K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bạn tham khảo :

Vũ Nương - một người phụ nữ bất hạng với nhan sắc tuyệt trần quê ở huyện Nam Xương chồng nàng là Trương Sinh phải đi lính sau khi cưới ít lâu . Vũ Nương ở nhà phải chăm mẹ già , nuôi con nhỏ , mẹ chồng ốm rồi mất nàng lo liệu ma chay chu đáo như cha mẹ đẻ của mình . Hết hạn lính Trương Sinh trở về nghe lời con nhỏ nghi là vợ thất tiết nên đã đánh mắng và đuổi nàng đi.Vũ Nương phân trần không được uất ức nàng gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn nhưng không chết được thần rùa Linh Phi và các nàng tiên rẽ một đường đưa về thủy cung . Sau đó Trương Sinh mới biết vợ bị oan . Ít lâu sau Vũ Nương gặp người cùng nàng với nàng tên là Phan Lang đám thuyền chết đuối được Linh Phi cứu . Khi Phan Lang trở về , Vũ Nương nhờ gửi chiếc hoa mai vàng và nhắn tràng Trương lập đàn giải oan cho nàng . Trương Sinh nghe theo Vũ Nương đã hiện hồn về giữa dòng nói lời tạ từ rồi biến mất.

27 tháng 8 2020

Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam.Vũ Thị Thiết là cô gái xinh đẹp nết na quê ở huyện Nam Xương, đẹp duyên cùng chàng họ Trương. Khi hương lửa đang nồng, chàng Trương phải đi lính xa. Lúc ấy nàng đang mang thai. Ít lâu sau nàng sinh được một đứa con trai. Ở nhà mẹ con bìu ríu nuôi nhau. Tối tối, nàng thường chỉ vào bóng mình trên vách mà đùa với con rằng: "Bố con đấy". Thời gian thắm thoắt, chàng Trương mãn hạn trở về, đứa trẻ không nhận bố lại bảo rằng: "Bố con tối mới đến cơ, mẹ đi bố cùng đi, mẹ ngồi bố cùng ngồi.". Trương sinh nghi bèn ruồng rẫy mắng nhiếc vợ phụ tình bạc nghĩa. Nàng họ Vũ khóc lóc phân trần thế nào cũng không lọt tai chồng, buồn rầu mới nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tử.Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.ũ Nương chính là nạn nhân của chế độ nam quyền, một xã hội mà hôn nhân không có tình yêu và tự do. Vũ Nương mang đậm nét đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam, đẹp người đẹp nết, thủy chung, hiếu thảo nhưng lại không có được hạnh phúc, bị dồn đến bước đường cùng. Cuộc đời của Vũ Nương chính là tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến bất công đã chà đạp lên hạnh phúc của con người. Tóm lại, những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương chính là nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

6 tháng 2 2022

Đâu cần nói v đâu, ghi v là thành spam đấy

5 tháng 5 2021

Theo quan điểm riêng của mình, anh/chị chọn cách “chạm” vào hạnh phúc bằng việc “làm những việc lớn” hay “làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn”?đó là một câu hỏi hay nhưng cũng ko phải là quá khó vì đó là nói lenen quan điểm riêng của chúng ta.sẽ ko ai giống ai cả.nhưng theo quan điểm của tôi,để chạm vào hạnh phúc của tôi,tôi sẽ làm  những việc nhỏ thôi,nhưng với niềm đam mê và tình yêu cực lown.nếu bn hỏi tại ssao,thì t có thể trả lời ,bn đã bao h thất bại 1 việc j đó chưa?cảm giác thế nào?rất tồi tệ phải ko?vì vaayju tôi đã chọn cách thứ 2 để tìm đc hạnh phúc của mk.nhưng cũng ko phải tôi phủ nhận giá trị ý nghĩa câu 1 vì có những người chỉ cảm thấy hạnh phúc khi họ lm những vc lớn thôi,dù thất bại hay thành công.sau bài văn này tôi khuyên các bn hãy làm những j khiến mk han hj phúc nhé.đưnfg để ý ai nói j cả

5 tháng 5 2021

Theo em "làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn" mới là cách "chạm vào hạnh phúc chân chính". Bời vì, nếu chúng ta chọn "làm những việc lớn" mà không có tình yêu, không gửi gắm vào đó tình cảm của bản thân thì dẫu đạt được thành công chúng ta cũng chẳng caem thấy hạnh phúc, sung sướng. Trái lại, nếu chúng ta làm nhỏ bằng tất cả tình yêu của bản thân thì sẽ khác. Bởi lúc đó chúng ta sẽ đặt toàn bộ sự quan tâm, chờ đợi vào việc làm nhỏ đó. Nguyễn Du đã có câu "chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài" để nhấn mạnh cái tâm của con người khi làm việc là quan trọng hơn cả. Đồng thời, thường chúng ta sẽ cảm nhận được hạnh phúc từ những điều nhỏ nhặt, bất chợt xung quanh chúng ta. 

