K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

tham khảo:

Đạo đức, nhân cách là những điều vô cùng quan trọng, nó được thể hiện trong thói quen, lối sống, nó là giá trị cao quí nhất của con người để người khác đánh giá về bản thân mình. Một trong số đó chính là lòng biết ơn. Đất nước chúng ta có 4000 truyền thống văn hóa, ông cha ta đã đúc kết những bài học, những đạo lý mà nhân dân đời đời gìn giữ để truyền lại cho con cháu đời sau. Và bài học về lòng biết ơn từ xưa của nhân dân ta đã thể hiện ở câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn. Đó là một đạo lý mà nhân dân ta luôn sống và làm theo nó.

Quả thực như vậy, nhân dân Việt Nam ta luôn coi đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và uống nước nhớ nguồn là một nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người, và luôn phải giữ gìn và phát huy. Nhưng trước hết, chúng ta cần phải hiểu về câu tục ngữ này. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và Uống nước nhớ nguồn” là hai câu tục ngữ rất phổ biến trong đời sống của nhân dân ta. Nó thường được ông bà, cha mẹ dùng để dạy bảo, khuyên răn cho con cháu.

“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Về nghĩa đen, câu tục ngữ này khuyên con người ta khi được hưởng một quả thơm, trái ngọt thì phải nhớ đến công lao tiêu tưới, chăm bón, một nắng hai sương của những người nông dân, của “Kẻ trồng cây”. Nhờ có phép ẩn dụ qua hình ảnh Ăn quả- kẻ trồng cây, câu tục ngữ đã đưa ra một bài học về đạo đức, lối sống đó là khi ta hưởng một thành quả tốt của người khác, thì ta cần phải biết ơn và phải biết cách báo đáp, nhớ đến người đã có công ơn với mình. Đây là một bài học về nhân cách, là một phần không thể thiếu để xây đắp nên đạo đức của con người.

Ngoài ra, cha ông ta còn để lại một câu tục ngữ để khuyên răn chúng ta bài học về lòng biết ơn này:

Uống nước nhớ nguồn

“Uống nước” ở đây là những thành quả mà chúng ta được hưởng thụ về cả vật chất và tinh thần. “ Nguồn” chỉ nguồn gốc, cội nguồn và tất cả những thành quả về cả con người, lịch sử và truyền thống. Cụm từ “Nhớ nguồn” là một hành động đạo đức về sự báo đáp, nhớ ơn đến những người làm ra nó. Lòng biết ơn là nhớ ơn những người đã làm ra thành quả cho chúng ta, sâu xa hơn, nó được nâng lên thành sự tri ân, nhớ ơn đến tổ tiên, cội nguồn của chúng ta. Hai câu tục ngữ rất ngắn gọn, giản dị, mang tính toàn diện dạy cho con người những lời khuyên nhủ, khẳng định ý nghĩa cao quí của mình, và nó cũng là một lời răn dạy, lời cảnh tỉnh của thế hệ trước với những con người đời sau mà đang dần đánh mất đi nhân cách, lòng biết ơn quí báu.

Dải đất hình chữ S hòa bình ngày nay được hình thành là nhờ có công dựng nước và giữ nước của một lớp anh hùng đi trước đã hi sinh đời mình để bảo vệ đất nước. Hồ chủ tịch đã nói: Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải giữ lấy nước.” Các Vua Hùng đã có công tạo dựng nên đất nước Văn Lang, Việt Nam ngày này. Chính vì vậy, con cháu đời đời luôn nhớ ơn đến những vị anh hùng này, và ngày giỗ tổ Hùng Vương chính là ngày để tất cả con dân Việt Nam nhớ ơn và thể hiện lòng biết ơn của mình.

22 tháng 9 2021

Tham khảo:

Xã hội ngày càng phát triển, nhưng dân tộc Việt Nam vẫn luôn gìn giữ được truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Một trong số đó là đạo lí sống “Uống nước nhớ nguồn”

Xét về nghĩa đen, đầu tiên câu “Uống nước nhớ nguồn” với hành động “uống nước” được hiểu là hưởng những thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra và “nhớ nguồn” chính nhớ tới những người đã tạo ra thành quả đó.  Còn xét về nghĩa bóng, thì câu tục ngữ muốn khuyên nhủ chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó, cần phải biết ơn những người đã tạo ra nó, từ đó mà trận trọng thành quả mà mình được hưởng.

