K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 4 2017

Ở điều kiện bình thường, một số vi sinh vật thường không gây bệnh, nhưng khi cơ thể yếu, khả năng miễn dịch bị suy giảm thì chúng trở thành gây bệnh, bệnh do vi sinh vật gây ra gọi là bệnh cơ hội. Vi
sinh vật gây bệnh gọi là vi sinh vật cơ hội.

22 tháng 4 2017

– Một số vi sinh vật ở điều kiện bình thường thì không gây bệnh nhưng khi cơ thể bị suy yếu hoặc hệ thống miễn dịch bị suy giảm thì chúng lại trở thành tác nhân gây bệnh. Những vi sinh vật đó được gọi là vi sinh vật cơ hội, bệnh do chúng gây ra gọi là bệnh cơ hội.
– Hiện nay nhiễm HIV/AIDS được coi là bệnh đại dịch toàn cầu, AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Tuy nhiên, người bị nhiễm HIV không phải bị chết vì virut HIV mà do các bệnh cơ hội khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm.

19 tháng 8 2018

   - Ở điều kiện bình thường, một số vi sinh vật thường không thể gây bệnh.

   - Khi cơ thể yếu, khả năng miễn dịch bị suy giảm thì các vi sinh vật này sẽ gây bệnh. Bệnh này gọi là bệnh cơ hội. Vi sinh vật gây bệnh gọi là vi sinh vật cơ hội.

4 tháng 6 2016

- Kháng nguyên: là chất lạ khi vào cơ thể có khả năng kích thích cơ thể tổng hợp chất đáp ứng miễn dịch (tức là hình thành kháng thể). Kháng nguyên có thể là chất lạ như protein lạ, chất độc thực vật, chất độc động vật (nọc rắn, nọc ong), các loại enzim, các chất có trọng lượng phân tử lớn hơn 10000 Dal, các cơ quan tử của tế bào.

- Kháng thể: Là các globulin trong máu người và động vật có khả năng liên kết đặc hiệu với kháng nguyên đã kích thích sinh ra nó. Mỗi loại tế bào limpho chỉ sản xuất ra một loại kháng thể.

- Vì cơ thể có hệ miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu. Chỉ khi nào hệ thống miễn dịch này bị suy giảm lúc đó cơ thể mới mắc bệnh

4 tháng 6 2016

- Kháng nguyên là một yếu tố lạ mà khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây nên sự phản ứng để chống lại - những phản ứng đó được gọi là "sự đáp ứng miễn dịch" để tự bảo vệ. Ví dụ như Vi khuẩn gây bệnh, Virus gây bệnh, Độc tố của Vi khuẩn hoặc Vi nấm ...là những kháng nguyên đồng thời là mầm bệnh 
- Kháng thể là một yếu tố dịch thể được hình thành trong máu người sau khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên, có tác dụng chống lại kháng nguyên, làm mất khả năng gây bệnh của chúng - do vậy cơ thể nào có khả năng hình thành kháng thể càng mạnh thì khả năng miễn dịch chóng lại các bệnh nhiễm khuẩn càng cao . Tiêm Vac xin chính là biện pháp chủ động đưa Kháng nguyên (đã xử lý để không còn khả năng gây bệnh nhưng vẫn còn khả năng kích thích miễn dịch) vào cơ thể để giúp cơ thể tạo ra kháng thể phòng vệ , ngăn chặn sự gây nhiễm của VI khuẩn và Virus

Xung quanh và trên cơ thể chúng ta có rất nhiều vi sinh vật gây bệnh mà chúng ta không bị mắc bệnh:

- Do cơ thể có cơ chế bảo vệ cơ thể đa lớp, giúp cơ thể ngăn ngừa được hầu hết các kháng nguyên gây hại thông thường. 
- Khi một kháng nguyên vào được trong cơ thể, các bạch cầu và đại thực bào sẽ nuốt trửng chúng. 
Kháng nguyên nào thoát được cửa ải thứ nhất này sẽ bị các tế bào tiết kháng thể chữ Y vô hiệu hóa các kháng nguyên. 
- Kháng nguyên nào lại tiếp tục thoát ra, gây đầu độc một tế bào nào đó, lúc đó tế bào lympho T sẽ truyền protein đặc hiệu, gây tiêu diệt tế bào nhiễm bệnh. 

