K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 4 2017

Ở điều kiện bình thường, một số vi sinh vật thường không gây bệnh, nhưng khi cơ thể yếu, khả năng miễn dịch bị suy giảm thì chúng trở thành gây bệnh, bệnh do vi sinh vật gây ra gọi là bệnh cơ hội. Vi
sinh vật gây bệnh gọi là vi sinh vật cơ hội.

22 tháng 4 2017

– Một số vi sinh vật ở điều kiện bình thường thì không gây bệnh nhưng khi cơ thể bị suy yếu hoặc hệ thống miễn dịch bị suy giảm thì chúng lại trở thành tác nhân gây bệnh. Những vi sinh vật đó được gọi là vi sinh vật cơ hội, bệnh do chúng gây ra gọi là bệnh cơ hội.
– Hiện nay nhiễm HIV/AIDS được coi là bệnh đại dịch toàn cầu, AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Tuy nhiên, người bị nhiễm HIV không phải bị chết vì virut HIV mà do các bệnh cơ hội khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm.

19 tháng 8 2018

   - Ở điều kiện bình thường, một số vi sinh vật thường không thể gây bệnh.

   - Khi cơ thể yếu, khả năng miễn dịch bị suy giảm thì các vi sinh vật này sẽ gây bệnh. Bệnh này gọi là bệnh cơ hội. Vi sinh vật gây bệnh gọi là vi sinh vật cơ hội.

4 tháng 6 2016

- Kháng nguyên: là chất lạ khi vào cơ thể có khả năng kích thích cơ thể tổng hợp chất đáp ứng miễn dịch (tức là hình thành kháng thể). Kháng nguyên có thể là chất lạ như protein lạ, chất độc thực vật, chất độc động vật (nọc rắn, nọc ong), các loại enzim, các chất có trọng lượng phân tử lớn hơn 10000 Dal, các cơ quan tử của tế bào.

- Kháng thể: Là các globulin trong máu người và động vật có khả năng liên kết đặc hiệu với kháng nguyên đã kích thích sinh ra nó. Mỗi loại tế bào limpho chỉ sản xuất ra một loại kháng thể.

- Vì cơ thể có hệ miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu. Chỉ khi nào hệ thống miễn dịch này bị suy giảm lúc đó cơ thể mới mắc bệnh

4 tháng 6 2016

- Kháng nguyên là một yếu tố lạ mà khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây nên sự phản ứng để chống lại - những phản ứng đó được gọi là "sự đáp ứng miễn dịch" để tự bảo vệ. Ví dụ như Vi khuẩn gây bệnh, Virus gây bệnh, Độc tố của Vi khuẩn hoặc Vi nấm ...là những kháng nguyên đồng thời là mầm bệnh 
- Kháng thể là một yếu tố dịch thể được hình thành trong máu người sau khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên, có tác dụng chống lại kháng nguyên, làm mất khả năng gây bệnh của chúng - do vậy cơ thể nào có khả năng hình thành kháng thể càng mạnh thì khả năng miễn dịch chóng lại các bệnh nhiễm khuẩn càng cao . Tiêm Vac xin chính là biện pháp chủ động đưa Kháng nguyên (đã xử lý để không còn khả năng gây bệnh nhưng vẫn còn khả năng kích thích miễn dịch) vào cơ thể để giúp cơ thể tạo ra kháng thể phòng vệ , ngăn chặn sự gây nhiễm của VI khuẩn và Virus

Xung quanh và trên cơ thể chúng ta có rất nhiều vi sinh vật gây bệnh mà chúng ta không bị mắc bệnh:

- Do cơ thể có cơ chế bảo vệ cơ thể đa lớp, giúp cơ thể ngăn ngừa được hầu hết các kháng nguyên gây hại thông thường. 
- Khi một kháng nguyên vào được trong cơ thể, các bạch cầu và đại thực bào sẽ nuốt trửng chúng. 
Kháng nguyên nào thoát được cửa ải thứ nhất này sẽ bị các tế bào tiết kháng thể chữ Y vô hiệu hóa các kháng nguyên. 
- Kháng nguyên nào lại tiếp tục thoát ra, gây đầu độc một tế bào nào đó, lúc đó tế bào lympho T sẽ truyền protein đặc hiệu, gây tiêu diệt tế bào nhiễm bệnh. 

