thể được là chính mình, chúng ta cần phải hiểu rằng "Bạn chính là người làm chủ số phận mình". Thế nào là "làm chủ số phận mình"? Nghĩa là bạn tự giải quyết các vấn đề của bạn, tự mình sắp xếp và quyết định cuộc sống của mình. Khi được tự cầm bánh lái điều khiển con tàu cuộc đời mình, chắc chắn bạn sẽ tìm thấy sự vui vẻ, hạnh phúc. Còn gì tuyệt hơn khi được làm những gì mình thích, đến những nơi mình muốn. Khi ấy, bạn sẽ có một cuộc sống vô cùng ý nghĩa và không có gì để hối tiếc. Ngược lại, nếu dựa dẫm hay để người khác điều khiển, cuộc sống của bạn chỉ toàn những sự nhạt nhẽo, vô vị. Ca sĩ Tóc Tiên từng được gia đình định hướng trở thành bác sĩ. Tuy nhiên, cô đã rẽ hướng, quyết tâm theo đuổi con đường ca hát của mình và thành công đã mỉm cười với cô. Mỗi chúng ta chỉ có một cuộc đời, bởi vậy, hãy tự dùng đôi tay của mình vẽ lên đó những sắc màu mà mình yêu thích. 

A. 12+18=30

B. 13-3=10

C. 18:2=9

D. 3x4=12

Vẻ đẹp hình thức có thể được tạo ra bởi bộ đồ bạn đang mặc, trang sức bạn đang đeo nhưng vẻ đẹp của tri thức được tạo ra bởi chính quá trình học hỏi, phấn đấu của mỗi con người. Nếu mỗi ngày bạn tự tích lũy những kiến thức dù là rất nhỏ nhưng nó cũng góp phần làm giàu thêm vẻ đẹp tri thức cho chính bản thân mỗi người.

15 tháng 6 2018

A. 12+18=30

B. 13-3=10

C. 18:2=9

D. 3x4=12

24 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !

