K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Đoạn thơ trên tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuận : nhân hóa, so sánh

Tác dụng: Giúp cho cây dừa trở nên sinh động hơn. Một hình ảnh quen thuộc nhưng lạ kì, cây dừa xuất hiện hết sức mới mẻ, độc đáo, ngộ nghĩnh nhưng rất thân thương. Có được những câu thơ này tác giả đã phải quan sát một cách tỉ mỉ bằng tấm lòng thiết tha của mình. 

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau: CÂY DỪA “Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu, Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng Thân dừa bạc phếch tháng năm, Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao. Đêm hè hoa nở cùng sao, Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh, Ai mang nước ngọt, nước lành, Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa. Tiếng dừa làm dịu nắng trưa, Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo. Trời trong đầy tiếng rì...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau: CÂY DỪA “Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu, Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng Thân dừa bạc phếch tháng năm, Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao. Đêm hè hoa nở cùng sao, Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh, Ai mang nước ngọt, nước lành, Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa. Tiếng dừa làm dịu nắng trưa, Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo. Trời trong đầy tiếng rì rào, Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra. Đứng canh trời đất bao la, Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.” (Trần Đăng Khoa, “Góc sân và khoảng trời”)

Câu 1:Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên?

Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 3. Nêu nội dung của văn bản trên.

Câu 4. Những biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong văn bản trên?

Câu 5. Hình ảnh cây dừa gợi cho em những cảm xúc gì về thiên nhiên đất nước, con người Việt Nam?

0
CÂY DỪA “Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu, Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng Thân dừa bạc phếch tháng năm, Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao. Đêm hè hoa nở cùng sao, Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh, Ai mang nước ngọt, nước lành, Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa. Tiếng dừa làm dịu nắng trưa, Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo. Trời trong đầy tiếng rì rào, Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra. Đứng canh...
Đọc tiếp

CÂY DỪA
“Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu,
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm,
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.
Đêm hè hoa nở cùng sao,
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh,
Ai mang nước ngọt, nước lành,
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.
Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo.
Trời trong đầy tiếng rì rào,
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.
Đứng canh trời đất bao la,
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.”
(Trần Đăng Khoa, “Góc sân và khoảng trời”)

Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên?
Câu 2. Những biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong văn bản trên? Mỗi biện pháp tu từ lấy 1 ví dụ cụ thể.

Câu 3. Nêu nội dung của văn bản trên.
Câu 4. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Nêu đặc điểm của thể thơ đó.

Câu 5. Hình ảnh cây dừa gợi cho em những cảm xúc gì về thiên nhiên đất nước, con người Việt Nam?

1
10 tháng 3 2020

Câu 1 : Phương thức biểu đạt

- Miêu tả

Câu 2 :

- Nhân hóa :

+ Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng

+ Thân dừa bạc phếch tháng năm

- So sánh

+ Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

Câu 3 :

Nội dung :

Hình ảnh cây dừa thật quen thuộc đối với làng quê yêu dấu, với những rặng dừa che chở, bao bọc, gần gũi như một người bạn đã trở thành một dấu ấn in đậm trong đời sống của người dân Việt Nam. Hơn hết, cây dừa còn là hiện thân của con người trong thơ Trần Đăng Khoa, với những phẩm chất cao quý, ung dung, hiên ngang và chứa đựng một niềm tự hào sâu sắc, yêu quê hương nồng nàn trong họ.

Câu 4 :

- Bài thơ viết theo thể thơ lục bát

- Đặc điểm :

+ Thơ lục bát là thể thơ có 6 câu chữ và câu sau 8 chữ và tiếp diễn

+ Số câu không giới hạn

+ Có vần ở từ có 6 câu đầu và sau

Câu 5:

Cây dừa giống như con người luôn gắn bó với đất trời và thiên nhiên. Thiên nhiên cũng như con người Việt Nam mang vẻ đẹp nên thơ, đáng yêu .Đó còn là phẩm chất ung dung, thanh cao của con người, cũng có thể là của người lính ngày đêm canh gác bảo vệ quê hương, đất nước.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
2 tháng 8 2019

Đoạn thơ sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "Sao lòng ta bỗng thấy" => Lòng ta vốn thuộc về cảm giác nhưng được tác giả vận dụng thị giác, điều đó cho thấy tác giả - nhân vật trữ tình đã mở rộng lòng mình, sử dụng nhiều giác quan để cảm nhận vẻ đẹp của cây dừa.

