K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 7 2023

Trong suốt khoảng thời gian vừa qua, thì dân số thế giới ngày càng tăng và tính tự giác của giới trẻ và người lớn dần ngày càng giảm sút. Vì công nghệ càng phát triển nên nhiều người đang ỷ lại và nhắc và lười hẳn khi không còn chăm chỉ như trước. Hậu quả của việc lười là sẽ mang lại những điều xấu cho thân thể và hoạt động cơ bắp của con người khi Dần dần chúng ta lười. Việc lười còn làm giảm sốt bộ óc và trí não khi việc lười ấy sẽ dần dần in sâu trong tâm trí và từ đó bệnh lười sẽ là phổ biến, nó sẽ làm cho con người trở thành một đức tính xấu và không còn tốt khi bệnh lười ngày càng tăng lên trên toàn cầu. Đó chính là những yếu tố mà cần phải được khắc phục nếu không là bạn sẽ dần dần trở nên vô danh trong toàn cầu. Em hiểu được về câu nói của rất nhiều người nổi tiếng và cả nhà bác học người ta đã khuyên nhủ và đã nói rằng :"chúng ta cần học hỏi để trở nên tốt hơn khi đó chính là sự chăm chỉ". Đó cũng chính là câu nói Đang khuyên chúng ta chăm chỉ nên vì vậy hãy cố gắng rèn luyện bản thân từ lúc này bây giờ để cho toàn cầu và xã hội không còn bật lười như trước

9 tháng 7 2023

Lời cảm ơn là một khía cạnh quan trọng trong cuộc sống, mang lại ý nghĩa sâu sắc và tác động tích cực đến cả người nói lời cảm ơn và người nhận. Lời cảm ơn không chỉ đơn thuần là một cách để bày tỏ lòng biết ơn, mà còn có tác dụng xây dựng mối quan hệ, tạo ra sự kết nối và tăng cường sự đồng lòng trong xã hội.

Trước tiên, lời cảm ơn giúp chúng ta thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng đối với những người đã giúp đỡ, hỗ trợ hoặc đóng góp vào cuộc sống của chúng ta. Bằng cách này, chúng ta không chỉ thể hiện sự biết ơn mà còn khẳng định giá trị của người khác và tạo ra một môi trường tôn trọng và đáng tin cậy.

Thứ hai, lời cảm ơn có khả năng xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt. Khi chúng ta biết cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn đến người khác, chúng ta tạo ra một liên kết sâu sắc và tạo niềm tin giữa các bên. Điều này có thể dẫn đến việc hỗ trợ và sự đồng lòng trong tương lai, tạo ra một môi trường hòa hợp và thân thiện.

Cuối cùng, lời cảm ơn còn có tác dụng tích cực đến tâm trạng và sự hạnh phúc của chúng ta. Khi chúng ta tự thể hiện lòng biết ơn và nhận thức về những điều tốt đẹp trong cuộc sống, chúng ta tạo ra một tư duy tích cực và tăng cường sự biết ơn. Điều này giúp chúng ta tập trung vào những điều tích cực, tăng cường sự hài lòng và tạo ra một tâm trạng tốt hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Tóm lại, lời cảm ơn mang ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống. Nó không chỉ là cách để bày tỏ lòng biết ơn, mà còn tạo ra sự kết nối, xây dựng mối quan hệ và tăng cường sự hạnh phúc. Bằng cách thể hiện lòng biết ơn, chúng ta góp phần xây dựng một xã hội tôn trọng và đáng sống.

9 tháng 7 2023

Đoạn văn dạng mở?

Gợi ý cho em:

Lời cảm ơn là một trong những điều tốt đẹp trong cuộc sống này. Lời cảm ơn là lời bày tỏ sự biết ơn khi ta được nhận một điều gì đó, được giúp đỡ, được yêu thương...

9 tháng 7 2018

Sách là người bạn tốt của con người. Sách là kiến thức, trí tuệ của của người. Kiến thức là một kho tàng khổng lồ của nhân loại và việc học là cả một quá trình dài, không bao giờ là thừa là đủ cả. Vì vậy, không phải điều gì ta cũng biết cũng học hết được. Một nhà văn có nói: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Nên hãy đọc sách.

3 tháng 4 2019

Các luận điểm:

- Mục đích của việc học

- Bàn luận về cách học

- Tác dụng của việc học.

5 tháng 3 2018

A, MỞ BÀI.

– Giới thiệu khái quát vấn đề lười biếng trong xã hội hiện nay như thế nào

–Căn bệnh này thường xuất hiện ở lứa tuổi nào, có nguy hại gi?

B, THÂN BÀI.

