K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 1 2020

Ý Nghĩa Của Bài Ông Đồ: Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện nỗi tiếc nuối cho những văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai

#Maymay#

21 tháng 2 2021

Vũ Đình Liên là một nhà thơ tài năng có niềm hoài cảm đẹp đẽ với những giá trị xưa cũ. Trong lòng nhà thơ luôn chứa chất những ưu tư, nỗi luyến tiếc quá khứ với những vẻ đẹp chân mỹ. Bài thơ "Ông Đồ" là một bài thơ hay và tiêu biểu cho hồn thơ Vũ Đình Liên, bằng lối thơ năm chữ đơn giản, ông đã khắc hoạ nên hình ảnh ông đồ đầy đặc sắc và để lại cho người đọc nhiều chiêm nghiệm.

"Mỗi năm hoa đào nởLại thấy ông đồ giàBày mực tàu giấy đỏTrên phố đông người qua"

Ngày xưa, khi mà con người coi trọng nét đẹp con chữ, nền Nho giáo đang phát triển, người người thường tìm đến những ông đồ để xin chữ như một truyền thống tốt đẹp. Xin chữ không chỉ là cầu may mắn, an yên, xin chữ còn xuất phát từ tấm lòng trân trọng cái đẹp, trân trọng nghệ thuật tuyệt mỹ. Ông đồ không chỉ là tên gọi của những người theo Nho học và có vốn Nho học mà còn để chỉ một nghề cho chữ, vì thế mà cứ mỗi độ xuân về, khi hoa đào nở rợp khắp bầu trời báo hiệu một năm mới sắp bắt đầu người qua lại thường thấy bóng dáng ông đó ngồi viết chữ. Mực tàu, giấy đỏ bày biện giữa phố đông để cho chữ như một công việc quen thuộc. Nhìn những nét chữ thanh cao như rồng bay phượng hoa, ai cũng gật gù ngợi khen, cảm phục hoa tay, tài năng của ông đồ già. Phải chăng, tác giả phải trân trọng và yêu quý tài năng của ông đồ mới viết nên những vần thơ tinh tế và gợi cảm như thế. Tứ thơ như hiện ra trước mắt người đọc những nét chữ cùng đôi bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ nhuần nhuyễn mà điêu luyện vô cùng:

"Bao nhiêu người thuê viếtTấm tắc ngợi khen tàiHoa tay thảo những nétNhư phương múa rồng bay"

Nhưng rồi, quá khứ vàng son kia đã đi đâu, khi mà nghệ thuật không được "sủng ái" nữa thì người nghệ sĩ trở nên thất thế. Xuân đi rồi xuân đến, ông đồ vẫn ngồi đó chỉ có người thưởng thức, người yêu cái đẹp xưa kia đã vô tình.

"Nhưng mỗi năm mỗi vắngNgười thuê viết nay đâuGiấy đỏ buồn không thắmMực đọng trong nghiên sầu.Ông đồ vẫn ngồi đóQua đường không ai hayLá vàng rơi trên giấyNgoài trời mưa bụi bay"

Những người thuê viết dường như đã vô tình quên lãng những giá trị đẹp đẽ kia. Những nét chữ bay bổng trên giấy đỏ xưa kia cũng không còn bởi thiếu người thuê viết. Hình ảnh nhân hoá "giấy đỏ buồn không thắm", "mực đọng trong nghiên sầu" càng tô đậm thêm nỗi chán chường, buồn bã của thực tại. Đến nét bút, tờ giấy còn buồn bã khi bị bỏ rơi lãng quên thì huống gì là tâm hồn của một con người, đặc biệt là của người nghệ sĩ với những sự nhạy cảm đáng thương. Cảnh vật dường như cũng mang bầu tâm sự, nặng nỗi lòng thê lương như đang đồng cảm với người nghệ sĩ:

"Lá vàng rơi trên giấyNgoài trời mưa bụi bay"

Rồi thời gian cứ thế qua đi, vô tình khiến lòng người cũng đổi thay theo tháng năm. Năm nay đào vẫn khoe sắc thắm, xuân lại về trên muôn nẻo quê hương, nhưng bóng dáng ông đồ xưa không ai thấy nữa. Câu thơ cất lên như một niềm tiếc nuối khôn nguôi của tác giả:

"Không thấy ông đồ xưaNhững người muôn năm cũHồn ở đâu bây giờ?"