Tấm lòng biết ơn là một điều vô cùng cần thiết trong cuộc sống. Không chỉ có con người mà ngay cả con vật cũng có được điều đó. Câu chuyện về con hổ có nghĩa là một ví dụ điển hình. Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. Một đêm nọ bà nghe tiếng gõ cửa, mở cửa nhìn ra không thấy ai, bỗng nhiên có một con hổ lao tới cõng bà đi. Ban đầu bà rất hoảng sợ. Tới nơi, hổ đực cầm tay bà và nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. Bà nhìn kĩ hổ cái như có cái gì động đậy, biết ngay là hổ sắp sinh. Bà đỡ Trần liền giúp đỡ hổ cái đẻ con. Hổ đực tặng bà một cục bạc và tiễn bà về nhà. Nhờ có số bạc đo mà năm ấy mất mùa đói kém bà mới sống được.

Nhân dân Việt Nam vẫn sống theo đạo lí  “Uống nước nhớ nguồn” từ xưa đến nay. Phong tục thờ cúng tổ tiên của mỗi người dân Việt Nam. Hàng mùng mười tháng ba hàng năm đã trở thành ngày quốc giỗ của cả dân tộc:

“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

Trong cuộc sống hiện đại ngày hôm nay, đạo lí đó lại tiếp tục được phát huy hơn nữa. Các cuộc viếng thăm các thương binh, liệt sĩ - những người đã đóng góp một phần cuộc sống cho sự nghiệp giải phóng đất nước của dân tộc. Hay vào ngày 20 tháng 11 - ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh dành tặng cho thầy cô giáo những bó hoa tươi thắm. Hoặc đôi khi có thể chỉ là lời cảm ơn hết sức đơn giản của con cái đối với ông bà, cha mẹ…

Tóm lại, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” tồn tại trong cuộc sống của con người Việt Nam từ xa xưa cho đến hôm nay. Điều đó là vô cùng đáng quý, cần tiếp tục giữ gìn và phát huy.

22 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Con người khi sống cần phải có tấm lòng biết ơn. Chính vì vậy ông cha ta có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Uống nước nhớ nguồn” - là một lời nhắc nhở nhưng cũng thể hiện được cách sống của nhân dân ta từ xưa đến nay.

Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lý nhân văn sâu xa. Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” với ý nghĩa khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự nhiên mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có.

 

Tiếp đến là câu “Uống nước nhớ nguồn”. “Nước” chính là thứ chúng ta hưởng thụ còn nguồn chính là người tạo ra cái để chúng ta hưởng thụ đó. Câu tục ngữ này chỉ vẻn vẹn có bốn chữ mà ý tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hình điều kiện, hệ quả. Nói đến nước trong nguồn là nói đến sự mát mẻ, thanh tao. Và nguồn nước sẽ mãi không bao giờ vơi cạn. Chữ “nhớ” trong câu là một từ quan trọng, tâm điểm của câu tục ngữ. Ý nghĩa câu tục ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hè trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toán do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người, rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu cảm xúc.

Như vậy, cả hai câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lý làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong hai câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.

Qua phân tích trên, có thể thấy được cách sống đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” vô cùng tốt đẹp. Thế hệ trẻ hôm nay hãy tiếp tục phát huy truyền thống đó để tiếp nối thế hệ ông cha trong quá khứ.

 

Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Không phải người con làng chài thì không thể viết hay như thế, tinh như thế, và cũng chỉ viết được những câu thơ như vậy khi tâm hồn Tế Hanh hoà vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Ở đó là âm thanh của gió rít nhẹ trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, là tiếng ồn ào của chợ cá và là những âm thanh lắng đọng trong từng thớ gỗ con thuyền.

 

Có lẽ, chất mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào da thịt nhà thơ, vào tâm hồn nhà thơ để trở thành nỗi niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Nét tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ông “nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”… Thơ Tế Hanh là thế giới thật gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ, cái thế giới tình cảm ta đã âm thầm trao cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến…”
Nói lên tiếng nói từ tận đáy lòng mình là lúc nhà thơ bày tỏ tình cảm của một người con xa quê hướng về quê hương, về đất nước :

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá

Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi.

