K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2018

Khi nào một con người nhận ra mình là ai? Có phải khi anh ta nhìn vào hình ảnh phản chiếu của mình trong gương? Đó là sự ngộ nhận của không biết bao nhiêu người. “Tấm gương” chỉ là một sự lừa dối, nó phản ánh hình dạng con người nhưng chẳng bao giờ nói sự thật và luôn thay đổi đáp án. Sự thật không nằm ở tấm gương đó, mà nằm ở thế giới anh ta đang tồn tại, nơi mà phẩm chất và tâm hồn không thể tạo hình phản chiếu bằng hình dáng. Câu trả lời là:

Bộ lông làm đẹp con công

Học vấn làm đẹp con người

Vẻ đẹp hình thức luôn được đề cao dù ở xã hội thế giới động vật hay trong xã hội loài người. Như loài chim công với bộ cánh lộng lẫy, với sắc xanh làm mê lòng người đã trở thành biểu tượng quý tộc, hoàng gia, là đề tài của nhiều tác phẩm nghệ thuật bất hủ và trở thành một biểu tượng sắc đẹp của mẹ thiên nhiên.

Nhưng con người được phân biệt với động vật là bởi con người còn sở hữu vẻ đẹp thứ hai. Vẻ đẹp ấy mang một thứ ánh sáng kì lạ như một ngôi sao đêm giữa bầu trời đêm, tiềm ẩn và dịu dàng chờ đợi một nhà thám hiểm xứng đáng để bộc lộ - đó là vẻ đẹp phẩm chất. Không như sắc đẹp, phẩm chất không tự nhiên mà có, nó được sinh ra qua rèn luyện, qua học vấn và được tìm thấy trên con đường vươn tới chân lí cao đẹp.

Đường tới chân lí nhiều ngã rẽ, có thể được đi bằng nhiều phương tiện. Kẻ vô học sẽ bán lương tâm để mua mánh khóe, người có học đi đến chân lí bằng học vấn, bằng con đường chính trực. Đến được hay không, đến sớm hay muộn, thành công hay thất bại sẽ không phải là điều quan trọng. Cái sẽ ở lại là ấn tượng về cách ta đã vươn tới lí tưởng trong sự quan sát của những người xung quanh. Quan trọng là ta có đến được với lòng người hay không chứ không phải ta có thành công hay không. Giá trị đích thực ấy được thẩm định bởi thế giới mà ta đang tác động đến.

Trong xã hội ngày nay có nhiều người đang bị “lóa mắt” bởi hình thức bề ngoài. Những bộ vest, những chiếc áo lông sang trọng, biệt thự hay xe hơi thể thao có thể nói lên sự thành đạt của một con người? Có thể nó giúp làm tôn lên vẻ đẹp ngoại hình, nhưng “bộ lông công” ấy có nói lên vẻ đẹp tâm hồn bên trong? Đường đến thành đạt có thể có hoặc không đi qua cửa học vấn nhưng đường đến sự tâm phục, ngưỡng mộ, tôn trọng, tin tưởng trong lòng người thì chắc chắn phải đi qua cánh cửa ấy. Một người thô lỗ không thể biến thành hào hoa trong phút chốc với bộ trang phục lộng lẫy, xa xỉ. Quỷ dữ không thể hóa thiên thần trong tà áo thanh thoát. Và một người bạn tốt không phải thể hiện trong lần đầu tiên gặp mặt với sự tiếp đón linh đình, mà thể hiện khi chia tay, họ hậu đãi bạn ra sao. Phẩm chất và đức độ không thể mua được mà chỉ có thể tích lũy được qua năm tháng bằng học vấn, là thứ tài sản thực sự. Chỉ có học vấn mới giúp bạn vươn tới cái đẹp đích thực của bản thân.

“Thầy giáo”- những người truyền đạt học vấn cũng không phải là ngoại lệ. Thiên chức “thầy” không mang lại vẻ đẹp cho họ, mà chính là trách nhiệm sống sao cho xứng đáng với trọng trách “người lái đò tri thức”. Vẻ đẹp của họ nằm ở những gì họ để lại sau khi hoàn tất chuyến hành trình - những phẩm chất mà mọi người sẽ còn nhớ mãi: tâm huyết, nhiệt tình, cảm thông, công bằng.

