K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 1 2019

PHÚ THỌ 10/1/2019

Gửi bạn thân yêu !

Có ai hỏi người hùng trong bạn là gì, tôi không biết người hùng như nào cho đúng nghĩa nhưng tôi sẵn sàng trả lời người hùng trong tôi là người thầy đáng yêu, Huấn luyện viên của đội tuyển Việt Nam ông Park Hang Seo.

Tôi mê bóng đá từ nhỏ, tôi hay xem bóng cùng với cậu tôi từ năm lớp 2, lớp 3 tôi đã thần tượng nhiều cầu thủ bóng đá nhưng vắng các cầu thủ trong nước và chỉ đến năm nay tôi mới thấy yêu cái tên Quang Hải, Văn Hậu, Văn Toàn , DUY MẠNH và đặc biệt đó là ông HLV Park Hang Seo.

Không nhiều người kỳ vọng vào HLV Park Hang Seo khi ông bắt đầu đặt chân tới mảnh đất hình chữ S. Nhưng giờ đây, cái tên ấy mang theo niềm hy vọng, khát khao cháy bóng của cả dân tộc Việt Nam…

Ông đã đưa bóng đá Việt Nam lạc vào câu chuyện cổ tích tưởng chừng... huyễn hoặc nhất. Giờ đây, ông cái tên ấy mang theo niềm hy vọng, khát khao cháy bóng của cả dân tộc Việt Nam. Ông là Park Hang Seo - người thầy đáng kính của đội tuyển Việt Nam.

Sau khi nhậm chức HLV trưởng đội tuyển Việt Nam, HLV Park Hang Seo từng tuyên bố: "Tôi sẽ giúp bóng đá Việt Nam lọt top 100 thế giới". Có lẽ, ở thời điểm ấy, không ít người đã cười cợt cho rằng đó là giấc mơ viển vông của thầy Park. Một người đã hết thời thì sao có thể làm được điều to lớn như vậy?

Sau khi HLV Calisto thôi việc ở Việt Nam, đội tuyển Việt Nam đã được dẫn dắt bởi không ít thầy ngoại. Nhưng rồi, họ cứ đến, rồi đi như những cơn gió thoảng qua. HLV Miura là người đặt nhiều dấu ấn nhất trong những năm qua nhưng ông cũng sớm bị sa thải sau thất bại ở SEA Games 2015.

Và chỉ tới khi gặp HLV Park Hang Seo, người ta mới cảm nhận được niềm tin mạnh mẽ về khả năng thành công của bóng đá Việt Nam. Ông đã đưa nền bóng đá của mảnh đất hình chữ S vươn tầm, gây tiếng vang lớn ở đấu trường châu Á. Tờ Marca từng dè bỉu bóng đá Việt Nam: "đội tuyển yếu nhất châu Á, chưa bao giờ dự vòng loại cuối cùng ở World Cup, chỉ 1 lần tham dự Asian Cup với tư cách chủ nhà". Nhưng rồi, sau tháng 1 năm nay, nhật báo lớn nhất Tây Ban Nha cũng ca ngợi về "cơn địa chấn" vĩ đại của đội U23 Việt Nam ở giải U23 châu Á. Báo giới Hàn Quốc, những người xem HLV Park Hang Seo như… kẻ hết thời, đã săn đón thầy Park như người hùng dân tộc. Thậm chí, lần đầu tiên, một đài truyền hình Hàn Quốc (SBS) đã mua bản quyền phát sóng AFF Cup 2018 chỉ để xem… đội bóng của Park Hang Seo thi đấu. Trong khi đó, ở quê nhà Changwon, thầy Park được chào đón, tôn vinh như thể ông giúp đội tuyển Hàn Quốc làm nên điều thần kỳ.

Quan trọng hơn cả là tình yêu, sự chào đón của những người Việt Nam. Sau giải U23 châu Á, thầy trò HLV Park Hang Seo được hàng vạn người dân Việt Nam ra đường chào đón trong lễ diễu hành xe bus từ sân bay nội bài về nhà khách chính phủ. Quãng đường ấy chưa bao giờ dài đến vậy, chưa bao giờ "khổ sở" đến thế, nhưng đó là quãng đường đầy hạnh phúc của đội U23 Việt Nam.