hơi ít mong bn thông cảm

4 tháng 1 2022

tham khao

Trong tác phẩm chúng ta thấy được bi kịch nước mất nhà tan. Sau chiến thắng trước quân Triệu Đà xâm lược, An Dương Vương đã mất cảnh giác, vô tình gả con gái của mình là Mị Châu và cho Trọng Thủy ở rể mà không nhận thấy được âm mưu của kẻ thù. Thêm vào đó, khi quân của Triệu Đà kéo sang xâm lược, An Dương Vương vẫn cậy có nỏ thần mà điềm nhiên ngồi chơi cờ, không chút lo lắng, chuẩn bị phòng ngự và đánh trả. Và để rồi, chính thái độ chủ quan, coi thường giặc này của An Dương Vương đã khiến cho ông nhanh chóng đi đến thất bại thảm hại. Cuối cùng, khi giặc đã kéo vào, vua An Dương Vương không còn có sự lựa chọn nào khác nên đành phải đem theo con gái lên lưng ngựa và chạy về phía hướng Nam. Nhưng thật đáng tiếc thay, khi ngồi trên lưng ngựa sau cha, Mị Châu vẫn rải áo lông ngỗng của mình làm dấu và để rồi quân giặc cứ thế đuổi theo. Đến cùng đường, không còn lối nào để chạy thoát, vua cha ngửa mặt lên trời, hét lớn, tìm sứ Thanh Giang, lúc đấy Rùa Vàng hiện lên và nói “kẻ ngồi sau lưng ngươi chính là giặc đấy’.

18 tháng 9 2021

Tham khảo:

Quê hương chúng ta không những chỉ tự hào về những truyền thống thống tốt đẹp, những di sản văn hóa và còn tự hào về kho tàng văn học rất phong phú và đa dạng. Trong đó có những bài ca dao dân ca về đạo lý làm người, những cung cách ứng xử trong cuộc sống và về tình yêu tươi đẹp của tuổi xuân lứa đôi:

“Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”

Bài ca dao này nói về tình yêu tươi đẹp của người con gái và người con trai mới lớn. Nó giống như một giai điệu của một bản nhạc không lời nhưng da diết và thiết tha khiến ai trong cuộc đời cũng muốn nghe.

Mở đầu là hai câu hỏi:

“Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?”

Tác giả thật khéo léo trong việc lựa chọn ngôn từ để diễn tả. Ở đây tác giả ý muốn mượn hình ảnh của mận và đào để bắt đầu về tình yêu đôi lứa. “Mận” là hình ảnh đại diện cho người con trai còn “Đào” là hình ảnh đại diện cho người con gái. “Bây giờ mận mới hỏi đào” chàng trai muốn ngỏ lời với cô gái liền hỏi cô gái. Cách đối đáp giao duyên này thật hay và ý nghĩa về nét đẹp của nhân dân ta. Đây là một phần dạm hỏi rất là tế nhị và cũng đầy hài hước “Vườn hồng đã có ai vào hay chưa” Chàng trai muốn hỏi cô gái đã có người thương chưa nếu chưa có hãy cho chàng cơ hội để chàng có thể mang lại hạnh phúc cho cô.

Hai câu sau là lời đáp đầy táo bạo và hài hước của cô gái:

“Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”

Cô gái liền nói “xin thưa” thể hiện sự nhẹ nhàng và tế nhị cộng sự đoan trang, cung kính với người khác. Đây là một đức tính đẹp của người con gái trong bài thơ nói riêng và của người phụ nữ Việt nam nói chung. Đó không phải là vẻ đẹp bề ngoài da trắng, mặt xinh mà đó là vẻ đẹp sâu thẳm bên trong con người. Thời gian có trôi vẻ đẹp bên ngoài có thể tàn phai theo năm tháng nhưng vẻ đẹp tâm hồn thì vẫn mãi khắc sâu trong tâm hồn. Rồi cô gái trả lời rõ một cách rành mạch “Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào” ý cô muốn nói cô chưa có người thương và cô cũng chưa thương ai để cho chàng trai hiểu hơn về cô gái.

Đồng thời qua những ý đáp của cô gái cũng cho ta thấy được cô gái cũng có ý thích đối với chàng trai, vì là con gái cô rất ngại và thẹn thùng không dám ngỏ lời trước đến khi chàng trai hỏi thì người con gái mới dám ngỏ lời nên qua câu đó chúng ta cũng hiểu được rằng đôi trai gái này đang thích nhau.

Như vậy ta thấy được kho tàng văn học nước ta rất đẹp và phong phú nó chất chứa được biết bao tình cảm đẹp và thiêng liêng. Dù thời gian có trôi đi nhưng những âm hưởng của nó vẫn ngân vang trong cuộc sống về một nét đẹp bình dị của dân tộc. Tình yêu lứa đôi luôn là nguồn cảm hứng bất diệt để con người ta làm nên những trang văn đẹp và ý nghĩa.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

Những lớp người đã ngã xuống sẽ có lớp khác đứng lên. Hiện tại đáng quý và càng đáng quý hơn khi nhớ đến quá khứ, vì có sự hy sinh của quá khứ mới có được hiện tại ngày hôm nay. "Rì rầm" là một từ láy tượng thanh rất gợi cảm. Nó không ồn ào vang động, vang xa nhưng liên tục đều đặn như dòng suối chảy bất tận. "Rì rầm" trong lòng đất "đêm đêm" còn gợi lên không khí thầm lặng thiêng liêng. "Đất" là hình ảnh tượng trưng cho đất nước, của sự khổng lồ, vĩnh hằng. "Đất" cũng là cái được dựng lên từ mồ hôi nước mắt, kể cả xương máu của biết bao thế hệ cha ông. “Đêm đêm” đã gợi một khoảng thời gian dài như một dòng chảy thời gian xuyên suốt bốn nghìn năm của lịch sử. Với hình ảnh thơ độc đáo này, tác giả đã hình tượng hóa được truyền thống anh hùng của đất nước thành một hình ảnh đầy sức sống, đầy mạnh thầm lặng, thiêng liêng và vững bền muôn thuở, trở thành nhịp đập của con tim lịch sử Việt Nam bất khuất anh hùng.