Những người xưa kia từng xin ông từng con chữ, tấm tắc ngợi khen những nét chữ kia nay đã đâu rồi? Làm sao có thể không nghẹn ngào, xót xa cho được. Câu hỏi tu từ "Hồn ở đâu bây giờ?" là niềm tiếc thương hay lời trách móc những kẻ đã quên lãng đi cái " hồn" văn hoá đẹp đẽ của dân tộc. Đồng thời, câu thơ còn tô đậm thêm nét đáng thương của ông đồ, một nghệ sĩ đầy tài năng và đáng được trân trọng nhưng lại trở thành nạn nhân của sự lãng quên.

Hình ảnh ông đồ được tác giả khắc hoạ đầy tinh tế. Qua đó, ta thêm hiểu được những giá trị truyền thống đẹp đẽ, thêm đồng cảm và trân trọng hơn những chân giá trị cũ, đích thực. Bài thơ như một lời nhắn nhủ chân tình tới mọi người về sự trân quý quá khứ.

21 tháng 2 2021

Ngày xưa, khi mà con người coi trọng nét đẹp con chữ, nền Nho giáo đang phát triển, người người thường tìm đến những ông đồ để xin chữ như một truyền thống tốt đẹp. Xin chữ không chỉ là cầu may mắn, an yên, xin chữ còn xuất phát từ tấm lòng trân trọng cái đẹp, trân trọng nghệ thuật tuyệt mỹ. Ông đồ không chỉ là tên gọi của những người theo Nho học và có vốn Nho học mà còn để chỉ một nghề cho chữ, vì thế mà cứ mỗi độ xuân về, khi hoa đào nở rợp khắp bầu trời báo hiệu một năm mới sắp bắt đầu người qua lại thường thấy bóng dáng ông đó ngồi viết chữ. Mực tàu, giấy đỏ bày biện giữa phố đông để cho chữ như một công việc quen thuộc. Nhìn những nét chữ thanh cao như rồng bay phượng hoa, ai cũng gật gù ngợi khen, cảm phục hoa tay, tài năng của ông đồ già. Phải chăng, tác giả phải trân trọng và yêu quý tài năng của ông đồ mới viết nên những vần thơ tinh tế và gợi cảm như thế. Tứ thơ như hiện ra trước mắt người đọc những nét chữ cùng đôi bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ nhuần nhuyễn mà điêu luyện vô cùng:

 

"Bao nhiêu người thuê viếtTấm tắc ngợi khen tàiHoa tay thảo những nétNhư phương múa rồng bay"

Nhưng rồi, quá khứ vàng son kia đã đi đâu, khi mà nghệ thuật không được "sủng ái" nữa thì người nghệ sĩ trở nên thất thế. Xuân đi rồi xuân đến, ông đồ vẫn ngồi đó chỉ có người thưởng thức, người yêu cái đẹp xưa kia đã vô tình.