Lịch sử đã chứng minh cho chân lí này. Albert Einstein - nhà khoa học thiên tài người Đức, cha đẻ của “thuyết tương đối”, bộ óc vĩ đại nhất thế kỉ XX, thuở nhỏ từng là một đứa trẻ chậm hiểu với những câu hỏi kì lạ, đã bị đuổi khỏi trường trung học vì chậm tiến. Nhưng mặc cho những lời cười chê, ông kiên cường và nhẫn nại trên con đường tri thức, tự trả lời cho các câu hỏi của mình và rồi vươn tới thành công. Sau thành công, phẩm chất của một nhà bác học không cho phép ông dừng lại, mà tiếp tục làm việc không ngừng để lại cho nhân loại là nền tảng của tương lai. Ông đã cống hiến hết mình vì nhân loại chứ không phải vì chiếc thuyền buồm sang trọng hay ngôi biệt thự mà chính phủ Đức đã hứa hẹn. Sống một cuộc đời bình dị và để lại một di sản vĩ đại - đó là tất cả những gì mà người ta nhớ đến ông với tấm lòng ngưỡng mộ và trân trọng nhất!

Hay gần với chúng ta ngày hôm nay hơn là thủ khoa Đại học Y Hà Nội năm 2012, sẽ làm người ta nhớ mãi bởi trong vóc dáng nhỏ bé gầy guộc là cả một nghị lực phi thường. Sống trong ngôi nhà xập xệ, và sống qua ngày bằng bằng công việc đan lát phụ giúp mẹ, nhưng bạn đã rất chăm chỉ miệt mài phấn đấu. Con người ấy tuy không mang trên mình “bộ lông công” nhưng đã khiến bao nhiều người ngưỡng mộ!

Vẻ đẹp tâm hồn phải từ học vấn mà ra, nhưng đồng thời học vấn phải xuất phát từ cái chân, cái thiện. Trong lịch sử đã có biết bao kẻ sử dụng học vấn để phản bội lại sứ mệnh của nó. Không ai có thể quên được Adolph Hitler - tên Quốc trưởng độc tài người Đức, với khả năng lãnh đạo và trí tuệ siêu phàm lẽ ra y phải đưa nước Đức và người dân Đức đến với tương lai tốt đẹp, huy hoàng; thì lại ban hành lệnh diệt chủng người Do Thái làm cả thế giới bàng hoàng. Hay Pôn Pốt - thủ lĩnh Khơ-me đỏ lại sử dụng tài năng, học thức để thực thi hành động tàn sát đồng bào của mình.

Qua đây, tôi ngộ ra một chân lí, rằng học vấn phải có sự dẫn đường của phẩm hạnh. Và sự chà đạp lên người khác để đạt được chân lí của bản thân không thể gọi là học vấn mà là một sự báng bổ với tri thức nhân loại. Ví như công trình vĩ đại Cửu Trùng Đài - thắng cảnh muôn đời mà khiến lòng người oán hận, cuối cùng đã bị đốt bỏ thành tro tàn, khói đen vô nghĩa.

Vẻ đẹp có muôn vàn sắc độ khác nhau, những hình dáng thanh tân trẻ trung đến một ngày nào đó rồi cũng sẽ phai tàn và trở về với cát bụi, nhưng có một vẻ đẹp mà ta có thể lưu giữ được mãi mãi - đó là vẻ đẹp của học vấn được dẫn đường bằng phẩm hạnh, và vẻ đẹp của phẩm hạnh được soi sáng bởi học vấn.

28 tháng 9 2021

Tham khảo:

Ý chí nghị lực là bệ phóng đưa con người đến với thành công. Nghị lực, ý chí chính là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống của mỗi con người. Hãy nhìn xem, xung quanh ta là nghịch cảnh bủa vây, luôn chực chờ để xô ta ngã. Nhưng có ý chí, nghị lực tay lái vững vàng trước thử thách phong ba. Khó khăn cho ta kinh nghiệm; nghịch cảnh cho ta môi trường để rèn luyện bản lĩnh. Và qua khó khăn đó ý chí nghị lực được hình thành, tôi luyện và trở thành bộ giáp vững chắc để ta hiên ngang giữa cuộc đời. Người có ý chí là người luôn dám đương đầu với mọi thử thách, luôn bền gan vững chí trước mọi sóng lớn gió to. Họ sống mạnh mẽ, cứng cỏi, kiên cường; thất bại không nản, thành công không tự mãn. Nguyễn Ngọc Ký thiếu đi đôi tay nhưng không ngừng nỗ lực để trở thành một người thầy đáng kính, Nick Vujicic sinh ra với tứ chi khiếm khuyết nhưng chưa một lần chịu thua số phận, Bill Gates phá sản trong lần đầu tiên nhưng sau đó lại trở thành tỷ phú bậc nhất của nhân loại… Họ chính là những tấm gương sáng, đem đến cho ta bài học quý báu về giá trị của ý chí, nghị lực và sự quyết tâm. Người có ý chí nghị lực luôn được mọi người yêu quý và trân trọng và họ luôn trở thành niềm tin, điểm tựa, thậm chí là thần tượng để mọi người noi theo. Người có ý chí, nghị lực biết khắc phục hạn chế của bản thân, tìm ra đường đi từ ngõ cụt, biết xuyên thủng màn đêm của khó khăn để bước ra ánh sáng. Bởi thế ý chí nghị lực là sức mạnh vô hạn tận giúp người sở hữu nó chiến thắng tất cả để bước tới thành công. Vậy nhưng, trong xã hội vẫn có một số người có lối sống ỷ lại, sống dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, không ý chí tiến thủ. Thế hệ trẻ hôm nay cần phê phán lối sống này, không ngừng rèn đức luyện tài, nỗ lực bằng tất cả khả năng để có thể vững vàng tiến về phía trước. Hãy luôn nhớ: “Nếu tri thức là sức mạnh giúp ta chiến thắng sự ngu dốt thì ý chí nghị lực lại là vũ khí giúp ta chiến thắng mọi kẻ thù”.

