K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 1 2019

Ở trường mình cũng có cuộc thi đó nè>>>

10 tháng 1 2019

Gửi người hùng của con!

Khi đặt bút viết lá thư này, con tự hỏi người hùng trong con là ai, và con chỉ có duy nhất một câu trả lời chính là mẹ. 

Mẹ, người phụ nữ tần tảo nuôi dưỡng con suốt 14 năm qua. Mẹ là người phụ nữ nhiễm HIV, kể từ ngày con sinh ra đời cũng là ngày mà cả khu phố tất cả mọi người đều tránh xa hai mẹ con mình.

Trong mắt con chỉ có mẹ, bố là một ai đó vô cùng xa lạ. Con chỉ được nghe về bố từ bà ngoại. Bà kể, mẹ yêu bố nhưng vì hoàn cảnh gia đình quá khác biệt nên hai người không thể đến được với nhau một cách danh chính ngôn thuận.

Mẹ và bố vẫn yêu nhau cho tới khi bố biết mình bị nhiễm HIV. Dù giấu giếm nhưng mọi người xung quanh biết bố đã mắc phải căn bệnh thế kỉ ấy. Cái án bệnh HIV lại lan sang mẹ. Bà nói, những tháng ngày mẹ mang thai, cả xã tránh xa mẹ. Mẹ lên tận Bệnh viện tỉnh cách nhà 40 km để sinh ra con.

Con ra đời, cả xóm làng xa lánh, ông bà nội kiên quyết không đón nhận mẹ con mình. Bà ngoại còn nói chẳng ai bế con vì họ sợ lây nhiễm HIV. Đến năm con 3 tuổi, mẹ và bà mừng rơn vì con được thông báo không nhiễm HIV nhưng xóm làng có ai hiểu.

Rồi bố không may gặp tai nạn và qua đời. Bà cũng nói, khi còn sống bố là người có trách nhiệm, khi biết mẹ mang thai bố chuyển đến ở cùng hai mẹ con để tiện chăm sóc. Bố mất đi hai mẹ con mất đi chỗ dựa.

Con biết mẹ đã phải khổ cực thế nào để kiếm tiền nuôi con. Mẹ đã phải lăn lộn khắp nơi đi xin việc để có thể lo cho con một cuộc sống no đủ. Đã có lúc mẹ ngồi ở một góc tối và khóc 1 mình vì không thể tìm được công việc tử tế do mọi người kì thị do nhiễm HIV. 

Con nhớ ngày con vào lớp 1, đến trường bạn bè xa lánh, bố mẹ của các bạn trong lớp cũng cấm con mình chơi cùng con. Thậm chí, bạn cùng bàn còn gọi con là con nhà Ết. Tuy ở tuổi đó con chưa hiểu Ết là gì nhưng con ghét cay ghét đắng mẹ ạ. Con không nói cho mẹ biết nhưng con đã đem chuyện đó kể lại cho bà ngoại nghe.

Sau này, mẹ đi làm tại một tổ chức tuyên truyền phòng chống HIV ở Hải Phòng. Từ đó hai mẹ con mình phải xa nhau. Con còn nhớ mỗi lần về thăm mẹ đều mang cho con đồ ăn ngon, quần áo đẹp và luôn động viên con phải cố gắng hơn trong cuộc sống.

Để tiện chăm sóc và có điều kiện học tập tốt hơn, mẹ đã đưa con ra thành phố để ở cùng. Mẹ đi khắp nơi tuyên truyền và chia sẻ với những người đang mắc phải căn bệnh HIV giống như mình. Con nhớ có lần mẹ vừa về tới nhà đã ôm chặt lấy con và khóc khi hôm đó mẹ cùng các cô chú trong hội lúc đi vận động bị đuổi đánh thậm tệ. Nhìn chân tay mẹ bầm tím con rất xót xa, lúc ấy mẹ nói dù có khó khăn thế nào nhưng nghĩ đến con, vì con nên mẹ đã cố gắng vượt qua tất cả.

Khi con lớn hơn, mẹ bắt đầu kể nhiều cho con về bố, cả căn bệnh mà cả hai người đều mắc phải. Mẹ nói với con bệnh không đáng sợ và con đừng ngại khi bị mọi người xa lánh. Hãy tự lập và phải vươn lên để chiến thắng bản thân, chiến thắng cuộc sống khắc nghiệt này.

Con vẫn còn nhớ như in hồi con vì đánh nhau với bạn mà mẹ phải chịu thay đòn roi từ mẹ của bạn kia. Con cũng mãi nhớ những đêm mẹ phải làm thêm tới 2 - 3 giờ sáng để có thu nhập lo cho cuộc sống của cả nhà, khi thì gấp phong bì, lúc thì đính hạt cườm hay thêu tay.

Cuộc sống của mẹ vất vả, mẹ phải làm hết mọi việc như người đàn ông. Khi ấy con bỗng ước mình có thể giúp đỡ mẹ và ước gì bố còn sống. Dù mang căn bệnh thế kỷ nhưng chí ít còn có ông ở bên đỡ đần và cùng mẹ trải qua quãng thời gian khó khăn. Đôi khi con cũng thầm nghĩ nếu mình mang căn bệnh giống mẹ thì cả hai mẹ con sẽ cùng nhau đi trên con đường dài hơn.

