K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Những ngày Tết đến, xuân về, có lẽ là những ngày mà nhiều đứa trẻ vùng quê nghèo như em luôn chờ đón. Bởi khi Tết đến, chúng em sẽ được diện quần áo mới đi chơi, được mọi người mừng tuổi lì xì cho nhiều tiền tiêu vặt. Được ăn rất nhiều món ngon mà chỉ dịp Tết mới thường hay có.

Khi Tết đến, mỗi nhà đều trang trí cho gia đình mình thật đẹp, nhà nào cũng sắm sửa, hoa đào, hoa mai, cây quất…Trên bàn thờ xuất hiện mâm ngũ quả với đủ loại xanh, đỏ, vàng… rồi bánh kẹo, mứt Tết, rượu vang, rượu sâm banh…Trước cửa cổng mỗi nhà đều treo lá cờ đỏ sao vàng thể hiện cho việc thái bình, thịnh trị. Trên những con đường xuất hiện những câu đối băng rôn khẩu hiệu vô cùng vui vẻ, đẹp mắt….

Em không biết Tết có từ bao giờ nhưng khi em bắt đầu sinh ra thì đã có Tết. Tết thường được bắt đầu vào ngày cuối cùng của một năm tính theo âm lịch có năm thì ngày 29, có năm là 30 cho tới hết mùng 2 Tết chính vì vậy người xưa thường nói một năm có ba ngày Tết là vì thế.

Nhưng những năm gần đây đất nước ta ngày càng phát triển, nền kinh tế cũng tăng theo, nên Tết thường được kéo dài hơn tầm một tuần lễ (7 ngày) để tiện cho những người công tác, làm ăn ở xa có thể về quê ăn Tết cùng gia đình, xum vầy bên mâm cỗ. Tết luôn là dịp vui vẻ rộn rã tiếng cười đùa. Cầu cho năm mới bình an, phát tài, hạnh phúc ngập tràn.

Tết là dịp để người ta tiễn biệt những cái cũ đi, những điều buồn, điều không may mắn sẽ đi theo cùng năm cũ để đón một năm mới về sẽ mang lại những niềm hy vọng mới. Trong những ngày Tết như 30, mùng 1, nhà nào cũng thắp hương làm mâm cơm cúng ông bà tổ tiên, thể hiện sự thành kính với những lớp người trước của mình.

Năm nào cũng thế, mẹ hay nấu thật nhiều món ngon như bánh chưng, nem, giò, chả, canh măng… để cúng ông bà tổ tiên. Đêm 30 là tối giao thừa luôn tạo cho em rất nhiều xúc động bởi nó là khoảnh khắc thiêng liêng nhất trong năm. Khi tiếng chuông điểm 12 giờ thì những màn pháo hoa sẽ nổ ra những bông pháo hoa bay vút lên cao rồi tỏa sáng trong bóng đêm, tạo ra những màu sắc lung linh tươi đẹp, trong mắt bọn trẻ con tụi em thì màn pháo hoa luôn là thứ thú vị nhất.

Sau khi màn pháo hoa kết thúc sẽ là lúc mà bọn trẻ tụi em gọi nhau í ới để ra cổng chùa hái lộc, mang những cành lộc may mắn về nhà cắm lên bàn thờ. Cầu mong cho năm mới mình sẽ học giỏi hơn, được nhiều điểm 10 hơn, cầu mong cho ông bà, cha mẹ được mạnh khỏe bình an.

Sáng mùng 1 Tết chúng em thường được cha mẹ đưa đi chúc Tết mừng tuổi ông bà, rồi các cô, dì, chú, bác trong gia đình.Tết thật sự là những ngày đặc biệt thiêng liêng nhất trong năm. Nó là cơ hội để cả gia đình có điều kiện sum vầy, vui vẻ bên nhau, là dịp cho mọi người diện những bộ quần áo mới, là khi khép lại mọi buồn phiền không may mắn ở năm cũ, để chào đón một năm mới an lành, tốt đẹp hơn.

Năm nào cũng thế, mẹ hay nấu thật nhiều món ngon như bánh chưng, nem, giò, chả, canh măng… để cúng ông bà tổ tiên.Pháo hoa đêm giao thừa

5 tháng 11 2016

Mái trường hôm nay
Mẹ đưa em đến lớp
Mùa xuân vui đường dài
Hoa đào khoe sắc thắm
Đón nắng hồng ban mai

Bài học cô giáo giảng
Ngày đâu tiên đến trường
Em vẫn còn thổn thức
Cô vỗ về yêu thương

Ánh mắt cô trìu mến
Em học vài mê say
Cho em niềm mơ ước
Từ mái trường hôm nay
 

12 tháng 11 2016

THẦY
Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay
Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng
Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn
Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi
Bao năm rồi ? Đã bao năm rồi hở ? Thầy ơi ...
Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại
Mái chèo đó là những viên phấn trắng
Và thầy là người đưa đò cần mẫn
Cho chúng con định hướng tương lai
Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi
Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa
Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu ...



