K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 9 2018

Anh về thăm Vĩnh Phúc giữa bao la Đầm Vạc
Anh về thăm Vĩnh Phúc một chiều chùa Tây Thiên
Ta cùng về Vĩnh Yên nhớ hồi đi Tam Đảo
Từng giờ, từng đổi thay trong những màu sắc mới
Vui cùng miền đất cổ, vùng Tịch Sơn thuở nào
Cùng nhau về Vĩnh Phúc cho thỏa niềm ước ao...

23 tháng 9 2018

Sử liệu cho biết, Quận vương Vĩnh Tường Nguyễn Phúc Miên Hoành (阮福綿宏), la con thứ năm của đức Thánh tổ (tức vua Minh Mạng), mẹ là Hiền phi Ngô Thị Chính, ban đầu có tên là Thự, về sau đổi tên là Miên Hoành. Ông sinh ngày 22, tháng 5, năm Tân Mùi (12/7/1811). Thuở nhỏ ham học, lúc xuất các, học tinh thông kinh sử. Năm Canh Dần (1830) được phong là Vĩnh Tường công. Ông mất ngày 4, tháng 10, năm Ất Mùi (23/11/1835), lúc 25 tuổi, được ban thụy là Trang Mục, truy tặng là Vĩnh Tường Quận vương(2).

Cũng như nhiều vị hoàng tử, công chúa trong hoàng tộc triều Nguyễn ham chuộng và sáng tác thơ ca, Vĩnh Tường quận vương cũng không phải là ngoại lệ. Ngay từ thuở nhỏ, ông đã là cậu bé thông minh, ham học, đặc biệt đam mê về thơ ca, đáng tiếc ông ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, thì hiện nay tập thơ Ninh Tĩnh thi tập đã không còn, đó là một điều rất đáng tiếc, vì nếu như còn có được tập thơ, chúng ta có thể tìm hiểu được thêm nhiều vấn đề liên quan đến nội dung thơ văn và cuộc đời của Quận vương Vĩnh Tường. Nhưng dù sao, bài tựa còn lại cũng giúp chúng ta phần nào biết được một số thông tin liên quan đến Vĩnh Tường quận vương, như ông là cậu bé thông minh, tuấn tú, học rộng, chăm học, lễ độ và nghiêm cẩn. Sinh thời ông thường khảo xét thơ ca của các nhà, rồi cùng bàn luận về những điều hay dở của thơ ca với thầy học là Trương Đăng Quế. Cũng thông qua bài tựa này mà chúng ta biết được quan điểm của ông về Thi học rất tiến bộ, giống với tư tưởng Thi học của vị thầy Trương Đăng Quế và Cao Bá Quát (1808 - 1855)

21 tháng 8 2018

Bài thơ về Hà Nội :

Hà Nội có chong chóng

Cứ tự quay trong nhà

Không cần trời thổi gió

Không cần bạn chạy xa

Hà Nội có nhiều hoa

Bó từng chùm cẩn thận

Mấy chú vào mua hoa

Tươi cười ra mặt trận

Hà Nội có Hồ Gươm

Nước xanh như pha mực

Bên hồ ngọn Tháp Bút

Viết thơ lên trời cao...

(Góc sân và khoảng trời – Trần Đăng Khoa)

23 tháng 9 2018

Ba mươi sáu phố phường


Hàng Buồm chẳng còn cánh buồm
Thuyền đậu nơi nào em đến
Sông Hồng cách xa biền biệt
Bãi ngô cát trắng mùa xuân.

Hàng Chuối
Đâu còn có chuối
Vài cây cơm nguội trăm tuổi
Lác đác những chú chim sâu.

Hàng Nâu
Rồi sang hàng Lược
Lược chải tóc em ngày xưa.
Áo trắng tóc dài trên phố.
Hương chanh hương cốm mùa thu.

Hàng Đào hoa đào mấy độ?
Hàng Bạc tìm thợ làm vàng.
Hàng Cót rẽ về hàng Than.
Hàng Da em tìm giầy dép.

Hàng Nón nón trắng dập dờn
Hàng Bông nào còn bông vải
Hàng Gai đàn ai đêm tối
Văng vẳng mấy giọng hát đào

Hàng Mã chợ hoa ngày Tết
Hoa hồng đào thế Nhật Tân.
Run run rét về trong mắt
Mê hồn những sắc những hoa

Ta yêu mái nhà phố Phái
Nguệch ngoạc đơn sơ tài

26 tháng 10 2023

cảm nghĩ của em là...

