K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 10 2021

a, Đại từ dùng để hỏi: Ai

b, Đại từ dùng để trỏ số lượng: bấy lâu

 

16 tháng 4 2017

Đáp án

Đại từ "Ai" được dùng để hỏi.

Đại từ "bác" dùng để trỏ chung.

2 tháng 2 2021

Câu 1:

-Đã bấy lâu nay bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng chợ thời xa 

=> Đại từ ở ngôi thứ 3

Câu 2:

Tham khảo:

Hai anh em Thành và Thuỷ rất thân thiết nhưng lại phải chia tay nhau do cha mẹ li dị. Thành thì sống cạnh bố còn Thuỷ thì về chuyển về quê sống với ngoại và mẹ. Trong lần sắp xếp đồ chuẩn bị rời đi, hai anh em đã chia đồ chơi của nhau. Thành nhường hết đồ chơi của mình cho Thuỷ nhưng Thuỷ chỉ giữ con Em Nhỏ bên mình và nhường con Vệ Sĩ cho Thành vì muốn nó bên cạnh bảo vệ Thành mỗi khi gặp ác mộng. Cả hai đến chia tay cùng các bạn trong lớp học, cô giáo của Thủy đã tặng em một cuốn sổ cùng chiếc búp nắp vàng nhưng Thuỷ không nhận và nói rằng mẹ đã chuẩn bị sẵn 1 thùng hoa quả để ngồi chợ bán rồi. Đó chính là giây phút cả lớp , cô giáo lặng đi mà xúc động. Chia tay lớp xong Thuỷ bước đi thật nhanh để khỏi mất thời gian của các bạn. Trước khi lên xe cùng mẹ em quyết định để lại cả Em Nhỏ và Vệ Sĩ cho anh Thành, để hai con búp bê không bao giờ phải xa nhau như tình cảm giữa Thành và Thuỷ.

Ý nghĩa:

Là câu chuyện của những đứa con nhưng lại gợi cho những người làm cha, mẹ phải suy nghĩ. Trẻ em cần được sống trong mái ấm gia đình. Mỗi người cần phải biết gìn giữ gia đình hạnh phúc. Ca ngợi tình cảm anh em.Dù trong hoàn cảnh nào cũng yêu thương, gắn bó với nhau.Phản ánh một thực tế của xã hội hiện đại: Hiện tượng li hôn và hậu quả nghiêm trọng của nó.

Bài 1 :

- Đại từ : bác

- Đại từ "bác" là đại từ nhân xưng dùng làm chủ ngữ của câu.

Bài 2 :

a) Tóm tắt : Thành và Thủy là hai anh em hết mực yêu thương nhau nhưng lại phải chia tay nhau vì bố mẹ họ ly dị. Trước khi chia tay, hai anh em chia đồ chơi cho nhau. Thành nhường hết đồ chơi cho em. Thủy sợ anh lại gặp ác mộng, chia cho anh con búp bê Vệ Sĩ để nó canh giấc ngủ cho anh, còn em nhận lấy con Em nhỏ. Hai anh em còn đến trường để Thủy chia tay với cô giáo và bạn bè. Cô giáo tặng Thủy một quyển sổ và một chiếc bút máy nắp vàng nhưng em không dám nhận vì mẹ đã sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán. Trước khi chia tay, Thủy suy nghĩ lại, đã đưa luôn cho anh con búp bê Em Nhỏ, đề hai con búp bê không bao giờ phải xa nhau như Thành và Thủy.​

b) Ý nghĩa : Qua nhan đề câu chuyện, tác giả muốn ca ngợi tấm lòng vị tha, sự bao dung của những đứa trẻ ngày cả trong tình huống bi đát nhất, tình cảm thiêng liêng trong gia đình và tình anh em ruột thịt

 

21 tháng 10 2016
- Cháu chào bác ạ!- Cháu mời ông bà xơi cơm.- Anh cho em hỏi bài toán này nhé!- Hôm nay, mẹ có đi làm không?- chờ ai đấy?
25 tháng 7 2017

Tuổi xưa nay hiếm vẫn lăm lăm
Lãng mạn yêu đời bởi khéo tâm
Mỗi sáng sát bên sao lạc được
Hàng đêm kề cận có đâu nhầm
Ông bà hạnh phúc ban gương rọi
Con cháu sum vầy hưởng bóng râm
Nề nếp gia phong gìn giữ mãi
Tiếp truyền hậu thế mãi muôn đời.

