K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3 2022

Tham khảo

 

Người Việt ta luôn tự hào là "Đất nước ngàn năm văn hiến" với sự giao thoa của nhiều nền văn hoá. Dưới hàng nghìn năm Bắc thuộc cùng ách thống trị của thực dân Pháp, nền văn hoá của ta đã tiếp thu những giá trị văn hóa mới nhưng vẫn giữ lại được nét tinh hoa của dân tộc, để từ đó sáng tạo nên những loại hình nghệ thuật vô cùng đặc sắc, mang lại giá trị to lớn cho nền văn hoá Việt. Dân ca quan họ Bắc Ninh chính là một trong những loại hình nghệ thuật ấy, nó có sức lan tỏa mạnh mẽ lay động người nghe bằng những câu hát giao duyên dịu dàng mà đằm thắm ân tình xứ Bắc.

Dân ca quan họ là một làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng đồng bằng sông Hồng thuộc miền Bắc nước ta, được hình thành từ rất lâu đời ở vùng Kinh Bắc xưa, chủ yếu là thuộc hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh với con sông Cầu chảy ngang. Theo các nhà nghiên cứu khoa học Quan họ có từ thế kỷ thứ XVII, được bắt nguồn từ tục kết chạ giữa bà con lối xóm. Cái tên "Quan họ" có thể thể hiểu theo truyền thuyết có một ông quan trong lần qua xứ Kinh Bắc, vô tình nghe được và lấy làm say mê những câu hát ngọt ngào của các liền anh, liền chị, những người cùng có sở thích ca hát dòng nhạc này và người ta gọi là đó một"họ". Nhưng cách giải thích này cũng chỉ đúng ở một khía cạnh nào đó, ngoài ra còn rất nhiều cách lý giải khác liên quan đến nếp sinh hoạt văn hóa và chế độ thời bấy giờ.

Dân ca Quan họ là lối hát giao duyên giữa người nam và nữ, là hình thức trao đổi bày tỏ tâm tư, tình cảm giữa liền anh và liền chị.Họ dùng những câu hát ý nhị, giọng hát mượt mà sâu lắng để bộc lộ cảm xúc trong tâm hồn mình. Những làn điệu Quan họ truyền thống thường được hát vào mùa xuân hay mùa thu là những mùa tươi đẹp nhất trong năm, khi ấy câu hát Quan họ nhộn nhịp, tưng bừng làng trên, thôn dưới, làm thổn thức biết bao trái tim người yêu nghệ thuật. Thông thường quan họ phổ biến lối hát đối đáp giữa trai và gái, có thể cùng một làng hoặc khác làng, cái khó là ở chỗ cùng một giai điệu nhưng người hát phải tự tìm lời phù hợp để đối qua đối lại, tạo thêm phần hấp dẫn và không bị nhàm chán, ấy là điểm đặc sắc mà không phải ai cũng hát được. Các đôi nam nữ cất lên những câu hát dạt dào cảm xúc, lắng đọng tâm tình, đó có thể là những câu hát được lấy từ lời thơ, lời ca dao trong sáng, ý nhị.Quan họ là thể loại nhạc trữ tình nên cách hát và luyến láy được trau chuốt rất kỹ càng, gồm nhiều kỹ thuật sao cho âm điệu vừa vang, rền lại vừa nền, nảy, nghe như rót mật vào tai, vô cùng ngọt ngào tình cảm, như dòng chảy mượt mà của con sông Cầu - "dòng sông Quan họ". Hát quan họ có ba hình thức phổ biến nhất là hát canh, hát phục vụ lễ hội và hát thi đấu giành giải, mỗi một thể loại đều có nét đặc sắc và dấu ấn riêng.

 

Trang phục cũng là một điểm nổi bật trong nghệ thuật Dân ca Quan họ, các liền anh liền chị khoác lên mình những bộ quần áo rực rỡ sắc màu tôn lên vẻ đẹp thanh lịch, quý phái của người con Kinh Bắc. Về phía nam, các liền anh khoác lên mình tấm áo dài mỏng thẫm màu, bên trong là áo trắng cùng quần lĩnh trắng, ống rộng, phẳng phiu, đầu đội khăn xếp, tay có thể cầm quạt hoặc cầm chiếc dù đen, càng tăng thêm vẻ đĩnh đạc, truyền thống đậm chất văn hóa vùng Kinh Bắc. Trang phục liền chị cầu kỳ và tỉ mỉ hơn các liền anh rất nhiều, các chị sẽ mặc những bộ áo mớ ba mớ bảy nhiều màu sắc sặc sỡ như đỏ, vàng, xanh phối cùng với chiếc thắt lưng hoa đào, chít tóc bằng khăn mỏ quạ, đầu đội nón quai thao trắng, hoặc cầm ở tay, cho thêm phần duyên dáng, thướt tha. Những câu hát bay bổng, da diết, ngọt ngào kết hợp với trang phục đặc biệt như vậy đã làm tăng thêm vẻ đẹp cho những người hát giao duyên.

Quan họ là một loại hình văn hóa đặc sắc, vẫn còn được phát triển cho đến ngày nay, ở nó còn lưu giữ những vẻ đẹp truyền thống xa xưa, nhưng đến hiện tại đã được những người tiếp nối phát triển và sáng tạo ra những cái mới để quan không bị lạc hậu so với thời đại.Quan họ được xem là dòng nhạc dân ca trữ tình có nguồn giai điệu phong phú và đa dạng nhất ở Việt Nam, tính cho đến nay chúng ta còn lưu giữ được khoảng 300 bài quan họ có giai điệu khác nhau và được ghi chép thành các bản nhạc, ngoài ra còn có rất nhiều các giai điệu không được ký âm chính thức mà chỉ được truyền miệng từ đời này qua đời khác. Các làn điệu quan họ truyền thống phải kể đến là: Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, La hời, Tình tang. Hát Quan họ bao giờ cũng có ba chặng, chặng mở đầu thuộc giọng lề lối, khi hát xong khoảng mười bài giọng lề lối người hát chuyển sang giọng sổng để tiếp vào chặng giữa, các bài ở chặng giữa là ở giọng vặt, chặng cuối là giọng giã bạn. Làn điệu quan họ là những tiếng hát thân tình, ngọt ngào mềm mại, người hát luôn trong trạng thái say mê, vui thú, chăm chút thổi hồn vào tình câu chữ khiến cho âm hưởng của toàn bài luôn vang vọng và thấm đẫm vào tâm hồn những người thưởng thức, khiến ta phải trầm trồ, thán phục trước sức hút của thứ dân ca truyền thống, và cũng khá kén người nghe này.

Vào ngày 30 tháng 9 năm 2009, dân ca Quan họ Bắc Ninh đã chính thức được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, đây là một điều đáng mừng, là nguồn động lực để dân ca Quan họ tiếp tục phát triển và ghi lại những dấu ấn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, như một nét đẹp văn hóa đặc sắc của Việt Nam.Ngày nay cùng với sự phát triển của đất nước, Quan họ không còn bị bó hẹp trong không gian làng, xã mà nó đang dần lan tỏa khắp mọi miền đất nước, trở thành nét văn hoá đặc sắc và là niềm tự hào của người dân Việt Nam.

Dân ca Quan họ Bắc Ninh quả là một tài sản vô giá của dân tộc, nó cần nuôi dưỡng bảo tồn, phát huy và lưu truyền cho thế hệ trẻ mai sau.Mỗi chúng ta người con đất Việt cần phải biết trân trọng và thêm yêu những giá trị truyền thống tốt đẹp, để chúng được trường tồn với thời gian, không bị đi vào quên lãng, giữa nhịp sống hiện đại xô bồ.

