K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Viết một câu theo mẫu Ai-thế nào để nói về đôi chân bạn Phú, trong câu có sử dụng biện pháp so sánh.

 

CỔ TÍCH VIẾT BẰNG CHÂN

          Những trang vở đỏ chói điểm 9, 10 với những dòng chữ tròn, đều, thẳng tắp – ít ai có thể ngờ rằng những dòng chữ đó được viết không phải bởi tay mà là bằng chân : một đôi chân kì diệu của bạn Nguyễn Minh Phú, lớp 5B, trường Tiểu Học Hồ Tông Thốc, xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An .

Cô Nguyễn Thị Bình – mẹ của Phú – không thể nào quên được cái ngày 17 – 7 – 1990 ấy. Cô đã ngất xỉu khi nhìn thấy đứa con vừa chào đời của mình: một hài nhi yếu ớt, nhỏ bé và thiếu hẳn đôi cánh tay. Nhưng Phú đã lớn lên và có ý thức tự lập từ rất sớm, tập làm mọi việc bằng đôi chân của mình. Mỗi sáng ngủ dậy, Phù dùng chân kẹp bàn chải đánh răng và lấy khăn rửa mặt. Với đôi chân của mình, Phú không chỉ tự ăn cơm, mặc quần áo, mắc màn, xếp chăn, tắt mở công tắc điện, … mà còn giúp bố mẹ làm nhiều việc vặt trong nhà, từ bóc ngô, nhặt rau, đun bếp, quét nhà cho đến việc xâu kim chỉ cho mẹ vá quần áo. Một lần, Phú mon men đến lớp học, say sưa nhìn cô giáo giảng bài, nhìn lũ bạn ê a đánh vần , tập viết,… Về nhà, Phú lấy viên phấn kẹp vào chân , viết những chữ nguệch ngoạc trên nền gạch. Khi biết đọc thông, viết thạo, Phú nằng nặc đòi cha mẹ cho đi học. Cô giáo chủ nhiệm dành cho Phú một chiếc ghế để Phú đặt vở lên đấy, xoay ngang người, kê chân lên và cặp bút viết. Cứ như thế, Phú cần cù chịu đau, chịu khó, dù cho vào những ngày nóng nức, mồ hôi nhỏ xuống nhòe hết cả trang vở, còn về mùa đông thì bàn chân tê cóng vì lạnh, điều khiển cây bút cực kì khó khăn. Có những hôm, do viết quá nhiều, Phú bị chuột rút khiến các ngón chân co quắp, cứng đờ.

          Vất vả, khổ sở là thế nhưng Phú không hề nản lòng, chưa hề nghỉ một buổi học nào. Điều đáng nói là Phù viết rất đẹp và đặc biệt là tiếp thu bài vở rất nhanh. Suốt bốn năm học qua, Phú luôn là người dẫn đầu lớp về thành tích học tập. Phú rất có khả năng về môn toán, trong vở chỉ toàn điểm 9, 10. Năm 2002, Phú đoạt giải “vở sạch chữ đẹp” của huyện. Mơ ước của Phú là trở thành một người phiên dịch, vì theo bạn, đó là công việc thích hợp nhất  đối với một người không có tay như Phú. Nhìn gương mặt thông minh với đôi mắt sáng, kiên quyết của Phú, tôi tin rằng Phú sẽ học thành tài, sẽ thực hiện được ước mơ của mình.