28 tháng 11 2021

nhớ nhà

28 tháng 11 2021

thể hiện thay cho lời chào hỏi , sự vui sướng , súc động khi bạn đến thăm mình sau 1 khoảng thời gian rất lâu

I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà,Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.Ao sâu nước cả, khôn chài cá,        Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà…”                                                                    (Ngữ văn 7, tập 1, NXB Giáo dục)Câu 1: Những câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?Câu 2: Hãy chép tiếp bốn câu thơ cuối của bài thơ. Câu...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà,

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

        Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà…”

                                                                    (Ngữ văn 7, tập 1, NXB Giáo dục)

Câu 1: Những câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Hãy chép tiếp bốn câu thơ cuối của bài thơ. 

Câu 3: Chỉ ra đại từ trong đoạn thơ trên. Tác dụng của cách sử dụng đại từ đó. 

Câu 4: Trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” cũng có cụm từ “ta với ta”. Hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau của cụm từ đó trong hai bài thơ.                                giúp gấp

 

1
15 tháng 11 2021

Câu 1: Câu thơ trên trích trong bài thơ ' Bạn đến chơi nhà '. Tác giả là Nguyễn Khuyến.

Câu 2:

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây, ta với ta!

Câu 3: Đại từ trong đoạn thơ trên là Bác.

14 tháng 11 2021

 câu 1 bài thơ trên có tên là ''Bạn Đến chơi nhà'' tác giả là Nguyễn Khuyến''
câu 2:nội dung chính là :lời chào bạn đến chơi nhà;mong muốn và khả năng tiếp đãi bạn

14 tháng 11 2021

câu 1 bài thơ trên có tên là ''Bạn Đến chơi nhà'' tác giả là Nguyễn Khuyến''
câu 2:nội dung chính là :lời chào bạn đến chơi nhà;mong muốn và khả năng tiếp đãi bạn