25 tháng 3 2022

Tham khảo:

 

Một trong những niềm tự hào của người Kinh Bắc là Hội Lim. Trong Hội Lim thứ "đặc sản" tuyệt vời nhất là những làn điệu quan họ. Những làn điệu dân ca quan họ trữ tình, mượt mà, da diết, ngọt ngào ấy được trình tấu bởi những liền anh, liền chị lịch lãm mà không kém phần duyên dáng. Cứ thế, dân ca quan họ đi vào lòng người và trở thành phần hồn, thành món ăn tinh thần của con người, thành nét văn hóa rất riêng của vùng đất kinh kì xưa.

Dân ca quan họ Bắc Ninh được hình thành khá lâu đời, do cộng đồng người Việt (Kinh) ở 49 làng quan họ và một số làng lân cận thuộc hai tỉnh Bắc Ninh. Bắc Giang hiện nay của Việt Nam sáng tạo ra. Các làng quan họ nằm hai bên bờ sông Cầu, cách thủ đô Hà Nội về phía bắc khoảng 30km. Dân ca quan họ là hát đối đáp nam, nữ. Họ hát quan họ vào mùa xuân, mùa thu khi có lễ hội hay khi có bạn bè. Một cặp nữ của làng này hát với một cặp nam của làng với một bài hát cùng giai điệu, khác về ca từ và đối giọng. Cặp hát phân công người hát dẫn, người hát luôn nhưng giọng hát của hai người phải hợp thành một giọng. Họ hát những bài ca mà lời là thơ, ca dao có từ ngữ trong sáng, mẫu mực thể hiện tình yêu lứa đôi, không có nhạc đệm kèm theo. Có bốn kỹ thuật hát đặc trưng: Vang, rền, nền, nảy. Hát quan họ có ba hình thức chính Hát canh, hát thi lấy giải, hát hội. Hát quan hệ gắn liền với tục kết chạ, tục kết bạn giữa các bọn quan họ, tục "ngủ bọn". Mặc dù các phong tục này không, được thực hành nhiều như trước đây, cộng đồng cư dân các làng quan họ vẫn bảo tồn và truyền dạy nghệ thuật dân ca quan họ này.


 
Trang phục quan họ bao gồm trang phục của các liền anh và trang phục của các liền chị. Trong các lễ hội quan họ có cả những cuộc thi trang phục quan họ. Liền anh mặc áo dài năm thân, cô đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài tới quá đầu gối. Thường bên trong mặc một hoặc hai áo cánh, sau đó đến hai áo dài. Riêng áo dài bên ngoài thường màu đen, chất liệu là lương, hoặc đối với người khá giả hơn thì áo ngoài may bằng đoạn màu đen, cũng có người áo dài phủ ngoài may hai lần với một lần ngoài bằng lương hoặc the, đoạn, lần trong bằng lụa mỏng màu xanh cốm, xanh lá mạ non, màu vàng chanh gọi là áo kép. Quần của liền anh là quần dài trắng, ống rộng, may kiểu có chân què dài tới mắt cá chân, chất liệu may quần cũng bằng điểm bâu, phin, trúc bâu, hoặc lụa màu mỡ gà. Có thắt lưng nhỏ để thắt chặt cạp quần. Đầu liền anh đội nhiễu quấn hoặc khăn xếp. Thời trước, đàn ông còn nhiều người búi tó nên phải vấn tóc bằng khăn nhiễu. Sau này phần nhiều cắt tóc, rẽ đường ngôi nên chuyển sang dùng loại khăn xếp bán sẵn ở các cửa hàng cho tiện.

Trang phục liền chị thường được gọi là "áo mớ ba mớ bảy". Tuy nhiên trong thực tế các liền chị thường mặc áo mớ bảy. Về cơ bản trang phục bao gồm các thành phần: trong cùng là một chiếc yếm có màu rực rỡ thường làm bằng lụa nhuộm. Bên ngoài yếm là một chiếc áo cánh màu trắng, vàng, ngà. Ngoài cùng là những lượt áo dài năm thân, cách phối màu cũng tương tự như ở bộ trang phục nam nhưng màu sắc tươi hơn. Áo dài năm thân của nữ, có cả khuy, khác với kiểu tứ thân thắt hai vạt trước. Chất liệu để may áo đẹp nhất thời trước là the, lụa. Áo dài ngoài thường mang màu nền nã như màu nâu già, nâu non, màu đen, màu cánh dán, áo dài trong thường nhuộm màu khác nhau màu cánh sen, màu hoa hiên, màu thiên thanh, màu hổ thuỷ, màu vàng chanh, màu vàng cốm. Áo cánh mặc trong có thể thay bằng vải phin trắng, lụa mồi gà. Yếm thường nhuộm màu đỏ (xưa gọi là yếm thắm), vàng thư (hoa hiên, xanh da trời (thiên thanh), hồng nhạt (cánh sen), hổ thủy (xanh biến). Giải yếm to buông ngoài lưng áo và giải yếm thắt vòng quanh eo rồi thắt múi phía trước cùng với bao và thắt lưng. Thắt lưng cũng buộc múi ra phía trước để cùng với múi bao, múi giải yếm tạo nên những múi hoa màu sắc phía trước con gái. Liền chị mặc váy sồi, váy lụa, đôi khi có người mặc váy kép với váy trong bằng lụa, vải màu, lương, the, đoạn; váy ngoài bằng the, lụa. Váy màu đen. Người biết mặc váy khéo là không để váy hớt trước, không để váy quây tròn lấy người như mặc quần mà phải thu xếp sao cho phía trước rủ hình lưỡi chai xuống gần tới mu bàn chân, phía sau hơi hớt lên chớm phía gót chân. Dép cong làm bằng da trâu thuộc theo phương pháp thủ công, mũi dép uốn cong như một lá chắn nhỏ, che dấu đầu các ngón chân. Ngoài áo, quần, thắt dép, người liền chị còn chít khăn mỏ quạ, đội nón quai thao, và thắt lưng tích.


 
Hiện nay vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng về thời điểm ra đời của Dân quan ca họ trong lịch sử. Có thể nghĩ rằng Dân ca quan họ phát triển đến đỉnh cao giữa thế kỉ XVIII, Chủ nhân của quan họ là những người nông dân Việt (Kinh), chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước. Mỗi làng quan họ đều có lễ hội riêng. Quan họ tồn tại song hành cùng lễ hội làng, nơi mà người dân thờ thành hoàng, nữ thần, một đôi trường hợp là tín ngưỡng phồn thực. Trong số các hội làng quan họ, hội Lim (thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) vào 13 tháng giêng âm lịch, là hội lớn nhất.

Quan họ là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam. Mỗi một bài quan họ có giai điệu riêng. Cho đến nay, đã có ít nhất 300 bài quan họ đã được ký âm. Các bài quan họ được giới thiệu mới chỉ là một phần trong kho tàng dân ca quan họ đã được khám phá. Kho băng ghi lại hàng nghìn bài quan họ cổ do các nghệ nhân ở các làng quan họ hát hiện vẫn được lưu giữ tại Sở Văn hóa hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Các làn điệu quan họ cố bao gồm: La rằng, Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, Giã bạn, Hừ la, Ca bời, Tình tang, Cái ả, Lên núi, Xuống sông, Gió mát trăng thanh, Tứ quý.

Quan họ truyền thống chi tồn tại ở 49 làng quan họ gốc ở xứ Kinh Bắc. Quan họ truyền thống là hình thức tổ chức sinh hoạt văn hóa dân gian của người dân Kinh Bắc, với những quy định nghiêm ngặt, khắt khe đòi hỏi liền anh, liền chị phải am tường tiêu chuẩn, tuân theo luật lệ. Điều này giải thích lý người dân Kinh Bắc thích thú "chơi Quan họ", không phải là "hát Quan họ". Quan họ truyền thống không có nhạc đệm và chủ yếu hát đôi giữa liền anh và liền chị vào dịp lễ hội xuân thu nhị kỷ ở các làng quê. Trong quan họ truyền thống, đôi liền anh đối đáp với đôi liền chị được gọi là hát hội, hát canh; hát cả cả nhóm liền anh đối đáp cùng cả nhóm liền chị được gọi là hát chúc, mừng, hát thờ. "Chơi quan họ" truyền thống không có khán giả, người trình diễn đồng thời là người thường thức (thưởng thức "cái tình" của bạn hát).