LỜI CỦA THẦY
Rồi các em một ngày sẽ lớn
Sẽ bay xa đến tận cùng trời
Có bao giờ nhớ lại các em ơi
Mái trường xưa một thời em đã sống
Nơi đã đưa em lên tầm cao ước vọng
Vị ngọt đầu đời bóng mát ca dao
Thủa học về cái nắng xôn xao
Lòng thơm nguyên như mùi mực mới

Dẫu biết rằng những tháng ngày sắp tới
Thầy trò mình cũng có lúc chia xa
Sao lòng thầy canh cánh nỗi thiết tha
Muốn gởi các em thêm đôi điều nhắn nhủ

Một lời khuyên biết thế nào cho đủ
Các em mang theo mỗi bước hành trình
Các em lúc nào cũng nhớ đừng quên:
Sống cho xứng với lương tâm phẩm giá...

Rồi các em mỗi người đi mỗi ngã
Chim tung trời bay bỗng cánh thanh niên
Ở nơi đâu: rừng sâu, biên giới khắp ba miền
Ở nơi đâu có thầy luôn thương nhớ


Khi thầy về nghỉ hưu
Cây phượng già treo mùa hạ trên cao
Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp:
"Các con ráng… năm nay hè cuối cấp…"
Chút nghẹn ngào… bụi phấn vỡ lao xao.

Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào
Con nao nức bước vào trường trung học
Thương cây lúa hóa thân từ hạt thóc
Thầy ươm mùa vàng, đất vọng đồng dao.

Mai thầy về, sân trường cũ nằm đau?
Hay nỗi nhớ lấp vùi theo cát bụi?
Dẫu cay đắng, dẫu trăm nghìn đau tủi
Nhọc nhằn nào thầy gửi lại ngày sau?

Mai thầy về, mùa gọi nắng lên cao
Vai áo bạc như màu trang vở cũ
Con muốn gọi sao lòng đau nghẹn ứ
Đã bao lần con ngỗ nghịch thầy ơi!


Không đề

Cầm bút lên định viết một bài thơ
Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo
Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo
Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người.

Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ
Đâu là cha, là mẹ, là thầy…
Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt…
Biết bao giờ con lớn được,
Thầy ơi !

Con viết về thầy, lại “phấn trắng”,”bảng đen”
Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…
Những con chữ đều đều xếp thẳng
Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người .

Đã rất chiều bến xe vắng quạnh hiu
Chuyến xe cuối cùng bắt đầu lăn bánh
Cửa sổ xe ù ù gió mạnh
Con đường trôi về phía chẳng là nhà…

Mơ màng nghe tiếng cũ ê a
Thầy gần lại thành bóng hình rất thực
Có những điều vô cùng giản dị
Sao mãi giờ con mới nhận ra.

 

Em vẫn thường nhắc đến mùa thu
Bông cúc vàng cánh mềm như tuổi nhỏ
Bài tập đọc năm nao em còn nhớ
Dẫu bây giờ em đã biết làm thơ

Đọc chữ O cô dặn phải tròn môi
Chỉ vậy thôi, chao ôi, sao mà khó!
Lỗi tại con chuồn chuồn cánh đỏ
Mải rong chơi nên em chẳng thuộc bài

Chỉ mỗi chữ O em đọc sai
Dường như cô già đi mấy tuổi
Đến khi em hiểu điều đơn giản ấy
Cô giáo ơi, tóc cô bạc hết rồi!

Em hiểu, mỗi sợi tóc đổi màu kia
Là một lớp người lớn lên và biết sống
Mặt đất như trời xanh mơ mộng
Bông cúc vàng nên buổi sáng vô tư.

Khởi đầu cho một chuyến đi xa
Lối trường cũ thoảng hương cỏ mật
Bài tập đọc khóa bình minh thứ nhất
Cả cuộc đời cô dõi bóng theo em ...


2. Người lái đò
-Thảo Nguyên

Một đời người - một dòng sông...
Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ,
"Muốn qua sông phải lụy đò"
Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa ...

Tháng năm dầu dãi nắng mưa,
Con đò trí thức thầy đưa bao người.
Qua sông gửi lại nụ cười
Tình yêu xin tặng người thầy kính thương.

Con đò mộc - mái đầu sương
Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày,
Khúc sông ấy vẫn còn đây
Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông...

3. Khi thầy về nghỉ hưu

Cây phượng già treo mùa hạ trên cao
Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp:
"Các con ráng… năm nay hè cuối cấp…"
Chút nghẹn ngào… bụi phấn vỡ lao xao.

Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào
Con nao nức bước vào trường trung học
Thương cây lúa hóa thân từ hạt thóc
Thầy ươm mùa vàng, đất vọng đồng dao.

Mai thầy về, sân trường cũ nằm đau?
Hay nỗi nhớ lấp vùi theo cát bụi?
Dẫu cay đắng, dẫu trăm nghìn đau tủi
Nhọc nhằn nào thầy gửi lại ngày sau?

Mai thầy về, mùa gọi nắng lên cao
Vai áo bạc như màu trang vở cũ
Con muốn gọi sao lòng đau nghẹn ứ
Đã bao lần con ngỗ nghịch thầy ơi!

9 tháng 11 2016

ko chép mạng có nghĩa là tự lm òi phải ngồi viết tay òi đăng lên cho bn xem ?

ko ai rảnh quá thế đâu bn ơi

cùng lém là tham khảo MẠNG

16 tháng 11 2016

very cool

10 tháng 4 2019

HÔM NAY BUỔI HỌC CUỐI
LỚP HỌC CŨNG ĐÔNG GHÊ
NGỒI CỤM THÀNH TỪNG NHÓM
CÁI LỚP NHƯ CHỢ TRỜI


MỘT ĐỨA ĐANG NẰM NGỦ
HAI ĐỨA ĐÁNH CARO
BA ĐỨA KIA BẮN ĐẠN
BỐN TÊN KIA ĐÁNH BÀI


BÀN GIÁO VIÊN TRỐNG LỖNG
THẦY GIÁO ĐÂU RỒI TA?
A RA LÀ NGỒI DƯỚI
THẦY XẾP SỒNG LOTO.

Thi sĩ Trần Hữu Thung đã tận dụng thành công đặc điểm ấy của thơ bốn chữ trong năm khổ thơ đầu để kể lại về quá trình lớn lên của hạt mầm. Khi đang là hạt nằm trong tay người, hạt nằm lặng thinh dường như chưa có bất cứ dấu hiệu nào của sự sống. Nhưng ngay khi được gieo trồng xuống đất, hạt mầm ấy ngay lập tức nảy mầm “nhú lên giọt sữa”. Biện pháp ẩn dụ được tác giả sử dụng một cách khéo léo đặc tả rõ nét bước trưởng thành đầu tiên của mầm cây khi tự mình nhú ra khỏi sự bao bọc và khoác lên mình tấm áo mới trắng đục như màu sữa. Dường như hạt mầm ấy đã trở thành một sinh linh sống “thì thầm” cùng nhân vật “tôi”. Và nhân vật “tôi” đón nhận điều đó bằng thính giác “ghé tai nghe rõ”. Hạt mầm dần phát triển “mầm tròn nằm giữa” được nằm trong “nôi vỏ hạt” nghe những bàn tay vỗ và lời ru tha thiết của con người. Mầm ủ mình để vượt qua gió bấc, mưa giông - sự khắc nghiệt của tự nhiên để chờ được những tia nắng hồng đánh thức. Hình ảnh nhân hóa “mầm mở mắt” mang đến cho người đọc cảm giác hạt mầm đang như những cô bé, cậu bé tinh nghịch thì thầm, tâm sự với mọi người về quá trình trưởng thành mỗi ngày của mình. Từ hạt mầm nằm lặng thinh trong tay người khi nào giờ đây cây đã kết lá mang màu xanh đến thế giới này. Năm khổ thơ trên được viết chủ yếu là gieo vần chân cùng cách ngắt nhịp 2/2 đã góp phần tạo nên sự nhịp nhàng cho đoạn thơ đồng thời gợi tả thật sinh động rõ nét từng ngày lớn lên của hạt mầm. Thể thơ bốn chữ khiến bài thơ giống như một câu chuyện giản dị, gần gũi dễ dàng đọng lại trong tiềm thức của người đọc những ấn tượng khó quên. Đoạn thơ cuối cùng ẩn chứa thông điệp quý giá mà tác giả muốn truyền tải đến với bạn đọc. Vì cây gần gũi và có ích cho cuộc sống của chúng ta nên mỗi người cần xây dựng cho mình ý thức gây trồng và bảo vệ những mầm cây ấy làm nên nhiều “mùa xuân xanh cho đất nước”.

17 tháng 1 2023

Tạm biệt anh Cọp nhà ta

Chị mèo hớn hở bước qua đây rồi!

Chúc bạn lễ phép vâng lời

Kiểm tra điểm 9 điểm 10 giăng giăng.

Vượt qua bao nỗi khó khăn,

Vươn lên khá giỏi cho bằng anh em.

Chúc cho sức khoẻ có thêm,

Thể thao thể dục,đừng quên chuyên cần.