Năm ngoái, mẹ bị suy giảm miễn dịch rồi qua đời. Sau 18 năm mắc HIV mẹ đã rời xa con, rời xa bà ngoại để đến một thế giới mà con nghĩ sẽ yên bình và hết thị phi. Bà ngoại khóc nhiều lắm mẹ ạ, bà nói mẹ sống 18 năm với HIV là một điều may mắn, ngày bà biết mẹ mắc căn bệnh này bà tưởng đã mất con. Nhiều khi bà đã mua chai thuốc sâu về bảo mẹ cùng chết nhưng nhờ nghị lực và sự kiên cường mẹ đã xin bà mạnh mẽ lên để chống lại xa lánh, dị nghị của xã hội.

Mẹ con là thế từ khi mang bệnh, đẻ ra con rồi đến khi qua đời bà luôn là người anh hùng. Chưa một lần mẹ bỏ cuộc, bỏ qua dư luận mẹ vẫn nuôi con và chăm sóc bà. Khi mẹ đi xa, cuộc sống của con chỉ còn bà ngoại nhưng hai bà cháu vẫn kể về những câu chuyện mà mẹ đã làm đó là tuyên truyền về phòng chống HIV cho cộng đồng. Hai bà cháu tự hào về mẹ lắm. Người anh hùng trong con là mẹ.

Thân mến!

28 tháng 2 2018

Xin chào các bạn!

Mình là Email - một bức thư điện tử thông minh đến từ hành tinh Namek. Mình sống ở thế kỷ 31 và để đến được đây mình đã phải vượt qua một quãng đường rất dài, tất nhiên mình không thể tự mình đi được mà cần phải nhờ tới bước nhảy Bpha của cỗ máy thời gian thần kỳ Gocu.

Sẽ rất nhiều bạn ngạc nhiên vì tại sao một bức thư điện tử như mình lại có thể nói chuyện được đúng không? tất cả là nhờ mình đến từ thế kỉ 31 đấy.

Hôm nay, mình tới đây để thông báo đến các bạn rằng sắp có một căn bệnh thế kỉ hình thành, nó có sức công phá ghê gớm khiến cho cả loài người bị tuyệt chủng. Đi cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ con người đã nhìn ra chiến tranh chính là tác nhân khiến cho nhân loại diệt vong, ô nhiễm môi trường sẽ làm sản sinh các loại bệnh tật hiểm nghèo và chúng làm cho con người giảm tuổi thọ. 

Lúc này, họ ký với nhau một bản hiệp ước, ấy là "nói không với vũ khí hủy diệt, không làm môi trường ô nhiễm" nước nào vi phạm thì người đứng đầu sẽ bị trừng phạt thích đáng. Vì thế, cả 8 hành tinh trong những thế kỷ tới sẽ đều sống phồn vinh và thịnh vượng.

Thế nhưng, sự phồn thịnh lại không mang đến nhiều lợi nhuận cho những kẻ muốn đứng lên làm bá chủ thế giới. Lúc này, họ bắt các nhà khoa học phải tạo ra một loại siêu virus, loại này có khả năng làm tê liệt đối phương, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ khiến não bị tạm ngưng hoạt động mặc dù tim vẫn đập như thường.

Và rồi điều gì đến sẽ đến, sau 60 năm tiến hóa, sinh trưởng theo đúng quy trình cuối cùng loại virus này cũng phá vỡ màng bảo vệ của siêu kháng sinh đồng thời xâm chiếm lại những gì mà nó đã chế ngự trước đây. Điều tồi tệ hơn là công năng của nó tăng đáng kể khi có thể rút ngắn thời gian làm tê liệt con mồi, khả năng làm tê liệt con mồi chỉ trong 24h. Tốc độ lây lan của loại virus này sẽ tăng siêu nhanh khiến cho toàn bộ con người hay động vật nhiễm phải chỉ nằm thoi thóp chờ chết mà không thuốc nào chữa được.

Chính vì mối hiểm họa này mà Email tôi đã đích thân trở về từ thế kỷ 31 và báo trước cho các bạn. Để thay đổi lịch sử thảm khốc cũng như cứu vớt loài người khỏi nạn tuyệt chủng thì ngay từ lúc này hãy lan rộng thông điệp "đừng làm giàu trên nỗi đau nhân loại" đến toàn bộ con người trên Trái Đất. Sở dĩ phải nhờ tới hỗ trợ của bạn bởi trong quá trình trở về đây tôi đã bị vô hiệu hóa chức năng tự gửi thông điệp ra toàn thế giới.

Hãy nhớ rằng, đừng bao giờ tự tạo ra dịch bệnh rồi bán vắc xin hay tạo ra bệnh mới rồi bán thuốc trị nhé, nó là sự độc ác khó lòng thứ tha. Thế giới ngoài kia còn rất nhiều căn bệnh chưa tìm ra thuốc chữa, vì thế đừng gieo thêm cái ác vào thế giới này nữa. Tuyệt đối đừng bao giờ nhé!

học tốt ~~~

28 tháng 2 2018

Xin chào các bạn của thế kỷ 21

Tôi là lá thứ đến từ tương lai của thần Demeter, một vị nữ thần thiên nhiên tôi có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên của chúng ta. Tôi đến với các bác bằng cỗ máy siêu thời gian. Vũ trụ tôi đang sống là so với các bạn là 1000 năm. Nhưng hiện hữu, vũ trụ nơi tôi sống vẫn còn đó những gánh nặng không thể trút bỏ được đó là nạn đói nghèo và bệnh tật đeo đuổi cuộc sống của nhân loại chúng ta.