Do hệ thống phòng thủ lợi hại thế, nên hầu như không có giặc kháng nguyên nào xâm nhập và gây hại được cho cơ thể.

22 tháng 10 2017

Đáp án D

Các bệnh/hội chứng di truyền do đột biến gen gây ra là: (1) (4)

Đáp án D

3, 5 là do đột biến NST

2 chưa có nguyên nhân rõ ràng

5 tháng 7 2019

Đáp án D

Các bệnh/hội chứng di truyền do đột biến gen gây ra là: (1) (4)

Đáp án D

3, 5 là do đột biến NST

2 chưa có nguyên nhân rõ ràng

27 tháng 1 2018

Đáp án D

Các bệnh/hội chứng di truyền do đột biến gen gây ra là: (1) (4)

Đáp án D

3, 5 là do đột biến NST

2 chưa có nguyên nhân rõ ràng

22 tháng 4 2017

Bệnh truyền nhiễm

- Khái niệm: Là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.

vi sinh vật có thể lan truyền qua các con đường :

a. Truyền ngang:

- Qua đường hô hấp: sol khí bắn ra hoặc do hắt hơi.

- Qua đường tiêu hóa: vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống bị nhiễm.

- Qua tiếp xúc trực tiếp: qua vết thương, quan hệ tình dục, qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt…

- Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt.

b. Truyền dọc:

- Là phương thức truyền từ mẹ sang con qua nhau thai, khi sinh nở hay qua sữa mẹ.

22 tháng 4 2017

- Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây từ người này sang người khác. Tác nhân gây bệnh rất đa dạng có thể là vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh hoặc virut...
- Tùy theo tác nhân gây bệnh mà có thể lan truyền theo các con đường khác nhau, có thể lan truyền theo 2 con đường:
+ Truyền ngang:
• Qua sol khí (các giọt keo nhỏ nhiễm vi sinh vật bay trong không khí bắn ra khi ho hoặc hắt hơi.
• Qua đường phân - miệng: Vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống bị nhiễm.
• Qua tiếp xúc trực tiếp: Qua vết thương, qua quan hệ tình dục, hôn nhau hay qua đồ dùng hằng ngày...
• Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt.
+ Truyền dọc.
Truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai, nhiễm khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ.

Câu 18: Chỉ nên sử dụng kháng sinh khi nào?A.   Khi cơ thể nhiễm bệnh do virusB.   Khi cơ thể nhiễm bệnh do vi khuẩnC.   Khi cơ thể khoẻ mạnhD.   Khi cơ thể khỏi bệnhCâu 19 : Vi khuẩn là:A.   Nhóm sinh vật có nhân sơ và kích thước hiển viB.   Nhóm sinh vật có nhân thực và kích thước hiển viC.   Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào và kích thước hiển viD.   Nhóm sinh vật nhân thực và có kích thước hiển viCâu 20: Bệnh...
Đọc tiếp

Câu 18: Chỉ nên sử dụng kháng sinh khi nào?

A.   Khi cơ thể nhiễm bệnh do virus

B.   Khi cơ thể nhiễm bệnh do vi khuẩn

C.   Khi cơ thể khoẻ mạnh

D.   Khi cơ thể khỏi bệnh

Câu 19 : Vi khuẩn là:

A.   Nhóm sinh vật có nhân sơ và kích thước hiển vi

B.   Nhóm sinh vật có nhân thực và kích thước hiển vi

C.   Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào và kích thước hiển vi

D.   Nhóm sinh vật nhân thực và có kích thước hiển vi

Câu 20: Bệnh nào sau đây không phải do vi khuẩn gây nên?