Từ xa xưa, con người đã biết phản ánh tâm tư, tình cảm của mình qua văn học truyền miệng hay trên những tấm tre, mảnh giấy. Văn học đã trở thành người bạn thân thiết, gắn bó với con người. Nó là sợi dây liên kết vô hình khiến con người xích” lại gần nhau hơn. Văn học giúp con người sống với nhau bằng tình cảm đẹp đẽ, biết sống bằng sự chia sẻ, cảm thông. Vì thế, ngay từ khi sinh ra, khi được truyền hơi thở ấm áp của bà, của mẹ qua những câu hát ru thì ta đã cảm nhận được rằng: Văn học luôn ca ngợi tình yêu thương giữa người và người”.
Văn học là một bộ môn Nghệ thuận quan trọng trong cuộc sống tinh thần mỗi con người. Là công cụ để bày tỏ cảm xúc hay tình cảm của mình bằng ngôn ngữ, giúp con người thể hiện rõ từng khung bậc cảm xúc của mình. Những tác phẩm văn học được làm nên từ chất liệu cuộc sống, thể hiện rõ tình cảm của cuộc sống hiện thực. Vì thế, văn học còn là chiếc chìa khóa vàng mở ra lâu đài nhân ái và tình thương, hướng chúng ta đến chân - thiện - mĩ”. Tình yêu thương con người làm nên sự hấp dẫn của văn chương, ngược lại, văn chương có nhiệm vụ bồi đắp tình yêu thương giữa người với người.
Nhà phê bình văn học Nguyễn Văn Siêu đã từng nói: Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại đáng thờ là loại chuyên chú đến con người. Còn loại không đáng thờ chỉ chuyên chú ở văn chương”. Thật vậy, văn học là nhân học” (Maksim Gorky), nó dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con người, làm thay đổi cả một thế giới giả dối và tàn ác, ca ngợi sự công bình, làm người gần người hơn” (Thạch Lam). Tóm lại, nó biểu hiện cho tất cả những gì gọi là tình cảm nhân loại, sự xót xa, đồng cảm hay lòng nhân ái, mang cái dư vị của cuộc sống thực tại.
Trong văn học chân chính - thứ được gọi là loại văn chương đáng thờ” kia được chia ra làm nhiều cung bậc cảm xúc. Nó bộc lộ sự thương cảm xót xa, sâu sắc đối với những mảnh đời, thân phận bất hạnh, vẻ đẹp nhân cách con người, ... Nhưng nổi bật trong đó vẫn là tình cảm gia đình, làng xóm ; tình yêu thiên nhận, quê hương, đất nước hay sự đồng cảm, xót xa trước mảnh đời đau xót.
Tiên phong đi đầu vẫn là tình cảm gia đình, làng xóm. Tình mẫu tử, phụ tử là cao quý hơn cả. Ta vẫn còn nhớ mãi hình ảnh người mẹ nhân hậu, âu yếm đưa con đến trường qua tác phẩm Tôi đi học” (Thanh Tịnh), đã cho ta thấy sự hồn nhiên, ngây thơ của người con và tình yêu thương con hết mực của người mẹ. Và rồi hình ảnh cậu bé Hồng trong hồi kí Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng” thì sao? Hoàn cảnh đáng thương của gia đình bé Hồng những xen lẫn vào đó là niềm khao khát cháy bỏng, dữ dội. Dường như, thứ tình cảm cao quý ấy cứ gắn chặt” với nhau, như thứ keo rắn chắc, không thế nào gỡ bỏ được. Cũng gần như vậy, tình phụ tử thiêng liêng của lão Hạc trong tác phẩm cùng tên cũng được thể hiện rõ. Nam Cao đã nhìn thấu rõ trái tim nồng ấm mà lão Hạc dành tặng cho con, hi sinh vì con để giữ đạo làm cha. Hay tình cảm vợ chồng chị Dậu thì sao? Chị luôn ân cần, chăm sóc chồng chu đáo, quên mình bảo vệ chồng trước bọn quan lại gian trá. Hình tượng người phụ nữ đẹp đẽ đã được thể hiện qua ngòi bút của Ngô Tất Tố. Tóm lại, văn học đã làm nên một thứ tình cảm thiêng liêng qua nét vẽ tài tình của các nhà văn. Nó đã làm sáng tỏ thế nào là thứ khí giới thang tao” của văn chương. Nhà thơ Chế Lan Viên đã có câu thơ về tình cảm gia đình rất hay đã phần nào khẳng định được điều đó:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”
Hay:
Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”