"Nhưng mỗi năm mỗi vắngNgười thuê viết nay đâuGiấy đỏ buồn không thắmMực đọng trong nghiên sầu.Ông đồ vẫn ngồi đóQua đường không ai hayLá vàng rơi trên giấyNgoài trời mưa bụi bay"

 

Những người thuê viết dường như đã vô tình quên lãng những giá trị đẹp đẽ kia. Những nét chữ bay bổng trên giấy đỏ xưa kia cũng không còn bởi thiếu người thuê viết. Hình ảnh nhân hoá "giấy đỏ buồn không thắm", "mực đọng trong nghiên sầu" càng tô đậm thêm nỗi chán chường, buồn bã của thực tại. Đến nét bút, tờ giấy còn buồn bã khi bị bỏ rơi lãng quên thì huống gì là tâm hồn của một con người, đặc biệt là của người nghệ sĩ với những sự nhạy cảm đáng thương. Cảnh vật dường như cũng mang bầu tâm sự, nặng nỗi lòng thê lương như đang đồng cảm với người nghệ sĩ:

"Lá vàng rơi trên giấyNgoài trời mưa bụi bay"

Rồi thời gian cứ thế qua đi, vô tình khiến lòng người cũng đổi thay theo tháng năm. Năm nay đào vẫn khoe sắc thắm, xuân lại về trên muôn nẻo quê hương, nhưng bóng dáng ông đồ xưa không ai thấy nữa. Câu thơ cất lên như một niềm tiếc nuối khôn nguôi của tác giả:

"Không thấy ông đồ xưaNhững người muôn năm cũHồn ở đâu bây giờ?"

Những người xưa kia từng xin ông từng con chữ, tấm tắc ngợi khen những nét chữ kia nay đã đâu rồi? Làm sao có thể không nghẹn ngào, xót xa cho được. Câu hỏi tu từ "Hồn ở đâu bây giờ?" là niềm tiếc thương hay lời trách móc những kẻ đã quên lãng đi cái " hồn" văn hoá đẹp đẽ của dân tộc. Đồng thời, câu thơ còn tô đậm thêm nét đáng thương của ông đồ, một nghệ sĩ đầy tài năng và đáng được trân trọng nhưng lại trở thành nạn nhân của sự lãng quên.

 