Tiếp đó, tới Asiad 2018, đội Olympic Việt Nam tiếp tục tạo nên điều thần kỳ khi lọt vào vòng bán kết. Chúng ta chỉ chịu thua trước Olympic Hàn Quốc (với ngôi sao Son Heung Min), đội sau đó đã lên ngôi vô địch.

Không thể phủ nhận yếu tố may mắn nhưng điều quan trọng, người ta đã thấy được tinh thần, ý chí chiến đấu trên đôi chân của tuyển thủ Việt Nam. Lần đầu tiên sau nhiều năm, chúng ta mới thấy được sự tự tin lớn tới như vậy của những cầu thủ (còn rất trẻ) của Việt Nam, ngay cả khi đối diện với đối thủ mạnh hơn gấp nhiều lần.

Thầy Park như thể có "chiếc đũa thần". Ông đã thay đổi toàn diện diện mạo bóng đá Việt Nam. Giờ đây, ngay cả những đối thủ lớn ở châu Á cũng nhìn vào chúng ta mới con mắt dè chừng nhất định.

"Phép thuật" của thầy Park không chỉ nằm ở chiến thuật, mà còn ở tình yêu thương vô bờ bến cho các học trò. Đó là yếu tố cốt lỗi để những cầu thủ Việt Nam có thể chiến đấu hết mình vì thầy Park và cả vì sứ mệnh dân tộc. Thầy Park cũng lấy tình cảm của người hâm mộ để tăng tinh thần chiến đấu của toàn đội tuyển. Và cũng chính sự gần gũi của thầy cũng khiến chúng em cảm thấy thoải mái và tự tin dù phải phải thi đấu trong điều kiện khắc nghiệt, căng thẳng".

Sự tâm tâm của người thầy ấy đã được đền đáp xứng đáng bằng những thành công. Thậm chí, báo Hàn Quốc đã ví HLV Park Hang Seo như "vị sứ giả" để gắn kết hai dân tộc Việt Nam và Hàn Quốc.

Chào bạn nhé !

NGUYỄN HUYỀN TRÂM

15 tháng 1 2019

thankNguyễn Huyền Trâm

12 tháng 1 2019

Tên huấn luyện viên của đọi tuyển VN mà cũng viết sai kìa :))

Mà thầy Park là thành viên à :vvv ???

12 tháng 1 2019

ồ. bạn cx hâm mộ oppa của mik à

Chào bạn . Mình là Trương Nguyên Đại Thắng

-Sông núi nước Nam ý thức dân tộc được thể hiện qua 2 yếu tố : lãnh thổ,chủ quyền cai trị

- Nước Đại Việt ta nối tiếp toàn diện và sâu sắc hơn,khẳng định bằng 5 yếu tố : Lãnh thổ,chủ quyền,nền văn hiến lâu đời,phong tục tập quán,truyền thống lịch sử

-> Rõ ràng ta thấy rõ sự nhận thức,quan niệm về Tổ Quốc của cha ông ta đã có sự phát triển , toàn diện hơn

17 tháng 3 2019

C ơn bn

Mk lm đc r

7 tháng 5 2021

Lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng và vô giá của con người. Nhờ thứ tình cảm ấy mà nhân dân ta đã trải qua biết bao sóng gió, thăng trầm, đã từng phải đối mặt với những kẻ thù mạnh nhất thế giới nhưng nhân dân ta chưa bao giờ nao núng. Tấm lòng yêu nước của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn cũng được thể hiện thật cảm động qua bài Hịch tướng sĩ. Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai (1285). Bài hịch là lời kêu gọi ý chí chiến đấu và sự thức tỉnh của tướng lĩnh và binh sĩ trước những hành động ngang ngược, bạo tàn của kẻ thù. Qua đó cũng thể hiện tình yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc cùng ý chí chiến đấu quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược của Trần Quốc Tuấn.