2
12 tháng 2 2022

giúp mình vơi

12 tháng 2 2022

giúp mình với

Động từ trong câu “Mỗi sáng ngủ dậy, Phù dùng chân kẹp bàn chải đánh răng và lấy khăn rửa mặt”. là :A. dùng chân, kẹp bàn chải, lấy, mặt.B. sáng, Phú, chân, kẹp, mặt.C. chân, mặt, sáng, Phú, kẹpD. ngủ dậy, dùng, kẹp, lấy, rửa. 10. Viết một câu theo mẫu Ai-thế nào để nói về đôi chân bạn Phú, trong câu có sử dụng biện pháp so sánh.CỔ TÍCH VIẾT BẰNG CHÂN          Những trang vở...
Đọc tiếp

Động từ trong câu “Mỗi sáng ngủ dậy, Phù dùng chân kẹp bàn chải đánh răng và lấy khăn rửa mặt”. là :
A. dùng chân, kẹp bàn chải, lấy, mặt.
B. sáng, Phú, chân, kẹp, mặt.
C. chân, mặt, sáng, Phú, kẹp
D. ngủ dậy, dùng, kẹp, lấy, rửa. 
10. Viết một câu theo mẫu Ai-thế nào để nói về đôi chân bạn Phú, trong câu có sử dụng biện pháp so sánh.

CỔ TÍCH VIẾT BẰNG CHÂN

          Những trang vở đỏ chói điểm 9, 10 với những dòng chữ tròn, đều, thẳng tắp – ít ai có thể ngờ rằng những dòng chữ đó được viết không phải bởi tay mà là bằng chân : một đôi chân kì diệu của bạn Nguyễn Minh Phú, lớp 5B, trường Tiểu Học Hồ Tông Thốc, xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An .

Cô Nguyễn Thị Bình – mẹ của Phú – không thể nào quên được cái ngày 17 – 7 – 1990 ấy. Cô đã ngất xỉu khi nhìn thấy đứa con vừa chào đời của mình: một hài nhi yếu ớt, nhỏ bé và thiếu hẳn đôi cánh tay. Nhưng Phú đã lớn lên và có ý thức tự lập từ rất sớm, tập làm mọi việc bằng đôi chân của mình. Mỗi sáng ngủ dậy, Phù dùng chân kẹp bàn chải đánh răng và lấy khăn rửa mặt. Với đôi chân của mình, Phú không chỉ tự ăn cơm, mặc quần áo, mắc màn, xếp chăn, tắt mở công tắc điện, … mà còn giúp bố mẹ làm nhiều việc vặt trong nhà, từ bóc ngô, nhặt rau, đun bếp, quét nhà cho đến việc xâu kim chỉ cho mẹ vá quần áo. Một lần, Phú mon men đến lớp học, say sưa nhìn cô giáo giảng bài, nhìn lũ bạn ê a đánh vần , tập viết,… Về nhà, Phú lấy viên phấn kẹp vào chân , viết những chữ nguệch ngoạc trên nền gạch. Khi biết đọc thông, viết thạo, Phú nằng nặc đòi cha mẹ cho đi học. Cô giáo chủ nhiệm dành cho Phú một chiếc ghế để Phú đặt vở lên đấy, xoay ngang người, kê chân lên và cặp bút viết. Cứ như thế, Phú cần cù chịu đau, chịu khó, dù cho vào những ngày nóng nức, mồ hôi nhỏ xuống nhòe hết cả trang vở, còn về mùa đông thì bàn chân tê cóng vì lạnh, điều khiển cây bút cực kì khó khăn. Có những hôm, do viết quá nhiều, Phú bị chuột rút khiến các ngón chân co quắp, cứng đờ.

          Vất vả, khổ sở là thế nhưng Phú không hề nản lòng, chưa hề nghỉ một buổi học nào. Điều đáng nói là Phù viết rất đẹp và đặc biệt là tiếp thu bài vở rất nhanh. Suốt bốn năm học qua, Phú luôn là người dẫn đầu lớp về thành tích học tập. Phú rất có khả năng về môn toán, trong vở chỉ toàn điểm 9, 10. Năm 2002, Phú đoạt giải “vở sạch chữ đẹp” của huyện. Mơ ước của Phú là trở thành một người phiên dịch, vì theo bạn, đó là công việc thích hợp nhất  đối với một người không có tay như Phú. Nhìn gương mặt thông minh với đôi mắt sáng, kiên quyết của Phú, tôi tin rằng Phú sẽ học thành tài, sẽ thực hiện được ước mơ của mình.