23 tháng 1 2020

Nghệ thuật

- Ngôn ngữ bình dị mà gợi cảm, giọng thơ khỏe khoắn hào hùng

- Hình ảnh thơ phong phú, giàu ý nghĩa

- Nhiều phép tu từ được sử dụng đạt hiệu quả nghệ thuật

~~~Learn Well vo thi thanh huyen~~~

23 tháng 1 2020

Nghệ thuật

- Ngôn ngữ bình dị mà gợi cảm, giọng thơ khỏe khoắn hào hùng

- Hình ảnh thơ phong phú, giàu ý nghĩa

- Nhiềuphép tu từ được sử dụng đạt hiệu quả nghệ thuật

9 tháng 9 2019

Bn đăng 1 lần là đc

28 tháng 9 2019

1. Miêu tả bản thân khi đã lớn

Đối với các bạn nam

- Vóc dáng, ngoại hình:

+ Chiều cao: cao hơn ngày trước rất nhiều + Giọng nói: bị vỡ giọng, nghe ồm ồm rất trầm.

+ Cơ thể: cơ thể phát triển tốt, rắn chắc hơn.

+ Trí tuệ: cảm thấy mình nắm rõ vấn đề hơn, giải quyết vấn đề tốt hơn, nhanh nhạy hơn.

- Tính cách:

+ Bớt hấp tấp, vội vàng hơn trước, làm việc gì cũng đều đắn đo, suy nghĩ kĩ lưỡng hơn.

+ Quan tâm, chăm sóc bản thân mình nhiều hơn.

+ Hay thẹn thùng, mắc cỡ trước bạn khác giới.

+ Biết quan tâm đến mọi người xung quanh mình hơn.

Đối với các bạn nữ

- Vóc dáng, ngoại hình:

+ Chiều cao: cao hơn ngày trước rất nhiều.

+ Giọng nói: thánh thót, trong trẻo hơn.

+ Cơ thể: cơ thể phát triển tốt, trông dịu dàng, nữ tính hơn.

+ Trí tuệ: cảm thấy mình nắm rõ vấn đề hơn, giải quyết vấn đề tốt hơn, nhanh nhạy hơn.

- Tính cách:

+ Bớt hậu đậu hơn trước, làm việc gì cũng đều đắn đo, suy nghĩ kĩ lưỡng hơn.

+ Chải chuốt, chăm lo cho bề ngoài nhiều hơn trước khi đứng trước người khác.

+ Hay thẹn thùng, mắc cỡ trước bạn khác giới.

+ Biết quan tâm đến mọi người xung quanh mình hơn.

2. Kể một kỉ niệm sâu sắc để thể hiện đúng đề bài “...thấy mình đã khôn lớn”

Ví dụ: Trông em cho mẹ đi chợ

- Mẹ đi chợ, tôi phải trông em với biết bao vất vả, cực khổ.

- Lúc nào cũng phải để mắt đến nó bởi vì nó quá nghịch ngợm, hiếu động.

- Phải làm những trò chơi mà nó yêu cầu: làm ngựa cho nó cưỡi, chơi đùng đình,...

- Đút cơm cho nó ăn là một cực hình của một người làm anh, làm chị.

- Tắm rửa cho nó cũng là một điều rất vui và thú vị.

- Khi nó ngủ ngon lành là lúc tôi thở phào nhẹ nhõm.

- Mẹ đi chợ về, khen tôi trông em rất tốt.

- Mẹ nói với tôi rằng: "Con mẹ đã khôn lớn rồi đấy!".

3. Cảm nhận về bản thân mình

- Cần phải cố gắng nhiều hơn và phải rút kinh nghiệm trong cuộc sống của mình.



5 tháng 5 2021

" Thời loạn lạc và buổi gian nan " ấy là khi đất nước ta đang đứng trước họa xâm lăng của quân Mông cổ MÌNH TỰ LÀM NÊN KHÔNG ĐƯỢC HAY 😊

27 tháng 11 2018

1.Qua truyện chiếc lá cuối cùng, chúng ta có thể thấy rằng, nó thể hiện sự nhân văn, cụ bơ - men đã đánh đổi mạng sống của mình để cứu lấy người họa sĩ trẻ, đó cũng là tâm nguyện mà cả đời cụ đã dc hoàn thành, thể hiện tình yêu thương giữa con người, tình yêu thương giữa những người có tâm hồn cao đẹp như các họa sĩ nghèo lúc khó khăn.

2.

Đoạn trích “Hai cây phong” nằm ở những trang đầu tiên của tác phẩm “Người thầy đầu tiên”, đoạn trích thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của tâm hồn trẻ thơ, thể hiện nỗi nhớ của một người con xa xứ, đặc biệt là tình cảm đối với người thầy, người truyền cảm hứng để thế hệ trẻ nối tiếp tiến đến gần hơn với tri thức.