:))))))))

Âm điệu thơ tự bao giờ cứ ngân vang mãi trong trái tim tôi. Khúc hát ca văn chương mang một sức mạnh diệu kỳ đi sâu vào tiềm thức nơi trái tim người đọc để lại biết bao rung cảm sâu sắc trong lòng những kẻ phiêu lưu du ngoạn cùng ngôn từ. Vì vậy khi nhắc đến một tác phẩm nghệ thuật tôi yêu thích nhất tôi luôn nhớ đến thơ đầu tiên. Đặc biệt gây ấn tượng sâu sắc trong trái tim tôi là khổ đầu bài "Sang Thu" của Hữu Thỉnh. Đoạn thơ là những dấu hiệu thông báo mùa thu đã đến. Với câu thơ ngắn gọn, hàm súc nhưng đầy sự tinh tế trong việc chọn lọc từ ngữ của tác giả, người đọc cảm nhận trọn vẹn hơn vẻ đẹp của buổi chớm thu ở một làng quê thanh bình. Qua đó chúng ta thêm yêu vẻ đẹp giản dị, thân thuộc của quê hương, đất nước...

( Bạn có thể bổ sung thêm ý để bài viết được hoàn thiện hơn)

22 tháng 9 2023

liên hệ 1 chút trong từ ngữ vào trong bài giúp mik đk ạ

 

22 tháng 11 2018

Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trương thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ “ Bếp lưả” được ông sáng tác năm 1963 lúc 19 tuổi và đang đi du học ở Liên Xô. Bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu với bà, với gia đình, quê hương, đất nước. 
Tình cảm và những kỉ niệm về bà được khơi gợi từ hình ảnh bếp lửa. Ở nơi đất khách quê người, bắt gặp hình ảnh bếp lửa, tác giả chợt nhớ về người bà: 
“ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm 
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm 
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.” 
Hình ảnh “chờn vờn” gợi lên những mảnh kí ức hiện về trong tác giả một cách chập chờn như khói bếp. Bếp lửa được thắp lên, nó hắt ánh sáng lên mọi vật và toả sáng tâm hồn đứa cháu thơ ngây. Bếp lửa được thắp lên đó cũng là bếp lửa của cuộc đời bà đã trải qua “ biết mấy nắng mưa”. Từ đó, hình ảnh người bà hiện lên. Dù đã cách xa nữa vòng trái đất nhưng dường như Bằng Việt vẫn cảm nhận được sự vỗ về, yêu thương, chăm chút từ đôi tay kiên nhẫn và khéo léo của bà. Trong cái khoảnh khắc ấy, trong lòng nhà thơ lại trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Tình cảm bà cháu thiêng liêng ấy cứ như một dòng sông với con thuyền nhỏ chở đầy ắp những kỉ niệm mà suốt cuộc đời này chắc người cháu không bao giờ quên được vàcung chính t? đó, sức ấm và ánh sáng của tình bà cháu cũng như của bếp lửa lan toả toàn bài thơ. Chính “mùi khói” đã xua đi cái mùi tử khí trên khắp các ngõ ngách. Cũng chính cái mùi khói ấy đã quện lại và bám lấy tâm hồn đứa trẻ. Dù cho tháng năm có trôi qua, những kí ức ấy cũng sẽ để lại ít nhiều ấn tượng trong lòng đứa cháu để rồi khi nghĩ lại lại thấy “sống mũi còn cay”. Là mùi khói làm cay mắt người người cháu hay chính là tấm lòng của người bà làm đứa cháu không cầm được nước mắt? Cháu cùng bà nhóm lửa”, nhóm lên ngọn lửa củasự sống và của tìng yêu bà cháy bỏng của một cậu bé hồn nhiên, trong trắng như một trang giấy.Chính hình ảnh bếp lửa quê hương, bếp lửa của tình bà cháu đó đã gợi nên một liên tưởng khác, một hồi ức khác trong tâm trí thi sĩ thuở nhỏ. 
Hình ảnh ngọn lửa toả sáng trong câu thơ, nó có sức truyền cảm mạnh mẽ. Ngọn lửa của tình yên thương, ngọn lửa của niềm tin, ngọn lửa ấm nồng như tình bà cháu, ngọn lửa đỏ hồng si sáng cho con đường đứa cháu. Bà luôn nhắc cháu rằng: nơi nào có ngọn lửa, nơi đó có bà, bà sẽ luôn ở cạnh cháu.Nhóm lên bếp lửa ấy, người bà đã truyền cho đứa cháu một tình yêu thương những người ruột thịt và nhắc cháu rằng không bao giờ được quên đi những năm tháng nghĩ tình, những năm tháng khó khăn .Đưá cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên được vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ cuả đưá chaú đã được nuôi dưỡng để lớn lên từ đó. 
“ Đọc xong bài thơ, nhắm mắt laị tưởng tưởng, bạn sẽ hình dung thấy ngay hình ảnh bếp lưả hồng và dáng ngươì bà lặng lẽ ngồi bê. Hình ảnh có tính sóng đôi này hiện lên thật sống động, rõ ràng như thể nét khắc, nét chạm vậy...”

12 tháng 11 2021

;-;