Chúc cho bạn keo thân

Chân tình đoàn kết ân cần giúp nhau.

Chúc cho công việc trước sau 

Trong nhà ngoài ngõ làm mau gọn gàng.

Chúc cho sinh hoạt Đội - Đoàn ,

Tham gia nhiệt huyết vô cùng hăng say.

Mong sao game "chat" bớt cày 

Thời gian dành luyện ý hay lời vàng.

Chúc cho nhiều chuyện đăng đàn

Cười vui rạng rỡ rộn ràng nơi nơi.

Chúc bạn tiến mãi không thôi

Đón chào năm mới thắm tươi nụ cười !

 

17 tháng 1 2023

Tết ơi tết đến thật rồi
Nhà nhà đỏ lửa bên nồi bánh chưng
Khắp nơi rộn rã chúc mừng
Hoa lá cùng nhau khoe sắc đón Tết

Anh em con cháu gần xa
Tụ họp đông đủ cả nhà vui xuân
Năm mới tiền vào như nước
Lộc nhiều gấp bội mười lần năm qua

Năm mới chúc thọ ông bà
Cầu mong ông bà luôn có sức khỏe

24 tháng 10 2018

Trong văn học trung đại Việt Nam, yêu nước là một đề tài lớn thu hút đông đảo các nhà văn, nhà thơ chắp bút. Dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong quá trình đó dân tộc ta liên tiếp phải đối phó với những vó ngựa của kẻ xâm lược. Tuy nhiên, bằng sức mạnh của lòng đoàn kết, của tinh thần đấu tranh, lòng tự tôn dân tộc, thì nước ta đã vượt qua bao thăng trầm, khẳng định được nền độc lập như ngày nay. Cũng viết về tình yêu tha thiết đối với đất nước cùng sự tự hào đối với sức mạnh của dân tộc, Trần Quang Khải đã sáng tác bài thơ “Phò giá về kinh”. Đọc bài thơ ta sẽ cảm nhận được thấm thía, tình yêu cũng như sự tự hào to lớn này.

Bài thơ “Phò giá về kinh sư” được Trần Quang Khải sáng tác khi quân ta thu lại được kinh thành Thăng Long trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai, lúc này tác giả đang nhận nhiệm vụ về Thiên Trường để bảo vệ, phò giá hai vị vua trở về kinh đô. Bài thơ này đã thể hiện được niềm tự hào to lớn về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta cũng như sức mạnh chống xâm lược của toàn quân, đồng thời qua đó cũng thể hiện được niềm tin mãnh liệt vào vận mệnh vững bền của quốc gia, dân tộc.

“Đoạt sóc Chương Dương độ

Cầm Hồ Hàm Tử quan”

Dịch:

(Chương Dương cướp giáo giặc

Hàm Tử bắt quân thù)

Trong hai câu thơ đầu tiên, Trần Quang Khải đã gợi lại những chiến thắng hiển hách của dân tộc trong niềm tự hào. Đó chính là những chiến thắng ở Chương Dương và Hàm Tử, tuy đây không phải những chiến thắng lớn nhất, lừng lẫy nhất của quân ta nhưng đây lại là những chiến thắng cuối cùng, quyết định sự thắng lợi của quân ta. Nhà thơ nhớ lại những giây phút hân hoan, đầy tự hào đó “Chương Dương cướp giáo giặc”, nhà thơ dùng những động từ chỉ hành động để nói về những chiến thắng của quân ta. Tuy nhiên, ta có thể thấy, ở phần phiên âm, nhà thơ dùng từ “đoạt” mang nhiều ý nghĩa hơn ở phần dịch thơ “cướp”. Vì về sắc thái, từ “cướp” chỉ hành động không chính nghĩa, dùng sức mạnh để chiếm đoạt, như vậy sẽ làm mất đi sự hào hùng vốn có của câu thơ.

Từ “đoạt” vừa thể hiện được sự thắng lợi của quân ta với giặc khi đoạt được vũ khí – thứ mà chúng dùng để gây chiến tranh, gây ra đau khổ cho dân ta, mà còn thể hiện được tư thế, thái độ của người chiến thắng, quân ta đứng trên thế chủ động, dùng chính nghĩa mà đoạt đi giấc mộng bạo tàn, phi nghĩa của quân giặc. Hiểu như thế ta không chỉ thấy tính chính nghĩa của hành động mà còn thể hiện được tư thế của một dân tộc anh hùng, chính nghĩa. Ở của Hàm Tử cũng ghi dấu một trận chiến oai hùng, một chiến thắng thật đáng tự hào, đó là khi ta giành được thắng lợi cuối cùng, cái gian ác đã bị diệt trừ, nền độc lập được bảo vệ “bắt quân thù”.

“Mày có bạn thân không?”