Nhân hóa "Thân dừa bao lần máu chảy"/ "Biết bao đau thương, biết mấy căm hờn", "Dừa đứng hiên ngang, cao vút", "Lá xanh rất mực dịu dàng" => Ý nghĩa: biện pháp tu từ cho thấy sự hi sinh, dừa đồng hành cùng con người trong chiến tranh gian khổ. Và càng trong gian khó, phẩm chất của dừa càng ngời sáng.

So sánh "Rễ dừa cắm sâu vào lòng đất/ Như dân làng bám chặt lấy quê hương" => Ý nghĩa: Sự gắn bó của cây dừa với mảnh đất quê hương. Cây dừa cũng như mang những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân: yêu quê hương, gắn bó máu thịt với quê hương, dù cho quê hương nghèo khó, lam lũ, gian khổ thì cũng không quay lưng lại với quê hương.

==> Biện pháp so sánh, nhân hóa đã làm nổi bật phẩm chất của cây dừa. Qua đó ta cũng thấy được bóng dáng vẻ đẹp phẩm chất của con người, của nhân dân.

26 tháng 8 2023

Đoạn văn:

Một câu thơ hay không chỉ dựa vào nội dung tình cảm mà còn về ý tứ diễn đạt. Ví như đoạn thơ: 

"Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút

Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng

Rễ dừa bám sâu vào lòng đất

Như dân làng bám chặt quê hương. "

Chủ đạo là biện pháp nghệ thuật nhân hóa. Trước tiên là hình ảnh cây dừa quen thuộc gắn bó, nhà thơ gợi rằng nó luôn đứng "hiên ngang" cao vút; tính cách "hiên ngang" được nhân hóa giống con người gợi cho đọc giả sự gần gũi, câu thơ giàu chất gợi hình sinh động gợi cảm xúc hơn. Tiếp đến, tác giả nhân hóa tàu lá xanh rất mực dịu dàng cho người đọc cảm nhận thấy không chỉ là sự mạnh mẽ cứng cỏi của thân dừa cao mà trong nó vẫn có sự nhẹ nhàng. Từ đó, nhà thơ thành công gợi đến tính cách của người Việt ta đồng thời câu thơ càng có tính liên kết cao nhờ cặp từ nhân hóa "hiên ngang", "dịu dàng". Và ở dòng thơ cuối, anh dùng biện pháp so sánh "rễ dừa bám sâu vào lòng đất, như dân làng bám chặt quê hương"; đến đây người đọc được thấy rõ hơn sự kết nối sự tương đồng của tre với con người. Đối xứng với hình ảnh rễ bám sâu vào đất là tình cảm yêu thương quê hương của dân làng. Khép lại, nhờ thành công của biện pháp nghệ thuật mà câu thơ không khô cứng hình ảnh mà giá trị gợi hình đạt cao hơn, từ đó tính biểu cảm được thể hiện sâu sắc đến người đọc!

TLamm

BÀI VIẾT SỐ 2-BIỂU CẢM VÈ LOÀI CÂY EM YÊU_CÂY DỪA "Ai đứng như bóng dừa tóc dài bay trong gió Có phải người còn đó là con gái của Bến Tre..." Mỗi khi nghe câu hát này do nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sáng tác là em liên tường đến loại cây đặc trưng ở que tôi, do sinh ra và lớn lên ở Bén Tre nên từ xưa tôi đã gắn bó với cây dừa. Cây dừa có mặt trong cuộc sống gia đình tôi, của bà con cô bác trong vùng. Với riêng tôi,tôi yêu...
Đọc tiếp

BÀI VIẾT SỐ 2-BIỂU CẢM VÈ LOÀI CÂY EM YÊU_CÂY DỪA

"Ai đứng như bóng dừa tóc dài bay trong gió

Có phải người còn đó là con gái của Bến Tre..."

Mỗi khi nghe câu hát này do nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sáng tác là em liên tường đến loại cây đặc trưng ở que tôi, do sinh ra và lớn lên ở Bén Tre nên từ xưa tôi đã gắn bó với cây dừa. Cây dừa có mặt trong cuộc sống gia đình tôi, của bà con cô bác trong vùng. Với riêng tôi,tôi yêu quý cây dừa vì dừa gắn với những kỉ niệm tuổi thơ của tôi.