                                                                       Theo báo Thiếu niên tiền phong

2
Hello Nguyễn Hữu Nhật Minh
12 tháng 2 2022

:)))))

26 tháng 12 2021
Kết bạn với tui đi
26 tháng 12 2021

Giải

Dấu hai chấm báo hiệu phần sau giải hích cho phần trước.

Học tốt

Hãy sắp xếp lại những câu dưới đây để có đoạn đối thoại về anh Nguyễn Ngọc Ký trong câu chuyện Bàn chân kì diệu.1. Em: Anh ơi, ý chí và nghị lực có thể giúp con người làm được những việc phi thường anh nhỉ?2. Anh: Anh rất khâm phục anh ấy.3. Em: Vâng, đúng đấy anh ạ, đúng là về thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay mà tập viết và viết được bằng chân. Đúng là bàn...
Đọc tiếp

Hãy sắp xếp lại những câu dưới đây để có đoạn đối thoại về anh Nguyễn Ngọc Ký trong câu chuyện Bàn chân kì diệu.

1. Em: Anh ơi, ý chí và nghị lực có thể giúp con người làm được những việc phi thường anh nhỉ?

2. Anh: Anh rất khâm phục anh ấy.

3. Em: Vâng, đúng đấy anh ạ, đúng là về thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay mà tập viết và viết được bằng chân. Đúng là bàn chân kì diệu anh nhỉ?

4. Em: Em sẽ luyện chữ thật đẹp anh ạ, em còn cả đôi bàn tay lành lặn mà.

5. Anh: Anh tin em sẽ làm được điều ấy.

6. Em: Anh ơi! Hôm nay đi học em được nghe câu chuyện Bàn chân kì diệu anh ạ.

7. Anh: Đó là câu chuyện nói về Nguyễn Ngọc Ký phải không em?

8. Anh: Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng cho anh em ta học tập đấy em ạ!

1
5 tháng 4 2018

Hướng dẫn giải:

6. Em : Anh ơi! Hôm nay đi học em được nghe câu chuyện Bàn chân kì diệu anh ạ.

7. Anh : Đó là câu chuyện nói về Nguyễn Ngọc Ký phải không em ?

3. Em : Vâng, đúng đấy anh ạ, đúng là về thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay mà tập viết và viết được bằng chân. Đúng là bàn chân kì diệu anh nhỉ.

2. Anh : Anh rất khâm phục anh ấy.

4. Em sẽ luyện chữ thật đẹp anh ạ, em còn đôi bàn tay lành lặn mà.

5. Anh tin em sẽ làm được điều đấy.

1. Em : Anh ơi, ý chí và nghị lực có thể giúp cho con người làm được những việc phi thường anh nhỉ ?

8. Anh : Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng cho anh em ta học tập đấy em ạ!

Hãy sắp xếp lại những câu dưới đây để có đoạn đối thoại về anh Nguyễn Ngọc Ký trong câu truyện ' Bàn chân kì diệu :1.Em :Anh ơi , ý chí và nghị lực có thể giúp con người làm được những việc phi thường anh nhỉ ?2.Anh :Anh rất khâm phục anh ấy 3.Em : Vâng , đúng đấy anh ạ , đúng là về thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay mà tập viết và viết được bằng chân . Đúng là...
Đọc tiếp

Hãy sắp xếp lại những câu dưới đây để có đoạn đối thoại về anh Nguyễn Ngọc Ký trong câu truyện ' Bàn chân kì diệu :

1.Em :Anh ơi , ý chí và nghị lực có thể giúp con người làm được những việc phi thường anh nhỉ ?

2.Anh :Anh rất khâm phục anh ấy 

3.Em : Vâng , đúng đấy anh ạ , đúng là về thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay mà tập viết và viết được bằng chân . Đúng là bàn chân kì diệu anh nhỉ

4.Em : Em sẽ luyện chữ thật đẹp anh ạ , em còn cả đôi bàn tay lành lặn mà

5.Anh:Anh tin em sẽ làm được điều ấy .