2 tháng 10 2021

Em tham khảo:

 Uống nước nhớ nguồn là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Lối sống uống nước nhớ nguồn là một lối sống đẹp mà chúng ta cần gìn giữ, phát huy. Đó là câu nói khuyên nhủ con người cần biết đến cội nguồn, cần trân trọng và biết ơn những người đã giúp đỡ mình. Đó là thái độ sống đúng đắn, tốt đẹp. Có thể nói, nó được biểu hiện qua từng hành động, việc làm nhỏ như sự ghi ơn công lao của cha mẹ, thầy cô, những anh hùng đã hi sinh, đã dâng hiến tuổi xuân để làm nên mùa xuân lớn của dân tộc mình. Lối sống uống nước nhớ nguồn đơn giản chỉ là một lời cảm ơn chân thành, một sự ghi tạc công lao sâu sắc mà ai ai trong chúng ta cũng có thể khắc ghi. Chính truyền thống đạo lí tốt đẹp này đã giúp cá nhân thêm hoàn thiện mình, thêm nhận thức và phát triển bản thân một cách toàn diện hơn. Thông qua sự gắn kết giữa người vơi người ấy mà xã hội của chúng ta là xã hội của lòng biết ơn và trắc ẩn. Tình yêu thương trở thành sợi dây gắn kết con người và con người trong xã hội. Tuy vậy thực tế cuộc sống không phải ai cũng giữ được truyền thống đạo lí tốt đẹp này mà họ thường vô ơn, sống thiếu nghĩa tình phản bội lại quá khứ đẹp tươi. Con người sẽ không bao giờ có thể hoàn thiện mình nếu cứ sống đầy vô tâm như thế! Uống nước nhớ nguồn, bạn và tôi ,chúng ta hãy cùng phát huy và nỗ lực nhé! 

2 tháng 10 2021

Tham khảo:

“Uống nước nhớ nguồn là một truyền thống quý báu của dân tộc ta". Thông qua các hình ảnh ẩn dụ: “nước, nguồn”, cha ông ta dặn dò con cháu phải trân trọng, biết ơn những người đã giúp đỡ hay tạo dựng thành quả để thế hệ trẻ hôm nay được hưởng thụ. Đây là một đạo lí hoàn toàn đúng đắn đối với mỗi con người bởi không gì tự nhiên mà có. Nhỏ bé như cây kim, viên thuốc hay lớn lao như nền hòa bình, độc lập ta đang tận hưởng, tất cả đều là bắt nguồn từ một quá trình lao động miệt mài và thậm chí là có cả sự hi sinh máu xương, tính mạng của thế hệ đi trước. Hiểu được điều này, xuyên suốt mạch nguồn bốn nghìn năm lịch sử, nhân dân ta đã sống trọn với đạo lí tốt đẹp của dân tộc. Bằng chứng là hiện nay, trên bước đường hội nhập quốc tế, những lễ hội có từ khi vua Hùng dựng nước vẫn được bảo tồn, những trang sử vàng son thời trung đại chưa bao giờ bị lãng quên, những gia đình chính sách, người có công với cách mạng luôn luôn nhận được sự quan tâm từ cộng đồng, xã hội. Tuy nhiên vẫn còn đâu đó một số cá nhân có lối sống ích kỉ, chỉ biết hưởng thụ mà quên mất nguồn cội. Những người như vậy đáng bị lên án và phê phán. Như vậy tư tưởng “uống nước nhớ nguồn” mãi mãi là đạo lí mãi cuộn chảy trong trái tim các thế hệ người Việt hôm nay và mai sau. Bởi đó là kết kinh của đạo lí thủy chung, của tinh thần cộng đồng và cũng là nguồn gốc của sức mạnh dân tộc.

22 tháng 3 2022

Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

Nguyễn Trãi không chỉ là đại thi hào của dân tộc mà còn là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca trung đại Việt Nam. Đọng lại trong mỗi người đọc chính là những áng thơ bất hủ trong "Bình Ngô Đại cáo". Áng chính luận đã thể hiện xuất sắc tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập của nước Đại Việt. Trước hết, tư tưởng nhân nghĩa đã được đề cập đến trong những dòng thơ đầu tiên "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân". Vậy nhân nghĩa ở đây có nghĩa là gì? Đó là an yên, hòa bình, là đem lại cho dân một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nguyễn Trãi đã khẳng định đây chính là một trong những trách nhiệm của người lãnh đạo đất nước. Phải đảm bảo cuộc sống cho dân, phải lo cho dân và phải giữ vững nền hòa bình. Ở những vần thơ tiếp theo, chúng ta đã bắt gặp chân lí độc lập của nước Đại Việt. Thi nhân đã viết "Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu....". Câu thơ ấy như thay lời tác giả, khẳng định chắc nịch về núi sông bờ cõi, ranh giới của nước Đại Việt. Nước chúng ta, nước những người được hưởng nền độc lập, tự do và không có kẻ nào có quyền xâm phạm. Hơn thế nữa, nước chúng ta không thua bất kì một cường quốc nào trên thế giới, phát triển ngang bằng với các cường quốc Tống, Bình, Nguyên. Qua đây, bản thân em thấy mình có một trách nhiệm to lớn đối với quốc gia, dân tộc. Đó là trách nhiệm giữ yên bờ cõi và đưa đất nước phát triển, sánh ngang với các cường quốc năm châu. Văn bản Nước Đại Việt ta xứng đáng được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta.

