K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 5 2020

Tình yêu nước là thứ tình cảm thiêng liêng trong mỗi con người, nó được thể hiện thật giản đơn qua tình yêu tiếng nói của dân tộc mình. Thầy Ha – men trong truyện buổi học cuối cùng là là một người có tinh thần yêu nước sâu sắc. Bởi vậy, buổi học tiếng Pháp cuối cùng là một ngày quan trọng đối với ông. Hôm ấy, thầy Ha – men mặc chiếc áo khoác xanh, chiếc áo sơ mi xếp nếp và chiếc mũ thêu bằng lụa đen mà thầy chỉ mặc vào những dịp quan trọng. Trong tiết học ấy, thầy giảng bài với tất cả tâm huyết, giọng nói vừa nghiêm nghị lại vừa hiền lành. Thầy không hề quát mắng khi chú bé Phrang mắc lỗi. Thầy tận tình chu đáo chuẩn bị cho học sinh những bản mẫu mới với những con chữ tòn trịa ngợi ca nước Pháp. Người thầy vĩ đại ấy đăm chiêu nhìn mọi thứ xung quanh như muốn khắc sâu hình ảnh của mọi thứ xung quanh vào tâm trí trước khi rời đi. Thầy Ha – men nhợt nhạt khi tiết học dần kết thúc, dường như không còn chút sức lực nào để có thể giảng tiếp khi tiếng chuông kết thúc giờ học vang lên. Toàn bộ nhưng biểu hiện của thầy cho thấy sự đau đớn của một con người yêu nước bị tước đoạt quyền được nói tiếng mẹ đẻ

28 tháng 2 2019

“Giấy rách” là ẩn dụ nói về một trang đời, một cảnh ngộ như “sông có khúc, người có lúc” gặp khó khăn, nghèo đói, họan nạn, hoặc gặp vận rủi ro, vấp ngã trên con đường lập nghiệp, mưu sinh.“Lề" là cái gì mà ta “phải giữ”? Trên tờ giấy, trang vở, trang sách, hình thành một đường kẻ, một đường thẳng, phân định làm 2 phần theo chiều dọc. Trước lúc viết phải biết kẻ lề. Lề nằm bên trái, chiếm một tỉ lệ vừa phải, hợp lí với tờ giấy, trang sách vở. hi là một khoảng trắng nghệ thuật làm cho trang viết, trang sách thêm đẹp, một vẻ đẹp trang nhã. Đặc biệt trên lề trang giấy bài tập của học sinh, thầy giáo, cô giáo ghi một cách ngắn gọn lời nhận xét, đánh giá đúng sai, hoặc khen, chê về chất lượng, về phẩm hạnh trong học tập của học trò. Cũng cần biết, thì từ viết trên tờ giấy, nếu không có lề là khiếm nhã. Quyển vở hoặc tờ giấy bài tập của học sinh mà thiếu lề hoặc lề kẻ một cách tùy tiện, điều đó phản ánh một tinh thần học tập thiếu nền nếp chu đáo.Hai chữ “phải giữ" nhắc nhở một ý thức, một quyết tâm bảo vệ, giữ gìn một cách trọn vẹn. Câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề” thật là giản dị và dễ hiểu. Cuốn sách, quyển vỏ không thể không có lề. Giấy có thể bị rách (do khách quan hay chủ quan) nhưng phần lề, gốc lề vẫn được giữ lại trong cuốn sách, quyển vở. Con người ta cũng vậy, khi đứng trước mọi khó khăn, họan nạn, phải biết nêu cao lòng tự tôn tự trọng, biết giữ lấy gia phong, truyền thống tốt đẹp của ông bà, tổ tiên, của gia đình mình.Câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề" đã nêu lên bài học đạo đức sáng giá. Qua câu tục ngữ, nhân dân nhắc nhở mọi người phải biết trau dồi nhân cách phẩm hạnh, có ý thức bảo vệ nếp nhà. gia phong, giữ gìn và phát huy mọi truyền thống tốt đẹp của gia tiên, của gia tộc. Không được đánh rơi nhân cách, không được làm những điều bất lương xằng bậy mà bị thiên hạ mỉa mai là “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, hoặc chê cười là “nhà kia bạc phúc”.


30 tháng 8 2018

đoàn viên