Nơi tôi đang sống, bệnh tật, chết chóc và hình ảnh những em bé vẫn đang hiện hữu ra hàng ngày.

Các bạn của thế kỷ 21 ạ, nếu chúng ta không bắt đầu từ ngày hôm nay, tôi lo lắng chúng ta có thể góp phần đẩy nhân loại vào tuyệt chủng trong tương lai. Môi trường bị tàn phá, biến đổi khí hậu và tất cả chỉ là sa mạc toàn cát, thiếu nước, thiếu mọi thứ.

Cách đây không lâu, ông Philip Alston - đặc phái viên Liên Hiệp Quốc (LHQ) về vấn đề cực nghèo và nhân quyền - đang có chuyến đi khảo sát tại Mỹ, với các chặng dừng chân tại 4 bang, thủ đô Washington và lãnh thổ Puerto Rico.

Theo báo Guardian (Anh), hành trình bắt đầu từ ngày 1/12 và tập trung vào những rào cản xã hội và kinh tế khiến giấc mơ Mỹ khó thành hiện thực đối với hàng triệu người dân nước này. Ông Alston cũng sẽ tìm hiểu nỗ lực chống nạn vô gia cư tại những nơi đặt chân đến.

Cục Thống kê dân số Mỹ cho biết có đến 41 triệu người dân nước này đang sống trong cảnh đói nghèo. Sứ mệnh của LHQ nhằm chứng minh rằng bất kỳ quốc gia nào, dù giàu đến đâu, cũng không tránh khỏi những tác động do tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng gây ra. "Nghèo đói và bất bình đẳng vẫn tồn tại ở Mỹ dù đây là nước giàu" - ông Alston nhận định.

Gợi ý viết UPU 47: Em hãy tưởng tượng mình là một bức thư xuyên thời gian - Ảnh 1

Bài mẫu thư UPU lần 47: Hãy tưởng tượng bạn là lá thư du hành xuyên thời gian

Không chỉ riêng với nước mỹ, mà nạn đói đang đe dọa các nơi. So với tất cả các khu vực khác trên thế giới thì châu Phi là lục địa chịu nhiều thiệt thòi nhất. Lý do là bởi trong khoảng thời gian quá dài người dân phải sống trong chế độ nô lệ và thực dân. Như vậy, nguyên nhân lịch sử có thể được kể đến cho những vấn đề về sau này.

Vậy người dân ở châu lục này đang phải hứng chịu những gì?

Theo số liệu được công bố cách đây 2 năm, con số nạn nhân chết vì đói ở 3 nước châu Phi là Somalia, Ethiopia và Kenya đã lên tới khoảng 11 triệu người. Những trẻ em ở các khu vực này đến các trại tị nạn của Liên Hợp Quốc ở phía Đông Bắc Kenya yêu cầu cứu trợ nhân đạo như lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm...

Không dừng lại ở dó, các quan chức quốc tế đã cảnh báo, 800.000 đứa trẻ có thể chết vì suy dinh dưỡng trên khắp các quốc gia Đông Phi như Somalia, Ethiopia, Eritrea, và Kenya.

Có xuất phát điểm thấp cộng với những ảnh hưởng chung của những diễn biến khủng hoảng toàn cầu đã đẩy những quốc gia này đến gần hơn với bờ vực của đói nghèo tột cùng.

Có thể nói, chưa một khu vực nào trên thế giới lại bị ảnh hưởng bởi nhiều loại đại dịch như ở châu Phi. Vào giữa năm nay, dịch bệnh Ebola bùng phát ở 5 nước Tây Phi và số người thiệt mạng đã vượt ngưỡng 5.000. Bệnh dịch có xu hướng lay lan nhanh đồng thời để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Các nước Tây phi đã đối mặt với bệnh dịch này từ rất lâu, nhưng đến năm nay, dịch bệnh bùng phát mới khiến người dân cực kỳ hoang mang và lo sợ

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lên tiếng kêu gọi thế giới dành nhiều nguồn lực mới để thúc đẩy và khuyến khích nghiên cứu phát triển y tế, đặc biệt nhằm vào các bệnh hiện tác động nguy hại ở các nước đang phát triển. Bởi theo WHO, các nước đang phát triển, nhất là các nước chậm phát triển, sẽ phải trả cái giá rất đắt bằng sự hoành hành của những loại bệnh tật nguy hại với sức khỏe con người.

Trước khi WHO lên tiếng kêu gọi gia tăng nguồn lực y tế cho các nước đang phát triển thì cả thế giới đã biết tới khái niệm gọi là các bệnh dịch do nghèo đói. Đó là các bệnh dịch thường xuất hiện hơn ở những nước nghèo và người nghèo mà trong nhiều trường hợp nghèo đói là nguy cơ hàng đầu dẫn tới các bệnh dịch này, hay nói cách khác là bệnh dịch sinh ra từ nghèo đói.