Câu hỏi khá là quen thuộc với mọi người. Câu trả lời là có, không, nhiều lắm… Đấy là tùy thuộc vào mỗi người. Còn câu trả lời của tôi là “đã từng”. Tôi đã từng có một người bạn thân, thân thiết như chị em trong nhà. Nhưng một căn bệnh quái ác đã mang bạn tôi đi khỏi vòng tay của gia đình, bạn bè và tôi, một cách đột ngột và đau đớn.

Chúng tôi quen nhau từ những ngày tiểu học, chính xác là từ năm lớp 4. Ngày đó, tôi vốn cực kỳ nhút nhát, ít giao tiếp với các bạn học trong lớp. Rồi một ngày, cậu ấy tới, chủ động bắt chuyện với tôi. “Cậu có con gấu bông xinh thế!”, cậu ấy nói như vậy về con gấu của tôi, mặc dù các bạn cùng lớp chê nó kỳ quái, chỉ vì nó không giống những con gấu bông thông thường khác. Câu nói đó đã bắt đầu cho một tình bạn đẹp, cho những kỷ niệm không thể nào quên giữa hai người bạn.

Ban đầu chỉ là chơi chung gấu bông, nhưng rồi đến đọc truyện cũng đọc chung, hay cùng chơi, cùng vẽ tranh… Tôi dần mở lòng hơn, làm quen với những người bạn mà cậu ấy giới thiệu cho tôi. Và rồi tôi nhận ra, chúng tôi đã thành tri kỷ lúc nào chẳng hay.

Tôi đã rất buồn vào ngày cuối cùng của năm lớp 5, ngày mà tôi cứ nghĩ rằng sẽ không còn học chung với cô bạn thân của mình nữa. Nhưng cuối cùng thì lên cấp hai, hai đứa vẫn học chung với nhau, thân với nhau còn hơn cả trước kia nữa. Cùng yêu thích truyện tranh, cùng sáng tác truyện tranh về cuộc sống mơ ước của hai đứa. Cho tới bây giờ, tôi mới thực sự để ý đến dung mạo của nó. Tóc đen dài, mắt to, lúc nào cũng cười thật tươi. Da hơi ngăm ngăm, cao hơn trung bình các cô bạn học khác. Có thể đám con trai trong lớp gọi nó là hung dữ, bà chằn, còn tôi chỉ thấy một cô gái mạnh mẽ và cá tính. Ngày tháng cứ êm đềm trôi qua. Tâm sự vào giờ nghỉ trưa về những rung động đầu đời, những khúc mắc gia đình. Hai đứa gắn với nhau như hình với bóng vậy.

Một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất là sinh nhật năm lớp 7. Vốn có ít bạn bè nên tôi không tổ chức sinh nhật, chỉ rủ một vài người bạn thân tới chơi. Vậy mà, nó đã gọi thêm rất nhiều bạn cùng lớp khác, tới “đập phá” tại sinh nhật tôi thành một bữa ra trò. Từ bé tới giờ, chưa bao giờ có một bữa tiệc sinh nhật nào của tôi có nhiều bạn bè tới như vậy. Vui mừng, bất ngờ, hạnh phúc, những cảm xúc hòa lẫn vào với nhau, tạo thành một kỷ niệm vui cho tôi.

Lớp 8, nó trở thành một vị gia sư, bổ túc thêm các môn Toán và Anh cho tôi. Ngược lại, tôi giúp nó trong các môn Sử, Địa, Sinh. Một “đôi bạn cùng tiến” ăn ý. Nó càng ngày càng cao, ăn khỏe hơn, đánh tôi đau hơn, chạy nhanh hơn. Một bữa ăn năm bát cơm, ăn nhiều thịt nhưng không ăn rau nên bị thiếu chất xơ trầm trọng. Tôi phải làm một chế độ dinh dưỡng mới, bắt nó phải tuân thủ.

Những tài năng của nó ngày càng được thể hiện rõ ràng. Vốn nổi tiếng viết chữ rất đẹp, từng đoạt giải năm lớp 5 nên nó được giao nhiệm vụ viết sổ, viết đề mục cho các cô. Vẽ đẹp hơn, bộ truyện tranh mà hai đứa cùng thực hiện năm lớp 6 lại tiếp tục dày hơn rồi. Luôn nhắc nhở tôi khắc phục những khuyết điểm của bản thân, “viết nhanh lên mày!”, “đứng thẳng cái lưng lên!”. Những lời nói này, dần đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống học sinh của tôi.

“Mày ơi, tao mệt quá”.