6.Em :Anh ơi ! Hôn nay đi học em nghe được câu chuyện ' Bàn chân kì diệu ' anh ạ .

7.Anh : Đó là câu chuyện nói về Nguyện Ngọc Ký phải không em ?

8.Anh:Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng cho anh em ta học tập đấu !

GIÚP MÌNH VÓI , MÌNH ĐANG CẦN GÁP

1
18 tháng 11 2018

1.Em :Anh ơi , ý chí và nghị lực có thể giúp con người làm được những việc phi thường anh nhỉ ?  -5

2.Anh :Anh rất khâm phục anh ấy  - 4

3.Em : Vâng , đúng đấy anh ạ , đúng là về thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay mà tập viết và viết được bằng chân . Đúng là bàn chân kì diệu anh nhỉ - 3

4.Em : Em sẽ luyện chữ thật đẹp anh ạ , em còn cả đôi bàn tay lành lặn mà - 6

5.Anh:Anh tin em sẽ làm được điều ấy .- 7

6.Em :Anh ơi ! Hôn nay đi học em nghe được câu chuyện ' Bàn chân kì diệu ' anh ạ . - 1

7.Anh : Đó là câu chuyện nói về Nguyện Ngọc Ký phải không em ? - 2

8.Anh:Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng cho anh em ta học tập đấu! 8

I. Đọc thành tiếng II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ      Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.       Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của...
Đọc tiếp

I. Đọc thành tiếng
II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi:

CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ

     Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.

      Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ...Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na.

     Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích: “ Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.

    Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.

   Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đẩy chiếc xe lăn.

(Theo Tâm huyết nhà giáo)

* Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Nết là một cô bé như thế nào? (0,5 điểm)

a. Thích chơi hơn thích học.

b. Có hoàn cảnh bất hạnh.

c. Yêu mến cô giáo.

d. Thương chị.

Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm)

a. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .

b. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.

c. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

d. Nết học yếu nên không thích đến trường.

Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm)

a. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về .

b. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.

c. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.

d. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.

Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm)

a. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.

b. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.

c. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai

d. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (1 điểm)

Câu 6: Em học được điều gì từ bạn Nết qua câu chuyện trên? (1 điểm)

Câu 7: Nhóm từ nào dưới đây chỉ gồm những từ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên? (0,5 điểm)

a. Đằm thắm, lộng lẫy, dịu dàng

b. Tươi đẹp, hùng vĩ, sặc sỡ

c. Xanh tốt, xinh tươi, thùy mị

d. Hùng vĩ, dịu dàng, lung linh

Câu 8: Câu: “Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái” thuộc kiểu câu kể nào? (0,5 điểm)

a. Ai là gì?

b. Ai thế nào?

c. Ai làm gì?

d. Không thuộc câu kể nào.

Câu 9: Chủ ngữ trong câu: “Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em” là: (1 điểm)

a. Năm học sau

b. Năm học sau, bạn ấy

c. Bạn ấy

d. Sẽ vào học cùng các em

Câu 10: Trong giờ học, một bạn bên cạnh nói chuyện không nghe cô giảng bài, em đặt một câu khiến đề nghị bạn giữ trật tự trong giờ học: (1 điểm)

164

Câu 1: Nết là một cô bé như thế nào? (0,5 điểm)

a. Thích chơi hơn thích học.

b. Có hoàn cảnh bất hạnh.

c. Yêu mến cô giáo.

d. Thương chị.

Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm)

a. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .

b. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.

c. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

d. Nết học yếu nên không thích đến trường.

Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm)

a. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về .

b. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.

c. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.

d. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.

Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm)

a. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.

b. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.

c. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai

d. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.