 
Nhiều bài quan họ truyền thống vẫn được các liền anh, liền chị "chơi quan hệ" ưa thích đến tận ngày nay như La rằng, Tình tang, Bạn kim lan, Cái ả, Cây gạo. Sinh hoạt văn hoá Quan họ của liền anh, liền chị xứ Kinh Bắc có nhiều hình thức tổ chức khác nhau. Cuộc hát Quan họ được xem là Canh hát chính thống thường phải tuân thủ đủ trình tự các chặng: lề lối, giọng vặt và giã bạn. Trong ba chặng hát: Lề lối, Giọng vặt, Giã bạn - mỗi giai đoạn đểu có những biểu hiện khác biệt ở phần nội dung cũng như hình thức cấu trúc bài bản. Lề lối là bài Quan họ cổ, thường được hát ở nhịp độ chậm, bài bản có nhiều tiếng đi lời phụ. Người hát những bài Quan họ Lề lối phải biết kỹ thuật hát vang, nền, nảy, ngắt, rớt mới có thể thực hiện tốt và "đúng chất" Quan họ.

Quan họ mới còn được gọi là "hát Quan họ", là hình thức biểu diễn (hát quan họ chủ yếu trên sân khấu hoặc trong các sinh hoạt cộng đồng Tết xuân, lễ hội, hoạt động du lịch, nhà hàng,... Thực tế quan họ mới được trình diễn vào bất kỳ ngày nào trong năm. Quan họ mới luôn có khán thính người hát trao đổi tình cảm với khán thính giả không còn là tình cảm giữa bạn hát với nhau. Quan họ mới không còn nằm ở không gian làng xã mà đã vươn ra ở nhiều nơi, đến với nhiều thính giả ở các quốc gia trên trên thế giới. Quan họ mới có hình thức biểu diễn phong phú hơn quan họ truyền thống, bao gồm cả hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát có múa phụ họa, cải biên các bài bản truyền thống. Hát quan họ với lời mới được nhiều người yêu thích tới mức tưởng nhầm là quan họ truyền thống như bài "Sông Cầu nước chảy lơ thơ" do Môn Khanh soạn lời mới từ làn điệu truyền thống "Nhất quế nhị lan".

Quan họ được lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác phương thức truyền khẩu. Phương thức này là một yếu tố giúp cho Quan hệ trở thành một loại hình dân ca có số lượng lớn bài hát với giai điệu khác nhau. Tuy nhiên, cũng chính phương thức này đã làm cho các bài Quan họ lưu truyền trong dân gian bị biến đổi nhiều, thậm chí khác hẳn so với bản gốc nhiều giai điệu cổ đã mất hẳn. Mặc dù sự thay đổi này cũng làm cho Quan họ phát triển, nhưng ở trong bối cảnh văn hóa Phương Tây đang xâm nhập mạnh mẽ vào Việt Nam, vấn đề bảo tồn nguyên trạng Quan họ trong từng giai đoạn phát triển là việc làm cấp thiết. Từ những năm 70 của Thế kỷ trước, Sở Văn hóa Hà Bắc đã tiến hành sưu tầm Quan họ. Hàng nghìn bài Quan họ, bao gồm các dị bản đã được ghi âm tại các làng quan họ, với giọng hát của hàng trăm nghệ nhân (Đến nay hầu hết đã ra đi). Khoảng 300 bài Quan họ hay nhất được Nhà xuất bản Âm nhạc in thành sách. Tuy nhiên, hàng nghìn bài Quan họ đã được ghi âm, do các cụ nghệ nhân (đã mất) hát, phải được bảo quản cực kỳ cẩn thận để có thể lưu giữ một cách dài lâu cho thế hệ mai sau. Quan họ đã được Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể long trọng công bố là Di sản phi vật thể đại diện của Nhân loại.


 
Dù trải qua nhiều thăng trầm, ngày nay quan họ vẫn tồn tại và được nâng niu, giữ gìn. Trong tương lai, chắc hẳn quan họ tiếp tục đồng hành cùng con người, tạo nét riêng, nét đẹp văn hoá của xứ Kinh Bắc và cả dân tộc Việt Nam.

7 tháng 5 2021

Một trong những niềm tự hào của người Kinh Bắc là Hội Lim. Trong Hội Lim thứ "đặc sản" tuyệt vời nhất là những làn điệu quan họ. Những làn điệu dân ca quan họ trữ tình, mượt mà, da diết, ngọt ngào ấy được trình tấu bởi những liền anh, liền chị lịch lãm mà không kém phần duyên dáng. Cứ thế, dân ca quan họ đi vào lòng người và trở thành phần hồn, thành món ăn tinh thần của con người, thành nét văn hóa rất riêng của vùng đất kinh kì xưa.

Dân ca quan họ Bắc Ninh được hình thành khá lâu đời, do cộng đồng người Việt (Kinh) ở 49 làng quan họ và một số làng lân cận thuộc hai tỉnh Bắc Ninh. Bắc Giang hiện nay của Việt Nam sáng tạo ra. Các làng quan họ nằm hai bên bờ sông Cầu, cách thủ đô Hà Nội về phía bắc khoảng 30km. Dân ca quan họ là hát đối đáp nam, nữ. Họ hát quan họ vào mùa xuân, mùa thu khi có lễ hội hay khi có bạn bè. Một cặp nữ của làng này hát với một cặp nam của làng với một bài hát cùng giai điệu, khác về ca từ và đối giọng. Cặp hát phân công người hát dẫn, người hát luôn nhưng giọng hát của hai người phải hợp thành một giọng. Họ hát những bài ca mà lời là thơ, ca dao có từ ngữ trong sáng, mẫu mực thể hiện tình yêu lứa đôi, không có nhạc đệm kèm theo. Có bốn kỹ thuật hát đặc trưng: Vang, rền, nền, nảy. Hát quan họ có ba hình thức chính Hát canh, hát thi lấy giải, hát hội. Hát quan hệ gắn liền với tục kết chạ, tục kết bạn giữa các bọn quan họ, tục "ngủ bọn". Mặc dù các phong tục này không, được thực hành nhiều như trước đây, cộng đồng cư dân các làng quan họ vẫn bảo tồn và truyền dạy nghệ thuật dân ca quan họ này.

 

Trang phục quan họ bao gồm trang phục của các liền anh và trang phục của các liền chị. Trong các lễ hội quan họ có cả những cuộc thi trang phục quan họ. Liền anh mặc áo dài năm thân, cô đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài tới quá đầu gối. Thường bên trong mặc một hoặc hai áo cánh, sau đó đến hai áo dài. Riêng áo dài bên ngoài thường màu đen, chất liệu là lương, hoặc đối với người khá giả hơn thì áo ngoài may bằng đoạn màu đen, cũng có người áo dài phủ ngoài may hai lần với một lần ngoài bằng lương hoặc the, đoạn, lần trong bằng lụa mỏng màu xanh cốm, xanh lá mạ non, màu vàng chanh gọi là áo kép. Quần của liền anh là quần dài trắng, ống rộng, may kiểu có chân què dài tới mắt cá chân, chất liệu may quần cũng bằng điểm bâu, phin, trúc bâu, hoặc lụa màu mỡ gà. Có thắt lưng nhỏ để thắt chặt cạp quần. Đầu liền anh đội nhiễu quấn hoặc khăn xếp. Thời trước, đàn ông còn nhiều người búi tó nên phải vấn tóc bằng khăn nhiễu. Sau này phần nhiều cắt tóc, rẽ đường ngôi nên chuyển sang dùng loại khăn xếp bán sẵn ở các cửa hàng cho tiện.