7 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

      Trần Quốc Tuấn là vị tướng tài ba của dân tộc. Ông có một trái tim yêu nước thiết tha, điều đó được thể hiện rõ nhất qua từng lời, từng chữ trong bài Hịch tướng sĩ đó ông viết. Thấy đất nước lầm than, nhân dân khốn cùng, ông không khỏi xót xa "nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa". Càng yêu nước ông cành căm phẫn bọn giặc giày xéo Tổ quốc mình, sẵn sàng hy sinh cả bản thân để dành lại tự do cho dân tộc. Thấy quân sĩ, tướng lĩnh lơ là việc luyện tập, ông thẳng thắng phê phán, đồng thời cũng khích lệ tinh thần đấu tranh của binh sĩ mình đứng lên cứu nước. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thật đáng trân trọng và tự hào, ông là gương sáng cho bao thế hệ sau noi theo. Biết phấn đấu và có trách nhiệm với quê hương, Tổ quốc mình.

24 tháng 9 2023

đưa đề bài

 

16 tháng 12 2021

Thế Lữ đến với phong trào Thơ mới ngay từ buổi đầu từ buổi đầu. Không hề có những tuyên bố lớn lao, hay định hướng rõ ràng cho tư tưởng, Thế Lữ âm thầm đóng góp những bài thơ và từng bước khẳng định vị trí của mình trong làng thơ. Có lẽ, đó là tính cách của Thế Lữ khi ông cho rằng nghệ thuật là phải thầm lặng. Trong nghệ thuật không nhất thiết phải kêu ca. Ông dùng sức mạnh của nghệ thuật để khẳng định xu hướng mới chứ không đi vào lí luận dài dòng. Và trong giai đoạn đầu ông đã thắng lớn, khẳng định mạnh mẽ sự tồn tại và phát triển của nền thơ mới, tạo động lực cho thế hệ sau tiếp tục phát triển đến thắng lợi hoàn toàn. Một trong những bài thơ tiêu biểu, đầy sức mạnh của ông trong giai đoạn ấy chính là Nhớ rừng.

 

Ở trong Nhớ rừng, Thế Lữ đã thể hiện một tâm sự u uất, chán nản và khát vọng tự do cháy bỏng tha thiết qua lời mượn của con hổ trong vườn bách thú. Đó cũng là tâm sự chung của những người Việt Nam yêu nước trong hoàn cảnh mất nước.

Trở lại thời kì này, vào những năm đầu thế kỉ 20, tình cảnh đất nước thật điêu đứng. Sau những cuộc khai thác thuộc địa tàn khốc của thực dân Pháp khiến cho đất nước ta rơi vào tình trạng kiệt quệ, người dân vô cùng cực khổ, tình hình xã hội hết sức căng thẳng, tù túng. Những người trẻ tuổi như thế hệ của Thế Lữ luôn khao khát tìm lấy một hướng giải thoát nhưng đành bất lực trước thực tại. Thêm vào đó, trào lưu tư tưởng phương Tây không ngừng xâm nhập vào nước ta, tình thần tự do và khát vọng sống không ngừng sôi sục tiếp thêm sức mạnh cho nền văn học phát triển.

Chính vì vậy Thơ Mới có khuynh hướng thoát ly thực tại, thể hiện tâm trạng bất hoà, bất lực trước thực trạng xã hội. Qua đó, Thơ Mới cũng đã bộc lộ sự phản kháng gay gắt trước thực tại tầm thường giả dối, tù túng giam hãm ước mơ con người.

Đầu thế kỉ 20, bối cảnh ở nước ta vô cùng bức bối. Pháp tăng cường vơ vét của cải và đàn áp khốc liệt các cuộc khởi nghĩa của nhân dân. Trong khi đó, các luồng văn hóa mới mẻ phương Tây không ngừng xâm nhập vào nước ta hình thành một tầng lớp thành niên mới. Họ cảm thấy bức bách trong hoàn cảnh khủng bố ngột ngạt và không ngừng khao khát tìm kiếm một cuộc sống mới.