Trong nhà em, ai cũng có một sở thích riêng. Bố em thích thể thao, mẹ em yêu nấu ăn, bếp núc, anh trai em thích máy vi tính. Riêng em, em thích nhất là đồ chơi. Và món đồ chơi để lại cho em những ấn tượng sâu sắc nhất là cô búp bê có tên là Mi. Búp bê có gương mặt bầu bĩnh, tròn xoe. Cặp mắt xanh biếc, ánh lên sự dịu dàng, duyên dáng. Cái mũi cô cao, thanh thoát. Đôi môi cô đỏ thắm, lúc nào...
Đọc tiếp

Trong nhà em, ai cũng có một sở thích riêng. Bố em thích thể thao, mẹ em yêu nấu ăn, bếp núc, anh trai em thích máy vi tính. Riêng em, em thích nhất là đồ chơi. Và món đồ chơi để lại cho em những ấn tượng sâu sắc nhất là cô búp bê có tên là Mi. Búp bê có gương mặt bầu bĩnh, tròn xoe. Cặp mắt xanh biếc, ánh lên sự dịu dàng, duyên dáng. Cái mũi cô cao, thanh thoát. Đôi môi cô đỏ thắm, lúc nào cũng mỉm cười. Hai bên má của cô được các cô chú công nhân tô điểm thêm màu hồng nhạt bên má. Tay và chân cô dài, cao rất hợp với thân hình mảnh mai của cô. Để tôn thêm vẻ đẹp của cô các bác công nhân tặng cho cô môt bộ váy màu đỏ tươi. Không chỉ có vậy, cô bạn này còn biết hát và đi nữa cơ!. Mỗi lần em chạm vào ngực cô, tiếng hát du dương, trong trẻo cất lên. Lúc em đi học, tiếng hát ấy như những lời động viên em. Khi em buồn, tiếng hát như lời an ủi. Những lúc muốn chơi với cô, em nhấn nút công tắc đằng sau, cô bật dậy, đi đi lại lại. Trên đời này, không ai có thể thiếu người bạn. Mi cũng giống như một người bạn của em. Thật vui khi có người bạn tốt như vậy.

bài văn mình xem trên mạng các bạn có thấy được không?

1
15 tháng 2 2022

được nhé

HT  @@@ ^_^

ĐÔNG VỀ ... Sau bao ngày không gian xung quanh tôi cứ trầm xuống vì mưa gió, những căn nhà chỉ nghe thấy tiếng mưa rơi, thì hôm nay, bỗng chốc thật khác lạ. Vẫn một chiếc áo cộc tay, tôi bước ra khỏi giường mà rét run cầm cập, ánh nắng của sớm ban mai đã len lỏi vào ngôi nhà đằng Đông của mình,... đó chính là lúc tôi nhận ra đông đã về.  Đông về, kèm theo cái nắng hanh khiến người ta...
Đọc tiếp

ĐÔNG VỀ ...
 Sau bao ngày không gian xung quanh tôi cứ trầm xuống vì mưa gió, những căn nhà chỉ nghe thấy tiếng mưa rơi, thì hôm nay, bỗng chốc thật khác lạ. Vẫn một chiếc áo cộc tay, tôi bước ra khỏi giường mà rét run cầm cập, ánh nắng của sớm ban mai đã len lỏi vào ngôi nhà đằng Đông của mình,... đó chính là lúc tôi nhận ra đông đã về. 

 Đông về, kèm theo cái nắng hanh khiến người ta lười bước chân ra khỏi giường để đi chợ ban sớm. Hôm nay, khu chợ tôi thường ngồi bán hàng cho mẹ vì thế vắng khách đi hẳn. Mặc dù đã mặc chiếc áo thu đông mới mua của nhà MEO, nhưng gió to khiến tôi thu mình lại vì lạnh buốt da thịt.