Trang phục liền chị thường được gọi là "áo mớ ba mớ bảy". Tuy nhiên trong thực tế các liền chị thường mặc áo mớ bảy. Về cơ bản trang phục bao gồm các thành phần: trong cùng là một chiếc yếm có màu rực rỡ thường làm bằng lụa nhuộm. Bên ngoài yếm là một chiếc áo cánh màu trắng, vàng, ngà. Ngoài cùng là những lượt áo dài năm thân, cách phối màu cũng tương tự như ở bộ trang phục nam nhưng màu sắc tươi hơn. Áo dài năm thân của nữ, có cả khuy, khác với kiểu tứ thân thắt hai vạt trước. Chất liệu để may áo đẹp nhất thời trước là the, lụa. Áo dài ngoài thường mang màu nền nã như màu nâu già, nâu non, màu đen, màu cánh dán, áo dài trong thường nhuộm màu khác nhau màu cánh sen, màu hoa hiên, màu thiên thanh, màu hổ thuỷ, màu vàng chanh, màu vàng cốm. Áo cánh mặc trong có thể thay bằng vải phin trắng, lụa mồi gà. Yếm thường nhuộm màu đỏ (xưa gọi là yếm thắm), vàng thư (hoa hiên, xanh da trời (thiên thanh), hồng nhạt (cánh sen), hổ thủy (xanh biến). Giải yếm to buông ngoài lưng áo và giải yếm thắt vòng quanh eo rồi thắt múi phía trước cùng với bao và thắt lưng. Thắt lưng cũng buộc múi ra phía trước để cùng với múi bao, múi giải yếm tạo nên những múi hoa màu sắc phía trước con gái. Liền chị mặc váy sồi, váy lụa, đôi khi có người mặc váy kép với váy trong bằng lụa, vải màu, lương, the, đoạn; váy ngoài bằng the, lụa. Váy màu đen. Người biết mặc váy khéo là không để váy hớt trước, không để váy quây tròn lấy người như mặc quần mà phải thu xếp sao cho phía trước rủ hình lưỡi chai xuống gần tới mu bàn chân, phía sau hơi hớt lên chớm phía gót chân. Dép cong làm bằng da trâu thuộc theo phương pháp thủ công, mũi dép uốn cong như một lá chắn nhỏ, che dấu đầu các ngón chân. Ngoài áo, quần, thắt dép, người liền chị còn chít khăn mỏ quạ, đội nón quai thao, và thắt lưng tích.

 

Hiện nay vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng về thời điểm ra đời của Dân quan ca họ trong lịch sử. Có thể nghĩ rằng Dân ca quan họ phát triển đến đỉnh cao giữa thế kỉ XVIII, Chủ nhân của quan họ là những người nông dân Việt (Kinh), chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước. Mỗi làng quan họ đều có lễ hội riêng. Quan họ tồn tại song hành cùng lễ hội làng, nơi mà người dân thờ thành hoàng, nữ thần, một đôi trường hợp là tín ngưỡng phồn thực. Trong số các hội làng quan họ, hội Lim (thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) vào 13 tháng giêng âm lịch, là hội lớn nhất.

Quan họ là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam. Mỗi một bài quan họ có giai điệu riêng. Cho đến nay, đã có ít nhất 300 bài quan họ đã được ký âm. Các bài quan họ được giới thiệu mới chỉ là một phần trong kho tàng dân ca quan họ đã được khám phá. Kho băng ghi lại hàng nghìn bài quan họ cổ do các nghệ nhân ở các làng quan họ hát hiện vẫn được lưu giữ tại Sở Văn hóa hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Các làn điệu quan họ cố bao gồm: La rằng, Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, Giã bạn, Hừ la, Ca bời, Tình tang, Cái ả, Lên núi, Xuống sông, Gió mát trăng thanh, Tứ quý.

Quan họ truyền thống chi tồn tại ở 49 làng quan họ gốc ở xứ Kinh Bắc. Quan họ truyền thống là hình thức tổ chức sinh hoạt văn hóa dân gian của người dân Kinh Bắc, với những quy định nghiêm ngặt, khắt khe đòi hỏi liền anh, liền chị phải am tường tiêu chuẩn, tuân theo luật lệ. Điều này giải thích lý người dân Kinh Bắc thích thú "chơi Quan họ", không phải là "hát Quan họ". Quan họ truyền thống không có nhạc đệm và chủ yếu hát đôi giữa liền anh và liền chị vào dịp lễ hội xuân thu nhị kỷ ở các làng quê. Trong quan họ truyền thống, đôi liền anh đối đáp với đôi liền chị được gọi là hát hội, hát canh; hát cả cả nhóm liền anh đối đáp cùng cả nhóm liền chị được gọi là hát chúc, mừng, hát thờ. "Chơi quan họ" truyền thống không có khán giả, người trình diễn đồng thời là người thường thức (thưởng thức "cái tình" của bạn hát).

 

Nhiều bài quan họ truyền thống vẫn được các liền anh, liền chị "chơi quan hệ" ưa thích đến tận ngày nay như La rằng, Tình tang, Bạn kim lan, Cái ả, Cây gạo. Sinh hoạt văn hoá Quan họ của liền anh, liền chị xứ Kinh Bắc có nhiều hình thức tổ chức khác nhau. Cuộc hát Quan họ được xem là Canh hát chính thống thường phải tuân thủ đủ trình tự các chặng: lề lối, giọng vặt và giã bạn. Trong ba chặng hát: Lề lối, Giọng vặt, Giã bạn - mỗi giai đoạn đểu có những biểu hiện khác biệt ở phần nội dung cũng như hình thức cấu trúc bài bản. Lề lối là bài Quan họ cổ, thường được hát ở nhịp độ chậm, bài bản có nhiều tiếng đi lời phụ. Người hát những bài Quan họ Lề lối phải biết kỹ thuật hát vang, nền, nảy, ngắt, rớt mới có thể thực hiện tốt và "đúng chất" Quan họ.

Quan họ mới còn được gọi là "hát Quan họ", là hình thức biểu diễn (hát quan họ chủ yếu trên sân khấu hoặc trong các sinh hoạt cộng đồng Tết xuân, lễ hội, hoạt động du lịch, nhà hàng,... Thực tế quan họ mới được trình diễn vào bất kỳ ngày nào trong năm. Quan họ mới luôn có khán thính người hát trao đổi tình cảm với khán thính giả không còn là tình cảm giữa bạn hát với nhau. Quan họ mới không còn nằm ở không gian làng xã mà đã vươn ra ở nhiều nơi, đến với nhiều thính giả ở các quốc gia trên trên thế giới. Quan họ mới có hình thức biểu diễn phong phú hơn quan họ truyền thống, bao gồm cả hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát có múa phụ họa, cải biên các bài bản truyền thống. Hát quan họ với lời mới được nhiều người yêu thích tới mức tưởng nhầm là quan họ truyền thống như bài "Sông Cầu nước chảy lơ thơ" do Môn Khanh soạn lời mới từ làn điệu truyền thống "Nhất quế nhị lan".

Quan họ được lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác phương thức truyền khẩu. Phương thức này là một yếu tố giúp cho Quan hệ trở thành một loại hình dân ca có số lượng lớn bài hát với giai điệu khác nhau. Tuy nhiên, cũng chính phương thức này đã làm cho các bài Quan họ lưu truyền trong dân gian bị biến đổi nhiều, thậm chí khác hẳn so với bản gốc nhiều giai điệu cổ đã mất hẳn. Mặc dù sự thay đổi này cũng làm cho Quan họ phát triển, nhưng ở trong bối cảnh văn hóa Phương Tây đang xâm nhập mạnh mẽ vào Việt Nam, vấn đề bảo tồn nguyên trạng Quan họ trong từng giai đoạn phát triển là việc làm cấp thiết. Từ những năm 70 của Thế kỷ trước, Sở Văn hóa Hà Bắc đã tiến hành sưu tầm Quan họ. Hàng nghìn bài Quan họ, bao gồm các dị bản đã được ghi âm tại các làng quan họ, với giọng hát của hàng trăm nghệ nhân (Đến nay hầu hết đã ra đi). Khoảng 300 bài Quan họ hay nhất được Nhà xuất bản Âm nhạc in thành sách. Tuy nhiên, hàng nghìn bài Quan họ đã được ghi âm, do các cụ nghệ nhân (đã mất) hát, phải được bảo quản cực kỳ cẩn thận để có thể lưu giữ một cách dài lâu cho thế hệ mai sau. Quan họ đã được Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể long trọng công bố là Di sản phi vật thể đại diện của Nhân loại.