Không chỉ trong gia đình mà ngay cả giữ những con người không có máu mủ, những văn học vẫn đề cập đến, đó là tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người trong xã hội. Và trong văn học truyền miệng đã có câu:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tùy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Dân gian đã đề cao con người, mượn đề tài bầu - bí” để nhắc nhở chúng ta về mối quan hệ trong xã hội. Cũng như bà lão hàng xóm cạnh gia đình chị Dậu, đã ái ngại” mạng bát gạo sang giúp đỡ gia đình chị trong hoàn cảnh khó khăn. Hay nhân vật ông Giáo - hàng xóm lão Hạc - là tầng lớp tri thức nghèo nhưng lại mang một trái tim đồng cảm vô bờ bến. Chính ông Giáo đã xoa dịu nỗi đau của Lão Hạc, giúp đỡ về mặt tinh thần trong mọi hoàn cảnh. Và chính trong những tác phẩm văn học nước ngoài, cụ Bơ-men ( Chiếc là cuối cùng” - O’Hen ri) đã cứu Giôn-xi từ cõi chết trở về. Đâu chỉ có văn học Việt Nam mà toán thế giới hay nói cách khác, mọi nơi, mọi thời điểm, nơi nào có văn học là có tình thương, thắp sáng trong bóng tối, sưởi ấm trong lạnh giá. Và đó chính là phương châm tồn tại mãi mãi của văn học chân chính.
Văn học không chỉ ca ngợi tình thương sâu đậm trong lòng mỗi người, không chỉ khêu gợi tình cảm thực tại mà còn khích lệ tình cảm tiềm tàng ẩn chưa trong mỗi con người, phê phán những tấm lòng vô cảm rồi chính cái vô cảm đó sẽ phần nào biểu lộ ra thứ tình cảm chân chính:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy trí nhân để thay cường bạo”
( Nước Đại Việt Ta” - Nguyễn Trãi)
Bên cạnh những thứ tình cảm khích lệ về mặt tinh thần đó thì tình yêu quê hương, đất nước là thứ tình cảm chân chính thể hiện bằng hành động thực tế. Lòng yêu quê hương, đất nước đã thể hiện sâu sắc qua Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn). Ông đã thể hiện tình yêu mãnh liệt của mình đồng thời khích lệ tướng sĩ tấm lòng yêu nước mà bản thân họ đã có sẵn”. Cũng vậy, Nước Đại Việt ta” (Nguyễn Trãi) là bước nhảy vọt thời gian” khẳng định những yếu tố độc lập đề cao sức mạnh dân tộc, đề cao, ca ngợi đi đôi với lên án, phê phán. Đó là những bằng chứng phê phán hành động sai trái nhưng trong Cô bé bán diêm” (An-đéc-xen) lại phê phán chính trái tim được coi là nồng ấm: của con người. Nhà văn An-đéc-xen đã lên án gay gắt thái độ sống thờ ơ của những con người trong cùng một xã hội. Phải chăng, sau cái chết của em bé bán diêm, những người dân nơi đây lại có cách nhìn khác về bản thân. Tóm lại, văn chương ra đời không chỉ có vậy àm còn với mục đích khơi gợi những gì chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa ai có” (Nam Cao), thắp sáng lên tia sáng hi vọng, sưởi ấm trái tim băng giá của những con người chưa biết vẻ đẹp nhân cách tâm hồn tiềm tàng của mình.
Văn học trau dồi tình yêu con người, gợi cho con người cảm xúc. Cảm xúc con người như viên kim cương” thô thiển nhưng được mài giũa, viên kim cương thô thiển ấy sẽ trở thành dá quý đắt giá”. Cũng như trái tim con người vậy, hãy tự biết tan chảy” lớp băng lạng giá kia để trở thành những con người biết đồng cảm, chia sẻ. Như văn hào M.Gorki đã nói: Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người”. Thật vậy, quả là loại văn chương đáng thờ”, đáng trưng bày” cho cả nhân loại chiêm ngưỡng.
Qua những tác phẩm văn học trên, ta mới cỏm nhận được rằng, văn học luôn luôn cả ngợi những tình yêu thương cao cả, làm người gần người hơn. Chúng hòa quện vào nhau tạo nện một bức tranh tươi sáng, giúp con người phát triển theo một định hướng chung để ngày một hoàn thiện như mục đích của văn học: luôn hướng con người tới chân - thiện - mĩ”. Và đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau”.