16 tháng 3 2021

Tiếng tu hú gọi bầy là mùa hè đã đến, lùa mùa màng đang tới và trái cây chín muồi, hoàn toàn theo quy luật của tự nhiên, tiếng chim gọi bầy như đang gọi mùa, mang đến sự náo nức, xôn xao trong đất trời và cả trong lòng người. Tiếng tu hú đã mang lại mạch sống của cây cối, mọi cảnh vật dường như đang ở trong thế động, lúa đang chín và trái ngọt dần. Nhà thơ Tố Hữu đã gửi gắm tâm tình của mình vào trong câu thơ, cái động của cảnh vật chính là tài của nhà thơ, gắn với tình yêu thiên nhiên, yêu sự sống và yêu cuộc đời của tác giả. Chỉ với sáu câu thơ đầu bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu đã làm hiện lên một khung cảnh thiên nhiên yên bình đặc trưng của làng quê Việt Nam. Bức tranh thiên nhiên mùa hè trong tâm hồn nhà thơ đã phản ánh khát vọng tự do cháy bỏng của tác giả trong chốn lao tù.

16 tháng 3 2021

Tham khảo nha em:

Trong tiềm thức của con người Việt Nam, tiếng tu hú là tiếng gọi mùa: 'Tu hú kêu, tu hú kêu, hoa phượng nở, hoa gạo đỏ đầy ước mơ hi vọng...". Đó là mùa hạ chói chang ánh nắng và đi cùng với đó là những sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Tiếng tu hú thân quen bất chợt vang vọng gợi lên trong tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi đang sục sôi ước mơ, khát vọng nhưng bị mất tự do ấy bao suy tưởng về một mùa hè ngập tràn màu sắc và niềm vui. Mới hồi tưởng thôi đã đủ cồn cào khao khát lao ra trời cao mà nhảy nhót hát ca. Tác giả đã vẽ lên bức tranh mùa hè sông động và tươi tắn bằng những từ ngữ giản dị, nhưng đầy sức gợi hình, gợi cảm. Nếu không có niềm gắn bó tha thiết với cuộc đời, không có niềm khao khát tự do mãnh liệt, không có một tâm hồn tinh tế nhạy cảm và một trí tưởng tượng vô cùng phong phú thì nhà thơ không thế viết được những câu thơ tuyệt vời đến thế... Một tiếng chim thôi cũng gợi trong tâm tưởng nhà thơ cả một trời thương nhớ về những mùa hè nồng nàn của quê hương. Những âm thanh rạo rực và hình ảnh tươi đẹp, tràn đầy sức sống của mùa hè nối nhau hiện lên trong tâm trí của tác giả. Phải yêu thương quê hương đến độ nào tác giả mới có thể đưa ra được những cảm nhận như vậy . Đó chỉ là một chút cảm xúc có trong nhất thời hay là tình cảm đúc kết từ quãng thời gian gắn bó đầy sâu nặng? Đó là cảm xúc đã chín muồi của con người  tha thiết yêu cuộc sống, gắn bó máu thịt với quê hương thì mới có nỗi nhức nhối không nguôi đến như thế!