 

Dù trải qua nhiều thăng trầm, ngày nay quan họ vẫn tồn tại và được nâng niu, giữ gìn. Trong tương lai, chắc hẳn quan họ tiếp tục đồng hành cùng con người, tạo nét riêng, nét đẹp văn hoá của xứ Kinh Bắc và cả dân tộc Việt Nam.

 
7 tháng 5 2021

viết gì dài thế đoạn văn thui mà đâu phải bài văn

18 tháng 9 2023

Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống văn hóa. Điều đó được thể hiện qua nhiều phương diện khác nhau. Một trong số đó có thể kể đến các trò chơi dân gian.

Bịt mắt bắt dê là một trò chơi đã xuất hiện từ lâu. Trong những bức tranh xưa, chúng ta đã thấy được hình ảnh cô bé, cậu bé đang trò này. Đây là một trò chơi mang tính tập thể cao, với sự tham gia của nhiều người chơi. Cách gọi “bắt dê” cũng có ý nghĩa riêng. Loài dê có bản tính hiền lành, nhút nhát nhưng khá linh hoạt và rất thích vận động. Vì vậy, người bắt được dê cần có sự nhanh nhẹn, tinh ý và chiến thuật. Mở mắt để bắt dê đã khó, bịt mắt để bắt được dê lại càng khó khăn hơn.

Trò chơi này thường được chơi ở những nơi rộng rãi, ví dụ như sân trường, công viên… Những người chơi sẽ nắm tay nhau để tạo ra một vòng tròn. Tất cả những người chơi sẽ oẳn tù xì để quyết định xem ai là người làm. Người thua sẽ phải bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy. Những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt. Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “đứng lại” thì họ phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Nếu người làm bắt được “dê” và đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”.

Bịt mắt bắt dê là trò chơi giúp rèn luyện phản xạ, cũng như sự nhanh nhẹn của người chơi. Không chỉ vậy, trò chơi này còn giúp gắn kết mọi người với nhau.

18 tháng 1 2021

Môn Văn là môn học quen thuộc và vô cùng quan trọng đối với mỗi con người chúng ta. Khi muốn nói điều gì đó, muốn bày tỏ mong muốn, chúng ta cần phải nói ra một cach dễ hiểu nhất. Khi biện luận, phản bác một hay nhiều vấn đề khác nhau, ta cần có luận điểm luận cứ rõ ràng, rành mạch, trau chuốt.... Để làm được những điều ấy, ta cần phải học Văn. Ngoài ra,  chúng ta có thể cảm nhận được những hình ảnh, âm thanh đẹp đẽ cũng chính là nhờ Văn học. Nếu ai đã dành thời gian quan sát và lắng nghe khung cảnh thiên nhiên buổi sáng sẽ càng hiểu hơn vẻ đẹp của những âm thanh đặc biệt của làng quê vào buổi sớm mai, hoặc của khu phố khi màn đêm buông xuống… Hơn nữa, Văn học cho ta biết về nguồn cuội, gốc rễ. ngay từ khi mới sinh ra mỗi chúng ta đều được bà, được mẹ hát những câu hát ru trong khi đi ngủ, những câu ca dao mượt mà đằm thắm. Sau đó là những ngày ngồi trên ghế nhà trường chúng ta lại được học môn văn, Tiếng Việt để biết về nguồn cội, gốc rễ ngày xưa ông cha ta nói và làm những gì? Vậy nên Văn học đi suốt chiều dài lịch sử nhân loại. Trong cuộc sống, khi ai đó vui vẻ hoặc buồn bã,... Văn lại giúp chúng ta biết đồng cảm với người khác. Khi đọc những trang đời kể về những nỗi khổ tột cùng, những nỗi đau da diết,... ta sẽ thấy đồng cảm, cảm thông và thấu hiểu. Tóm lại, Văn học là nguồn sống, là hơi thở, là linh hồn của đời người. Ta cần phải học tập, tìm hiểu, trau dồi kiến thức môn Văn thì cuộc đời mới thêm tươi đẹp, nở

18 tháng 1 2021

Giúp mình với 

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1

Về hình thức: Chia làm đề mục cụ thể. 

Về nội dung: Ngôn ngữ khoa học, quy tắc. 

18 tháng 8 2018

Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề bởi chất thải của các khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt, khói bụi các phương tiện giao thông... Với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái. Đối với nguồn nước bị ô nhiễm làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại nước,chất thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng,ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân,sinh vật trong khu vực. Ô nhiễm môi trường không khí là do khí thải của các nhà máy, khí thải từ phương tiện giao thông làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi. Như vậy, môi trường bị ô nhiễm là đe dọa đến cuộc sống con người. Chúng ta cần đánh lên hồi chuông cảnh báo để thức tỉnh mọi người, cần chung tay bảo vệ môi trường.

18 tháng 8 2018

minh moi bn vao link nay dang ky roi tra loi minigame nha : https://alfazi.edu.vn/question/5b7768199c9d707fe5722878

28 tháng 2 2017

Tham quan về gì bạn?

28 tháng 2 2017

đi tham quan sẽ giúp chúng ta mở mang được kiến thức,nó giúp chúng ta hiểu biết rộng xa hơn.Bởi vậy rất nhiều người thích đi tham quan nhưng lại có số ít người không thích đi thăm quan . Thật là,nếu cứ ru rú ở nhà thì cũng chẳng biết nơi này thế nào cho kia ra sao.Những người đi tham quan khác hẳn so với những người không đi tham quan ,những người không đi tham quan sẽ chẳng thể mở mang được kiến thức,con người đi tham quan sẽ biết thêm rất nhiều điều bổ ích.Vậy mọi người hãy cùng nhau đi tham quan , nó sẽ giúp ta nhiều đấy

25 tháng 11 2017

Tranh Đông Hồ khá gần gũi với đại đa số dân chúng Việt Nam, nhắc tới hầu như ai cũng đều biết cả. Tranh gần gũi còn vì hình ảnh của nó đã đi vào thơ, văn trong chương trình giáo dục phổ thông. Ngày nay lệ mua tranh Đông Hồ treo ngày Tết đã mai một, làng tranh cũng thay đổi nhiều: làng Đông Hồ ngày nay có thêm nghề làm vàng mã. Nghề giấy dó ở làng Yên Thái (Bưởi, Tây Hồ) cũng đã không còn. Tuy vậy, tranh Đông Hồ vẫn đóng vai trò như một di sản văn hóa, một dòng tranh dân gian không thể thiếu.

26 tháng 11 2017

Tranh Đông Hồ là một lạoi tranh xuất thân ra từ chính cái nơi có tên của nó.Tranh Đông Hồ mang tính trang nhã mà bình dị ,chân thực.Đến tới thời điểm hôm nay,tranh Đông Hồ đã mang về cho mình những thành tựu truyền thống của văn hoá Việt Nam.