24 tháng 3 2021

TK:

Từ xa xưa, con người đã biết phản ánh tâm tư, tình cảm của mình qua văn học truyền miệng hay trên những tấm tre, mảnh giấy. Văn học đã trở thành người bạn thân thiết, gắn bó với con người. Nó là sợi dây liên kết vô hình khiến con người xích” lại gần nhau hơn. Văn học giúp con người sống với nhau bằng tình cảm đẹp đẽ, biết sống bằng sự chia sẻ, cảm thông. Vì thế, ngay từ khi sinh ra, khi được truyền hơi thở ấm áp của bà, của mẹ qua những câu hát ru thì ta đã cảm nhận được rằng: Văn học luôn ca ngợi tình yêu thương giữa người và người”.
Văn học là một bộ môn Nghệ thuận quan trọng trong cuộc sống tinh thần mỗi con người. Là công cụ để bày tỏ cảm xúc hay tình cảm của mình bằng ngôn ngữ, giúp con người thể hiện rõ từng khung bậc cảm xúc của mình. Những tác phẩm văn học được làm nên từ chất liệu cuộc sống, thể hiện rõ tình cảm của cuộc sống hiện thực. Vì thế, văn học còn là chiếc chìa khóa vàng mở ra lâu đài nhân ái và tình thương, hướng chúng ta đến chân - thiện - mĩ”. Tình yêu thương con người làm nên sự hấp dẫn của văn chương, ngược lại, văn chương có nhiệm vụ bồi đắp tình yêu thương giữa người với người.
Nhà phê bình văn học Nguyễn Văn Siêu đã từng nói: Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại đáng thờ là loại chuyên chú đến con người. Còn loại không đáng thờ chỉ chuyên chú ở văn chương”. Thật vậy, văn học là nhân học” (Maksim Gorky), nó dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con người, làm thay đổi cả một thế giới giả dối và tàn ác, ca ngợi sự công bình, làm người gần người hơn” (Thạch Lam). Tóm lại, nó biểu hiện cho tất cả những gì gọi là tình cảm nhân loại, sự xót xa, đồng cảm hay lòng nhân ái, mang cái dư vị của cuộc sống thực tại.
Trong văn học chân chính - thứ được gọi là loại văn chương đáng thờ” kia được chia ra làm nhiều cung bậc cảm xúc. Nó bộc lộ sự thương cảm xót xa, sâu sắc đối với những mảnh đời, thân phận bất hạnh, vẻ đẹp nhân cách con người, ... Nhưng nổi bật trong đó vẫn là tình cảm gia đình, làng xóm ; tình yêu thiên nhận, quê hương, đất nước hay sự đồng cảm, xót xa trước mảnh đời đau xót.
Tiên phong đi đầu vẫn là tình cảm gia đình, làng xóm. Tình mẫu tử, phụ tử là cao quý hơn cả. Ta vẫn còn nhớ mãi hình ảnh người mẹ nhân hậu, âu yếm đưa con đến trường qua tác phẩm Tôi đi học” (Thanh Tịnh), đã cho ta thấy sự hồn nhiên, ngây thơ của người con và tình yêu thương con hết mực của người mẹ. Và rồi hình ảnh cậu bé Hồng trong hồi kí Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng” thì sao? Hoàn cảnh đáng thương của gia đình bé Hồng những xen lẫn vào đó là niềm khao khát cháy bỏng, dữ dội. Dường như, thứ tình cảm cao quý ấy cứ gắn chặt” với nhau, như thứ keo rắn chắc, không thế nào gỡ bỏ được. Cũng gần như vậy, tình phụ tử thiêng liêng của lão Hạc trong tác phẩm cùng tên cũng được thể hiện rõ. Nam Cao đã nhìn thấu rõ trái tim nồng ấm mà lão Hạc dành tặng cho con, hi sinh vì con để giữ đạo làm cha. Hay tình cảm vợ chồng chị Dậu thì sao? Chị luôn ân cần, chăm sóc chồng chu đáo, quên mình bảo vệ chồng trước bọn quan lại gian trá. Hình tượng người phụ nữ đẹp đẽ đã được thể hiện qua ngòi bút của Ngô Tất Tố. Tóm lại, văn học đã làm nên một thứ tình cảm thiêng liêng qua nét vẽ tài tình của các nhà văn. Nó đã làm sáng tỏ thế nào là thứ khí giới thang tao” của văn chương. Nhà thơ Chế Lan Viên đã có câu thơ về tình cảm gia đình rất hay đã phần nào khẳng định được điều đó:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”
Hay:
Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”
