K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉthấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôikhông ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đaucủa...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôi
không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau
của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn
nghĩ tới ai được nữa. Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích
kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy nên chỉ buồn chứ không nỡ giận.”
Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về nhân vật ông giáo?
A. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.
B. Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.
C. Thương hại đối với lão Hạc và những con người như lão Hạc.
D. Có cái nhìn hẹp hòi với con người và cuộc sống nói chung.
Câu 2. Câu văn: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương....” sử
dụng phép tu từ nào?
A. Liệt kê B. So sánh C. Ẩn dụ D. Nhân hóa
Câu 3. Những từ in đậm trong câu văn trên được xếp vào trường từ vựng nào?
A. Trí tuệ của con người
B. Tính cách của con người
C. Tình cảm của con người
D. Năng lực của con người
Câu 4. Nội dung chính của đoạn văn sau là gì?
“Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết.... Một con
người như thế ấy!.... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!.... Một người nhịn ăn để
tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng.... Con người đáng
kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một
thêm đáng buồn....”
A. Sự trách cứ lão Hạc của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
B. Sự mâu thuẫn trong việc làm và lời nói của lão Hạc.
C. Sự tha hóa trong nhân cách của lão Hạc.
D. Sự ngỡ ngàng và chua chát của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
Câu 5. Dấu chấm lửng được sử dụng nhiều lần trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
A. Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng, đau đớn trong lòng ông giáo.
B. Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết.

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 6. Nhận định nào sau đây nói đầy đủ nhất dụng ý của tác giả khi viết về cái đói và
miếng ăn trong truyện “Lão Hạc”.
A. Cái đói và miếng ăn là một sự thật bi thảm, ám ảnh nhân dân ta suốt một thời gian
dài.
B. Cái đói và miếng ăn là một thử thách để phân hóa tính cách và phẩm giá của con
người.
C. Cái đói và miếng ăn có nguy cơ làm cho nhân tính của con người bị tha hóa và
biến chất.
D. Cả ba ý kiến trên đều đúng.
Câu 7. Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì?
A. Để cầu khiến
B. Để khẳng định hoặc phủ định
C. Để biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 8. Câu nghi vấn nào dưới đây không được dùng để hỏi?
A. Thế bây giờ làm thế nào? Mợ tôi biết thì chết.
B. Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình?
C.Tại sao anh ta lại không tiễn mình ra tận xe nhỉ?
D. Cậu muốn tụi mình chơi lại trò chơi ngày hôm qua hả?
Câu 9. Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì?
“Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một
cái gì khác đâu?”
A. Khẳng định
B. Đe dọa
C. Hỏi
D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu 10. Câu văn “Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ
che lấp mất” thuộc kiểu câu nào xét về cấu tạo
A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu mở rộng thành phần D. Câu rút gọn.

0
21 tháng 5 2017

a, Việc sắp xếp cụm từ "ý vua cha" lên đầu câu với mục đích liên kết chặt chẽ giữa phần câu 1 với câu hai về mặt hình thức, tạo ra sự mạch lạc trong diễn đạt.

    b, Việc xếp " Con người Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào" được dẫn lên đầu câu nhằm nhấn mạnh vào vấn đề, nội dung chính mang tính bao quát trong câu.

a) Các từ ngữ in đậm có tác dụng liên kết câu.

b) Các từ ngừ in đậm có tác dụng nhấn mạnh đề tài của câu nói.

28 tháng 7 2019

Chọn đáp án: B

13 tháng 2 2018

- Nỗi bất lực của người cha : tuổi cao, sức yếu, lỡ sa cơ, thân tàn

- Nhắc sự nghiệp của tổ tông: vì nước gian lao

-> Đặt niềm tin và khích lệ ý chí trả nợ nước, báo thù nhà của đứa con. Người cha giao trọng trách gánh vác cho đứa con.

Nghị luận quà tặng cuộc sống. Lập dàn ý. làm ơn cần gấpi sản của chaK hi còn trẻ, AI vừa là một nghệ sĩ vừa là thợ gốm. Anh từng có một gia đình thật hạnh phúc với người vợ thân yêu và hai cậu con trai. Một đêm nọ, con trai lớn của anh đau bụng dữ dội. AI và vợ cứ nghĩ đó là con đau bình thường của trẻ con nên không quan tâm nhiều cho lắm. Nhưng ngay đêm hôm ấy, cơn đau ruột...
Đọc tiếp

Nghị luận quà tặng cuộc sống. Lập dàn ý. làm ơn cần gấp

i sản của cha

K hi còn trẻ, AI vừa là một nghệ sĩ vừa là thợ gốm. Anh từng có một gia đình thật hạnh phúc với người vợ thân yêu và hai cậu con trai. Một đêm nọ, con trai lớn của anh đau bụng dữ dội. AI và vợ cứ nghĩ đó là con đau bình thường của trẻ con nên không quan tâm nhiều cho lắm. Nhưng ngay đêm hôm ấy, cơn đau ruột thừa cấp tính đã cướp của AI đứa con yêu quý.