Đông về, bếp củi lửa đằng sau thường ngày tôi chả mấy khi bước xuống, thì nay nó lại là nơi tôi ngồi sưởi ấm, thực ra là đun nước để tắm. Cái bếp củi mẹ tôi làm ngày ấy, tôi là đứa vẽ bậy bằng than củi lên tường nhiều nhất, và cũng là nơi tôi thấy nó còn chút gì đó cổ kính của làng quê Bắc Bộ. Mùi khói bếp tuy làm cay nơi sống mũi, nhưng cảm giác có hơi ấm và ảo diệu lạ kì.

Đông về, có lẽ thứ mà tôi thích nhất là mỗi tối được ủ trong chăn ấm cùng những người thân yêu của mình, là chiếc găng tay ấm nóng nhưng gió vẫn có thể xuyên qua, là nồi lẩu quây quần cùng bè bạn. Đông rét thật đấy nhưng ôi chao, sao tôi yêu mùa Đông đến thế. Mùa đông đẹp lạ, đẹp lùng, tuy buồn nhưng man mác niềm vui. Tôi yêu mùa Đông bởi cái nắng chẳng còn gay gắt như những ngày hè đổ lửa, cũng chẳng có những bữa mưa phùn nồm ẩm khó chịu. Nhưng sao đẹp bằng trời Thu được, nhỉ nhưng tôi vẫn thích hehehe.

 Bạn yêu mùa đông bởi điều gì ? Còn tôi, tôi yêu những lớp áo tầng tầng lớp lớp như cục bông  ấm áp. Tôi nhớ lắm mùa đông của năm trước, khi vào những ngày lạnh nhất trong năm, tôi và lũ bạn rủ nhau lên Hồ Tây " lộng gió" để vi vu. Nhanh thế nhỉ, tôi vừa mới trượt đại học xong mà, vừa mới lên HN để đi làm thôi mà vậy mà giờ đã đến mùa đông năm sau, đã đặt chân vào học viện X. 

Bạn có kỉ niệm gì đáng quý với mùa đông không? Mùa đông tôi hay lượn vài vòng trong chăn ấm :)), lượn qua nhà Meo mua đồ Đông và lướt mạng nghe người ta kể về mùa đông. Mùa đông lạnh, cũng vì thế người ta muốn xích lại gần nhau, chắc vậy mà mới có bài hát " Mùa đông là quá lạnh để có thể xa nhau..." . Mùa đông vì thế mà được nhìn đặc sản cơm chó nhiều hơn. 

Mùa đông,cũng sẽ sát lắm những ngày cuối năm, vì thế mà cuộc sống hối hả, người người chạy đôn chạy đáo với mong muốn có được cái Tết an lành. Nhiều khi, tôi cũng sợ mùa Đông bởi nó khiến người ta phải bận rộn quá, bận rộn kiếm ăn, bận rộn để có tiền về quê, có tiền sắm Tết... Nhưng dù sao tôi vẫn yêu nó khôn cùng.... 

Còn với bạn, mùa đông là gì nhỉ ?
mọi người ơi bài này được không ạ?

0
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:   Hãy cứ ước mơMẹ của một bé gái 5 tuổi lanh lợi mới đi dự Hội nghị Phụ nữ về. Vốn đang phấn khích bởi những giấc mơ kì thú về năng lực của nữ giới – chủ đề chính của hội nghị - bà bèn hỏi con gái mình sau này lớn lên bé muốn làm nghề gì. Bé Lin-đa đáp: “Dạ, làm y tá ạ!”.Dạo ấy, y tá vẫn bị cho là nghề riêng của phụ nữ, thế...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Hãy cứ ước mơ

Mẹ của một bé gái 5 tuổi lanh lợi mới đi dự Hội nghị Phụ nữ về. Vốn đang phấn khích bởi những giấc mơ kì thú về năng lực của nữ giới – chủ đề chính của hội nghị - bà bèn hỏi con gái mình sau này lớn lên bé muốn làm nghề gì. Bé Lin-đa đáp: “Dạ, làm y tá ạ!”.