Tất cả hình ảnh, cảm xúc đều được khắc họa qua những dòng hồi tưởng, hóa thân của tác giả vào nhân vật, hình ảnh hai cây phong hiện lên ở một vùng quê hẻo lánh như một ngọn hải đăng giữa núi rừng, những ngọn hải đăng soi sáng bên bờ biển soi sáng đường đi cho tàu thuyền, cũng giống như thế, hai cây phong như một biểu tượng của ngôi làng, chỉ đường dẫn lối cho những con người còn nghèo nàn lạc hậu nơi đây nhớ về quê hương, nhớ về biểu tượng của ngôi làng mình đã từng sinh ra và lớn lên.

Hai cây phong còn thể hiện lên một nỗi nhớ da diết, một tình yêu sâu nặng với quê hương của một người con làm việc nơi xa nhà và khi nhắc đến hai cây phong những hình ảnh âm thanh hiện hữu một cách rõ nét, chân thực, tình yêu đó khiến nhân vật có thể nghe được tiếng nói riêng của cây, thấu hiểu được phần nào cảm xúc mà loài cây này mang lại. Từ cây phong mà bản thân nhân vật quay ngược dòng thời gian trở lại với những kí ức tuổi thơ, nhớ lại những ngày chạy nhảy dưới gốc cây, những trò đùa chọc phá tổ chim một cách ngây thơ, hồn nhiên, những hoài niệm về tuổi thơ lúc nào cũng da diết, cũng đằm thắm.

phan-tich-y-nghia-cua-doan-trich-hai-cay-phong-trong-tac-pham-nguoi-thay-dau-tien

Phân tích ý nghĩa của đoạn trích Hai cây phong trong tác phẩm Người thầy đầu tiên

Tới đây người đọc như cũng cảm nhận được phần nào dòng cảm xúc đó, phần nào tự nhìn lại những kí ức mà hồi thơ ấu mình cũng từng có, từng trải qua để rồi bây giờ nhớ nhung đến kì lạ. Rồi một ngày đặc biệt không bao giờ quên ùa về, một ngày cuối cùng của năm học, những đứa trẻ cùng nhau trèo lên cây phong, thử xem ai can đảm hơn, những thú vui đó chẳng bao giờ tìm được ở bất cứ đâu, có bạn bè, không ghen ghét, đố kị, chỉ có niềm vui, tiếng cười, điều đó là tuyệt vời nhất mà bản thân bất kì ai cũng muốn tìm kiếm nhưng chỉ có trong quá khứ, chỉ có ở cái lứa tuổi vô tư không suy nghĩ gì.

Trèo lên cây, nép mình vào thân cây, phóng tầm mắt ra xa, trước mắt những đứa trẻ là một không gian thật mới lạ, rộng lớn lại vô cùng tươi đẹp, hình ảnh chuồng ngựa, hình ảnh thảo nguyên xanh ngát, hình ảnh dòng sông uốn lượn, tiếng gió xen lẫn tiếng là đã cuốn hút cái nhìn của những đứa trẻ, đưa những đứa trẻ vào những suy nghĩ về một ngày nào đó được thả mình vào không gian rộng lớn đó, được tới những vùng đất mới phía xa chân trời xanh biếc, một cảm giác trọn vẹn hơn bao giờ hết. Hai cây phong còn mang biểu tượng của một niềm tin, một ước mơ, đặc biệt là một kỉ niệm khó quên về một người thầy, người đã dùng một phần cuộc đời mình nuôi dưỡng ước mơ cho những đứa trẻ nơi đây, người trồng cây phong rồi gửi gắm vào đó biết bao là ước mơ cho những đứa trẻ, ngoài mang ý nghĩa về tình yêu quê hương đất nước, hình ảnh đó còn mang ý nghĩa biết ơn những người đi trước, những người đã mở đường, đã thắp sáng nên ước mơ về tri thức, tiếp cận gần hơn với tri thức để trở thành những con người có ích cho xã hội.

Bằng con mắt nghệ thuật và tài năng của mình tác giả đã phác họa thật tài tình vẻ đẹp của con người, của cây phong rồi đưa những dòng cảm xúc chân thật nhất xoay quanh cây phong tới với người đọc.