Năm lớp 9, sức khỏe của nó đột ngột suy giảm. Sau một trận sốt xuất huyết, tỷ lệ hồng cầu trong máu của nó giảm tới mức nguy hiểm và không thể hồi phục. Nghỉ học hai tuần liền bặt vô âm tín. Rồi nó đi học trở lại, sụt năm cân. Từ đó, nó chỉ ngồi im vào mỗi giờ ra chơi, không chơi bóng, không đuổi bắt với tôi, không đi ăn trưa cùng nhau nữa. Vẫn vui tính, hay cười, hay trêu đùa như trước, nhưng bây giờ lại đi kèm với một sự đau đớn, mệt mỏi ẩn sâu trong đôi mắt đen láy đó. Rồi tần suất những ngày nghỉ học tăng lên, kéo dài hơn. Chỉ có thể gặp nhau vào những ngày ôn thi học sinh giỏi, nên sự tiều tụy của nó càng trở nên rõ nét hơn sau mỗi lần gặp.

Cô gái mà tôi biết khi xưa, mỗi bữa ăn năm bát cơm, mà bây giờ hai má hóp lại, tay chân teo tóp, không còn lực. Đôi mắt vô hồn, tràn đầy sự mệt mỏi đau đớn. Ngay cả việc đi lại bây giờ với nó cũng khó khăn, phải có người dìu đi, không tự đạp xe đến trường như vẫn làm bao lâu nay. Nó rất yêu thích môn Tiếng Anh, và thực sự rất mong chờ tới kỳ thi học sinh giỏi để thể hiện khả năng của mình. Nhưng cơn bệnh đó đã ngăn cản ước mơ của nó được thực hiện. Tôi đi thi, đoạt giải và bước tiếp tới vòng thành phố. Còn ước mơ của nó, đành dừng lại ở đây, vì cơn bạo bệnh ấy.

Sau kỳ thi ấy, nó nghỉ học liền một tháng. Và ở lớp rộ lên những tin đồn. “Mày ơi, con Khánh bị làm sao thế?”, “Nó bị bệnh gì liên quan đến sức đề kháng ấy”, “Dạo này nó yếu lắm”, “Nó nghỉ học được cả tháng rồi ấy nhỉ?”. Lần đầu tiên, cả tập thể lớp 9A1 chúng tôi thật lòng quan tâm tới một người, lo lắng cho một người. Thay phiên nhau chép vở trên lớp, ghé thăm nó để giảng bài cho nó, chuẩn bị cho kỳ kiểm tra cuối kỳ sắp tới. Những ngày cuối cùng nó tới lớp, mọi người đều động viên, cố gắng hết sức để giúp đỡ nó. Chỉ bài, giảng bài, pha nước, giúp nó ăn sáng, chỉ nó cách làm bài thi… Tạo điều kiện kết sức có thể đưa nó qua kỳ thi này, một bước tới gần hơn với kỳ thi cấp ba - kỳ thi quan trọng mà chúng tôi sắp phải đối mặt.

Một ngày cuối tháng 12 năm 2016, tôi và một người bạn tới thăm nó tại nhà riêng. Nó nằm đó, trên cái giường mà chúng tôi hay ngồi chơi với nhau khi xưa, đang ngủ. Có lẽ là một giấc ngủ yên bình, vì nó không còn phải đối mặt với đau đớn, với những cơn co giật, nhức khớp luôn thường trực. Tôi ngồi chờ cho tới khi nó thức dậy. Ban đầu là cau có, tức giận và mệt mỏi, nhưng có lẽ, trong giây phút ấy, nó nhận ra đây có thể là lần cuối cùng chúng tôi được gặp nhau, nên đã ngồi dậy, để chúng tôi có thể cùng ngồi nói chuyện.

Chúng tôi kể về những chuyện thú vị trên lớp, những câu chuyện hài hước. Nó cười, nụ cười tươi rói mà tôi vẫn luôn chờ mong bấy lâu nay, cùng với ước mơ nó được khỏe lại, có thể cùng tới trường với tôi như trước. Cùng học, cùng vẽ, cùng đọc truyện, sẻ chia những tâm sự… Đó là mong ước thiết tha nhất của tôi trong giây phút ấy.

Rồi nó bắt đầu kể cho chúng tôi nghe về những ngày ở bệnh viện. Thời gian nó ở bệnh viện thậm chí còn nhiều hơn ở nhà mình. Liên tục phải trải qua những xét nghiệm, sinh thiết, chọc tủy… Những cơn đau nhức khắp người, ngay cả việc ăn uống cũng khó khăn, liên tục hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần của cô gái kiên cường ấy. Có những lúc, tưởng chừng như bạo bệnh đã đánh gục nó, nhưng chiến binh ấy vẫn đứng vững, vẫn vươn lên như bông hoa hướng dương hướng về mặt trời.