Không chỉ trong gia đình mà ngay cả giữ những con người không có máu mủ, những văn học vẫn đề cập đến, đó là tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người trong xã hội. Và trong văn học truyền miệng đã có câu:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tùy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Dân gian đã đề cao con người, mượn đề tài bầu - bí” để nhắc nhở chúng ta về mối quan hệ trong xã hội. Cũng như bà lão hàng xóm cạnh gia đình chị Dậu, đã ái ngại” mạng bát gạo sang giúp đỡ gia đình chị trong hoàn cảnh khó khăn. Hay nhân vật ông Giáo - hàng xóm lão Hạc - là tầng lớp tri thức nghèo nhưng lại mang một trái tim đồng cảm vô bờ bến. Chính ông Giáo đã xoa dịu nỗi đau của Lão Hạc, giúp đỡ về mặt tinh thần trong mọi hoàn cảnh. Và chính trong những tác phẩm văn học nước ngoài, cụ Bơ-men ( Chiếc là cuối cùng” - O’Hen ri) đã cứu Giôn-xi từ cõi chết trở về. Đâu chỉ có văn học Việt Nam mà toán thế giới hay nói cách khác, mọi nơi, mọi thời điểm, nơi nào có văn học là có tình thương, thắp sáng trong bóng tối, sưởi ấm trong lạnh giá. Và đó chính là phương châm tồn tại mãi mãi của văn học chân chính.
Văn học không chỉ ca ngợi tình thương sâu đậm trong lòng mỗi người, không chỉ khêu gợi tình cảm thực tại mà còn khích lệ tình cảm tiềm tàng ẩn chưa trong mỗi con người, phê phán những tấm lòng vô cảm rồi chính cái vô cảm đó sẽ phần nào biểu lộ ra thứ tình cảm chân chính:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy trí nhân để thay cường bạo”
( Nước Đại Việt Ta” - Nguyễn Trãi)
Bên cạnh những thứ tình cảm khích lệ về mặt tinh thần đó thì tình yêu quê hương, đất nước là thứ tình cảm chân chính thể hiện bằng hành động thực tế. Lòng yêu quê hương, đất nước đã thể hiện sâu sắc qua Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn). Ông đã thể hiện tình yêu mãnh liệt của mình đồng thời khích lệ tướng sĩ tấm lòng yêu nước mà bản thân họ đã có sẵn”. Cũng vậy, Nước Đại Việt ta” (Nguyễn Trãi) là bước nhảy vọt thời gian” khẳng định những yếu tố độc lập đề cao sức mạnh dân tộc, đề cao, ca ngợi đi đôi với lên án, phê phán. Đó là những bằng chứng phê phán hành động sai trái nhưng trong Cô bé bán diêm” (An-đéc-xen) lại phê phán chính trái tim được coi là nồng ấm: của con người. Nhà văn An-đéc-xen đã lên án gay gắt thái độ sống thờ ơ của những con người trong cùng một xã hội. Phải chăng, sau cái chết của em bé bán diêm, những người dân nơi đây lại có cách nhìn khác về bản thân. Tóm lại, văn chương ra đời không chỉ có vậy àm còn với mục đích khơi gợi những gì chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa ai có” (Nam Cao), thắp sáng lên tia sáng hi vọng, sưởi ấm trái tim băng giá của những con người chưa biết vẻ đẹp nhân cách tâm hồn tiềm tàng của mình.
Văn học trau dồi tình yêu con người, gợi cho con người cảm xúc. Cảm xúc con người như viên kim cương” thô thiển nhưng được mài giũa, viên kim cương thô thiển ấy sẽ trở thành dá quý đắt giá”. Cũng như trái tim con người vậy, hãy tự biết tan chảy” lớp băng lạng giá kia để trở thành những con người biết đồng cảm, chia sẻ. Như văn hào M.Gorki đã nói: Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người”. Thật vậy, quả là loại văn chương đáng thờ”, đáng trưng bày” cho cả nhân loại chiêm ngưỡng.

Qua những tác phẩm văn học trên, ta mới cỏm nhận được rằng, văn học luôn luôn cả ngợi những tình yêu thương cao cả, làm người gần người hơn. Chúng hòa quện vào nhau tạo nện một bức tranh tươi sáng, giúp con người phát triển theo một định hướng chung để ngày một hoàn thiện như mục đích của văn học: luôn hướng con người tới chân - thiện - mĩ”. Và đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau”.