1. Giải thích.

– “Lười biếng” : Là ngại khó, ngại khổ, thích ăn không, ngồi rồi, không muốn làm việc kể cả đó là bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ, nhiệm vụ… đây gần như là 1 “căn bệnh“.
– Lười biếng là có thể được coi là thói hư tật xấu của rất nhiều người, không chịu hoạt động, không chịu suy nghĩ, nhanh bỏ cuộc và không có khả năng phấn đấu và cố gắng. Lười biếng tạo thành thói quen và thành “căn bệnh” nan y rất khó chữa. Chính vì thế mà đối với nhiều người thì lười biếng có tác hại rất lớn đối với công 2.Bình luận.

a. Nguyên nhân của sự lười biếng.

* Ở phần này, tùy ý người làm bài có thể cho thêm các nguyên nhân khác.
– Do xã hội phát triển, vật chất kĩ thuật nâng cao, con người ngày càng ít phải “động tay động chân”.
– Do bản tính thích làm việc mình thích hơn làm việc mình phải làm (đặc biệt với lứa tuổi học trò).
– Do phụ thuộc vào những thứ có sẵn.

b. Biểu hiện của sự lười biếng.
Ngại khó, ngại khổ trước mỗi công việc cụ thể, có mơ ước nhưng không có hành động thực tiễn để hướng tới ước mơ của mình.
– Lười biếng trong công việc.
+ Công việc nhà.
+ Công việc công ty/tổ chức/…
– Lười biếng trong học tập.
+ Không chịu tự học.
+ Đến lớp quay bài, copy, lật “phao”, sử dụng tài liệu… khi làm bài kiểm tra.

c. Tác hại của sự lười biếng.

việc và trong quá trình hoàn thành nhân cách của cá nhân.

Gây ra vô vàn khó khăn trong đời sống.
– Không mang đến sự thành công trong công việc/cuộc sống. Từ đó sinh ra chán nản.
– Mắc các tính xấu khác bởi “nhàn cư vi bất thiện”.
– Gây ra các tệ nạn xã hội bởi tính ưa tiêu khiển, giết thời giờ.
– Nếu cả xã hội đều lười biếng, thì đất nước không thể phát triển.

d. Bình luận phản đề :

– Nếu chúng ta chăm chỉ, chúng ta sẽ có được rất nhiều lợi ích.
– Tập cho mình thói quen tốt trong công việc/đời sống.
– Chăm chỉ mang lại cuộc sống sung túc, bởi “làm việc là con đường dẫn đến thành công
– Không gây ra tệ nạn xã hội, tránh được các tật xấu do lười biếng mang lại.
– Nếu cả xã hội đều chăm chỉ, thì đất nước sẽ thịnh vượng, phát triển không ngừng.
e. Bài học, nhận thức và hành động cho bản thân.

Lười biếng có thể cũng chính là bản chất nhưng trong sổ một trường hợp thì nó không phải là bản chất, mà đó là do chính bản thân mình tạo nên. Khi lười biếng thì chắn chắn bản thân sẽ không chịu cố gắng, gặp khó là nản lòng ngay, không có quyết tâm đề thực hiện công việc đến cùng. Gắn với căn bệnh lười biếng chính là sự thiếu kiên trì, thiếu kiên nhẫn, không có ý chí để cố gắng.
– Bài học : lười biếng không mang lại lợi ích cho chúng ta.
– Nhận thức : không nên lười biếng.
– Hành động của bản thân để tránh sự lười biếng :
+ Tích cực rèn luyện các thói quen tốt.
+ Lập thời gian biểu và cố gắng thực hiện tốt.
+ Quyết tâm chăm chỉ.

C. KẾT BÀI.

– Khẳng định vấn đề lười biếng là một trong những căn bệnh nan y phải được chữa kịp thời.
đừng đề sự lười biếng của bản thân khiến cho tương lai của bạn rơi vào vũng bùn. – Hãy tự biết cách hoàn thiện bản thân bằng cách trở thành con người chăm chỉ mỗi ngày, ước mơ sẽ nhanh chóng đến với bạn.

2 tháng 4 2021

tham khảo

Qua Tức cảnh Pác Bó, ta thấy được một nếp sống giản dị, thanh cao và phong thái ung dung, lạc quan, tin tưởng vào tương lai cách mạng của Bác. Sau bao năm bôn ba nước ngoài, Người được trở về với dân tộc Việt Nam. Bác chọn quê hương Cao Bằng, nơi rừng núi hoang vu để làm nơi sống và hoạt động cách mạng. Bài thơ đã khắc họa cuộc sống của người nơi đây với nhịp sống đều đặn (sáng ra – tối vào) và chan hòa với thiên nhiên: bờ suối, hang đá, bẹ, rau măng, bàn đá. Cuộc sống của Người nơi núi rừng khó khăn, thiếu thốn trăm bề, Bác chỉ ăn những thức sẵn từ núi rừng và ngủ trong hang đá lạnh tối. Nhưng Người không cảm nhận đó là sự thiếu thốn, gian truân, câu thơ với nhịp thơ nhịp nhàng gợi ra một tâm thế ung dung, Người hài lòng với cuộc sống hiện tại. Đằng sau cuộc sống mộc mạc, giản dị ấy là công việc lớn lao mà Bác đang theo đuổi, là phong trào cách mạng đang cần sự chỉ đạo sáng suốt của Người. Bên bờ suối Lê- nin nước chảy róc rách, cạnh đó là chiếc bàn đá và quyển sách, hình ảnh Bác Hồ hiện lên như một yếu tố quan trọng đưa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy từ tĩnh sang động. Và với người chiến sĩ cách mạng, cuộc đời ấy “thật là sang”, đó là cái sang về mặt tinh thần. Được hoạt động cách mạng, được phấn đấu cho lí tưởng độc lập cho dân tộc là con đường mà cả cuộc đời Người theo đuổi. Niềm vui lớn của Người không phải "thú lâm tuyền" đơn điệu mà trước hết là niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại sau 30 năm xa tổ quốc được trở về sống giữa lòng đất nước yêu dấu, trực tiếp lãnh đạo phong trào. Bài thơ khiến chúng ta thêm khâm phục trước tư thế ung dung của ng chiến sĩ cách mạng