3 tháng 5 2019

  Lịch Sử Hình Thành Phát Triển Dân Ca Quan Họ

 Với 443 trang viết về lịch sử DCQH của làng Yên mẫn nhưng thực chất là lịch sử DCQH của vùng Kinh bắc với cách tiếp cận hoàn toàn mới; quan điểm cũng hoàn TOÀN MỚI nhưng cũng không hoàn toàn có ý tốt- xấu với các quan điểm khác mà chỉ mang tính xây dựng ( dưới là nội dung sơ khảo lời nói đầu cuốc sách)

     Dân ca quan họ “Bắc Ninh” được phổ biến ở 49 làng mà cộng đồng xác định là làng Quan họ cổ, 44 làng hiện nay thuộc tỉnh Bắc Ninh: Bái Uyên, Duệ Đông, Hạ Giang, Hoài Thị, Hoài trung,Lũng Giang, Lũng Sơn, Ngang Nội, Vân Khám (huyện Tiên Du); Tam Sơn, Tiêu (huyện Từ Sơn); Đông Mai, Đông Yên (huyện Yên Phong); Bò Sơn, Châm Khê, Cổ Mễ, Dương ổ, Đẩu Hàn, Điều Thôn, Đông Xá, Đọ Xá, Hòa Đình, Hữu Chấp, Khả Lễ, Khúc Toại, Ném Đoài, Ném Sơn, Ném Tiền, Niềm Xá, Phúc Sơn, Thanh Sơn, Thị Chung, Thị Cầu, Thụ Ninh, Thượng Đồng, Trà Xuyên, Vệ An,Viêm Xá, Xuân Ái, Xuân Đồng, Xuân ổ, Xuân Viên, Y Na, Yên Mẫn (thành phố Bắc Ninh). Có 05 làng thuộc tỉnh Bắc Giang: Giá Sơn, Hữu Nghi, Nội Ninh, Mai Vũ, Sen Hồ (huyện Việt Yên).
     Ngoài ra ở 13 làng: Đình Cả. Đông Long, Khả Lý Thượng, Núi Hiếu, Mật Ninh, Quang Biểu, Tam Tầng, Thần Chúc, Tiên Lát Hạ, Tiên Lát Thượng, Thổ Hà, Trung Đồng, Vân Cốc (huyện Việt Yên) của tỉnh Bắc Giang, Dân ca quan họ Bắc Ninh cũng được thực hành. Đây là những làng nằm trong vùng lan tỏa của di sản này, nhưng đa số đều có chung nguồng gốc ví dụ như làng Trung Đồng (Bắc giang) có nguồn gốc từ những người làng “Vườn Hồng- Quả cảm” di cư lên. Thực ra làng Quan họ cổ chỉ có 22 làng gốc ví dụ : Yên mẫn;Thụ ninh;Thị Chung;Vệ an chỉ là một làng Quan họ Yên xá cổ xưa

    Dân ca quan họ “Bắc Ninh” là  đối đáp nam nữ. Ca theo điệu cổ không có nhạc đệm Hiện nay đã có câu trả lời chính xác về thời điểm ra đời của Dân ca quan họ trong lịch sử. Đối chiếu lời của các bài quan họ trong sự phát triển của Tiếng Việt, gia phả các dòng họ vùng Kinh bắc có thể xác định rằng Dân ca quan họ phát triển đến đỉnh cao vào giữa thế kỉ XVIII, Chủ nhân của quan họ là những người sinh sống chủ yếu trong một vùng lõi khoảng 25 km2, chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước ; làm nghề thủ công và kinh doanh buôn bán,lấy trung tâm là thành Bắc ninh.
   Mỗi làng quan họ đều có lễ hội riêng. Quan họ tồn tại song hành cùng lễ hội làng, nơi mà người dân thờ thành hoàng, nữ thần, một đôi trường hợp là tín ngưỡng phồn thực .Quan họ là tinh hoa của nhiều làn diệu Dân ca.
   Trong số các lễ hội làng Quan họ, hội Lim (thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) mở vào 13 tháng giêng âm lịch, là hội lớn nhất.

   Từ năm 1954, chính quyền địa phương rất quan tâm đến bảo tồn và phát huy giá trị của di sản Quan họ. Từ những năm 1960 đã có nhiều nhà nghiên cứu đến các làng Quan họ cổ thu thập nghiên cứu các làn điệu dân ca Quan họ mà nổi bật nhất là công trình của cố nhạc sỹ Hồng Thao. Năm 1962, tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức Hội nghị Quan họ lần I/1962. Từ năm 1963 đến 1966, tỉnh Hà Bắc (gồm hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang), đã tổ chức 06 hội thảo về Quan họ. Năm 1969, Đoàn Dân ca Quan họ Bắc Ninh được thành lập để bảo tồn, phát triển và trình diễn dân ca Quan họ. Tỉnh Hà Bắc thành lập trung tâm văn hóa Quan họ để sưu tầm nghiên cứu nhằm bảo vệ Quan họ. Tỉnh Bắc Ninh trong quyết định số 1357/QĐ-CT ngày 19-11-2003 đã quy hoạch khu đồi Lim (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) thành khu trung tâm lễ hội dân gian, để trình diễn Quan họ. Năm 2004, Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Bắc Ninh thực hiện dự án bảo tồn làng Quan họ Viêm Xá. Hằng năm, hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang tổ chức hội thi hát đối đáp Quan họ vào mùa xuân để phát hiện những giọng ca mới.…

  Vào lúc 19.55 (giờ Việt Nam, tức 16.55 giờ Abu Dhabi), Quan họ đã được Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể long trọng công bố là Di sản phi vật thể đại diện của Nhân loại.Abu Dhabi, thủ đô của Tiểu vương quốc A rập thống nhất, nơi đang diễn ra kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28/9 – 2/10/2009).

    Hội Lim có lịch sử rất lâu đời, và phát triển tới quy mô hội hàng tổng (tổng Nội Duệ). Trên cơ sở lễ hội truyền thống của các làng trong tổng Nội Duệ (bao gồm 6 xã phường: Nội Duệ (Đình Cả và Lộ Bao), Nội Duệ Khánh, Nội Duệ Nam, Lũng Giang, Xuân Ổ và phường ca cửa đình Tiên Du, sau là Duệ Đông) được tổ chức vào mùa thu tháng Tám với nhiều nghi lễ rước, tế lễ và các hoạt động nghệ thuật dân gian hết sức phong phú: hát trống quân, hát chèo, ca trù, hát tuồng và ca quan họ…, viên quận công Đỗ Nguyên Thụy – người thôn Đình Cả, Nội Duệ, xứ Kinh Bắc đã tự hiến nhiều ruộng vườn và tiền của cho tổng Nội Duệ trùng tu đình chùa, mở mang hội hè, gìn giữ thuần phong mỹ tục. Ông đã quy định lễ nhập tịch cầu phúc vào dịp tháng Giêng hàng năm, theo truyền thống “xuân thu nhị kỳ”. Theo quy định này, hai thôn Đình Cả, Lộ Bao và xã Xuân Ổ đến đền Cổ Lũng làm lễ nghênh thần về đình Đình Cả, mỗi thôn, xã đem theo một mâm xôi gà, trầu cau, hương nến để cúng tế, rồi ca  cho đến hôm làm lễ tống thần. Năm nào không mở hội thì vẫn duy trì việc tế lễ ở đền Cổ Lũng, còn việc ca  dành vào dịp đại lễ Trung thu. Như vậy, quận công Đỗ Nguyên Thụy là người có công phát triển từ lễ hội đình tế thần cầu phúc của các làng xã vùng Lim lên lễ hội hàng tổng Nội Duệ vào dịp mùa thu, tháng Tám, với những quy định chung, đồng thời ông cũng chính là người xây dựng bước đầu những lệ tục của lễ hội vào mùa xuân, tháng Giêng.