 
16 tháng 3 2021

Đoạn thơ là những dòng tâm trạng uất ức, bực dọc, tức tối vì cuộc sống ngột ngạt của nhà tù  từ khao khát được tự do của người chiến sĩ trong cảnh tù đày. Ôi! hè đến rộn ràng qua khung cửa sắt làm rộn lên trong trái tim người chiến sĩ những khao khát bùng cháy của người chiên sĩ. Trong nơi ngục tù tối tăm, ngột ngạt, gò bò, và không có tự do ấy, chim tu hú cất lên ngoài khung cửa sắt như đánh thức không gian phá bỏ sự im lặng tối tăm nơi ngục tù thôi thúc người chiến sĩ:” đạp tan phòng” để lấy lại tự do cho bản thân mình. Câu thơ "Ngột làm sao // chết uất thôi" với cách ngắt nhịp 3/3, cảm xúc như nén xuống bỗng trào lên thể hiện một ý chí bất khuất. Quyết sống vì tự do! Quyết chết vì tự do! Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú "gọi bầy", khép lại bài thơ là tiếng chim tu hú ''ngoài trời cứ kêu" như là nỗi khao khát, khắc khoải nhớ thương, mong muốn cháy bỏng được tự do để có thể cống hiến. Qua đoạn thơ ngắn mà tác giả đã khắc họa được tâm trạng và nỗi niềm khao khát tự do, khao khát công hiến, được chiến của người chiến sĩ Cách Mạng bị bắt giam ngục tù.

câu cảm thán: Ôi! 

16 tháng 3 2021

Tham khảo nha em:

Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi! Người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc, nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú".

5 tháng 3 2023

Gợi ý cho em các ý để em viết: 

Mở bài: Giới thiệu về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Khi con tu hú 

Giới thiệu về vấn đề cần nói tới (6 câu đầu bài thơ) 

Thân bài: 

Nêu lên dấu hiệu của mùa hè: 

+ Chim tu hú: Kéo từng đàn đến, đậu trên các cành cây 

+ Lúa chiêm chín: Cánh đồng lúa chín đang chờ thu hoạch sau nhiều ngày chờ đợi 

+ Trái cây: Vào vụ, trái cây chín đỏ các cành và có hương vị ngọt ngào, dấu hiệu đặc trưng của mùa hè 

+ Vườn râm: Những chú ve đang tạo thành một dàn đồng ca mùa hạ trên các tán cây 

+ Bắp: Được phơi vàng cả sân như ánh nắng 

+ Trời: Quang đãng, trong xanh, mang cảm giác bình yên thoải mái 

+ Diều sáo: Mùa hè là mùa các bạn nhỏ được nghỉ học ở nhà đi thả diều  

Cảm nhận của em về bức tranh mùa hạ trong đoạn thơ:  

Tác giả đã cảm nhận mùa hè một cách chi tiết, tinh tế với những dấu hiệu đặc trưng và tinh thần yêu tự do, thoải mái.  

Kết bài. 

Bày tỏ suy nghĩ của em về đoạn thơ. 

Câu nghi vấn gợi ý: Phải chăng cảnh quan bên ngoài đang trái ngược hoàn toàn với cảnh quan bên ngoài?

_mingnguuyet.hoc24_ 

25 tháng 3 2022

Mong mọi người giúp em với ạ!! P/S: chỉ cần làm dàn ý, hoặc gạch ý thôi ạCảm nhận 8 câu thơ đầu bài Nhớ rừng

6 tháng 4 2021

Cậu tham khảo nhé !Đây là bài thơ tứ tuyệt của Bác. Tuy giản dị mà cũng thật hàm súc.Bác làm bài thơ này khi đang ở trong tù. Trong hoàn cảnh ngục tù khó khăn như thế, người vẫn tỏ rõ tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của mình. Phân tích thơ:
_Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
==>Trong tù không rượu cũng không hoa
Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?
Rõ ràng, ở hai câu thơ đầu, Bác nêu ra sự thiếu thốn khi ở trong tù, nhưng không phải để than thở mà để bắt đầu nền tảng cho câu thơ thứ hai. Câu thứ hai thể hiện nên sự bối rối, khó xử của người tù trong hoàn cảnh "không rượu cũng không hoa", sự bồn chồn trước cảnh đẹp của đêm trăng==> Người vẫn có sự rung động mãnh liệt trước đêm trăng.
_Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
==>Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,
Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.
Trong hai câu này, các từ: nhân_thi gia; song,nguyệt_minh nguyệt được sắp xếp ở các vị trí đối nhau khiến cho câu thơ nhịp nhàng, cân đối, thể hiện được sự gắn bó "thân thiết" giữa nhà thơ và vầng trăng. Hình ảnh "trăng" ở câu thơ này được tác giả khắc hoạ một cách triều mến, như một người bạn lâu năm, tri ân tri kỉ, luôn cùng Bác ở bất cứ đâu, dù trong cảnh ngục tù khốn khó.