Mái tóc đen bết lại vì không thể tắm gội thường xuyên, tóc cũng thưa dần, để lộ ra những mảng da đầu trắng bệch. Nước da vàng bủng, trên người chi chít những vết tím bầm do chọc kim hay bị tụ máu. Tay chân teo lại, việc cử động cũng trở nên yếu ớt. Trước kia, bữa nào nó cũng ăn năm bát cơm, vậy mà vẫn than đói suốt ngày. Còn bây giờ, ngay cả việc húp vài thìa cháo cũng trở nên khó khăn. Kể từ ngày bị ốm cách đây bốn tháng, nó đã sụt hơn 10 cân. Hôm đó, lúc chuẩn bị về, nó đã nói với tôi một câu: “Có lẽ là bọn mày nên chuẩn bị sẵn tinh thần đi. Tao không nghĩ là tao qua được Tết năm nay đâu”.

Đêm hôm ấy, tôi không ngủ được. Không ngừng nghĩ về câu nói ấy. Cho tới lúc ấy, tôi vẫn không biết được tình trạng bệnh tình thật của nó. Chỉ biết là nó đang bệnh rất nặng. Mặc dù ngoài miệng luôn động viên nó, nhắc nó rằng phải có niềm tin, nhưng chính niềm hy vọng lớn nhất, vững chãi nhất trong lòng tôi lúc này lại đang dao động. Lần đầu tiên, tôi nghĩ đến viễn cảnh một ngày, tôi không còn được nhìn thấy nó, cái ngày mà nó rời xa tôi mãi mãi. Một nỗi sợ vô hình dâng lên trong lòng, và mong ước phép màu xảy ra chưa bao giờ trở nên mạnh mẽ như lúc ấy.

Sau buổi gặp gỡ cuối cùng ấy, tôi phải đối mặt với nhiều áp lực. Đối mặt với kỳ thi cấp thành phố. Áp lực học trên trường tăng lên. Nhưng tôi không ngừng nghĩ tới nó, với khát vọng cháy bỏng về một điều kỳ diệu sẽ xảy ra, ngày mà nó sẽ khỏe lại, sẽ lại tới trường. Nhưng phép màu đã không xảy ra. Mồng 3 Tết Đinh Dậu (tức ngày 30/1/2017), nó đã ra đi, bỏ lại gia đình, bạn bè và tôi, để đi tới một nơi khác, không có đau đớn, mệt mỏi.

Hai ngày sau, tôi về Hà Nội. Việc làm đầu tiên là tới nhà nó. Để chia buồn với gia đình nó, những người yêu thương tôi như con ruột. Tôi đã rất bình tĩnh, và nghĩ rằng mọi chuyện sẽ đơn giản thôi. Nhưng khi tới trước cửa nhà nó, những kỷ niệm tràn về, như một thước phim quay chậm chạy trong ký ức. Tôi đã dặn lòng mình rằng không được khóc, phải làm điểm tựa cho cha mẹ nó, nhất là trong những giây phút đau lòng này. Nhưng, khi nhìn thấy mẹ nó, mở cửa cho tôi, nhìn thấy vị trí của cái giường nơi nó thường nằm trước kia đã được thay thế bằng một cái bàn thờ mới dựng, bát hương vẫn còn nghi ngút khói, nước mắt đã tuôn rơi không ngừng. Bức ảnh nhỏ trên bàn thờ cũng không phải là một tấm ảnh thẻ tử tế, là bức ảnh chụp vào một ngày nó khỏe mạnh, đang cười. Bầu không khí ấy, như bóp nghẹt trái tim tôi vậy. Đau đớn, xót xa, hụt hẫng.

Trong tiếng nấc nghẹn, mẹ nó kể cho tôi về căn bệnh thực sự của nó. Là ung thư máu. Một căn bệnh di căn rất nhanh, và có những dấu hiệu giống như cảm cúm thông thường. Lúc phát hiện ra căn bệnh này đã là giữa tháng 11 năm 2016, tức là chỉ ba tháng trước khi nó ra đi. Buổi chiều hôm trước đó, nó có dấu hiệu phát bệnh. Đau đớn, quằn quại, vùng vẫy, gào thét hàng tiếng liền, trước khi lịm đi. Tỉnh dậy một chút vào ban đêm, để nhìn mặt những người thân yêu lần cuối trước khi chìm vào giấc ngủ, mãi mãi. Lúc đó là 0 giờ 15 phút sáng. Bố nó động viên tôi, và trước khi ra về, dặn rằng, “Con đừng buồn quá, phải tiếp tục cố gắng, cố gắng thay cả phần của bạn nữa”.