Hiện có 3 loại bệnh dịch chủ yếu của sự nghèo đói, thiếu điều kiện chăm sóc y tế là HIV/AIDS, sốt rét và lao. Các quốc gia đang phát triển chiếm 95% bệnh nhân AIDS toàn cầu, 98% trường hợp lây nhiễm lao chủ động và 90% trường hợp tử vong vì sốt rét xảy ra tại châu Phi hạ Sahara. Tổng cộng, 3 bệnh dịch này chiếm tới 10% trường hợp tử vong trên toàn cầu.

Những loại bệnh dịch khác như sởi, viêm phổi, tiêu chảy... cũng liên quan tới nghèo đói. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và bà mẹ tại các nước đang phát triển chiếm tới 98%. Tính ra, các bệnh dịch vì sự nghèo đói giết hại xấp xỉ 14 triệu người mỗi năm trên thế giới.

WHO cũng ước tính rằng, hiện có khoảng 1 tỷ người nghèo nhất thế giới đang chịu đựng các bệnh mà tổ chức này gọi là “Bệnh nhiệt đới bị lãng quên” như sốt xuất huyết, bệnh dại, giun chỉ, bệnh phong... Điều đáng nói là mặc dù chi phí dự phòng chỉ có 0,5 USD/người nhưng do những người mắc bệnh là người nghèo ở nước nghèo nên không có điều kiện ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh mà lẽ ra hoàn toàn có thể khống chế được.

Trong lúc này, tôi cho rằng việc kêu gọi sự giúp đỡ của xã hội là một việc làm dũng cảm và đúng đắn. Mỗi một cá nhân không nên sống tách biệt với xã hội loài người mà ngay từ hôm nay chúng ta hãy bắt tay hòa mình với công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giảm bệnh tật từ chính trong nơi chúng ta đang sống.

Mỗi bạn nên học cách tiết kiệm không lãng phí, không xả rác ra môi trường, nói không với những hành vi hủy hoại môi trường. Ở tuổi của các bạn làm được điều đó chúng ta đã góp phần nhỏ bé làm giàu cho nhân loại của chúng ta, giảm bệnh tật, đói nghèo.

Chào thân ái!

k mk nha

24 tháng 2 2019

đã đi thi rồi mà còn hỏi người khác viết cho mình thế thi làm j nữa

5 tháng 10 2021

ban tổ chức bt là sẽ phạt đó

22 tháng 12 2016

sặc ! sao lại có cái đề kì cục thế ta limdim

22 tháng 12 2016

biểu cảm về thần tượng của mik ý bn

9 tháng 2 2017

Thưa ngài António Guterres - Tổng thư ký Liên Hợp Quốc!

Trước hết, tôi xin chúc mừng ngài đã chính thức nhậm chức TTK Liên Hợp Quốc. Đây quả là một chức vụ vinh quang nhưng cũng đầy nặng trách nhiệm và ưu tư

Trong 10 năm ngài giữ vai trò người phụ trách Cao ủy LHQ về người tị nạn, tôi biết ngài đã có những nỗ lực không mệt mỏi để giúp đỡ những người phải rời bỏ nhà cửa để chạy trốn xung đột, nghèo đói và thiên tai. Ngài vẫn cho rằng nghèo đói là vấn nạn lớn nhất của thế giới hiện nay và phải giải quyết nó cho triệt để thì mới có cơ sở để giải quyết nhiều vấn đề khác.

Năm 2015, sau khi Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ hết hạn, chúng ta đã đề ra 17 mục tiêu phát triển bền vững(SDGs) giai đoạn từ nay đến 2030, đây cũng chính là mục đích mà tôi viết bức thư này gửi đến ngài

Bảo vệ môi trường tự nhiên hiện nay là một nhiệm vụ hết sức khó khăn và phức tạp nhưng đó là yêu cầu cấp thiết vì sự phát triển bền vững của đất nước. Phân tích một số vấn đề cấp bách đang đặt ra đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường tự nhiên ở nước ta trong thời gian tới là nội dung có ý nghĩa quan trọng.

Bảo vệ môi trường tự nhiên là bảo vệ môi trường sống, môi trường để phát triển bền vững. Thực hiện nhiệm vụ này hiện nay ở nước ta đang đứng trước những mâu thuẫn cần giải quyết.

Mâu thuẫn giữa yêu cầu bảo vệ môi trường tự nhiên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với trình độ nhận thức, ý thức trách nhiệm của các chủ thể và người dân.

Nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên của lãnh đạo các cấp, ngành và chính quyền địa phương còn nhiều hạn chế, ở không ít nơi còn cho đây là trách nhiệm của riêng ngành tài nguyên và môi trường. Công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp ở địa phương, đặc biệt là việc quản lý, giám sát các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên còn nhiều bất cập. Ở nhiều nơi, lãnh đạo các cấp, ngành và chính quyền địa phương còn buông lỏng quản lý, chưa chặt chẽ và quyết liệt. Có những trường hợp người dân phản ánh vụ việc đến cấp trên thì chính quyền địa phương mới biết, thậm chí, ở nhiều nơi, chính quyền địa phương còn tiếp tay cho các hoạt động khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên. Chính quyền cấp cơ sở chưa phát huy vai trò chủ động trong kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm về bảo vệ môi trường tự nhiên. Công tác phối hợp giữa các cấp, ngành, các cơ quan chức năng và địa phương còn thiếu chặt chẽ và chưa đồng bộ.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay đang tạo nên một nhu cầu rất lớn về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguyên liệu cho các ngành kinh tế. Việc khai thác, tận dụng tối đa mọi nguồn lực tài nguyên thiên nhiên sẵn có làm cho các chủ thể, trong đó có doanh nghiệp thu về lợi nhuận lớn. Ngược lại, chi phí cho vấn đề bảo vệ, tái tạo và cải thiện môi trường tự nhiên làm suy giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp không tuân thủ nghiêm pháp luật về bảo vệ môi trường, làm cho môi trường tự nhiên ngày càng suy kiệt. Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải (nước thải, rác thải, khí thải) còn mang tính đối phó. Một số cơ sở chỉ đầu tư ở mức tối thiểu, công nghệ, thiết bị không phù hợp hoặc sau khi được cơ quan chức năng kiểm tra, nghiệm thu công trình thì lại không đưa vào vận hành do ngại tốn nhân công, hóa chất, năng lượng. Chưa kể, nhiều doanh nghiệp còn sử dụng thiết bị sản xuất cũ, lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng, thải ra nhiều chất thải độc hại. Đây là một trong tác nhân không nhỏ gây ô nhiễm môi trường.

Đối với người dân, nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên của các chủ thể và người dân còn rất thấp, chưa có thói quen tự giác bảo vệ môi trường. Tình trạng vứt rác bừa bãi làm mất vệ sinh nơi công cộng; sử dụng các biện pháp hủy diệt trong khai thác thủy sản, đánh bắt động vật quý hiếm ;… còn khá phổ biến. Đó là chưa kể lối sống của người sản xuất nhỏ, tự do, tùy tiện, thái độ bàng quan với tài nguyên môi trường. Nhiều vấn đề môi trường của ngày hôm nay là kết quả từ những hạn chế trong nhận thức và thái độ của con người. Nhiều quyết định hàng ngày của con người ngày hôm nay có ảnh hưởng lớn đến môi trường trong tương lai, chẳng hạn như nên sử dụng túi nilong hay thay thế bằng làn, bằng túi giấy đi chợ; nên đi xe máy hay xe đạp khi đi làm hay đi chơi (quyết định cá nhân); nên sử dụng giấy tái sinh hay mua nguyên liệu mới (quyết định của doanh nghiệp); nên phát triển năng lượng hạt nhân hay sử dụng năng lượng truyền thống (quyết định Nhà nước). Tập hợp nhiều quyết định sẽ tạo nên một chuỗi hành vi của con người có ảnh hưởng xấu hoặc tốt đến môi trường tự nhiên.

Mâu thuẫn giữa yêu cầu phải bảo vệ môi trường tự nhiên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với cơ sở vật chất - kỹ thuật, tiềm lực khoa học - công nghệ và nhân lực cho bảo vệ môi trường tự nhiên còn nhiều hạn chế.

Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tiềm lực khoa học - công nghệ, nhân lực trong bảo vệ môi trường còn hạn chế và lạc hậu. Để bảo vệ, cải thiện, phòng chống ô nhiễm cũng như khai thác hợp lý môi trường tự nhiên thì vấn đề cơ sở vật chất kỹ thuật cho bảo vệ môi trường là vô cùng quan trọng. Cơ sở vật chất kỹ thuật cho bảo vệ môi trường tự nhiên hiện đại, phù hợp, thân thiện với môi trường không chỉ giúp cho việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế mà còn đảm bảo việc bảo vệ và cải thiện môi trường.

Trong khi khối lượng chất thải đa dạng nhiều chủng loại đang ngày một tăng lên thì phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta đều chưa có biện pháp kỹ thuật xử lý môi trường. Đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có giá trị xuất khẩu lớn và những ngành sử dụng nhiều năng lượng có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao như chế biến thủy sản, dệt may, da giầy, sản xuất phân bón, sản xuất giấy, khai thác, chế biến khoáng sản, ngành nông nghiệp. Các công trình hạ tầng về môi trường còn hạn chế. Đặc biệt, các công trình cung cấp nước sạch khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hệ thống xử lý rác thải, hệ thống tiêu thoát nước, hệ thống trạm quan trắc quốc gia; hệ thống xử lý chất thải y tế nguy hại còn nhiều bất cập. Nhiều khu công nghiệp chưa được đầu tư hệ thống xử lý chất thải tập trung. Việc thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải công nghiệp, y tế, nước thải sinh hoạt đạt quy chuẩn còn thấp. Trong khi đó, lực lượng cảnh sát môi trường còn mỏng, mức phạt hành chính đối với việc nhập rác thải công nghiệp còn thấp, không có tác dụng răn đe. Điều này, càng làm sâu sắc thêm những khó khăn cho công tác bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực làm công tác quản lý và bảo vệ môi trường nói chung và môi trường tự nhiên nói riêng ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế. Hiện nay, số cán bộ làm công tác quản lý môi trường ở cấp tỉnh trên cả nước hiện có 1.448 người, cấp huyện trên 1.300 người và cấp xã trên 11.000 người làm công tác địa chính, xây dựng và môi trường (chưa có công chức chuyên trách về quản lý môi trường). Trên thực tế, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở Việt Nam vẫn còn thiếu về số lượng, hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, nhất là ở các địa phương, cơ sở. Hiện chỉ có khoảng 29 người làm công tác quản lý nhà nước về môi trường trên một triệu dân, trong khi, con số này ở Trung Quốc là 40 người, Thái Lan là 42 người, Campuchia là 55 người, Malaixia là 100 người, Singapo là 350 người, Canada là 155 người, Anh là 204 người (2). Phần lớn cán bộ quản lý môi trường cấp huyện không có bằng cấp chuyên môn về môi trường, mới được phân công, tuyển dụng, điều chuyển thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường trong một vài năm gần đây, nên trình độ, năng lực và kinh nghiệm quản lý còn nhiều hạn chế.