3.Tuổi trẻ chúng ta, ai đã từng cắp sách đến trường hẳn đều biết đến H.C. An-đéc-xen, người viết truyện kể cho trẻ em nổi tiếng thế giới. Ông là nhà văn Đan Mạch, sống và viết trong thế kỉ XIX (1805 - 1875). Bạn đọc khắp năm châu đã rất quen thuộc với các tác phẩm của ông như Nàng tiên cá, Bầy chim thiên nga, Bộ quần áo mới của hoàng đế, Cô bé bán diêm,... Truyện của An-đệc-xen nhẹ nhàng, trong trẻo, toát lèn lòng thương yêu con người - nhất là những neười nghèo khổ và niềm tin, khát vọng những điểu tốt đẹp nhất trên thế gian này sẽ thuộc về con người. Truyện Cô bé bán diêm đưa người đọc chúng ta vào khung cảnh một đêm giao thừa giá rét ở đất nước Đan Mạch, Bắc Âu cách đây hơn một trăm năm. Em bé gái ấy nhà nghèo, mồ côi mẹ, bà vừa mất, bố sai đi bán diêm kiếm- từng đồng xu nhỏ độ thân.- Suốt cả ntỉày cuối năm, cho đến đêm giạo thừa, em chẳng bán được bao diêm nào. Vừa đói, vừa rét, em bé thu mình lại trong xó tường của một toà nhà lớn để... ước ao, mơ tưởng. Những khát vọng tuổi thơ ấy cứ sáng lên, sáng lên đẹp đẽ, kì ảo làm sao và đau khổ làm sao!. Thể hiện điều này, nhà văn đã xây dựng những hình ảnh đối lập, thực tế và mộng tưởng, mộng tưởng và thực tế cứ đan cài vào nhau, tranh chấp với nhau, lôi cuốn người đọc... Phần mở đầu tác phẩm (phần này không có trong đoạn trích của sách Ngữ văn 8) kể rõ cảnh ngộ éo le của cô bé bán diêm với những chi tiết đối lập rõ nét : "Trời đông giá rét, tuyết rơi", nhưng "cô bé đầu trần, chân đất" bước đi. Ngoài đường lạnh buốt và tối đen, nhưng "cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn". Cô bé "bụng đói", cả ngày chưa ãn uống gì, mà "trong phố sực nức mùi ngỗng quay"... Những chi tiết tương phản đó khiến người đọc thấy tình cảnh em bé thật tội nghiệp, đáng thương. Cái rét, cái đói, công việc kiếm sống giày vò, đày đoạ em. Em đã rét, đã khổ, có lẽ càng rét khổ hơn khi thấy mọi nhà rực ánh đèn. Em đã đói, có lẽ càng đói hơn khi ngửi thấy mùi ngỗng quay sực nức... Đi vào đoạn trích trong sách giáo khoa, từ câu mở đầu "Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn..." đến câu "... đôi bàn tay em đã cứng đờ ra", người đọc thấy ngay tình cảnh khốn khó của cô bé. Nãm xưa, "khi bà nội hiển hậu của em còn sống", "em được đón giao thừa trong căn nhà xinh xắn... có dây trường xuân bao quanh, em đã sống những ngày đầm ấm". Giờ đây, giữa đêm giao thừa này, "em ngồi nép trong một góc tường, thu đôi chân vào người, mỗi lúc càng thấy rét hơn"... Đây cũng là hai hình ảnh tương phản, đối lập giữa hiện tại và quá khứ. Trước kia, cô bé được sống hạnh phúc bao nhiêu thì bây-giờ bơ vơ, côi cút bấy nhiêu. Cả nhà, chỉ có bà là người thương yếu em nhất, là chỏ dựa tinh thần vững chắc nhất giờ không còn nữa. Trước kia, đêm giao thừa, em được vui chơi quây quần trong nhà, giờ em phải bơ vơ ngoài phố kiếm sống. Mường tượng hình ảnh cô bé bán diếm côi cút, dói khổ giữa đêm giao thừa, ta chợt thấy nhớ mấy câu thơ trong bài Mồ côi của Tố Hữu: Con chim non rũ cánh Đi tìm tổ hơ vơ Quanh nẻo rừng hiu quạnh Lướt mướt dưới dòng mưa.. Cảnh ngộ em bé Đan Mạch trong đêm giao thừa vẫn phải đi kiếm sống tuy có khác cảnh ngộ em bé Việt Nam mồ côi tìm mẹ, nhưng đọc văn, nhớ lại thơ, hình dung thân phận hai kiếp người thơ dại ấy, ai mà chẳng não lòng, rớm lệ ! Phần thứ hai của câu