Do hệ thống phòng thủ lợi hại thế, nên hầu như không có giặc kháng nguyên nào xâm nhập và gây hại được cho cơ thể.

22 tháng 4 2017

Bệnh truyền nhiễm

- Khái niệm: Là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.

vi sinh vật có thể lan truyền qua các con đường :

a. Truyền ngang:

- Qua đường hô hấp: sol khí bắn ra hoặc do hắt hơi.

- Qua đường tiêu hóa: vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống bị nhiễm.

- Qua tiếp xúc trực tiếp: qua vết thương, quan hệ tình dục, qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt…

- Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt.

b. Truyền dọc:

- Là phương thức truyền từ mẹ sang con qua nhau thai, khi sinh nở hay qua sữa mẹ.

22 tháng 4 2017

- Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây từ người này sang người khác. Tác nhân gây bệnh rất đa dạng có thể là vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh hoặc virut...
- Tùy theo tác nhân gây bệnh mà có thể lan truyền theo các con đường khác nhau, có thể lan truyền theo 2 con đường:
+ Truyền ngang:
• Qua sol khí (các giọt keo nhỏ nhiễm vi sinh vật bay trong không khí bắn ra khi ho hoặc hắt hơi.
• Qua đường phân - miệng: Vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống bị nhiễm.
• Qua tiếp xúc trực tiếp: Qua vết thương, qua quan hệ tình dục, hôn nhau hay qua đồ dùng hằng ngày...
• Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt.
+ Truyền dọc.
Truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai, nhiễm khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ.

23 tháng 1 2018

Đáp án D

8 tháng 4 2019

 + Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây từ cá thể này sang cá thể khác.

 + Tùy theo tác nhân gây bệnh mà có thể lan truyền theo các con đường khác nhau, có thể lan truyền theo các con đường:

   - Lây qua đường tiêu hóa: qua thức ăn, nước uống,…

   - Lây qua đường hô hấp: vi sinh vật gây bệnh lơ lửng trong không khí, đi vào cơ thể qua hô hấp.

   - Lây qua đường sinh dục: quan hệ tình dục không an toàn.

   - Qua các vết xước ở da, niêm mạc: vi sinh vật gây bệnh thông qua các vết xước để vào cơ thể.

12 tháng 6 2019

Ở điều kiện bình thường, những vi sinh vật này không có khả năng gây bệnh cho cơ thể. Nhưng khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, chúng lại tấn công cơ thể khiến cơ thể mắc một số bệnh mà thông thường có thể kháng lại được. Những vi sinh vật này được gọi là vi sinh vật cơ hội.

Đáp án C

28 tháng 11 2019

Lời giải:

Đặc điểm chung ở tất cả các loại vi khuẩn (sinh vật nhân sơ)

- Chưa có nhân chính thức

- Cơ thể chỉ có một tế bào.

- Kích thước nhỏ (1/10 kích thước tế bào nhân thực). Tế bào sinh trưởng nhanh, khả năng phân chia mạnh, số lượng tế bào tăng nhanh.

Đáp án cần chọn là: B

1. Vì sao nói AIDS là nguy hiểm, không có vacxin và thuốc trị? 

Căn bệnh này có nguồn gốc là do virut có vật chất di truyền là ARN ; phân tử ARN có khả năng phiên mã ngược thành ADN sau đó ADN này cài xen vào ADN của người . Vì vật mà đến hiện tại thì căn bệnh HIV này vẫn chưa thể điều trị tận gốc được mà vẫn chỉ sử dụng thuốc để duy trì sự sống con người .

2 Biện pháp phòng chống virut?

Muốn tránh bệnh do virus cần tiêm vaccine, kiểm soát vật trung gian (muỗi, ve, bét…) giữ môi trường sống và vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cách li và có biện pháp phòng tránh khi phát hiện ổ dịch.

3. So sánh miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu?

Giống nhau

Cả hai loại miễn dịch đều nằm trong nhóm phản ứng miễn dịch của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nhiệm vụ của cả hai đều bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh và các tế bào bạch cầu liên quan đến cả hai.