Anh đau đớn vô cùng vì biết rằng mình đã có thể cứu con thoát khỏi cái chết nếu như anh quan tâm hơn một chút và sớm phát hiện ra những tình huống nguy hiểm đang xảy ra với con mình. Cảm giác có lỗi cứ đeo đắng anh làm tình trạng sức khỏe của anh ngày càng tồi tệ. Người vợ quá đau buồn nên đã ra đi bỏ lại anh với đứa con nhỏ sáu tuổi. Anh tìm đến cà phê và men rượu như trốn tránh nỗi đau thương mất mát. Rồi anh trở nên nghiện rượu. AI dần dần mất đi mọi thứ mà anh có: gia đình, bạn bè, người thân, công việc, và cả những tác phẩm nghệ thuật của mình. Một năm sau đó, AI đã chết cô độc trong căn phòng của mình.

Khi nghe tin AI mất, tôi cũng như tất cả mọi người khinh miệt những ai đã hủy hoại mạng sống của mình vì một sai lầm của bản thân. "Thật uổng phí một con người tài năng". Tôi thầm nghĩ.

Thời gian trôi qua, tôi bắt đầu nhìn lại những phán quyết của mình. Ernie, cậu con trai của AI giờ đã thành một chàng trai thành công trong cuộc sống, tận tình và dễ mến với tất cả những ai từng tiếp xúc với anh. Khi nhìn những cử chỉ yêu thương của Ernie với các con, tôi có cảm giác anh được kế thừa từ một ai đó.

Một ngày nọ khi tôi có cơ hội trò chuyện với Ernie, tôi hỏi: "Làm sao anh có thể trở thành một người cha tuyệt vời với các con mình như vậy, trong khi cha anh lại... ?"

Ernie im lặng một lúc rồi tâm sự: "Trong ký ức của tôi, từ khi còn nhỏ đến lúc cha tôi qua đời, hằng đêm cha luôn vào phòng, hôn tôi và nói: "Cha rất yêu con, con trai ạ!".

Nước mắt tôi cứ lưng tròng, tôi thật nông cạn khi phán tội Al. Anh đã không để lại tài sản gì cho con. Dù đón đau, dù tuyệt vọng vì lỗi lầm nhưng tình thương của anh dành cho con thật vĩ đại. Anh đã để lại cho con trai mình một di sản vô giá, di sản của tình thương yêu.

- Thu Thơm Theo Internet

1
20 tháng 9 2016

1. Giải thích: 
- Quà tặng bất ngờ cuả cuộc sống: những giá trị vật chất, tinh thần mà người khác trao cho mình; những cơ hội, may mắn bất ngờ do khách quan đem lại.
- Nội dung của câu nói: khuyên con người cần có thái độ sống chủ động, không nên trông chờ vào người khác. Cuộc sống của mỗi người do chính mỗi chúng ta tạo nên.

2. Bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Trong cuộc đời của mỗi người đôi khi sẽ nhận được quà tặng bất ngờ từ cuộc sống. Khi đó ta sẽ có may mắn được hưởng niềm vui, hạnh phúc trong cuộc đời. Không thể phủ nhận ý nghĩa và giá trị của quà tặng bất ngờ mà cuộc sống đem lại cho con người, vấn đề là biết tận dụng, trân trọng quà tặng ấy như thế nào.
- Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng là thảm đỏ trải đầy hoa hồng, cuộc sống là một trường tranh đấu, cuộc sống luôn tiềm ẩn những khó khăn, phức tạp. Muốn cuộc sống của chính mình tốt đẹp thì hãy tự mình làm nên cuộc sống. 
- Nhiều người khi nhận được quà tặng bất ngờ: có tâm lý chờ đợi, ỷ lại, thậm chí phung phí những quà tặng ấy. Phê phán một số người thụ động, thiếu ý chí vươn lên, chỉ chờ đợi những quà tặng bất ngờ mà không tự mình làm nên cuộc sống.

3. Bài học nhận thức, hành động:
- Phải chủ động trang bị kiến thức, rèn luyện cách sống bản lĩnh, có lí tưởng, có ước mơ để làm nên những điều kỳ diệu cho cuộc sống của chính mình. 
- Phải thấy rằng, cuộc sống là nguyên liệu thô, chúng ta là những nghệ nhân. Nhào nặn nên một tác phẩm tuyệt đẹp hay một vật thể xấu xí tất cả đều nằm trong tay chúng ta.

20 tháng 9 2016

liệu đugns ko bk

 

7 tháng 10 2019

- Trong phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến cái thế bất lực của mình (tuổi già sức yếu, lỡ sa cơ, đành chịu bó tay, thân lươn) và sự nghiệp của tổ tông nhằm mục đích khơi dậy trách nhiệm, ý chí gánh vác non sông của người con, khích lệ để người con nối gót tổ tông làm nên nghiệp lớn.

- Bài thơ không mang tính chất hoài cổ mà mượn cổ để nói nay. Khép lại đoạn thơ là hình ảnh ngọn cờ độc lập vừa là của cha ông dặn dò con cháu phải kế tục truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, vừa là niềm tin vào thế hệ trẻ và tương lai của đất nước.

1 tháng 12 2021

Em tham khảo:

     Lão Hạc là một người cha rất mực yêu thương con. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật. Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống.  Chao ôi! Tình phụ tử ở lão Hạc thật khiến lòng ta cảm động.