A.   Bệnh vàng da

B.   Bệnh lao

C.   Bệnh tả

D.   Bệnh thuỷ đậu

Câu 21: Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh cho người nhiễm khuẩn là:

1.     Chỉ sử dụng kháng sinh khi bị bệnh nhiễm khuẩn

2.     Lựa chọn đúng kháng sinh

3.     Dùng đúng liều, đúng cách phù hợp với thể trạng từng người

4.     Sử dụng đủ thời gian

5.     Dùng kháng sinh cho mọi trường hợp nhiễm khuẩn

Hãy chọn đáp án đúng nhất

A.   1,2,3,4,5

B.   1,2,5

C.   2,3,4,5

D.   1,2,3,4

Câu 22: Nhóm bệnh nào sau đây do virus gây ra?

A.   Viêm gan B, AIDS, Sởi, Cúm

B.   Tả, sởi, viêm gan A, bại liệt

C.   Quai bị, lao phổi, dại, sốt xuất huyết

D.   Thuỷ đậu, viêm da, zona, phong

Câu 23: Đâu là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh do virus?

A.   Có chế độ dinh dưỡng tốt để tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ môi trường sinh thái cân bằng và trong sạch

B.   Thường xuyên tập thể dục và sinh hoạt điều độ

C.   Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác

D.   Tiêm vaccin đúng thời điểm

Câu 24: Tại sao bác sĩ đề nghị mọi người nên tiêm ngừa cúm mỗi năm?

A.   Virus nhân lên nhanh chóng theo thời gian

B.   Virus cúm có nhiều chủng thay đổi theo các năm

C.   Vaccin được cơ thể hấp thu hết sau một năm

D.   Vaccin ngày càng mạnh theo thời gian

Câu 25: Để có thể gây bệnh các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm phải đảm bảo các điều kiện nào sau đây?

A.   Số lượng phải đủ lớn

B.   Đủ độc lực

C.   Con đường lây nhiễm phải phù hợp

D.   Cả A,B,C đúng

Câu 26: Virus gây bệnh ………………vào cơ thể tới thần kinh trung ương theo dây thần kinh ngoại biên của cơ thể

A.   HIV

B.   Dại

C.   Đậu mùa

D.   Sởi

Câu 27:Bệnh nào sau đây do virus gây nên lây nhiễm qua côn trùng rồi truyền sang người?

A.   Bệnh dại

B.   Bệnh AIDS

C.   Bệnh sốt xuất huyết

D.   Covid 19

Câu 28: Bệnh nào sau đây do virus gây nên lây nhiễm qua vết cắn hay cào của  chó  và mèo rồi truyền sang người?

A.   Bệnh dại

B.   Bệnh AIDS

C.   Bệnh sốt xuất huyết

D.   Bệnh covid 19

Câu 29: Bệnh cúm lây truyền qua con đường nào sau đây?

A.   Tiêu hoá

B.   Hô hấp

C.   Mẹ truyền sang con

D.   Máu

Câu 30: Vì sao virus là dạng sống đặc biệt?

A.   Chưa có cấu tạo TB, có lối sống kí sinh bắt buộc chỉ nhân lên được trong TB vật chủ, khi ra khỏi vật chủ virus tồn tại như một vật không sống

B.   Vì virus có cấu tạo đơn giản

C.   Virus có khả năng nhân lên trong TB vật chủ

D.   Virus có gai glicoprotein

Câu 31:Vi sao virus phải sống kí sinh bắt buộc

A.   Vì có kích thước hiển vi

B.   Vì chưa có cấu tạo TB

C.   Vì có dạng hình khối

D.   Vì chúng có gai glicoprotein

Câu 32: Khi virus khí sinh ở vi khuẩn gọi là

A.   Vi khuẩn lai

B.   Virus lai

C.   Vi khuẩn cổ

D.   Thực khuẩn thể

Câu 33: Ở người mô biểu bì ở da có chức năng:

A.   Co dãn tạo nên sự vận động

B.   Phản ứng với các kích thích tác động từ bên ngoài hay bên trong đến cơ thể

C.   Bao bọc và bảo vệ cơ thể

D.   Nâng đỡ và liên kết các cơ quan

Câu 34: Vì các hệ cơ quan trong cơ thể phối hợp với nhau để thực hiện đầy đủ các quá trình cơ bản của cơ thể sống nên nếu một cơ quan bị tổn thương thì

A.  Các cơ quan khác không ảnh hưởng gì

B.   Các cơ quan khác vẫn hoạt động hiệu quả

C.   Các cơ quan khác ngừng hoạ động

D.  Các cơ quan còn lại bị ảnh hưởng

Câu 35: Thân cây có vai trò gì?

A.  Hút nước và muối khoáng

B.   Nâng đỡ thân cây và vận chuyển các chất dinh dưỡng

C.   Tổng hợp chất dinh dưỡng

D.  Tạo quả và hạt

Câu 36: Lá cây có vai trò gì?

A.  Hút nước và muối khoáng

B.   Nâng đỡ thân cây và vận chuyển các chất dinh dưỡng

C.   Tổng hợp chất dinh dưỡng

D.  Tạo quả và hạt

Câu 37: Hoa ở thực vật có vai trò gì?

A.  Hút nước và muối khoáng

B.   Nâng đỡ thân cây và vận chuyển các chất dinh dưỡng

C.   Tổng hợp các chất hữu cơ

D.  Tạo quả và hạt

Câu 38:Vì sao thân cây có thể vận chuyển các chất?

   A.Vì thân cây nối với rễ cây nên rễ hút nước và muối khoáng sẽ theo đó vận chuyển lên

   B. Vì thân cây thẳng đứng lên nước và muối khoáng sẽ dẫn từ rễ len lá

   C. Vì lá tạo ra một sức hút giúp kéo nước từ rễ lên thân

   D. Trong thân có mô mạch rây và mô mạch gỗ nên nước và muối khoáng theo mô mạch gỗ, các chất hữu cơ sẽ vận chuyển theo mô mạch rây

Câu 39: Đặc điểm nào giúp em phân biệt được tế bào động vật với thực vật?

A.  Nhân tế bào

B.   Chất tế bào

C.   Vách tế bào

D.  Không bào

Câu 40: Sự sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì?

A.  Giúp cơ thể sinh vật thay thế các tế bào chết,tế bào hỏng và bị tổn thương

B.   Giúp cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển

C.   Giúp tế bào gia tăng kích thước

D.  Cả A,B đúng

Câu 41: Mỗi tế bào thực vật gồm những thành phần cơ bản nào sau đây?

A.  Vách tế bào, màng tế bào, chất tế bào, nhân

B.   Màng tế bào, nhân, chất tế bào

C.   Lục lạp, lưới nội chất, nhân

D.  Bộ máy gongi, lưới nội chất, không bào

Câu 42: Sự lớn lên của sinh vật đa bào có gì khác so với sự lớn lên của sinh vật đơn bào?

A.  Hầu hết các sinh vật đa bào lớn lên nhờ sự gia tăng về kích thước và số lượng tế bào trong cơ thể trong khi đó sinh vật đơn bào lớn lên chỉ nhờ vào sự tăng lên kích thước của tế bào

B.   Cả sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào lớn lên nhờ vào tế bào trao đổi chất

C.   Cả sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào lớn lên nhờ vào sự gia tăng kích thước của  tế bào

D.  Cả sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào lớn lên nhờ vào sự gia tăng số lượng tế bào

Câu 43: Màng nhân là cấu trúc không có ở nhóm sinh vật nào sau đây?

A.  Cây bưởi

B.   Con chuột

C.   Vi khuẩn

D.  Con người

2
21 tháng 12 2021

bn ơi chia ra điiii..dài qué...

21 tháng 12 2021

B

C

A