2 tháng 4 2021

tham khảo

ác Hồ là một tấm gương sáng cho chúng ta về đức tính giản dị và tinh thần lạc quan . Cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác , chẳng mấy khi ta thấy Bác Hồ mặc quần áo sang trọng, câu lệ cao sang mà ta chỉ thấy ở Bác là một con người hết sức bình dị với màu áo nâu, với đôi dép cao su cũ kĩ, đơn sơ. Tham gia cách mạng, ở địa hình Pắc Pó đồi núi treo leo , Bác không than trách nửa lời, trái lại, Bác thích ứng rất nhanh với cuộc sống nơi đây. Hiếm có vị lãnh tụ dân tộc nào lại ăn ở trong hang động " sáng ra bờ suối, tối vào hang " , lựa chọn cho mình một cuộc sống tự tại, hòa hợp với thiên nhiên như Bác. Hơn thế, Bác còn chọn " bàn đá chông chênh " đầy nguy hiểm làm nơi " dịch sử đảng " . Cụm từ  "bàn đá chông chênh" đã gợi cho người đọc  sự khó khăn gian khổ của hoàn cảnh sống hay đó cũng chính là gian khổ của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Mặc dù rải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ khi sống ở Pác Bó nhưng Bác vẫn sống ung dung, tự tại và hòa hợp với tự nhiên. Đồ ăn, thức uống của Bác cũng là những thứ hoàn toàn có sẵn trong tự nhiên : " cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" . Dù thiếu thốn là vậy, đói khổ là thế nhưng Bác vẫn yêu đời, vui vẻ. Bác chủ động đón nhận những thiếu thốn nơi núi rừng bằng một tâm thế vui vẻ, lạc quan, yêu đời . Có thể nói ,ở giữa thiên nhiên do điều kiện cách mạng bắt buộc, Bác thiếu thốn mọi thứ từ đồ dùng, thực phẩm, cho tới nhà ở. Dù vậy nhưng người vẫn lạc quan, yêu đời, vẫn hoạt động cách mạng, tìm đường hướng cứu nước giúp đời.

30 tháng 3 2021

Tham khảo !

Người ta thường nói : "Tự học là việc làm cần thiết đối với học sinh . Đúng vậy , trong học tập việc xác định một mục đích học tập đúng đắn luôn là điều quan trọng và cần thiết. Để có được một kết quả học tập như mong muốn mỗi người học đầu tiên phải biết: mình học để làm gì? Sau đó mới là học như thế nào? Học để biết. Học để chung sống. Học để tự khẳng định mình. Xưa nay học không bao giờ là thừa vì tri thức của nhân loại không ngừng phát triền, chỉ có học ta mới tự bổ sung được kiến thức cho mình, bắt kịp với sự phát triển của thời đại, trở thành người có ích. Học tập giúp con người có đủ kiến thức, tri thức, phục vụ vào cuộc sống lao động sản xuất. Học là cách để con người hiểu biết về cuộc sống, rút ra được lối sống cần thiết phù hợp với đạo lý..

  
30 tháng 3 2021

*Tham khảo

Viết theo lối diễn dịch

Người ta thường nói : "Tự học là 1 phương pháp học tập cực kì hiệu quả đối với học sinh . Đúng vậy , trong học tập việc xác định một mục đích học tập đúng đắn luôn là điều quan trọng và cần thiết. Để có được một kết quả học tập như mong muốn mỗi người học đầu tiên phải biết: mình học để làm gì? Sau đó mới là học như thế nào? Học để biết. Học để chung sống. Học để tự khẳng định mình. Xưa nay học không bao giờ là thừa vì tri thức của nhân loại không ngừng phát triền, chỉ có học ta mới tự bổ sung được kiến thức cho mình, bắt kịp với sự phát triển của thời đại, trở thành người có ích. Học tập giúp con người có đủ kiến thức, tri thức, phục vụ vào cuộc sống lao động sản xuất. Học là cách để con người hiểu biết về cuộc sống, rút ra được lối sống cần thiết phù hợp với đạo lý..