Đất nước Việt Nam trải dài từ Bắc vào Nam với hơn 2000 cây số. Có thể nói đâu đâu cũng có một vẻ đẹp riêng cuốn hút lòng người. Tôi tự hào vì được sinh ra tại một vùng đất bạt ngàn màu xanh.

Có thể nói dừa là một loại cây rất dễ trồng do thích nghi với nhiều loại đất và khí hậu khác nhau. Từ đằng xa mà tôi đã thấy cây dừa sừng sững ở bờ ao. Cây dừa là một loại cây thuộc rễ chùm. Rễ cây mọc chi chít, đứng từ xa mà chiếc rễ ngoằn ngoèo trồi hẳn lên mặt đất như những con rắn bò chi chít khiến em khâm phục sức sông mãnh liệt của nó, dù có trải qua bao nhiêu mưa gió, bão lụt cây vẫn đứng vững, hiên ngang, bám trụ vào đất để bảo vệ quê hương. Thân cây sần sùi, cao hàng mấy chục thước đứng sừng sững, vươn cao lên bầu trời. Cây càng nhiều đốt thì cây cành nhiều tuổi thọ, càng lên cao cây càng thon lại tượng trưng cho khí phách, hiên ngang, kiên cường của người dân Bến Tre. Tàu lá dừa có hình xương cá, mọc chi chít đối xứng nhau, có màu xanh thẳm tỏa ra mọi hướng như một chiếc quạt khổng lồ che khuất một khoảng sân, nhìn nó em lại liên tưởng đến sự liên kết, yêu thương của người dân địa phương. Hình ảnh những tàu lá dừa đó từ xưa nó đã gắn liền với "Ddội quân tóc dài" của bà Nguyễn Thị Ddịnh làm em thêm tự hào về truyền thống đấu tranh của phụ nữ Bến Tre. Cây dừa có dáng nghiêng nghiêng rát đẹp là nhờ vào nhxng tàu lá dừa. Lá tập trung ở phần ngọn, là già ngã sang màu vàng héo. Lá dừa màu xanh đậm, gân và phiến lá song song, mọc đối xứng nhau như răng lược trên tàu lá dừa. Bởi thế nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết:" Tfu dừa như chiếc lược chải vào mây xanh..." Gặp làn gió thổi qua lá dừa xôn xao đung đưa thật dịu dàng như một giọng hò vừa reo lên. Hoa dừa mọc thành thành từng chùm, gồm nhiều hoa nhỏ như hạt lúa, mùi thơm dịu nhẹ. Hoa dừa không sặc sỡ như những hoa khác để thu hút ong bướm mà chúng mang tính chất dân gian, bình dị tượng trưng cho cuộc sống dân dã của con người Bén Tre. Dừa ra trái quanh năm, trái kết thành từng buồng. Bốn năm buồng lướn nhỏ xen xít nhau. Mỗi buồng gồm 12-20 trái. Trsi dừa hình tròn, phía đuôi hơi thon lại, có màu xanh thẳm hoạc màu vàng tùy vào từng lại dừa. Nhìn những buồng dừa xen xít chúng như một gia đình sum tụ. Dừa có nhiều loại: dừa xiêm, dừa ta, dừa tam quang,...

Ngoài cùng của quả dừa là lớp vỏ dày, sơ bao bọc gáo cứng. Tiếp ddos là lớp cùi trắng tinh, béo ngậy và trong cùng là nước dừa mát lạnh nhìn nó tôi lại liên tuoerng đến thân phận đau khổ của người phụ nữ ngày xưa.

Dừa có mặt ở ba miền Bắc, Trung, Nam, ở miền nào dừa cũng cho thu hoạch, năng suất cao. Dừa có khả năng chịu mặn tốt. Nhưng có thể nói Bến Tre là độc quyền của những cây dừa.

Tôi yêu cái màu lúa của hoa dừa làm sao, yêu cái sần sùi của thân cây ấy, yêu cái màu xanh thăm thẳm của tàu lá dừa,... tất cả đã tạo nên một cây dừa huyền bí.