Dạo ấy, y tá vẫn bị cho là nghề riêng của phụ nữ, thế nên câu trả lời trẻ thơ kia xem ra không làm bà mẹ vui lòng, dù sao thì bà cũng vừa mới đi dự hội nghị về năng lực của phụ nữ kia mà.

Con có thể làm luật sư, bác sĩ phẫu thuật, làm một nhân viên ngân hàng hay tổng thống… Con có thể làm bất cứ thứ gì con thích.

Bé Lin-đa hỏi lại: “Bất cứ thứ gì sao mẹ?”

- Ừ, làm bất cứ thứ gì, con ạ! – Người mẹ mỉm cười.

Bé Lin-đa reo lên: “Ồ, vậy thì hay quá! Con muốn làm một chú ngựa con!”

Hẳn là giấc mơ của cô bé kia cần thêm đôi chút chín chắn nữa, thế nhưng bạn có muốn mình có được tinh thần lạc quan như của cô bé ngây thơ, mong muốn được làm một chú ngựa con tung tăng chạy nhảy trên thảm cỏ xanh, hít thở khí trời và những làn gió mát; hơn là cứ bi quan ủ rũ và than vãn rằng: “Tôi chẳng làm được cái gì nên hồn cả” hay không?

Tết-đi Ru-dơ-veo đã nói rằng: “Hãy cứ ngước lên các vì sao và nhớ giữ cho đôi chân đứng trên mặt đất”. Đó là một cách để biến ước mơ thành hiện thực. Nào, hãy bắt đầu bằng cách ngước nhìn lên và mơ tưởng về những điều đẹp nhất.

      (Theo Một phút có thể thay đổi cuộc đời)

Chú giải: Tết-đi Ru-dơ-veo: Theodore Roosevelt (1858-1919), hay còn gọi là Teddy, là tổng thống thứ 26 của Mĩ.

Vì sao câu trả lời thích làm y ta của bé Lin-đa không làm mẹ vui lòng?

1
31 tháng 7 2017

Hướng dẫn giải:

- Vì nghề đó bị cho là nghề riêng của người phụ nữ.

                                                          A - I - Ô - GANgày xưa, có một cô gái tên là A - i - ô ga. Cô rất xinh đẹp. Người ta nói rằng : không một làng bản nào có cô bé xinh đẹp hơn cô. A - i - ô - ga biết vậy nên kiêu hãnh lắm. Lúc nào cô cũng tự ngắm mình : lúc thì trong chậu đồng đánh bóng, lúc thì trên dòng nước trong, càng ngắm càng tự thấy hài lòng. Xinh đẹp như vậy nhưng A - i - ô...
Đọc tiếp

                                                          A - I - Ô - GA

Ngày xưa, có một cô gái tên là A - i - ô ga. Cô rất xinh đẹp. Người ta nói rằng : không một làng bản nào có cô bé xinh đẹp hơn cô. A - i - ô - ga biết vậy nên kiêu hãnh lắm. Lúc nào cô cũng tự ngắm mình : lúc thì trong chậu đồng đánh bóng, lúc thì trên dòng nước trong, càng ngắm càng tự thấy hài lòng.

 Xinh đẹp như vậy nhưng A - i - ô - ga lười hết sức. Suốt ngày cô chỉ tự ngắm nghía bản thân. Một hôm, mẹ cô bảo :

 - A - i - ô - ga, con đi xách nước đi.

Cô bé đáp :

- Con ngã xuống nước mất.

Mẹ nói :

- thì con bám vào bụi cây ấy.

A - i - ô - ga đáp :

- Cây bật gốc thì chết.

- con phải bám vào bụi chắc ấy chứ.

- tay con xước mất.

- thì con đeo bao tay vào.

- Bao tay rách rồi. - A - i - ô - ga đáp. Rồi cô lại lấy gương đồng ra ngắm nghía xem mình đẹp đến thế nào.

- con hãy lấy kim khâu bao tay lại.

- kim gãy mất.