Chưa có một đám tang nào mà tôi khóc nhiều như vậy. Dặn lòng rằng không được khóc, phải mạnh mẽ lên, khóc là nó không siêu thoát được đâu, nhưng một lần nữa, nước mắt lại trào ra, trước linh cữu nó. Cả tập thể lớp, những người bạn đã gắn bó với nhau nhiều năm, cũng có mặt đông đủ. Những tiếng thút thít vang lên không ngừng, và lần đầu tiên, tôi nhìn thấy những chàng trai rơi lệ nhiều đến vậy. Khoảnh khắc linh cữu nó được đưa vào lò hỏa thiêu, là lúc những tiếng khóc vang lên to nhất. Có thể lúc còn sống, nó không nói chuyện với những người bạn khác, nhưng một khi đã ra đi, dù còn thù hằn gì trong lòng, những lời trân trọng, cao quý nhất đều dành cho nó. Vì chúng ta là một gia đình. Dù nước mắt rồi sẽ ngừng rơi, nhưng nỗi nhớ trong lòng sẽ không bao giờ nguôi ngoai.

Sau đó, tôi bị khủng khoảng một thời gian. Thành tích học tập có sự sa sút, kết quả thi học sinh giỏi thành phố cũng không được như mong muốn. Nhưng câu nói của bố nó như một lời nhắc nhở tôi phải nỗ lực, bởi mình đang cõng trên vai cả phần của nó. Cắm đầu vào học, chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi, cho ước mơ của cả tao với mày.

Bọn tôi tới thăm nó vào lễ 100 ngày. Bàn thờ đã dời lên tầng ba, cái giường đã đặt vào chỗ cũ, như xưa. Cảm giác buồn bã, hụt hẫng là điều không thể tránh khỏi. Nhưng bên cạnh đó, bây giờ có thêm mục tiêu, thêm quyết tâm để mà hướng tới. Là tiếp tục bước đi trên con đường đời, dù không có mày sánh bước bên cạnh. Là đi tiếp cả phần của mày, bởi tao biết rằng mày luôn đồng hành với bọn tao, theo một cách nào đó. Hôm đó, một đại diện của lớp được đề nghị đứng lên, để thay mặt lớp, bày tỏ cảm nghĩ. Tôi đã từ chối không đảm nhiệm vai trò ấy. Thương nhớ chỉ để ở trong lòng là đủ, bởi không lời nào có thể diễn tả được nó.

Tôi đã vượt qua được kỳ thi ấy. Ngay hôm tôi thi xong môn cuối, tôi đã tới mộ thăm nó, không nói gì cả. Chỉ lặng lẽ ngồi, tựa lưng vào tấm bia mộ. Từ xưa tới nay, tôi vốn đã kém khoản ăn nói, ngay cả trong những giây phút quan trọng như thế này. Những lời muốn nói như một mớ tơ vò, muốn thốt ra nhưng lại mắc lại trong họng. Và lại tiếp tục kéo dài sự im lặng. Những tia nắng vàng lọt qua kẽ lá của cây xà cừ cổ thụ, rủ bóng xuống ngôi mộ nhỏ. Những giọt nắng ấy chứ dập dờn, nhảy nhót như đàn bướm ánh sáng, lượn quanh những ngôi mộ đá, như một điềm báo từ thế giới bên kia. Hãy luôn ủng hộ tao nhé, trên con đường đầy chông gai này, để tao có một điểm tựa vững chắc, vươn tới tương lai.

Đã hơn một năm kể từ ngày nó ra đi. Tôi đã bước được một nửa tuổi mười sáu, cái tuổi mạnh nhất, khỏe khoắn nhất. Đạt được ước mơ, vào được ngôi trường mà mình hằng mong ước. Còn nó mãi dừng ở đó, ngưỡng cửa mười lăm đầy khát vọng, hoài bão. Mãi mãi ra đi, để lại mọi thứ, để lại một ước mơ còn đang dang dở, để lại sự đau buồn trong trái tim của những người ở lại. Nhưng tôi biết rằng, ít ra ở thế giới bên kia, nó sẽ không còn phải chịu đau đớn nữa. Không còn những xét nghiệm dài đằng đẵng, những ngày xạ trị đau đớn. Hy vọng ở nơi ấy, thế giới của nó sẽ tốt đẹp hơn.

Mất đi một người bạn thân thiết là rất đau đớn, nhưng mong rằng, cuộc sống của nó sẽ tốt đẹp hơn nơi miền cực lạc. Nó để lại cho tôi những kỷ niệm đẹp, một tuổi thơ hạnh phúc, những ký ức không thể nào quên. Nó cũng đã để lại cho tôi một bài học về nghị lực sống, về sự kiên cường chống chọi trước cơn bạo bệnh. Những bài học đáng giá sẽ theo tôi suốt cuộc đời. Vĩnh biệt, tao hứa sẽ không quên mày, bạn thân.

ko chép mạng viết mỏi tay lắm bạn ơi