Mâu thuẫn giữa những bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật và công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tự nhiên trong việc đưa hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên vào nền nếp.

Hiện nay, thực tiễn đang đặt ra yêu cầu đưa hoạt động bảo vệ môi trường vào nền nếp nhằm kiểm soát và tăng cường hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý những yếu tố của môi trường tự nhiên vì sự phát triển bền vững của đất nước. Tuy nhiên, hiện công tác này đang còn nhiều bất cập.

Một điển hình về những vướng mắc, bất cập về cơ chế, chính sách, pháp luật trong bảo vệ môi trường tự nhiên là hoạt động khai thác khoáng sản. Công tác lập, thực hiện quy hoạch khoáng sản thiếu sự thống nhất giữa trung ương và địa phương. Ở nhiều địa phương, công tác cấp phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản chưa đúng quy định, chỉ quan tâm đến các khoản đóng góp cho ngân sách địa phương mà chưa chú trọng đến tiêu chí năng lực, công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, phần lớn các giấy phép khai thác khoáng sản đều tập trung vào khai thác vật liệu xây dựng, ít các dự án chế biến sâu khoáng sản. Công tác lập, phê duyệt khu vực cấm hoạt động khai thác khoáng sản còn chậm. Nhiều hoạt động khai thác trái phép diễn ra phức tạp và tái diễn.

Một vấn đề nữa là những bất cập trong công tác thu hồi và giao đất hiện nay. Về cơ bản, quá trình phát triển kinh tế xã hội tất yếu dẫn đến công nghiệp hóa, đô thị hóa. Việc thu hồi đất của các chủ thể đang sử dụng để giao cho các chủ thể khác nhằm phát triển dự án là tất yếu. Tuy nhiên, cơ chế hiện hành về thu hồi, giao đất thỏa đáng giữa các bên nhà nước - chủ thể bị thu hồi - chủ thể được giao đất chưa tường minh, chưa minh bạch. Hơn nữa, đất sau khi được thu hồi giao cho bên nhận đất nhưng trong không ít trường hợp lại được sử dụng không đúng như cam kết. Nhiều dự án triển khai không đúng tiến độ, thậm chí sai mục đích. Điều này dẫn đến lãng phí nguồn lực đất đai và bất bình trong nhân dân.

Việc tổ chức thực thi pháp luật bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường tự nhiên nói riêng thời gian qua chưa nghiêm túc, hiệu lực và hiệu quả thấp. Việc không tuân thủ các quy định về đánh giá tác động môi trường diễn ra khá phổ biến. Trong số hàng nghìn dự án đã được phê duyệt, báo cáo đánh giá tác động môi trường đã không thực hiện đầy đủ các yêu cầu bảo vệ môi trường. Mặc dù các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nghiêm trọng đã được người dân, công luận lên tiếng phản ánh; trong đó có việc xả chất ô nhiễm với khối lượng lớn ra sông, vào đất, ngấm vào nguồn nước, nạn buôn bán trái phép động thực vật hoang dã quý hiếm, nạn khai thác trái phép các nguồn tài nguyên như khai thác cát trên sông Hồng, khai thác khoáng sản bừa bãi... nhưng cho đến nay hầu như chưa có cơ sở nào bị xử lý hình sự. Những hạn chế này cho thấy, cần tăng cường cưỡng chế thi hành pháp luật và sử dụng tối đa sức mạnh của pháp luật trong bảo vệ môi trường tự nhiên ở nước ta hiện nay.

Việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, sử dụng năng lượng sạch, thân thiện với môi trường chưa kịp thời. Nhiều dự án bảo vệ môi trường triển khai còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Chế tài xử phạt liên quan đến vi phạm môi trường chưa đủ mạnh, dẫn đến nhiều cá nhân, tổ chức tái phạm nhiều lần. Luật Khoáng sản có hiệu lực từ ngày 01-7-2011 nhưng đến nay vẫn còn thiếu nhiều văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật dẫn đến khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc thực thi pháp luật. Mức thu phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản như hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cải tạo, khắc phục suy thoái, ô nhiễm do khai thác, chế biến khoáng sản gây ra. Điều này cũng đang gây ra những trở ngại trong việc đưa hoạt động bảo vệ môi trường vào nề nếp.