- lấy cái kim to vậy. - bố cô bảo.

- kim ấy sẽ làm thủng tay con.

- lấy cái đê da cứng ấy mà đeo.

Vừa lúc ấy, một cô bé hàng xóm đến. Cô nói với mẹ A - i - ô - ga :

- Để  cháu đi lấy nước giúp bác.

Cô bé ra đi và xách nước về. Bà mẹ nhào bột, làm bánh, nướng bánh. A - i - ô - ga nhìn thấy những chiếc bánh thơm phức kêu lên :

- Mẹ cho con một cái nào !

- BÁNH nóng cầm bỏng tay. - Mẹ cô trả lời.

- thì con đeo bao tay. - A - i - ô - ga nói.

- bao tay ướt rồi.

- con sẽ đem phơi.

- phơi nó sẽ cứng.

- con sẽ bóp cho mềm.

- thế thì đau tay - Mẹ cô đáp - Việc gì con phải làm việc cho phí hoài nhan sắc. Tốt hơn hết  là để mẹ đem bánh cho cô bé lúc nãy không tiếc sức mình xách nước hộ mẹ.Bà mẹ lấy bánh đem cho cô bé hàng xóm. A - i - ô - ga tức lắm. Cô bỏ nhà ra sông, soi bóng mình xuống dòng nước. Còn cô bé hàng xóm ngồi gần đấy ăn bánh. A - i - ô - ga nhìn cô bé. Cổ A - i - ô - ga dướn lên đâm ra dài ngoẵng. Cô bé mời A - i - ô - ga :

- Bạn lấy bánh này mà ăn !

A - i - ô - ga càng tức. Cô vung hai tay lên, những ngón tay xoạc ra, toàn thân cô trắng toát vì giận. Cô vùng vẫy mãi đến nỗi hai tay biến thành đôi cánh.

- ta không cần gì cả a ... a .... a ... !

Rồi A - i - ô - ga biến thành một con ngỗng. Ngỗng vừa bơi, vừa kêu :

- Ái chà chà, ta đẹp làm sao ! Ô... ô ... ô ... ! Đẹp nhất là ta a ... a ...

Ngỗng cứ bơi, bơi mãi cho đến lúc quên hẳn tiếng mẹ đẻ. Duy nhất chỉ có tên mình là nó không quên và hễ gặp ai nó cũng kêu lên  để người ta biết xưa kia nó là một cô gái vô cùng xinh đẹp :

- A - i - ô - ga, A - i - ô - ga a ... a ... !

Cái đê : Cái chụp ngón tay để đây kim khi khâu vá.

1. A - i - ô - ga là một cô bé như thế nào ? Cô thường tìm cớ để từ chối việc mẹ sai bảo ra sao ?

2 . Khi mẹ không cho bánh, cô đã nài nỉ mẹ ra sao ?

3. Vì giận dỗi, A - i -ô - ga đã biến ngỗng, ngỗng như thế nào ?

4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?

 

1
16 tháng 1 2018

1. là 1 người lười biếng,kiêu hãnh

2.

- Mẹ cho con một cái nào !

- BÁNH nóng cầm bỏng tay. - Mẹ cô trả lời.

- thì con đeo bao tay. - A - i - ô - ga nói.

- bao tay ướt rồi.

- con sẽ đem phơi.

- phơi nó sẽ cứng.

- con sẽ bóp cho mềm.

3.

Ngỗng cứ bơi, bơi mãi cho đến lúc quên hẳn tiếng mẹ đẻ. Duy nhất chỉ có tên mình là nó không quên và hễ gặp ai nó cũng kêu lên  để người ta biết xưa kia nó là một cô gái vô cùng xinh đẹp :

- A - i - ô - ga, A - i - ô - ga a ... a ... !

4.câu chuyện nói đừng kiêu hãnh vì nghĩ mình là người đẹp nhất và phải chăm chỉ làm việc 

mình ko biết câu trả lời có đúng hay ko