Mượn lời con hổ ở vườn bách thú để nói lên tâm trạng chính mình, Thế Lữ đã dựng lên một khung cảnh vừa rất thực vừa ẩn chứa những điều thầm kín sâu xa. Chính bị giam cầm một cách vô lí, nó cảm thấy tiếc nhớ về quá khứ oanh liệt nơi núi rừng hùng vĩ và không ngừng mơ ước được tự do.

Mở đầu bài thơ, Thế Lữ dựng lên bức tranh con hổ trong vườn bách thú thấm đẫm tâm trạng buồn rầu:

“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua”.

Từ “gậm” thể hiện rõ ràng tâm trạng uất ức tột cùng của hổ. Ở đây lại là “gậm một khối căm hờn” . Nghĩa là nó tự nghiền ngẫm cái bi kịch của mình mà không hiểu tại sao lại như thế. Bởi không hiểu cho nên nó chán chường, mệt mỏi. Nó buông xuôi bấy lâu nay trong tư thế “nằm dài trong ngày tháng dần qua”.

 

Thật đáng sợ thay khi mà ta mong mỏi một điều gì đó mà không tin rằng nó chưa hẳn là có thật. Và càng đáng sợ hơn khi bao quanh con hổ là chiếc lồng sắt vững chắc. Cái mà nó không thể phá được và sẽ giam cầm nó vĩnh viễn. Thế nhưng, dù bất lực nhưng cái oai hùng của nó vẫn không hề mất đi:

“Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm”.

Trước mắt hổ, những gì quen thuộc cứ lặp đi lặp lại một cách nhàm chán. Loài người kia dù đã đủ sức giam cầm nó nhưng nó không hề sợ mà còn tỏ ra khinh thường, khiêu khích, không ngừng đe dọa. Nó tự bào chữa cho tình thế của mình và xem đó chỉ là một rủi ro. Bởi lỡ bước sa cơ nên phải chịu cảnh “nhục nhằn tù hãm”. Dường như, vai trò và sức mạnh của nó đã hoàn toàn bị loài người đánh cắp.

Nó luôn tự kiêu về sức mạnh của mình và liên tục hồi tưởng quá khứ mỗi khi tâm trạng rơi vào trạng thái bế tắc như thế này:

“Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa
Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi
Với khi thét khúc trường ca dữ dội…”

Chốn rừng thiêng xưa nơi hổ từng ngự trị là một khung cảnh ghê gớm. Qua nỗi nhớ của hổ, ta thấy rõ điều đó. Khung cảnh hiện lên với “bóng cả, cây già” thâm u,bí hiểm. Chốn sơn lâm với “tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi” làm kinh thiên động địa khiến muôn loài phải khiếp sợ mà lẩn tránh. Bản lĩnh của một vị chúa sơn lâm luôn thể hiện xứng đáng quyền lực tối cao của mình với sức mạnh phi thường dữ dội. Ở đó, con hổ đã hiện lên với tư thế hiên ngang ngạo nghễ nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp oai phong lẫm liệt giữa núi rừng hùng vĩ:

“Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc
Trong bóng tối mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật phải im hơi
Ta biết ta chúa tể của muôn loài
Giữa chốn thảo hoa không tên không tuổi”.

Từng sắc thái của hổ hiện lên trước mắt người đọc qua lớp ngôn từ sống động, đầy sức biểu cảm. Con hổ với tư thế tự do, kiêu hãnh, bước đi như sóng cuộn, mây vờn, lặng lẽ giữa bao la vũ trụ. Không có loài nào dám sánh bước cùng nó. Nó nhìn khắp không gian với đôi mắt thần sắc. Kể cả trong bóng tối cũng không gì che giấu nổi nó. Đó là một tư thế hoàn toàn tự chủ, thống trị cả ánh sáng lẫn màn đêm. Nó nhận thấy muôn loài đang run sợ, đáng thương như sắp đi vào cõi chết. Sức mạnh oai quyền của nó đủ sức lấn át mọi sự đối nghịch và sẵn sàng tiêu diệt tất cả.

Đó là uy quyền tuyệt đỉnh của vị chúa tể rừng xanh không gì địch nổi. Không gian thần bí với những loài cây không tên không tuổi mà con người chưa từng biết đến hay đặt chân đến. Nó tự hào về điều đó. Những gì nó biết và ngự trị vượt xa những gì con người đã biết và chiếm lĩnh. Đó là một bí mật mà nó không bao giờ muốn chia sẻ.