   Những quy định về phát triển, đổi mới hội Lim do quận công Đỗ Nguyên Thụy xây dựng được duy trì trong vòng 40 năm. Vào nửa sau thế kỷ XVIII, cũng chính người làng Đình Cả, tướng công Nguyễn Đình Diễn lại tiếp tục phát triển và đổi mới hội Lim. Ông đã cấp ruộng và tiền cho hàng tổng để chuyển hội hàng tổng từ mùa thu tháng Tám sang hẳn mùa xuân tháng Giêng. Ông cũng bỏ tiền mua nửa quả núi Hồng Vân (tức núi Lim) để xây lăng mộ của mình trên đỉnh núi. Kế đó, bà Mụ Ả, người Nội Duệ Nam, tu ở chùa Hồng Ân (tức chùa Lim) cũng bỏ tiền mua nốt phần còn lại của núi Hồng Vân làm hương hỏa, mở mang chùa Lim và quy định ba năm hàng tổng mở hội một lần tại núi Lim.

     Hội Lim được duy trì trong suốt thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ cứu nước, hội Lim không được mở trong nhiều thập kỷ cho đến tận những năm sau đổi mới. Ngày nay, hội được mở vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

   Không gian lễ hội lấy đồi Lim làm trung tâm, có chùa Lim – nơi thờ ông Hiếu Trung Hầu – người sáng lập tục ca quan họ và diễn ra tại 3 địa phương bao quanh là: xã Nội Duệ, xã Liên Bão và thị trấn Lim. Hội Lim thường được kéo dài trong khoảng từ 3 đến 4 ngày được (từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng âm lịch hàng năm), trong đó ngày 13 là chính hội với nhiều hoạt động gồm cả phần lễ và phần hội. Ông Hiếu Trung hầu chính là người đã tổ chức cho nhiều “ Liền anh, Liền chị” vào phục vụ Triều đình trong các dịp lễ hội, các sự kiện quan trọng..

   Hội Lim được mở đầu bằng lễ rước. Đoàn rước với đông đảo người dân tham gia trong những bộ lễ phục ngày xưa, sặc sỡ sắc màu.Trong ngày lễ chính (ngày 13 tháng Giêng) với các nghi thức rước, tế lễ các Thành hoàng các làng, các danh thần liệt nữ của quê hương tại đền Cổ Lũng, lăng Hồng Vân, lăng quận công Đỗ Nguyên Thụy, dâng hương cúng Phật, cúng bà mụ Ả ở chùa Hồng Ân. Toàn thể quan viên, hương lão của các làng xã thuộc tổng Nội Duệ tề tựu đầy đủ tại lăng Hồng Vân để tế lễ hậu thần. Tương truyền rằng: Trong khi tế có nghi thức ca Quan họ thờ thần. Để hát thờ, các bọn Quan họ nam và nữ của tổng Nội Duệ đứng thành hàng trước cửa lăng ca vọng vào. Trong khi ca, họ chỉ được ca những giọng lề lối để ca ngợi công lao của thần

   Ngoài phần lễ, hội còn có nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm… và đặc sắc hơn cả là phần hát hội.

    Cũng như nếp xưa để lại, cuốn hút và say mê hơn cả vẫn là các sinh hoạt văn hóa Quan họ-loại hình dân ca đã trở thành tài sản văn hóa chung của dân tộc. Ca Quan họ diễn ra từ ngày 12 tháng Giêng tại Lim (sân chùa Hồng Ân và các trại Quan họ) Cửa đình, cửa chùa Lũng Giang, Lũng Sơn, Duệ Đông (thị trấn Lim) Đình Cả, Lộ Bao, Duệ Khánh (Nội Duệ); Hoài Thượng, Hoài Trung, Hoài Thị (Liên Bão). Hội Quan họ diễn ra ở trong nhà, trên sân đình, trước cửa chùa hay bồng bềnh trên những thuyền thúng giữa ao, hồ – dấu tích xưa của dòng Tiêu Tương đã một thời vang vọng tiếng ca Trương Chi làm say đắm nàng Mỵ Nương xinh đẹp. Các Liền anh khăn xếp áo the, Liền chị áo mớ ba mớ bẩy, nón thúng quai thao đến hẹn lại lên, gặp gỡ, đón tiếp nhau thân tình, nồng hậu, tinh tế và lịch lãm theo lề lối của người Quan họ, bằng làn điệu dân ca đạt tới trình độ nghệ thuật cao, là sự hội tụ tuyệt vời của thơ ca nhạc họa nhằm bày tỏ tình yêu trai gái miền Quan họ với đầy đủ trạng thái, cung bậc trong mối giao cảm giữa nam và nữ, giữa con người với vạn vật, thể hiện khát vọng vươn tới cuộc sống với sự thủy chung.

      Những làn điệu Quan họ được truyền giữ từ bao đời, qua bao kỳ hội luôn làm say lòng người bởi vẻ mặn nồng, nghĩa tình, e ấp từ lời từ điệu và càng đằm thắm hơn qua chất giọng đặc trưng của Liền anh, Liền chị .  Mùa xuân năm 1768 tức năm cảnh hưng thứ 29 ( âl là năm cảnh hưng thứ 28 ) sau khi có cuộc họp của sứ thần Bắc quốc Nguyễn Đức cùng các xã trưởng Huyên; Khoan;Triển; Đệ gi dấu ấn đầu tiên gọi hát Đúm, hát Hội là ca Quan họ. Gia phả họ Nguyễn tôn vùng Kinh bắc lần đầu tiên dùng từ “ Quan họ” để gọi các “ Liền anh, Liền chị” cũng là những người trong họ tộc và thông gia là “Bọn Quan họ”.Thực ra hát Quan họ lúc đầu chỉ có đàn ông mà chủ yếu là những người lính hát khi nhớ quê , khi vui mừng thắng trận , khi nhớ người thân của mình. Ca Quan họ chính là sự đúc kết từ hát Hội, hát Đúm pha trộn với hát Trống quân, hát Ví dặm , hát Xoan, hát Chèo, hát ca Trù mà thành . Xưa tại các lễ hội các các nghệ nhân hát đủ các loại hình trên, do đặc thù vùng lõi Kinh bắc , trung tâm là thành Bắc ninh cả ngàn năm là vùng trọng yếu chiến sự, là phòng tuyến đặc biệt quan trọng chống giặc phương bắc nên cũng không có gì lạ có rất nhiều binh lính ở các vùng khác nhau của đất nước về đây trấn thủ và chọn làm nơi sinh sống, họ tới mang theo những nét văn hóa đặc thù của miền quê mình. Cứ như vậy qua nhiều thế hệ đúc kết thành một nét văn hóa Kinh bắc chung trong đó Dân ca Quan họ là một nét văn hóa rất đặc biệt , nó thể hiện tính dân tộc không thể bị đồng hóa đây chính là nét độc đáo của Quan họ vượt lên trên tất cả những loại hình hát dân ca khác và có sức lan tỏa, thuyết phục đến tận ngày nay .

   Tục kết bọn , kết Chạ cũng hình thành phát triển theo các nghi thức khác nhau bắt đầu từ mùa xuân, tết Nguyên Đán năm 1768 cũng như gắn liền với hương ước cấm “Liền anh, Liền chị” kết nghĩa phu thê

   Có nhiều người thắc mắc tại sao hai làng chỉ cách nhau một cái bờ ao mà một bên ca Quan họ rất hay mà bên kia không mảy may yêu thích , không một chút hứng thú với Quan họ điều này cũng rất dễ hiểu như đã nói ở trên. Một trại, ấp xưa khi khi các quan binh có công trạng được triều đình ban phát ruộng đất lập làng xã thì thân nhân , gia quyến cũng chỉ có vài ba gia đình sống theo kiểu tam đại đồng đường nhiều lắm cũng chỉ trên dưới trăm nhân khẩu nhưng nếu tính đến nay sau khoảng 300 trăm năm có những họ từ một cụ tổ nay con cháu nội ngoại đang sinh sống lên tới trên dưới 20.000 người. Người ca Quan họ có một đặc thù đa vùng miền vì vậy người chính gốc lâu đời hơn, sinh sống thuần túy một nơi thường không hát quan họ được.