Những yếu kém nêu trên trong cơ chế, chính sách, pháp luật và hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở nước ta là do nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân chính là hệ thống chế tài xử phạt vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường còn nhiều bất hợp lý, khung xử phạt thấp, nên chưa có tác dụng răn đe, còn nặng về biện pháp hành chính, chưa coi trọng công cụ kinh tế phù hợp với cơ chế thị trường; hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế. Công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường tới nhân dân chưa tốt, người dân còn thiếu kiến thức, hiểu biết về việc bảo vệ quyền lợi của mình khi bị xâm hại. Việc thu thập dữ liệu, chứng cứ xác định thiệt hại cũng còn hạn chế. Đặc biệt, việc xác định cụ thể, rõ ràng và chứng minh thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường không hề dễ. Do đó, cần tăng cường hơn nữa việc hoàn thiện chính sách, pháp luật và công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tự nhiên nhằm đưa hoạt động bảo vệ môi trường vào nền nếp mới có thể đáp ứng yêu cầu bảo vệ hiệu quả môi trường tự nhiên ở nước ta hiện nay.

Tôi mong, những ý kiến tôi đưa ra ở trên, sẽ giúp đỡ được ngài trong một số vấn đề cấp thiết

Chúc ngài sức khỏe

Mrs. Trang

Việt Nam, ngày 11 tháng 1 năm 2017

9 tháng 2 2017

bn có thể viết về chủ đề an toàn giao thông đc ko

"Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời".

Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chợt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là người như vậy.

Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Sở thích của mẹ rất khác với mọi người, đó chính là làm việc.

Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ.

Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ. Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy.

Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói "Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn" quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái.

Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.

"Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm".

Đúng vậy! Nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lớn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao sậm, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trải bao nhiêu là mưa nắng.

Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều. Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào.

Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà... thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi lại làm ruộng.

Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em.

Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua. Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.

Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều.

Ở lứa tuổi cấp 1 mẹ thường bắt tôi ngủ trưa và học bài, tôi không nghe thì bị mẹ đánh, lúc đó tôi rất ghét mẹ, đôi khi tâm trí tôi thấy "mẹ thật là ác". Mọi chuyện chưa dừng lại ở đó, đến khi lên cấp 2, tôi ghét mẹ vì luôn bị xét nét. Lúc đó, tôi chỉ muốn xách ba lô ra ở riêng. Tôi ghét mẹ lắm! Tôi từng muốn không có mẹ trên đời này...

Tôi có tính đua đòi mà gia đình thì không khá giả lắm. Năm tôi học lớp 8, tôi bắt mẹ phải cho tôi học trường tư dù học phí rất cao, lúc đó tôi suy nghĩ thật nông cạn. Mỗi lần ba tôi về, thấy tôi hư là lại gọi mẹ ra la và ba mẹ tôi thường cãi nhau vì tôi...

Đỉnh điểm mâu thuẫn giữa tôi và mẹ là năm lớp 9, tôi chuyển về gần nhà học, đây là năm tôi không thể quên những gì tôi đối xử với mẹ. Ngày Noel tôi đã dặn mẹ đón sớm hơn mà mẹ lại quên. Báo hại là hôm đó, tôi phải đi bộ cả tiếng đồng hồ. Về tới nhà, tôi cãi lộn với mẹ, nói những câu nói mà chính tôi cũng không tưởng tượng được.

Tối Giáng sinh, tôi đi Nhà thờ chơi nhưng khi bước xuống cổng, mẹ vẫn cằn nhằn và la tôi trước mặt bạn bè. Tôi đã không suy nghĩ mà ném cả khóa cổng vào người mẹ, làm bàn tay mẹ bị bầm tím cả tháng trời. Lúc đó tôi rất giận mẹ, nhưng tôi cũng thấy chưa có đứa con gái nào lại hư như tôi.

Trong thâm tâm, tôi biết rằng mẹ cũng rất quan tâm tới tôi nhưng vì mẹ hay la mắng và bắt tôi phải theo khuôn phép nên tôi thấy khó chịu. Thêm vào đó, thấy bạn bè của mình có được nhiều thứ và được ba mẹ chiều chuộng, dễ dãi nên lúc nào tôi cũng chỉ muốn mẹ mình bằng một góc nhỏ của mẹ đứa bạn...

Nhưng mọi việc đã bắt đầu đổi thay. Tôi đã gặp khó khăn lớn với đám bạn cùng khối. Đó là những đứa bạn mà tôi từng nói với mẹ là chúng còn tốt với tôi hơn cả mẹ. Chúng tôi bắt đầu chia phe và lên Facebook lời qua tiếng lại, rồi chúng kéo nhau đến tận nhà để đòi đánh tôi. Rồi chúng cô lập để bạn bè trong lớp dần xa lánh tôi.

Mâu thuẫn kéo dài, nhiều ngày liền và điều đó khiến tôi mất ăn mất ngủ. Khi vượt qua giới hạn chịu đựng của mình, tôi kể cho mẹ nghe những rắc rối và xin mẹ cho chuyển trường. Hôm đó, tôi bị mẹ la rất nhiều, và quyết định cho tôi nghỉ học luôn. Tuy nói vậy, nhưng mẹ vẫn bên tôi những lúc tôi suy sụp. Mẹ cho tôi một cơ hội mới tại ngôi trường khác.