chuyện, từ câu "Chà ! Giá quẹt một que diêm..." đến "Họ đã về chầu Thượng đế", kể về những lần cô bé quẹt diêm đốt lửa, đốt sáng lên những ước mơ, khát vọng. Ở phần này, những hình ảnh đối lập, tương phản càng lúc càng gay gắt, thực tế và mộng tưởng, cuộc đời và ảo ảnh cứ sóng đôi hiển hiện, đan cài, tranh chấp nhau, nâng dần lên, bay cao lên... Cô bé quẹt que diêm thứ nhất: diêm sáng rực như than hồng. Em tưởng chừng như "đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng... Lửa cháy nom.đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng". Nhưng, em vừa duỗi chân ra thì "lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất". Niềm vui của em cũng vụt tắt. Em bần thần nghĩ đến nhiệm vụ bán diêm và lời cha quở mắng. Cô bé quẹt que diêm thứ hai: "Bức tường như biến thành một tấm rèm bằng vải màu. Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay... Ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng, tiến về phía em bé". Nhưng diêm vụt tắt. Trước mặt em chỉ còn là những bức tường dày đặc và lạnh lẽo. Phố xá vắng teo. Mấy người khách qua đường vội vã hoàn toàn lãnh đạm với em. Em bé cố tìm lại ngọn lửa để tiêp tục sưởi ấm, xua đi bóng tối và giá lạnh. Em quẹt que diêm thứ ba: Một cây thông Nô-en hiện lên, "Cây này lớn và trang trí lộng lẫy hơn cây thông mà em đã được thấy năm ngoái qua cửa kính một nhà buôn giàu có. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực...". Nhưng diêm vụt tắt. Tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi, rồi biến thành những ngôi sao trên trời. Từ lần quẹt diêm thứ nhất, đến lần thứ hai, thực tế đã xoá nhoà đi mộng tưởng của em bé. Nhưng đến ngọn nến thứ ba thì dường như mộng tướng đã vươn dậy, cố vượt lên trên thực tế. Vì thế, sau khi diêm tắt, em bé thấy tất cả các ngọn nến bay lên, biến thành những ngôi sao trên trời. Dường như em bé dans ngẩng đầu nhìn sao trời, rồi nhớ tới người bà thân yêu. Em liền quẹt luôn que diêm thứ tư thì... bà em hiện lên. Em sung sướng reo lên, trò chuyện với bà, xin bà cho đi theo..."cho cháu về với bà". Có thể đến phút này, cô bé tội nghiệp ấy đã sức tàn, lực kiệt dan" gục xuống cạnh bức tường giá buốt. Em lịm dần, lịm dần và trôi vào trong một giấc mơ đẹp. Diêm vụt tắt. Anh sáng, hơi ấm vụt tắt, "ảo ảnh" biến mất. Nhưng em bé bừng tỉnh, như ngọn lửa trước khi tắt hẳn đã sáng loé lên. Thế là cô bé quên hết mọi thực tế phũ phàng, quên nhiệm vụ bán diêm, quên sự quở mắng của cha. Những que diêm thứ năm, thứ sáu, thứ bảy... và tất cả những que diêm trong bao được đốt sáng lên, nối ánh sáng, chiếu sáng như ban ngày. Em bé thực sự được sống trong một giấc mơ kì diệu. Em thấy "bà em to lớn và đẹp lão... Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe doạ họ nữa...". Rõ ràng, mỗi lần quẹt diêm, đốt lửa là một lần cô bé đói khổ kia ước mơ, khát vọng. Những ước mơ của em thật giản dị và ngây thơ, gắn liền với tuổi thơ trong sáng và nhân hậu của em. Em khao khát có cuộc sống vật chất đầy đủ, được hưởng những thú vui tinh thần, được sống trong hạnh phúc gia đình ấm êm, được bà - người thân yêu nhất - châm sóc, chiều chuộng. Đó cũng là những ước mơ khát vọng chính đáng, muôn đời ẹủa các em bé nói riêng