21 tháng 10 2016
Thơ Nguyễn Khuyến chẳng có mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước tình cảnh đất nước đau thương, trước thói đời éo le, bạc bẽo. Nhất là từ khi cáo quan về sống ẩn dật ở quê nhà thì nỗi buồn ấy trong thơ ông càng sâu, càng đậm. Tuy vậy nhưng bài Bạn đến chơi nhà lại là nốt vui bất chợt làm bừng sáng cái thông minh, dí dỏm vốn có trong tính cách cụ Tam Nguyên. Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bạn già kháng khít, keo sơn, vượt qua mọi ràng buộc của những nghi thức tầm thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp, chân thành. Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng không theo cấu trúc 4 phần (đề, thực, luận, kết), mỗi phần hai câu như thường thấy. Ở bài này, Nguyễn Khuyên chỉ sử dụng có một câu làm câu đề, câu thứ hai đã chuyển sang phần thực. Giữa phần thực và phần luận lại không có ranh giới rõ rệt. Hai câu 7 và 8 thì câu 7 gắn với phần luận, chỉ có câu 8 là phần kết. Sự phá cách này tạo nên nét độc đáo trong cấu trúc bài thơ, đồng thời chứng tỏ khả năng sáng tạo của nhà thơ. Đã bấy lâu nay bác tới nhà Câu mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi thân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp lại nhau. Tuổi già là tuổi người ta thường cảm thấy cô đơn nên khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Chính vì thế nên khi được bạn đến thăm, nhà thơ thực sự vui mừng. Ông gọi bạn bằng bác. Cách gọi dân dã, thân tình song cũng rất nể trọng, thể hiện sự gắn bó thân thiết giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hằng ngày ấy sẽ là tiền đề cho sự giãi bày tiếp sau đó: Đã lâu rồi, nay mới có dịp bác quá bộ tới chơi nhà, thật là quý hóa. Vậy mà… thôi thì cứ tình thực mà nói, mong bác hiểu mà vui lòng đại xá cho! Sau khi Nguyễn Khuyến rũ áo từ quan, về ở chốn quê nghèo chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa mà vẫn có bạn tìm tới thăm thì hẳn người ấy phải là tri kỉ; bởi thói đời giàu thời tìm đến, khó thời lui. Xúc động thật sự, nhà thơ nhân đó lấy cái giàu có, quý giá của tình bạn để khỏa lấp cái nghèo nàn vật chất trong cuộc sống của mình. Theo phép xã giao, khi khách đến chơi, trước hết chủ nhà phải có nước có trầu tiếp khách. Bạn thân ở nơi xa tới, lâu ngày mới gặp thì nhất thiết phải mời cơm,mời rượu. Ở chốn phố phường còn có quán xá chứ ở vùng quê Nguyễn Khuyến thì kiếm đâu ra? Cái hay của bài thơ bắt đầu từ ý này: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Nhà thơ phân trần với khách về sự tiếp đãi không thể chu đáo của mình. Vừa mới tay bắt mặt mừng mà lại giãi bày với ý: “Nhà vắng người sai bảo, chợ ở xa, tôi thì già yếu không đi được”, liệu có làm mất lòng nhau? Nhưng bạn già chắc sẽ thông cảm vì lí do chủ nhà đưa ra nghe chừng đúng cả. Mọi thứ ở nhà tuy sẵn nhưng ngặt nỗi: Ao sâu nước cả khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Hiểu theo bề nổi của chữ nghĩa, nhà thơ muốn thanh minh với bạn: Cá thì nhiều đấy, nhưng ao sâu nước cả. Gà không thiếu nhưng vườn rộng rào thưa. Cải, cà, bầu, mướp thì đang ở độ chửa ra cây, còn mới nụ, vừa rụng rốn, đương hoa. Nghĩa là toàn ở độ dở dang, sắp sửa, chưa dùng được. Vậy là bữa cơm đãi khách với đầy đủ cá thịt hay đạm bạc rau dưa đều không thể có. Thôi thì ta nói chuyện với nhau bằng điếu thuốc, chén nước, miếng trầu vậy. Nhưng giở đến trầu thì đã hết tự bao giờ : Đầu trò tiếp khách trầu không có, mà xưa nay miếng trầu là đầu câu chuyện. Người đọc như hình dung ra rõ ràng cái sự loay hoay, lúng túng thật dễ thương của vị đại quan xưa, nay đã thành ông già dân dã chốn quê mùa.Nhưng xét kĩ thì chủ nhà không nghèo, ngược lại, ông là người giàu có. Câu thơ toàn nói đến cái không nhưng lại hàm chứa cái có. Cái nghèo vật chất trong hiện tại được thi vị hóa như là sự giàu có trong tương lai. Có thể những thứ cá, gà, cải, cà, bầu, mướp đều chẳng thiếu và nhà thơ đã tiếp đãi bạn rất chu tất còn nội dung bài thơ chỉ là cách giới thiệu độc đáo của cụ Tam Nguyên với bạn về cuộc sống thanh đạm của mình sau khi từ quan chăng?!
Cách nói của nhà thơ là cố làm ra vẻ giàu có, dư dả nhưng thực ra ông rất nghèo và cái nghèo ấy dễ gì che giấu được! Bạn biết ta nghèo, lại ở một nơi xa xôi hẻo lánh mà vẫn tìm đến thăm ta, điều đó còn gì quý giá bằng! Tuy vậy, ẩn trong lời nói khiêm nhường của Nguyễn Khuyến là sự tự hào về cảnh sống thanh bần của mình. Ta tuy nghèo thật nhưng dễ gì giàu sang đổi được cái nghèo ấy! Trong đoạn thơ trên thấp thoáng nụ cười hóm hỉnh, thâm Thúy của bậc đại nho. 