22 tháng 3 2022

 tham khảo:

Nguyễn Trãi không chỉ là đại thi hào của dân tộc mà còn là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca trung đại Việt Nam. Đọng lại trong mỗi người đọc chính là những áng thơ bất hủ trong "Bình Ngô Đại cáo". Áng chính luận đã thể hiện xuất sắc tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập của nước Đại Việt. Trước hết, tư tưởng nhân nghĩa đã được đề cập đến trong những dòng thơ đầu tiên "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân". Vậy nhân nghĩa ở đây có nghĩa là gì? Đó là an yên, hòa bình, là đem lại cho dân một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nguyễn Trãi đã khẳng định đây chính là một trong những trách nhiệm của người lãnh đạo đất nước. Phải đảm bảo cuộc sống cho dân, phải lo cho dân và phải giữ vững nền hòa bình. Ở những vần thơ tiếp theo, chúng ta đã bắt gặp chân lí độc lập của nước Đại Việt. Thi nhân đã viết "Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu....". Câu thơ ấy như thay lời tác giả, khẳng định chắc nịch về núi sông bờ cõi, ranh giới của nước Đại Việt. Nước chúng ta, nước những người được hưởng nền độc lập, tự do và không có kẻ nào có quyền xâm phạm. Hơn thế nữa, nước chúng ta không thua bất kì một cường quốc nào trên thế giới, phát triển ngang bằng với các cường quốc Tống, Bình, Nguyên. Qua đây, bản thân em thấy mình có một trách nhiệm to lớn đối với quốc gia, dân tộc. Đó là trách nhiệm giữ yên bờ cõi và đưa đất nước phát triển, sánh ngang với các cường quốc năm châu. Văn bản Nước Đại Việt ta xứng đáng được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta.

3 tháng 12 2017

bạn tham khảo dàn bài nhé!

Dàn ý chứng minh câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn

1. Mở bài

  • Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. ''Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu ''Uống nước nhớ nguồn".
  • Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

2. Thân bài

a. Giải thích: "Uống nước nhớ nguồn".

  • Uống nước: Thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.
  • Nguồn: Chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.
  • Ý nghĩa: Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

b. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

  • Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.
  • Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gây dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu.
  • Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người "trồng cây" phục vụ cho biết bao người "ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

  • Khi "bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã "một nắng hai sương", "muôn phần cay đắng" để làm nên "dẻo thơm một hạt". Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.
  • Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

d. Phải làm gì để "nhớ nguồn".

  • Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
  • Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nước ngoài.
  • Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

3. Kết bài

  • Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.
  • Nhớ nguồn trước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.
  • Phải sống sao xứng đáng, trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.
3 tháng 12 2017

hay bạn tham khảo ở đây cho nhanh nhé!

Văn mẫu lớp 7: Chứng minh câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn - Giải thích câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn - VnDoc.com

20 tháng 9 2023

Với dân Việt Nam ta , tháng 8 mang một ý nghĩa hết sức đặc biệt, bởi vì trong 

Đoạn thơ trên miêu tả thành công vẻ đẹp của bầu trời thu tháng tám nhưng ẩn sâu trong đó là niềm tự hào thiết tha về mùa thu cách mạng khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ công hòa. Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa mây "nhởn nhơ bay" khiến vẻ đẹp của mùa thu như được thổi hồn mang theo cảm xúc tươi mới của con người. Sau đó là một loạt lời ca ngợi "hôm nay ngày đẹp lắm/ mây của ta trời thắm của ta". Phải chăng đó chính là niềm vui của một con người được soi sáng dưới lí tưởng của Đảng thấy từng khung cảnh của đất nước tự do độc lập thật rực rỡ đến như vậy. Kết thúc đoạn thơ là câu "nước Việt Nam dân chủ cộng hòa" là một lời tôn vinh đầy tự hào khi đất nước được giải phóng giờ đây đã là quốc gia độc lập...