  Khi xưa người ca Quan họ gọi là Liền anh, Liền chị cũng nhờ công lao của cụ Hiếu Trung Hầu vùng Nội Duệ- Cầu Lim đưa Quan họ vào chốn cung đình mà tôn vinh loại hình văn hóa này đến đỉnh cao. Từ năm 1803 – 1805 nhiều lần quan chức triều đình và vua Gia Long được thưởng thức Dân ca Quan họ , có nhiều Liền anh, Liền chị vào tận cung đình Huế phục vụ nhà vua vì vậy quan viên vùng Nội Duệ rất được lòng vua chúa nhà Nguyễn  đây chính là nguồn động lực phát triển rất mạnh dân ca Quan họ vùng lõi Kinh bắc sau những năm 1805. Cũng vì cảm nhận được những nét đặc biệt của dân ca Quan họ mà vua Gia Long rất quan tâm phát triển dân ca Quan họ , ông cũng lắng nghe giải thích từ “ Liền anh, Liền chị” mà từ đó không bắt lỗi phạm úy rồi ra chiếu chỉ khi phục vụ nhà vua gọi “Liền anh, Liền chị” là Anh hai Chị hai ( có thể gọi theo thứ bậc tiếp theo như Anh ba Chị ba..) như vậy từ Anh hai, Chị hai có từ năm 1805.

  Trải qua 9 đời chúa và 12 đời vua họ Nguyễn những sự tích Quan họ hay nói cách khác sự phát triển hình thành dân ca Quan họ gắn liền với sự thăng trầm và biết bao biến cố, dấu ấn lịch sử của họ Nguyễn, trong đó có dấu ấn không nhỏ của dòng họ Nguyễn Tôn vùng Kinh bắc.

  Vào đầu thời kỳ của vị vua cuối cùng của Việt Nam , thời vua Bảo Đại có một trào lưu rất nhiều công tử đất Hà thành và Phú xuân ( Huế) về hội Lim thưởng thức Quan họ cũng như thể hiện kiến thức, văn hóa nghệ thuật được học hành đến nơi đến chốn nhưng cũng “phá phách” chứng tỏ dân chơi chốn thành thị hào hoa phong nhã, lãng tử nhà giàu dẫn tới có nhiều câu quan họ mới ra đời từ đây.

    Như vậy có thể lấy năm 1920 và những năm sau là nguồn xuất phát những làn điệu dân ca Quan họ mới kế tục và cùng phát triển với các làn điệu dân ca Quan họ cổ một cách ngoạn mục.

    Đến hẹn lại lên, cứ ngày mồng 6 tháng Hai âm lịch, du khách thập phương lại đổ về làng Diềm (xã Hòa Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) để dự lễ hội Thủy tổ Quan họ. Lễ hội vừa tưởng nhớ đến công lao của bà Thủy tổ – người đã sáng lập ra "Quan họ"?, vừa là nơi để con cháu, người xa xứ tìm về để nhớ nguồn cội.Tương truyền Đức Vua Bà chính là người đã sáng lập ra những làn điệu Quan họ ấm lòng người

    Mưa xuân tháng Hai lất phất hòa vào tiếng trống hội rộn ràng như giục bước chân du khách tìm về với lễ hội. Cũng giống như mọi lễ hội làng quê vùng Bắc Ninh – Kinh Bắc, Hội Diềm vẫn giữ được những nét văn hóa đặc sắc, không hổ danh là cái nôi Quan họ lâu đời. Ngoài ao làng nơi có đền Cùng, giếng Ngọc đâu đâu trong các gian nhà ngõ hẻm đều véo von những làn Quan họ cổ da diết tâm hồn kẻ ở người đi. Mưa xuân, gió lạnh không ngăn cản được những người con quê hương về đây trao nhau câu Quan họ. Người già, trẻ nhỏ không ai bảo ai, gác hết công việc rộn ràng bước chân về đền bà Thủy tổ. Có đến đây mới thầy tình yêu Quan họ mãnh liệt và trường tồn, ngấm trong lời trao duyên, trong chén nước ấm trà của người làng Diềm (nay là làng Viêm Xá).

    Một không gian linh thiêng được tái hiện để tưởng nhớ những công lao mà bà Thủy tổ để lại cho làng. Cụ ông cụ bà mặc áo gấm linh thiêng, các liền anh liền chị khăn xếp áo the chỉnh tề. Tương truyền răng, Đức Vua Bà là con gái Hùng Vương, đến tuổi cập kê nhưng không lấy chồng mà xin phép vua cha đi chu du thiên hạ. Khi bà vừa ra khỏi thành, có cơn mưa lớn bất ngờ cuốn phăng bà và các tì nữ  đến Ấp Viêm Trang ( thôn Viêm Xá ngày nay). Tại đây bà đã cho dân làng khai khẩn đất hoang, dựng vợ gả chồng và dạy họ những làn điệu "quan họ"?. Để tưởng nhớ công lao ấy, cứ vào buổi sáng khai hội mọi người lại diễn lại tích “Bà Chúa phát lệnh mở hội xuân”, mong bà cho mưa thuận gió hòa, vật thịnh dân an. Lễ rước kiệu diễn ra uy nghiêm, do hàng trăm người dân trong làng tham gia, xuất phát ở đền Vua Bà sang đình làng, đến đền Cùng rồi quay lại đền Vua Bà. Làng Diềm là nơi duy nhất trong số 49 làng Quan họ gốc của vùng Kinh Bắc có đền thờ Thủy tổ Quan họ. Tiếng quan họ vang lên suốt lễ hội, những liền anh liền chị tình tứ trao làn điệu duyên dáng và cảm ơn sự yêu mến của du khách .Từ những người con của làng cho đến những du khách thập phương đều say đắm trong không gian hữu tình. Thưởng thức những cung bậc “ vang – rền – rền – nảy” và cảm nhận sự mến mỏi của người dân làm du khách cứ lưu luyến bước chân chẳng muốn rời. Lễ hội tôn vinh Đức Vua Bà không chỉ gói gọn trong làng Quan họ Viêm Xá mà đã trở thành nét văn hóa độc đáo trên quê hương Kinh Bắc, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” rất đáng trân trọng trong truyền thống dân tộc… Trẩy hội làng Diềm có thể ví như một cuộc hành hương về với cội nguồn làng Việt cổ, nơi đó mọi lo toan trần tục tạm lắng xuống cho những thanh âm trong trẻo của Quan họ vấn vít tâm hồn.

    Thực ra nơi đây có đền thờ Bà thủy tổ có công khai khẩn đất hoang giúp dân làng có cuộc sống sung túc, đầy đủ, Bà hẳn là người hát hay, có trí tuệ hơn người thường mỗi khi mở hội Xuân cầu cho mưa thuận gió hòa, vật thịnh dân an mọi người dân được bà dậy cho hát Hội, hát Đúm .Người có công tôn vinh dân ca Quan họ là cụ Hiếu Trung Hầu vùng Nội duệ - Cầu lim . Dân làng Yên xá có công đặt tên, đặt lệ cho dân ca Quan họ , với câu đồng dao “ Hội làng lim, Tổ làng Diềm, Gốc làng Yên xá” mấy có ai tận tường, hiểu rõ.

3 tháng 5 2019

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, Quan họ có từ thế kỷ 17, bắt nguồn từ tục kết chạ giữa các làng xóm. Về mặt sáng tạo nghệ thuật dân ca Quan họ được coi là đỉnh cao của nghệ thuật thi ca. Bắc Ninh có 44 làng Quan họ gốc, đến nay còn gần 30 làng duy trì được lối chơi văn hóa Quan họ.
Quan họ là một làn điệu, một loại hình dân ca đặc sắc, một lối hát giao duyên nổi tiếng của vùng đồng bằng Bắc Bộ – Việt Nam mà tập trung chủ yếu ở vùng Bắc Ninh – Kinh Bắc.

đây là những gì em tìm hiểu dc