Khác nhau

Có rất nhiều điểm khác nhau ở cả hai loại miễn dịch trên như:

- Tính đặc hiệu:

Miễn dịch đặc hiệu: Là miễn dịch hình thành để đáp lại sự xâm nhập của một kháng nguyên cụ thể.

Miễn dịch không đặc hiệu: Là sự bảo vệ ngay lập tức của hệ thống miễn dịch không cần tiếp xúc với kháng nguyên trước đó.

Thành phần khác nhau của hai loại miễn dịch:

Miễn dịch đặc hiệu: Miễn dịch qua trung gian tế bào và tế bào là các thành phần của phản ứng miễn dịch đặc hiệu.

Miễn dịch không đặc hiệu: Hàng rào vật lý, hóa học, thực bào, histamin, phản ứng viêm, sốt, … là các thành phần của phản ứng miễn dịch không đặc hiệu.

- Khả năng ghi nhớ:

Miễn dịch đặc hiệu: Miễn dịch đặc hiệu tạo ra một bộ nhớ miễn dịch, tức là khi kháng nguyên đã xâm nhập một lần, nó sẽ ghi nhớ kháng nguyên này và cách thức chống lại nó ở những lần xâm nhập tiếp theo.

Miễn dịch không đặc hiệu: Miễn dịch không đặc hiệu thì không tạo ra bộ nhớ miễn dịch.

- Thời gian đáp ứng:

Miễn dịch đặc hiệu: Phản ứng miễn dịch đặc hiệu xảy ra đáp ứng gần như tức thì.

Miễn dịch không đặc hiệu: Phản ứng miễn dịch không đặc hiệu cần thời gian để xảy ra đáp ứng.

- Tính hiệu quả:

Miễn dịch đặc hiệu: đáp ứng miễn dịch đặc hiệu có hiệu quả hơn.

Miễn dịch không đặc hiệu: đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu ít hiệu quả hơn đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.

4. Tại sao xung quanh chúng ta và cơ thể chúng ta có nhiều sinh vật gây bệnh nhưng không gây bệnh?

Vì cơ thể chúng ta có hệ thống miễn dịch, gồm có:

- Miễn dịch không đặc hiệu: Da, nước mắt, nước bọt, nhung bao, chất nhầy có vai trò ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật; bạch cầu, dịch phá hủy có tác dụng tiêu diệt vi sinh vật xâm nhập.

- Miễn dịch đặc hiệu: Miễn dịch dịch thể (tạo kháng thể chống lại các kháng nguyên tương ứng) và miễn dịch tế bào (nhờ tế bào T độc diệt các mầm bệnh).



 

22 tháng 3 2023

- Tác dụng của kháng sinh trong việc điều trị các bệnh do vi sinh vật gây ra: tiêu diệt hoặc kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn, từ đó giảm đáp ứng viêm gây ra bởi vi khuẩn.

    - Hiện tượng kháng kháng sinh là hiện tượng xảy ra khi mầm bệnh hay vi khuẩn có khả năng tạo ra cách chống lại thuốc kháng sinh làm cho kháng sinh không thể tiêu diệt hoặc ngăn chặn được sự phát triển của chúng.

=> Nguyên nhân: do việc sử dụng thuốc kháng sinh không đúng theo chỉ định của bác sĩ hoặc do bệnh nhân tự ý dùng thuốc. Ngoài ra con người có thể bị lây vi khuẩn kháng thuốc từ các động vật thông qua tiếp xúc, giết mổ,...

=> Tác hại: Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh làm cho việc điều trị bệnh nhiễm khuẩn trở nên khó khăn, bệnh có thể diễn biến nặng hơn, phức tạp hơn rất nhiều, bệnh nhân mất rất nhiều thời gian để bình phục sức khỏe, có nguy cơ tái phát nhiều lần và gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, thậm chí không thể điều trị được. Nhiễm khuẩn do vi khuẩn đề kháng buộc bác sĩ phải sử dụng thuốc kháng sinh thay thế, phương pháp phức tạp hơn, thường có độc tính cao hơn dẫn đến thời gian nằm viện kéo dài và gây ra tốn kém chi phí y tế. Đặc biệt, nếu bạn không tìm được phương pháp, loại thuốc điều trị hiệu quả, bệnh sẽ diễn biến phức tạp và đe dọa trực tiếp tới tính mạng.