Bác đến chơi đây ta với ta là một câu kết hay, là linh hồn của bài thơ. Ta với ta nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng; kẻ tri âm đến với người tri kỉ. Vậy thì tất cả những lễ nghi kia đều là tầm thường, vô nghĩa. Chủ và khách có chung một tình cảm thắm thiết thanh cao, đó là cái quý giá không vật chất nào sánh được. Ba tiếng ta với ta gợi cảm xúc mừng vui, thân mật. Bạn bè xa cách đã lâu, nay vượt đường xa dặm thẳm, vượt cái yếu đuối của tuổi già để đến thăm nhau thì thật là quý hóa! Đáng quý hơn nữa là bác với tôi, ta cùng lánh đục tìm trong, lui về vui thú điền viên để giữ trọn hai chữ thiên lương. Sự gần gũi, tương đắc về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ và khách làm một. Những điều câu nệ, khách khí đã bị xoá nhòa. Chỉ còn lại niềm vui và sự chân thành bao trùm tất cả. Tình bạn ấy đã vượt lên trên những nghi thức tiếp đãi bình thường. Bạn đến chơi nhà không phải vì mâm cao cỗ đầy mà để được gặp nhau; được hàn huyên tâm sự cho thỏa nỗi khao khát nhớ mong.

Câu thơ đã thể hiện cách sử dụng từ ngữ tài tình của Nguyễn Khuyến. Đáng chú ý nhất là cụm từ ta với ta. Đại từ ta trong tiếng Việt vừa chỉ số ít, vừa chỉ số nhiều. Nguyễn Khuyến dùng cả hai nghĩa: ta với ta tuy hai nhưng là một. Từ với gắn hai từ ta lại. Bạn và nhà thơ ngồi bên nhau thủ thỉ tâm tình, hai người hòa thành một. Quả là không gì có thể đánh đổi được tình bạn Thủy chung giữa hai ta. Bài thơ Bạn đến chơi nhà là tấm lòng của nhà thơ và cũng là bức tranh phong cảnh nông thôn bình dị tràn đầy sức sống. Khu vườn với luống cà, giàn mướp; mặt ao sóng gợn, tiếng gà xao xác trưa hè… là hiện thân của mảnh hồn quê mộc mạc, đậm đà, sâu lắng. Màu xanh trong của nước ao, màu xanh mơn mởn của vồng cải, màu tím hoa cà, màu vàng tươi hoa mướp… loại nào cũng đang độ tươi non, làm vui mắt và ấm lòng người. Những sự vật tưởng như tầm thường ấy thực ra có sức an ủi rất lớn đối với một tâm hồn mang nặng nỗi đau đời của nhà thơ. Được đón bạn đến chơi nhà trong khung cảnh rạo rực sức sống ấy, chắc hẳn niềm vui của cụ Tam Nguyên cũng tăng lên gấp bội. Bài thơ nói về một tình bạn trong sáng, đẹp đẽ. Giọng thơ tự nhiên như lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân quê mùa, chất phác, ấy vậy nhưng nó vẫn bộc lộ rõ nét tài hoa của ngòi bút Nguyễn Khuyến trong tả cảnh, tả tình. Cảnh, tình đan xen, hòa hợp, bổ sung cho nhau để tạo nên một bức tránh quê trong sáng, tươi mát và ấm áp tình người.
21 tháng 10 2016

Ôn tập ngữ văn lớp 7Ôn tập ngữ văn lớp 7Ôn tập ngữ văn lớp 7