 

Chưa hết, hồi ức của hổ tiếp tục mơ về những tháng ngày lẫm liệt, gắn chặt với kỉ niệm không bao giờ quên:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Chín câu thơ là bốn bức tranh tuyệt đẹp về cảnh tượng đại ngàn và niềm vui sướng ngự trị của hổ. Nó say sưa thưởng thức và tự hào dù chỉ qua hồi tưởng. Những cảm xúc cuộn trào dữ dội, không ngừng làm cho nó say mê. Đó là những đêm vàng ánh trăng bên bờ suối êm đềm. Sau cuộc đi săn nó đắm mình trong ánh trăng huyền ảo. Đó là những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, vũ trụ đi vào cơn quần vũ khủng khiếp. Đó là những bình minh rực rỡ ánh sáng và rộn rã tiếng chim ca ru mềm giấc ngủ. Đó là những chiều lênh láng máu sau rừng biểu hiện sức mạnh chinh phục và giết chóc của chúa sơn lâm.

Tất cả diễn ra trong âm thầm, lặng lẽ đến đáng sợ. Con hổ chiếm giữ một sức mạnh phi thường ngang tầm trời đất. Ta có cảm tưởng như chính con hổ đã tạo ra quy luật trong một thế giới riêng nào đó mà ở đó nó định đoạt tất cả. Không có đối thoại, không có đối lực, tất cả đều tuân phục một cách triệt để. Thế nhưng, câu thơ cuối đã trả người đọc về với thực tại. Tất cả bây giờ chỉ là một giấc mơ, một giấc mơ hùng tráng, lẫm liệt để hồi cố nhằm lấy lại nghị lực mà sống tiếp. Thực tại khép lại giấc mơ huy hoàng:

– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Nếu ở trên kia nó ngạo nghễ bao nhiêu thì giờ đây nó lại chán chường bấy nhiêu. Hai từ “than ôi!” như là tiếng kêu thống thiết , bất lực trước thực tại và tiếc nuối chốn cũ rừng xưa đã mãi mãi không còn. Bây giờ, nó quay về đối điện và khinh miệt thực tại:

“Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u”.

Trước mắt hổ, khung cảnh vườn bách thú thật tầm thường và giả dối. Tất cả đã bị ngụy tạo một cách vụng về, không che giấu nổi sự thấp kém của nó. Hổ khinh mạn điều đó khi so sánh với chốn rừng thiêng bí hiểm, âm u. Cảnh vật giả tạo, phù phiếm khiến nó thất vọng. Tất cả tầm thường, không một chút tương xúng nào với nó. Càng nhìn ngắm, nó càng ngao ngán.

Bởi thế, nó không nguôi nhung nhớ vì cảnh vật trước mắt càng làm cho nó thêm chán ghét. Ít ra, khi giam cầm nó cũng phải có cái gì đó đáng để cho nó khâm phục hoặc tự hào. Nhưng ở đây, sự đối lập quá lớn, quá tàn nhẫn. Điều đó khiến cho những mâu thuẫn trong nó không ngừng trỗi dậy trong tiếng kêu than thảm thiết:

Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị.
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
– Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Câu thơ “Nơi ta không còn được thấy bao giờ!” xác nhận sự bất lực hoàn toàn của con hổ. Giờ đây, nó đã xác nhận phải sống với thực tại thấp kém này và tự nhắc nhở mình thôi mong nhớ hay hi vọng. Chiếc khung lòng mỏng manh nhưng giam giữ quá chặt. Kể cả sức mạnh như nó cũng không thể nào phá nổi. Nó chỉ khẩn xin một điều rằng những giấc mơ kia dẫu chỉ là mơ mộng thôi nhưng cứ tiếp tục đến để hồn của hổ được an ủi, được vỗ về mà tiếp tục sống hết những tháng ngày còn lại.