Dừa mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sông con người với bao đời nay. Từ dừa có thể nói có rất nhiều công dụng mà nó mang alji như dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm, những đồ thủ công mỹ nghệ, những sản phẩm từ dừa,...mang thương hiệu nổi tiếng của Bến Tre như bánh dừa, kẹo dừa Thăng Long,... Ngày Tết mà thường làm mứt dừa đãi khách đené nhà. Thỉnh thoảng, mẹ lại chế biến các loại bánh bột có tẩm nước cốt dừa thơm mát, béo ngậy trong từng miếng bánh dẻo ngon lúa nếp quê nhà. Thân dừa còn non được mọi người chế biến những món gỏi rất ngon, thường thì ở vùng quê mọi người hay làm những món này trong buổi tiệc,...

Nhắc đến thủ công mỹ nghệ là nhắc đến những sản phẩm từ dừa có gia trị rất cao như ấm trà làm từ những quả dừa khô có giá trị rất cao như ấm trà, những cái chén,cái ly bằng dừa,... Nhắc đến sản phẩm từ dừa là có dầu dừa, nước màu dừa, xà bông dừa,... Thật là thú vị biết bao, từ xa xưa dừa được biết đến làm cổng cưới rất đẹp, những con cào cào, châu chấu bằng dừa đã luu giữ biết bao kỉ niệm của em. Thân cây dừa sử dụng làm cầu bắc qua sông, kênh, mương nhỏ,... Lá dừa dùng để gói bánh, làm tranh lợp nhà, làm vật kiệu trang trí trong những dịp lễ Tết,...cọng lá làm chổi, chẻ nhỏ làm vách. Xơ dừa làm thảm nhưng chắc, chịu nắng chịu mưa, Ngày nay, người ta lấy thân dừa và xơ dừa phơi khô, xay nhuễn ra làm phân bón cây xanh rất tố. Gáo dừa làm gaó, làm muôi trang trí rất tuyệt vời. Đặc biệt là nước dừa ngọt mát lạnh là thứ nước tinh khiết thượng hạng, giàu chất bổ dưỡng, nhất là trong những ngày hè. Ở quê em hằng năm có tổ chức cuộc thi Hái dừa rất vui. Cây dừa gắn liền với con người từ xa xuaw vì nó là vũ khí chống giặc của quê em thậm chí cây dưa đã được mọi người đưa vào thơ ca. Em tôn trọng những sản phẩm từ dừa làm ra vaf sau này sẽ tiếp tục phát huy trở thành vùng que cường thịnh nhất châu Á. Dưới bóng dừa râm mát người dân quê em tuy vất vả nhưng yên bình biết mấy. Bởi vậy mà qua bao thế kỉ, cây dừa gắn bó thân thiết với cuộc sống vật chất và đời sống tinh thần của người dân quê em. Cay dừa mãi mãi song hành cùng với con người.

Mỗi cây đều mang tiếng nói, hương vị riêng. Nhưng cây dừa quê em với vẻ đẹp của nó đã đi vào thơ ca. Tôi biết ơn tổ tiên đã trồng cho con cháu loại cây quý giá ấy. Để biết ơn tổ tiên ông bà tôi sẽ luôn chăm sóc cho cây luôn xanh tươi tràn đầy sức sống.

"Ơi những cây dừa để lại cho ta bóng quê

Ơi tóc ai dài để lại dáng đứng Bến Tre..."

Tôi yêu cây dừa quê tôi nhiều lắm.

(HAY KO MẤY BẠN?CHO MÌNH Ý KIẾN MÌNH SỬA ĐỂ LÀM BÀI KT SẮP TỚI!<_>)

4
5 tháng 10 2017

Mình thấy chưa hợp lí lắm sao chỗ bạn xưng " tôi", chỗ lại xưng "em" vậy

14 tháng 10 2017

Mình thấy cũng được nhưng sao có chỗ bạn xưng " em " lại có chỗ bạn lại xưng " tôi " thật khó hiểu mình nghĩ bạn nên chỉnh lại những chỗ ấy!!!!okhumnhonhunglolang

27 tháng 8 2019

Đề bài: 

Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu

Dùng tay gọi gió

Gật đầu gọi mưa

Bão bùng thân bọc lấy thân

Cụm danh từ: Cây dừa, gió,mưa,Bão 

Động từ: Tỏa,gọi,gật đầu,bọc

TT: ..........

27 tháng 8 2019

Làm nốt cho bạn Perry Ú :

Tính từ ( chỉ đặc điểm bên ngoài ) : xanh