Tối hôm đó, mẹ không ngủ được và trằn trọc suốt đêm. Lúc ấy, tôi bắt đầu thấy hận vì đã đi theo bạn bè mà quay lưng với mẹ. Sáng hôm sau, mẹ dậy từ sớm để chở em tôi đi học, sau đó quay lại chở tôi lên trường xin rút học bạ cho tôi. Trưa nắng, mẹ không ngủ trưa mà chở tôi lên trường mới để xin học. Chiều mẹ với tôi về, mẹ vừa chạy vừa đi đón em, vừa lo soạn đồ ăn để đưa tôi vào trường nội trú học.

Hơn 7 giờ tối, vì nội quy trường không được mặc quần ngắn, mẹ lại chạy đi mua quần cho tôi. Cả ngày mẹ không ăn uống đủ, lại lăn lộn ngoài đường vì tôi. Điều đó đã thực sự thay đổi suy nghĩ của tôi về mẹ. Đi học nội trú xa nhà, tôi lại muốn quay về khoảnh khắc đẹp khi có mẹ bên cạnh. Tôi thầm hiểu và ngày càng quý trọng mẹ hơn.

Mẹ không hề ghét bỏ tôi như tôi nghĩ, hồi bé mẹ bắt tôi ngủ trưa và học bài thì tốt cho tôi chứ mẹ có được gì. Đánh tôi đau, mẹ còn đau hơn cả trăm lần như thế. Tôi còn nhớ, ngày còn nhỏ, cứ mỗi lần mẹ đánh tôi là tối mẹ lại ngồi bóp mật gấu cho tôi.

Tôi dần thấy và cảm nhận rằng, dù mẹ có thể là người phụ nữ quê mùa nhưng mẹ đã hy sinh cả công việc và sự nghiệp của mình để chăm sóc chị em tôi... Tới lúc khó khăn nhất, tôi mới biết bên mình không phải là bạn bè mà là gia đình, là mẹ, nơi tôi sinh ra và nuôi dưỡng cho đến khi tôi lớn lên.

Giờ đây, khi đã đủ nhận thức để trưởng thành, tôi muốn nói với mẹ rằng: “Con xin lỗi mẹ! Vì con không bao giờ chịu ngồi xuống lắng nghe lời mẹ dạy, con đã luôn để ngoài tai những gì mẹ dặn dò, răn bảo. Con hư đốn lắm phải không mẹ? Những việc mà con gây ra chắc chắn đã làm mẹ tổn thương nhiều lắm. Nhưng dù sao con cũng thấy mình may mắn vì đã kịp nhận ra để biết tôn trọng mẹ từng phút, từng giây khi mẹ còn bên cạnh…”

17 tháng 8 2018

Tôi luôn không thích giới nghệ sĩ, hay đúng hơn là không dám thích. Tôi sợ những toàn tính, sự giả dối bằng sau thế giới hào nhoáng ấy..... Nhưng rồi, tôi nhìn thấy BTS. Từ những tấm ảnh, những đoạn video ngắn ngủi trên Youtube đến những show giải trí hàng đầu....sao ánh mắt họ dành cho nhau lại ấm áp đến vậy? Và rồi...tôi say BTS, cơn say ấy ngày một kéo dài. Ngày nặng hơn...nhưng tôi không hối hận.

 ~ ủng hộ nha ~

Bà nội yêu quý của Đức

Đức là ........ - cháu trai bé nhỏ của bà đây ạ. Cũng đã hơn 3 tháng cháu chưa được về quê thăm bà rồi. Không phải vì cháu không nhớ bà hay giận bà đâu bà ạ. Thật ra, cháu nhớ bà nhiều lắm. Cháu nhớ từng cái thơm má, từng cái vuốt tóc, từng lời thủ thỉ âu yếm của bà. Thế nhưng, dù vậy, cháu và bố mẹ vẫn không thể về quê thăm bà trong thời gian này được. Bởi đại dịch Covid-19 đang hoành hành khắp nơi, mang theo những nguy hiểm khôn lường.

Dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ dịp Tết Nguyên Đán, với khả năng lây lan chóng mặt. Nó khiến sức khỏe con người suy giảm nhanh chóng và dễ dẫn đến tử vong. Nước ta đã có hơn 1000 người nhiễm phải loại virut này rồi. Tuy nhiên thật may, là nhà nước đã nhanh chóng có những biện pháp ngăn ngừa, cách ly để kiểm soát tình hình dịch bệnh. Nhờ vậy, mà cuộc sống của chúng ta vẫn ổn định và an toàn. Và đó cũng chính là lý do suốt 3 tháng nay cháu và gia đình không về quê thăm bà. Dù rất nhớ và muốn chạy ngay đến bên bà, nhưng cháu vẫn cố tuân thủ theo những yêu cầu, lời khuyên của bộ y tế, rằng phải hạn chế tối đa việc di chuyển, tập trung nơi đông người trong thời gian này. Thế nên, bà đừng giận cháu bà nhé!

Ở quê, bà cũng hãy cố gắng thực hiện theo những khuyến cáo của bộ y tế để giữ gìn sức khỏe của bản thân mình. Như hạn chế ra ngoài, tụ tập nơi đông người, luôn mang khẩu trang, thường xuyên sát khuẩn tay… Để chờ khi đại dịch qua đi, cháu và cả nhà sẽ về quê thăm bà ngay. Bà sẽ lại vuốt tóc cháu, thủ thỉ những câu chuyện từ ngày xửa ngày xưa. Bà nhé?

Chấu Đức yêu quý của bà