 

Qua tâm sự của con hổ, Thế Lữ cũng đã kín đáo thể hiện khát vọng tự do và tinh thần yêu nước của mình và thế hệ thanh niên yêu nước lúc bấy giờ. Tuy không tìm được lối thoát, cuối cùng cũng rơi vào bế tắc nhưng bài thơ đã thể hiện được sức sống của dân tộc trong thời kì nô lệ, luôn khát vọng vươn lên dù bất cứ trong hoàn cảnh nào. Niềm mơ mộng có sức mạnh cổ vũ tinh thần con người tiếp tục sống và đợi chờ cơ hội vượt thoát để làm nên cuộc cách mạng vĩ đại sau này.

Nếu xét về lý tưởng, Thế Lữ đã không có đóng góp gì đáng kể. Nhưng qua bài thơ Nhớ rừng người đọc nhận rõ đước sức mạnh sử dụng ngôn từ của ông. Nó giống như một đoàn quân ồ ạt xông tới, tung hoành mạnh mẽ. Người đọc không cần làm gì thêm, cứ thản nhiên đón nhận. Một thành công nữa của Thế Lữ là đã thể hiện một trí tưởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng. Đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy.

25 tháng 1 2022

Bạn giỏi ghê áeoeo

2 tháng 10 2019

Bạn có thể làm theo một số gợi ý sau nhé:

  • Bố, anh chị em thấy mẹ là người như thế nào?
  • Mẹ đã làm gì cho gia đình?
  • Mọi người có yêu mẹ không?
  • Mọi người đã từng làm mẹ buồn hay chưa?
  • Sắp tới có chương trình "Ngày của mẹ", mọi người có muốn nói gì với mẹ hay không?
  • Tham khảo nhá
1 tháng 10 2019

Thảo Phương helpppppp :(

3 tháng 1 2018

Tham khảo đoạn văn sau:

Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân ta Việt Nam. Quê Bác là xã Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến cả đời mình vì sự nghiệp cách mạng. Người đã bôn ba không ngại khó khăn vất vả để tìm ra con đường cứu nước, cứu dân tộc ta khỏi ách nô lệ. Bác đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đưa dân tộc khỏi ách nô lệ, xiềng xích.

3 tháng 1 2018

Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân ta Việt Nam. Quê Bác là xã Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến cả đời mình vì sự nghiệp cách mạng. Người đã bôn ba không ngại khó khăn vất vả để tìm ra con đường cứu nước, cứu dân tộc ta khỏi ách nô lệ. Bác đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đưa dân tộc khỏi ách nô lệ, xiềng xích.

25 tháng 2 2018

Gợi ý:

-Tết cổ truyền đã là 1 tục lệ của dân tộc ko thể bỏ vì nó đã gắn bó vs ng dân Việt qua hàng chục năm ( tìm dẫn chứng: xưa và nay)

-Chí phèo: Nó có nhiều ý nghĩa tuy nhiên nó cx có một mặt xấu đó chính là phần ko hoàn thiện của câu truyện. Tuy nhiên chuyện nào cx có 1 phần như vậy chẳng hoàn hảo gì cả: CM qua các truyện khác. Hơn nữa nó đã phản ánh đúng xh xưa

-CHúng ta đag bước vào 1 thế giới CN hóa hiện đại nhưng chúng ta ko thể quên đi quá khứ dân tộc chúng ta.Tuy nó không hoàn toàn đẹp, hoàn hảo lắm ( tự cm)

25 tháng 2 2018

Gợi ý :

- Tết cổ truyền : bạn nêu định nghĩa và dùng pp nên dẫn chứng cụ thể

- Chí Phèo : Là một truyện ngắn có từ lâu , nó đã cho ta thấy rõ được cái xã hội thời xưa

- Từ truyện ngắn " Ông đồ" có thể cho ta thấy được sự khác nhau của thời xưa và nay , khi CN đang phát triển , nhưng chúng ta không được quên quá khứ của dân tộc ta , một quá khứ hào hùng , tuy có nhiều gian nan , vất vả , và bao nhiêu người đã ngã xuống nhưng nó vẫn rất đẹp và hoàn hảo trong lòng mọi người

P/S : tham khảo của bác @Trần Thọ Đạt