và của con người nói chung. Thể hiện khát vọng, ước mơ của một em bé cụ thê trong câu chuyện này, nhà văn Đan Mạch ấy hẳn đã cháy lòng mong muốn các em bé và mọi người, trước hết là những kiếp người đói khổ, vượt qua được những thực tế phũ phàng để vươn tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc, có miếng ăn no đủ, có áo ấm, được yêu thương, châm sóc. Mỗi lần em bé quẹt diêm đốt lửa dường như cũng là một lần ngọn lửa tin yêu, khát vọng trong trái tim nhà văn cháy lên, sáng lên, động viên con người, giục giã con người... Nhưng thực tế phũ phàng - thực tế cuộc sống nước Đan Mạch những năm giữa thế kỉ XIX, khi nhà văn viết tác phẩm này và thực tế ngày nay của không ít đất nước đói nghèo trên trái đất, đã xoá đi mộng tưởng của em bé bán diêm và biết bao người nghèo khổ khác nữa. Vì thế, khi em bé được gặp lại bà cũng là lúc em giã từ cõi đời. Đoạn kết thúc tác phẩm, từ câu "Sáng hôm sau..." đến hết, kể về cái chết của cô bé bán diêm. Từ những dòng văn bay lượn, chói sáng đầy chất lãng mạn ở cuối đoạn trên, đến đây, ngôn từ như trĩu xuống, nhẹ nhàng, thấm thìa một âm điệu buồn thương. Có buồn, có thương nhưng không bi luỵ mà vẫn trong sáng và nồng ấm, đúng như ánh sáng và hơi ấm của một ngày đầu năm. "Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa". Cho đến những dòng cuối cùng của tác phẩm, nhà văn vẫn dùng những hình ảnh đối lập, tương phản rất đặc sắc. Giữa ngày đầu năm hứa hẹn những mầm sống mới mọc lẽn, có một em bé chết. Người chết trong băng giá từ đêm khuya mà đến rạng sáng đôi má vẫn hồng, đôi môi đang "mỉm cười". Mọi người bảo nhau: "Chắc nó muốn sưởi cho ấm", một công việc bình thường, nhưng thực ra em bé đã sống những phút kì diệu, giữa cảnh "huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm"... Miêu tả "một cảnh tượng thương tâm" vể cái chết của cô bé bán diêm, ngòi bút của An-đéc-xen vừa thực, vừa mộng. Sự thực là em bé khốn khổ kia đã chết. Nhưng đây là một cái chết đẹp, hình hài thể xác chết mà linh hồn, khát vọng của em bé vẫn sống, sống trên đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười, sống trong cánh tượng huy hoàng cùng bà bay lên đón năm mới. Nói về cái chết, người ta hay nghĩ tới bi kịch. Nhưng viết về cái chết của cô bé bán diêm như thế, tác phẩm của An-đéc-xen là một hi kịch lạc quan. Rõ ràng, đến những dòng cuối của áng văn, tình thương, niềm tin con người và khát vọng những điều tốt đẹp nhất cho con người trong cõi lòng nhà vãn Đan Mạch - ông già kể chuyện cổ tích nổi tiếng ấy, thấm đẫm chất nhân đạo, nhân văn. Có thê nói, An-đéc-xen "biết khám phá những khía cạnh thần kì, bất ngờ ngay trong những sự việc đơn gián hằng ngày, đưa chúng vào thế giới thần thoại đầy chất thơ, nhưng vẫn giải quyết chúng phù hợp với những quan niệm nhân sinh và xã hội tiến bộ của mình". Truyện Cô bé bán diêm có nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, với các chi tiết tương phán, diễn biến hợp lí, truyền cho chúng ta lòng thương cảm đối với một em bé bất hạnh, lay động trong ta tình thương và niềm tin ở con người, nhất là những con người phải dối mặt với những khó khăn thử thách ở đời vẫn không nguôi mong muốn, khát vọng những điều tốt đẹp nhất.